Cách làm KIM CHI CỦ CẢI

Nếu bạn thích ăn những món chua cay kích thích khẩu vị, ắt sẽ không thể bỏ qua Kim chi. Món Kim Chi củ cải sẽ mang đến cho gia đình bạn sự mới lạ và đảm bảo rằng nó sẽ rất đưa cơm.

Nguyên liệu:

  • – Củ cải: 1 ký
  • – Táo và Lê, mỗi thứ nửa trái.
  • – Muối
  • – Hẹ: 1 bó.

Nguyên liệu ướp:

  • – 5g muối, 15g đường, 50ml nước mắm, 15g bột nếp.
  • – Bột ớt của Hàn Quốc: 150g (mua ở siêu thị hoặc tiệm bán thực phẩm Hàn Quốc)
  • – Tôm khô loại nhỏ vị mặn: 15g.
  • – 2 mẩu gừng, 8 củ tỏi
  • – 150ml nước lọc.

 

 

Thực hiện:

– Củ cải rửa sạch, gọt vỏ, xắt lát dày khoảng 2mm, để ráo. Cho củ cải vào tô, ướp với 30g muối đến khi củ cải mềm (khoảng 20 phút). Sau đó đem ngâm củ cải vào nước nguội để loại bỏ vị mặn

 

– Táo, lê, tỏi, gừng bỏ vỏ, băm nhỏ. Tôm khô băm nhỏ. Hẹ cũng thái nhỏ.

Cho ớt bột và nước mắm vào một cái tô, khuấy lên cho đều rồi cho những thứ đã băm, thái nhỏ ở trên vào.

Bắc nồi cho 150ml nước và 15g bột nếp (tỉ lệ 10:1) vào đun lửa vừa trên bếp, vừa đun vừa quậy đều cho bột keo lại, nước sôi thì đổ ngay nồi này vào tô hỗn hợp băm thái nhuyễn ở trên, nêm đường muối rồi trộn lên cho đều thành hỗn hợp bắt mắt.

 

Cuối cùng trộn thật đều cải trắng với hỗn hợp nguyên liệu ướp ở trên.

 

 

 

 

Bây giờ bạn đã ăn được rồi.

 

 

Tòng Quế

CÁCH LÀM KIM CHI HẸ

Như chúng ta đã biết, hẹ là loại rau gia  vị đồng thời là loại thảo dược chữa yếu sinh lý hiệu quả, đồng thời có nhiều tác dụng rất tốt khác. Để bổ sung vào thực đơn bao gồm loại thực phẩm bổ dưỡng này, mời các bạn tham khảo thêm công thức làm Kim chi hẹ.

Nguyên liệu:

  • – Khoảng 450- 500g hẹ.
  • – 4 thìa súp ớt bột Hàn Quốc (gia giảm tùy khẩu vị)
  • – 3 thìa súp nước mắm
  • – 1 thìa súp tôm muối Hàn Quốc (còn gọi là tép Hàn, có vị mặn và thơm, nếu không có ta có thể tăng lượng nước mắm)
  • – 1 thìa súp đường
  • – 1 thìa súp bột nếp
  • – 1 thìa cafe mè

Cách làm:

Bột gạo nếp trộn với 1/2 chén nước, đun cho nóng, vừa đun vừa quậy đều tới khi bột dày lên thành dạng hồ và đặc lại, đợi nguội.

Hẹ mua về lặt rửa sạch, để ráo, cắt mỗi cọng hẹ ra làm 2-3 khúc theo chiều dài.

Trộn đều bột nếp cùng các loại gia vị còn lại với 1/2 bát con nước. Sau đó cho hẹ vào trộn nhẹ nhàng cho gia vị bám vào lá hẹ. Để đó khoảng 2-4 tiếng.

Sau đó chuẩn bị lọ sạch, cho tất cả hẹ và nước ngâm vào rồi cất vào tủ lạnh. Kim chi hẹ có thể ăn ngay lúc này, nhưng nên để 2-3 ngày cho ngon hơn. Bảo quản được 2-3 tuần.

Bảo Trợ

Cách làm 5 MÓN DƯA MUỐI giòn ngon

Tiết trời nóng nực sẽ là lúc mà người ta muốn ăn những món đơn giản nhất, và món dưa muối của Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn: giòn, ngon và đầy kích thích. Sau đây là cách làm 5 món dưa muối giòn ngon thường gặp ở mọi gia đình Việt.

DƯA CẢI CHUA

2013-04-25.01.36.52-c5

Cùng xem qua cách làm dưa cải muối dưới đây để giành sẵn cho gia đình một hũ dưa chua sạch sẽ, tiện lợi nhé!

Nguyên liệu:

  • 1 ký cải xanh, ra chợ hỏi loại cải lá to để muối dưa
  • 1/2 lít nước vo gạo
  • Nước
  • Muối hột, đường
  • Hành củ, hành lá (số lượng tùy thích)

(Có thể cho thêm ớt, tỏi vào muối nếu bạn thích ăn cay và thích mùi tỏi)

Cách làm:

Cà muối

Cà muối (dưa cà) ăn với mắm tôm là món ăn độc đáo của Việt Nam. Món ăn hấp dẫn từ vẻ ngoài cho đến kết cấu, hương vị, món ăn cũng tốt cho tiêu hóa nữa. Vào những ngày hè nóng nực, chỉ cần bát cà pháo, tô canh với chén mắm tôm hoặc nước mắm pha là đủ cho một bữa ăn hoàn thiện.

Nguyên liệu:

  • Cà pháo: 1 ký (chỉ nên muối tầm 1kg  ăn hết muối tiếp không nên để lâu)
  • Tỏi đập dập, 1 mẩu riềng
  • Muối hột (không phải muối iot)

Cách làm:

 

DƯA RAU MUỐNG

mav130

Dưa rau muống (RAU MUỐNG MUỐI CHUA) là món ăn không xa lạ ở nhiều vùng quê. Món dưa rất ngon với kết cấu giòn dai đặc trưng của rau muống và sự hấp dẫn của vị chua mặn lên men.

Nguyên liệu:

  • Rau muống (chọn loại cọng to, rỗng)
  • Dấm, đường, muối, tỏi, ớt.

Cách làm:

Cách làm Dưa cà rốt ớt chuông

mav002

Món dưa xổi này có những thành phần chính khá là đặc biệt như ớt chuông, hành tây, cà rốt… Nhưng nhờ sự đa dạng đó món ăn trở nên hấp dẫn và thú vị, rất đưa cơm. Cách làm rất đơn giản.

Nguyên liệu:

  • Ớt Đà Lạt xanh: 6 trái, xắt lát nhỏ, bỏ hột
  • Cà rốt: 1 củ, gọt vỏ, xắt thành miếng dày tầm 0,5cm
  • Hành tây: 1 củ, lột vỏ, xắt khoanh
  • Tỏi: 6 củ, bóc vỏ, đập dập.
  • Giấm trắng: nửa chén
  • Nước lọc: nửa chén
  • Quế: 1 lá
  • Muối: 2 muỗng canh
  • Mật ong: 2 muỗng cf
  • Ớt bột: 2 muỗng cf

Cách làm:

 

Cách làm dưa rau cần

Món dưa cần được ưa thích trên nhiều vùng quê vì vị ngon, chua thơm và giòn rụm. Không những vậy, dưa cần còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • Rau cần: 500g, bỏ rễ, lá héo rồi rửa sạch, để ráo, thái khúc vừa ăn.
  • – Đường, muối, giấm

mav003

Cách làm:

BÉ THÚI (tổng hợp)

Cách làm DƯA CẦN

Món dưa cần được ưa thích trên nhiều vùng quê vì vị ngon, chua thơm và giòn rụm. Không những vậy, dưa cần còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • Rau cần: 500g, bỏ rễ, lá héo rồi rửa sạch, để ráo, thái khúc vừa ăn.
  • – Đường, muối, giấm

Thực hiện:

– Chuẩn bị hũ lọ bằng thủy tinh , tráng qua nước nóng rồi xếp cần vào.

 – Pha nước sôi để nguội với đường, muối ,giấm theo tỉ lệ:  1/4 lạng muối, nửa lạng đường, ¼ chén giấm. Đổ nước này vào hũ cho ngập cần. Dùng túi nilon nước hoặc cái dĩa chèn lên mặt dưa cho dưa hoàn toàn ngập nước. Sau đó đậy kín.


– 1 ngày sau là đã ăn được rồi. Bỏ tủ lạnh dùng dần.

Cách làm DƯA RAU MUỐNG

Dưa rau muống (RAU MUỐNG MUỐI CHUA) là món ăn không xa lạ ở nhiều vùng quê. Món dưa rất ngon với kết cấu giòn dai đặc trưng của rau muống và sự hấp dẫn của vị chua mặn lên men.

Nguyên liệu:

  • Rau muống (chọn loại cọng to, rỗng)
  • Dấm, đường, muối, tỏi, ớt.

Chuẩn bị:

–  Tỏi, ớt xắt lát rồi đập dập sơ.

– Rau muống bỏ hết lá và cuống lá, chỉ dùng phần cọng. Đem ngâm muối rồi rửa sạch nhiều lần cho ra hết chất bẩn.

Thực hiện:

– Đun nồi nước sôi, cho vào một ít muối & đường rồi trút rau muống vào trụng sơ qua rồi thả ngay vào thau nước nguội có sẵn vài viên đá lạnh (bước này để cho rau muống xanh giòn). Sau đó vớt rau muống ra ngoài, để ráo.

– Sắp rau muống lại ngay ngắn thành hàng rồi cắt thành từng đoạn vừa ăn (7-10cm).

– Pha nước ngâm rau muống theo tỷ lệ: 4 chén (bát con) nước lọc + 4 muỗng súp dấm + 50g đường + 1 muỗng cafe muối. Pha một lượng nước đủ để ngâm ngập rau muống là được.

– Chuẩn bị keo thủy tinh sạch, tráng qua nước sôi rồi xắp rau muống cùng với tỏi, ớt vào. Sau đó trút nước ngâm vào ngập mặt rau muống. Dùng nan tre gài lại (hoặc dùng bịch nilon nước cột túm lại đè lên) cho rau muống chìm hẳn dưới nước ngâm.

– Ngâm khoảng 1-2 ngày là ăn được.

Bé Thúi

Cách làm các loại DƯA MUỐI ăn ngày TẾT

Sự đa dạng, khác biệt về mâm cỗ Tết ba miền còn thể hiện qua món dưa ăn giải ngấy cho bánh chưng, bánh Tét. Trong khi miền Bắc có dưa hành chua thanh nhẹ, thì miền Trung và miền Nam có dưa kiệu, dưa món mặn ngọt. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp cách chế biến của 4 loại dưa góp ngon lành và phổ biến trong ngày Tết Việt Nam.

1. DƯA HÀNH (phổ biến ở miền Bắc)

Nguyên liệu:

– 2 kg hành củ

– nửa chén giấm

– nửa chén đường

– 1/4 chén muối

Thực hiện: 

Cho 1 chén muối vào thau nước, bỏ vào một cục phèn chua, khuấy đều. Cho hành nguyên cả vỏ vào thau, ngâm. Sau một tiếng đồng hồ vớt cục phèn chua ra. Đậy kín thau và ngâm hành trong 2 ngày. Sau hai ngày thì làm sạch hành: gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước.

Trong khi đó thì làm nước trộn.

Cho giấm, đường, muối, nước vào một cái nồi (chừng nửa nồi nước). Đặt nó trên bếp lửa và khuấy tan. Chừng nào hỗn hợp sôi thì nhắc xuống, để nguội.

Cho củ hành vào keo. Rồi đổ hỗn hợp (nước đường muối) đó vào ngập củ hành. Lấy miếng ni-lông sạch (hay cái chén nhỏ) ấn trên mặt củ hành cho nó chìm xuống nước. Đậy kín keo hành.

Sau 10 ngày là ăn được.

2. DƯA KIỆU (phổ biến ở miền Trung và miền Nam)

Nguyên liệu:

– 1 kg kiệu Huế làm sạch (có loại làm sẵn bán ở chợ)

– nửa kg đường

– cục phèn chua (bằng 1 lóng tay)

– 1 muỗng cà phê muối

– một củ tỏi lột vỏ

Thực hiện: 

Kiệu rửa sạch rồi ngâm vào nước với cục phèn và 1 bụm tay muối. Chừng một tiếng, vớt cục phèn ra. Đem thau kiệu có nước này phơi nắng 1 ngày.

Sau đó sả sạch, rải kiệu trên mâm và phơi nắng 1 ngày.

Đem kiệu ướp đường và 1 muỗng cà phê muối với tỏi lột.

Ướp 2 tiếng rồi cho vào keo và đổ giấm vào.

Sau 10 ngày ăn được. Có thể ăn dần suốt năm mà không hư.

3. DƯA MÓN (phổ biến ở miền Trung và miền Nam, nhất là miền Trung)

Nguyên liệu: 

– 300g kiệu, 50g ớt hiểm, 2 củ cà rốt, 2 củ cải trắng, 4 trái dưa leo, 2 củ su hào, nửa trái thơm, 2 chén nước mắm, 4 chén đường

Thực hiện: 

– Kiệu cắt bỏ lá, ngâm nước tro để qua đêm, phơi khô cắt rễ, bóc sạch vỏ. Rửa lại bằng nước muối sau đó phơi khô lần nữa.

– Cà rốt, củ cải trắng, su hào gọt sạch vỏ, thơm thái lát mỏng, xóc muối để 30 phút, rửa sạch lại phơi khô.

– Cho đường và nước lạnh vào nước mắm, sao cho ngọt, mặn vừa phải rồi bắc lên bếp để lửa nhỏ, khuấy đều. Khi đường vừa tan nhắc xuống, tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp nguội hẳn.

– Xếp kiệu, ớt, cà rốt, củ cải trắng, su hào, dưa leo, thơm vào keo, rót nước mắm đường vào ngập nguyên liệu. Ngâm khoảng một ngày là dùng được. Nếu muốn để lâu thì bỏ trong tủ lạnh ăn dần  Ăn kèm với bánh chưng, bánh tét rất ngon

 

4. DƯA GIÁ (phổ biến ở miền Nam, thường ăn với thịt kho tàu)

Nguyên liệu:

– 1 kg giá cọng mập ngắn.

– vài cọng hẹ (tuỳ ý) cắt khúc bằng cọng giá

– 1 củ cà rốt, xắt sợi ngắn bằng cọng giá

– chừng một đốt ngón tay củ gừng, xắt sợi (không giã nát vì nó sẽ làm đục nước).

– chút xíu phèn chua (chừng 1 đốt ngón tay út)

– 1 muỗng cà phê muối

– 3 muỗng cà phê đường

– một chén nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ. (Nếu không có thì thay thế bằng nửa chén giấm).

Thực hiện: 

Giá rửa sạch, nhặt bỏ các vỏ đậu xanh còn bám vào giá. Cho cục phèn vào thau nước và khuấy tan, rồi ngâm giá và cà rốt xắt sợi vào. Chừng 15 phút, vớt ra rổ cho ráo nước. Đổ nước sạch (không cần nấu chín) vào trong thau, cho muối vào đường vào, khuấy tan. Rồi cho giá, cà rốt, gừng, hẹ, nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ vào trong thau, sâm sấp mặt nước.

Nếu thiếu nước thì đổ thêm nước sạch vào. Lấy cái dĩa bàn đè trên mặt giá cho nó chìm xuống nước. Đậy kín thau, hôm sau là ăn được.

(Có thể dùng cái keo lớn để chứa, thay vì thau. Nhưng trên mặt giá thì lấy cái dĩa nhỏ hơn miệng keo dằn xuống giá xuống. Cũng có thể lấy miếng nhựa sạch dằn nó xuống.)

(tổng hợp)

Cách muối DƯA HÀNH ngon đón Tết

Dưa hành hay Hành muối là món ăn Tết nổi tiếng trong câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”… Dưa hành vị thanh, chua dịu, hăng nhẹ để ăn với bánh chưng, rất phổ biến ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam thì món này biến thể thành dưa món, dưa kiệu có vị ngọt hơn. Cách làm Dưa hành rất đơn giản.

Nguyên liệu:

  • HÀNH củ: 1kg
  • Muối: 70g
  • Đường: 1 muỗng canh
  • Dấm, rượu, nước, 1 mẩu củ gừng cạo vỏ, đập dập (không thích vị gừng thì khỏi bỏ)

Cách làm:

mav108

1. Hành để làm dưa hành là hành có củ to. Chọn hành bánh tẻ hoặc hành già. Hành bánh tẻ thì làm nhanh, vị thanh hơn. Hành già vị nặng, làm lâu hơn. Loại nào cũng ngon tùy người.

2. Hành mua về cắt rễ (LƯU Ý chỉ cắt rễ, chừa lại gốc), bỏ lớp áo ngoài, bỏ hết phần lá hành màu xanh, chỉ lấy một khúc ngắn phía đầu. Rửa hành qua vài lần cho sạch đất cát rồi ngâm qua nước gạo vài tiếng (Nếu mua hành già thì ngâm lâu hơn cho hành bớt hăng). Sau đó vớt ra để ráo.

3. Bắc nồi đun sôi 1,5 lít nước với 70g muối, 1 muỗng canh đường, cho gừng vào đun cùng. Nhắc nồi ra để cho nguội bớt rồi bỏ 1 muỗng dấm, 1 muỗng rượu vào. Chờ nguội hẳn.

4. Chuẩn bị keo / lọ có nắp, tráng qua nước sôi cho sạch. Sau đó xếp hành vào lọ, rồi đổ nước muối đường đã nguội vào ngập hành. Dùng 2 nan tre hoặc bịch nilon nước chèn cho hành luôn luôn chìm trong nước.

5. Đậy nắp lại để trong nhiệt độ thường khoảng 1 tuần là bắt đầu ăn được rồi. Nếu trời có nắng thì đem ra nắng phơi, dưa sẽ giòn và nhanh chua hơn.

*** Dưa hành vị hăng nhẹ, thơm, chua dịu, ăn với bánh chưng giúp chống ngấy mà còn tăng hương vị, rất ngon. Trước khi ăn có thể pha chút nước mắm, ớt bột nếu muốn đậm hơn.

*** Dưa hành trước khi ăn có thể rửa qua nước muối, rồi bóc lớp ngoài chừa lại phần trắng cho đẹp mắt. Nếu ăn không hết thì cho vào bát cất tủ lạnh, không đổ lại trong lọ vì như vậy sẽ làm dưa dễ bị hỏng.

Bảo Tố

ĂN DƯA MUỐI XỔI GÂY NGUY CƠ UNG THƯ

 Muối chua là cách chế biến thực phẩm truyền thống phổ biến ở khắp Việt Nam. Món dưa muối do đó trở nên quen thuộc trong các bữa cơm gia đình. Tuy vậy, bên cạnh sự ngon miệng và bổ dưỡng, thì dưa muối còn tiềm ẩn những nguy cơ độc hại khi ăn không đúng cách.

Những loại rau củ quả dùng làm dưa muối thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Dưa muối xổi, do thời gian quá ngắn và môi trường muối dưa không đủ độ axit nên không thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Dưa muối xổi, còn gọi là dưa góp, thường làm ăn ngay trong ngày, sử dụng một lượng đường, muối vừa phải pha với nước và có thể kết hợp với một ít dấm thanh hoặc nước cốt chanh để tạo chua. Khi làm dưa chua, nguyên liệu thường thái thật mỏng để ngấm đều gia vị trong thời gian ngắn.

Nên hạn chế sử dụng dưa muối xổi vì nó có thể gây hại.

Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa thường gặp, ăn nhiều dưa chua, cà muối xổi còn có nguy cơ dễ mắc ung thư. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, các loại rau dùng để muối dưa hiện được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitrat đáng kể. Khi muối dưa nitrat trong rau sẽ bị vi sinh vật chuyển hóa thành nitrit. Hàm lượng nitrit đặc biệt tăng cao trong mấy ngày đầu rồi giảm đi và mất hẳn khi dưa đã chua vàng.

mav069Dưa muối xổi tuy hấp dẫn và ngon miệng, nhưng không tốt cho sức khỏe.

Như vậy trong dưa muối xổi chứa nhiều nitrit, khi chúng ta ăn vào cơ thể, axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động vào các axit amin từ các thực phẩm khác như thịt, cá…để tạo thành hợp chất nitrosamin là một chất có khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm. Như vậy, nếu chúng ta ăn nhiều dưa muối xổi, ngoài các bệnh đường tiêu hóa thường gặp còn vô tình đưa mình đến khả năng dễ mắc ung thư.

Cách ăn dưa muối an toàn

Dưa muối ngon phải có màu vàng, giòn, có mùi thơm và độ chua của dưa. Không nên ăn dưa có màu thâm, xỉn hay đã có mùi lạ. Do vậy, tốt nhất bạn nên tự mua rau củ sạch về muối tại nhà để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

2013-04-25.01.36.52-c5Dưa muối kỹ an toàn và có lợi cho sức khỏe

Trước khi muối dưa, bạn nên rửa rau củ và dụng cụ để muối thật sạch. Cần tạo môi trường lên men tốt và giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối dưa, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể, tránh ăn các loại dưa muối xổi, hoặc những loại dưa muối chưa đủ thời gian, dưa chưa vàng, ăn hãy còn cay. Tuyệt đối không ăn dưa muối có hiện tượng nhớt, thâm đen, váng mốc.

Và lưu ý, không nên ăn quá nhiều dưa kể cả với dưa muối đảm bảo vệ sinh cũng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên, không ăn khi bụng đói… Người có bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, viêm loét dạ dày không nên ăn dưa muối chua vì chúng chứa nhiều muối, men tiêu hoá cao, có thể gây ra những biến chứng bất lợi cho sức khỏe.

Phạm Minh (VNmedia)

Người bị bệnh dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Đau dạ dày là chứng bệnh thường gặp, khi bị bệnh này, ngoài việc dùng thuốc cho đúng cách, thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát. Những năm gần đây do tiến bộ trong y khoa bệnh đã được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn cũng quyết định kết quả điều trị và giúp bệnh không bị tái phát.

Gánh nặng của niêm mạc dạ dày: Bắt đầu từ một đợt đau cấp tính, có thể do nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là các yếu tố quan trọng làm việc tăng lực tấn công lên hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, niêm mạc dạ dày có thể bị trợt, sung huyết thậm chí xuất hiện ổ loét. Tùy vị trí viêm hoặc loét khác nhau mà có các tên gọi viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tá tràng… Nếu không chữa trị kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân bị viêm loét mạn tính. Người bệnh phải chung sống với cảm giác đau khi công việc căng thẳng, lo lắng buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc không được nghỉ ngơi. Hơn nữa, thói quen của người bệnh là uống kháng sinh, khi thấy đỡ lại dừng, nhưng triệu chứng giảm không có nghĩa là dạ dày hoàn toàn bình phục. Trong khi đó ngày nào cũng phải tiếp xúc với từng ấy thức ăn, chất kích thích, thậm chí đồ nhiễm khuẩn, niêm mạc dạ dày có thể lại kích ứng tái phát viêm bất cứ lúc nào. Điều đó giải thích tại sao bệnh hay tái phát.

​Người bệnh dạ dày cần tránh ăn các thực phẩm ngâm muối.

Quy tắc ăn uống trong bệnh dạ dày

Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữa trị bệnh của các bác sĩ. Vậy rốt cuộc nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?

Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

Đúng giờ, đủ lượng: Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ăn ít thực phẩm chiên rán: Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

Ăn ít thực phẩm ngâm muối: Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô… chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn.

Hạn chế đồ sống, lạnh: Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.

Uống nước đúng cách: Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng   đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

Tránh các chất kích thích: Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày.

Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

Cuối cùng là chú ý giữ ấm vùng bụng: Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.

BS.Trần Quang Nhật

Nguồn: Sức khỏe đời sống

 

Cách làm DƯA GIÁ

Tết ở miền Nam ngoài bánh chưng bánh tét còn có thịt kho hột vịt, và để ăn thịt kho hột vịt được ngon, thì phải kèm theo món dưa giá này nữa.

Nguyên liệu:

  • 1kg giá
  • 1 củ cà rốt
  • Vài cây hẹ
  • Mẩu riềng (tùy thích)
  • 1 thìa cafe muối
  • 1 thìa canh đường

Cách làm:

1. Giá rửa sạch. Cà rốt bào vỏ, xắt thành sợi. Hẹ rửa sạch cắt thành khúc độ 7 phân. Riềng băm nhỏ.

2. Chuẩn bị hũ hay vại gì đó có nắp đậy. Tráng qua nước sôi cho sạch rồi trút hết rau củ vào.

3. Nấu nồi nước sôi, để còn hơi ấm thì cho muối và đường vào, nêm lại sao cho cảm thấy hơi mặn là được. Để nước nguội hẳn. Sau đó đổ nước này vào lọ cho vừa ngập mặt rau củ.

4. Kiếm đồ đè rau củ xuống chìm trong nước ngâm, gài kĩ không cho giá nổi hoặc bơi trong nước.

5. Để khoảng 2 ngày là dưa giá đã chua, ăn được rồi.

Bảo Tố

Cách làm SUNG MUỐI

 Sung muối là món ăn quen thuộc với các tín đồ ốc nóng miền Bắc. Vị chua ngọt, chát chát và kết cấu giòn của quả sung khiến không ai chê được. Món này rất dễ làm, ngoài ốc ra, có thể ăn kèm thịt luộc, hay cơm nóng đều ngon.

Công thức làm Sung muối:

Nguyên liệu:

  • Quả sung (khoảng 1 ký)
  • Ớt, tỏi: 2 thứ này đập dập
  • Giấm
  • Đường, muối
  • Nước

* Sung nếu hái được thì tốt, không thì ra chợ lựa sung không bị dập, còn nguyên chùm, trái vừa to, đều nhau.

Cách làm:

– Cắt bỏ cuống sung, sau đó ngâm vào nước dấm loãng để ít nhất 5 tiếng. Vớt ra rửa lại bằng nước rồi để ráo.

– Bắc chảo cho vào 1 lít nước, 2 muỗng canh đường, 3 muỗng canh muối, đun sôi rồi tắt bếp.

– Khi hỗn hợp này còn ấm thì cho tỏi và ớt vào, để nguội hẳn.

– Xếp sung vào lọ, keo thủy tinh. Rồi đổ hỗn hợp nói trên vào cho ngập mặt sung, dùng đồ chèn cho sung khỏi nổi lên (có thể dùng 1 túi nilon nước cột lại, hoặc xếp vài thanh tre thành nan để nén). Để sung ở chỗ thoáng mát, khoảng 2 -3 ngày sau là ăn được.

* Bảo quản sung muối trong tủ lạnh.

* Khi ăn để nguyên trái hoặc xắt lát, có thể pha thêm nước mắm chua ngọt.

Bé Thúi

Cách làm KIM CHI TÁO với CỦ CẢI

Kim Chi cải thảo thì đã quen thuộc lắm rồi, hôm nay mọi người cùng bếp MAV tập làm Kim Chi Củ Cải và Táo nhé! 

 Nguyên liệu:

  • 2 củ cải trắng to (khoảng 1kg)
  • 1 trái táo
  • Muối, đường, nước mắm, tiêu
  • 100g hành lá (thích nhiều thì thêm nhiều)
  • 1 chén tỏi băm
  • 1 ít gừng hoặc nước cốt gừng
  • 300g ớt bột Hàn Quốc

Cách làm:

– Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn (như hình)

– Sau đó xếp củ cải vào to, ướp với muối theo công thức cứ một lớp củ cải là một lớp muối, để trong vòng 1 tiếng cho củ cải thấm gia vị, rồi rửa sạch, để ráo.

– Táo gọt vỏ, bỏ hạt, thái hạt lựu.

– Cho đường, tiêu, tỏi, nước cốt gừng (hoặc gừng giã nhuyễn), một ít nước mắm, táo vào củ cải, trộn đều.

– Để ở nhiệt độ thường để củ cải lên men khoảng 2 ngày. Sau đó phải bảo quản kim chi củ cải ở nhiệt độ thấp (tốt nhất nên để trong ngăn mát tủ lạnh).

 
Ngân Thủy (MAV.vn)

Cách làm Dưa cải muối chua

Dưa cải muối chua (cải chua) là món ăn phổ biến khắp ba miền. Ngoài việc dùng như một loại thức ăn, dưa cải muối còn là nguyên liệu trong các món canh chua, cá kho, thịt kho… rất ngon và hao cơm. Cùng xem qua cách làm dưa cải muối dưới đây để giành sẵn cho gia đình một hũ dưa chua sạch sẽ, tiện lợi nhé!

Nguyên liệu:

  • 1 ký cải xanh, ra chợ hỏi loại cải lá to để muối dưa
  • 1/2 lít nước vo gạo
  • Nước
  • Muối hột, đường
  • Hành củ, hành lá (số lượng tùy thích)

(Có thể cho thêm ớt, tỏi vào muối nếu bạn thích ăn cay và thích mùi tỏi)

Cách làm:

  • Sơ chế:

– Hành lá rửa sạch, cắt lấy phần đầu hành (chỉ dùng phần này). Hoặc dùng luôn phần lá cũng được nhưng theo mình thì nên cất tủ lạnh làm món khác ngon hơn.
– Hành củ chẻ múi ra làm đôi
– Cải mua về đem cắt ra từng khúc vừa ăn (dài và to 1 tí vì cải sẽ teo lại sau khi phơi và muối). Hoặc để nguyên cây muối cũng được, mỗi lần ăn thì cắt ra.

– Sau đó đem cải và dầu hành ra phơi ngoài trời một tí cho hơi héo. Nếu không có nắng bỏ vô rổ cho ráo nước, để một góc chờ cho héo.
Sau khi cải và hành hơi héo rồi, thì đem rửa sạch.

– Nấu một nồi nhỏ nước sôi rồi lấy 1/2 lít nước bỏ ra riêng để muối dưa. Phần nước còn lại dùng để ngâm tráng hũ muối dưa cho sạch trước khi muối.

  • Pha nước muối dưa:

– Phần nước sôi bỏ ra riêng khi nãy, ta chờ một chút cho nước bớt nóng (còn ấm), sau đó đổ nước vo gạo vào, pha thêm 2,5 muỗng canh muối hột, 1 muỗng canh đường, khuấy cho tan.

  • Muối dưa:

– Cho cải, hành củ chẻ đôi và hành cọng vào lọ, xếp theo lớp cho dễ gắp: 1 lớp dưa, 1 lớp hành…Ép cho chặt xuống rồi mới đổ nước muối dưa lên trên cho ngập dưa. Có thể dùng cái dĩa nhỏ bỏ vào lọ để chặn không cho dưa nổi lên trên. Không thì làm như ngoài tiệm, bỏ nước vô bịch nilon cột lại rồi thả vào đè dưa xuống.

– Sắp xếp chèn ép đâu vào đó rồi thì đậy nắp lại. Để hũ dưa vào nơi khô thoáng khoảng 3-4 ngày là ăn được. Nếu muốn nhanh chua thì mỗi ngày đem hũ dưa ra phơi nắng vài tiếng.

– Dưa thành phẩm sẽ có màu hơi vàng óng nhờ muối bằng nước vo gạo. Dưa ngon là dưa cọng giòn (nhờ đường), đủ độ dai (nhờ phơi héo), không quá chua, cũng không mặn quá không tốt cho sức khỏe.

*** Nước dưa cũ sau khi ăn hết thì chừa lại một ít để cho vào lọ muối dưa mới, làm vậy sẽ muối nhanh chua hơn.

Bé Thúi

ĂN DƯA MUỐI MANG LẠI NHỮNG TÁC DỤNG GÌ?

Tuy là loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam, rất ít người quan tâm thực sự đến giá trị dinh dưỡng đích thực mà dưa muối mang lại. 

Các món dưa muối trong ẩm thực dân gian được chế biến theo quy kinh: chua, cay, mặn, đắng kết hợp vị ngọt nhạt của tương, cơm canh hay củ quả khác làm tăng tiết nước bọt; dưa muối thường nhai ròn sần sật, màu sắc và hương thơm quyến rũ mắt (can), lưỡi (tâm), miệng (tỳ), mũi (phế) và tai (thận) làm tăng hương vị và tăng chất lượng của bữa ăn – nguồn cung cấp năng lượng chính cho sự sống. Món dưa muối thường ít chú ý trong bữa ăn gia đình, thật tiếc nếu ta hiểu được giá trị đích thực của nó.

Dưa cải muối

Kỹ thuật muối dưa cải:Lá cảI 10 kg, phèn chua 50 – 100g, muối ăn 600 – 700g. Chọn lá cải hơi già và bánh tẻ (cây sắp có ngồng – sắp ra hoa và chưa có xơ) rửa sạch, phơi cho héo, dội qua bằng nước sôi, cho vào hũ. Đậy vỉ (tre) lên để rau không nổi trên mặt nước muối. Hòa tan muối và phèn trong nước nóng (khoảng 3 – 5 lít), lọc, để nguội, đổ vào hũ (âu, vại) có rau. Nước muối phải ngập trên vỉ. Đậy hũ kín. Sau vài ngày, rau cảI chuyển sang màu cỏ úa, nước chua là được dưa chua. Để hạn chế dưa chua quá, có thể vớt dưa cho vào hộp nhựa hay liễm, cho vào tủ lạnh để dùng dần.

2013-04-25.01.36.52-c5

. Khi muối dưa, ở môi trường thiếu oxy và nồng độ muối khoảng ≥ 4% là điều kiện thuận lợi cho khuẩn lactobacilii phát triển. Trong nước dưa chua có acid lactic và men lactic có tác dụng tích cực ức chế men thối rữa có hại trong đường ruột, có thể dùng nước dưa trong bữa ăn; nhưng phải đảm bảo vệ sinh và muối dưa đúng kỹ thuật.

Dưa khú: Do rau rửa không sạch, rau không ngập trong nước muối và nồng độ muối thấp. Vì vậy rau cần rửa sạch, phơi cho héo để rau hút nước muối và không làm giảm nồng độ muối; luôn luôn dìm rau trong nước muối. Ăn dưa khú dễ bị đau bụng, muốn ăn dưa khú phải nấu chín. Điều kỳ lạ là nấu dưa khú với cá nước ngọt, loại cá càng tanh (cá mại, đòng đong, cá thiểu, cá mè, cá trê…) thì canh dưa cá càng ngon, nên có câu: “Chồng chê thì mặc chồng chê. Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ”.

Cách muối dưa trên, dân gian gọi là muối sổi. Cách muối thường thấy của người dân miền Bắc trong mùa đông gần Tết âm lịch: Rau rửa sạch, phơi héo, xếp 1 lượt lá, rắc một lượt muối biển lên… cuối cùng đặt vỉ có đè vật nặng (hòn đá, cục đất nung), đổ nước muối ngập rau và đậy kín. Cách làm này làm cho dưa muối mặn hơn; nhưng dưa muối ăn với thịt đông hay thịt mỡ thì ngon tuyệt, là món ăn đặc sản trong những ngày tết âm lịch.

Cải bắp muối: Cách làm cũng như trên, nhưng dưa cải bắp thường muối sổi. Rửa sạch lá già hay bánh tẻ, thái phiến, phơi cho héo. Cho nước có muối như dưa cải canh. Dưa cải bắp muối thường dùng trong 3 – 5 ngày giống món Kim chi truyền thống. Dưa cải bắp muối có giá trị như dưa cải thảo muối hay món kim chi.

Dưa chuột muối: Chọn quả dưa non (dưa nụ, ít ruột, không có hạt và 1 phần hoa còn dính dưới quả). Rửa sach dưa, ngâm trong nước sôi 3 – 5 phút, lấy ra, ngâm vào giấm có pha 1% phèn chua; hoặc sau khi ngâm trong nước sôi, lấy ra, ngâm trong nước muối 5 – 7% có pha phèn chua đến khi dưa chua, tháo bỏ nước muối và thay bằng nước sạch vài lần để giảm bớt lượng muối. Sau đó ngâm lại trong giấm 2%. Để khoảng 1 tuần là ăn được. Dưa chuột có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu tiện và tiêu phù. Dưa chuột ngâm giấm còn có tác chữa phù thũng.

Cà muối:

Cà muối sổi: Cà pháo 5 kg, muối 250g, tỏi 3 – 5 củ. Cà cắt bỏ núm (phần lá đài và cuống quả), rửa sạch; tỏi bóc bỏ vỏ cứng, giã nát. Cho cà, muối và tỏi giã vào hũ (âu, vại), đảo đều, đậy kín, để 4 – 6 giờ. Đặt vỉ có đè vật nặng lên trên, đổ nước sạch ngập vỉ. Để 3 – 5 ngày là ăn được.

Cà muối mặn: Dùng cà bát, cắt bỏ núm, rửa sạch, phơi héo, cho vào vại; cứ mỗi lượt cà rải lượt muối, lượng muối sử dụng khoảng 15 – 25 %. Đặt vỉ, đổ nước sạch gần ngập vỉ và đổ lên trên phần muối còn lại, đặt lên trên một vật nặng. Sau 15 ngày -1 tháng mới dùng được. Cà muối theo cách này thường mặn chát nên trước khi ăn phải ngâm trong nước rất lâu mới bớt mặn.

Cà có vị ngọt, tính hàn; có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ ôn dịch, hoạt huyết, tiêu viêm chỉ thống; là tác nhân kích thích chuyển hóa cholesterol ở gan. Cà có chất solanin, một alcaloid độc, có nhiều khi quả còn non xanh, do đó không ăn nhiều cà sống. Cà chọn để muối thường quả già nên lượng chất solanin giảm; hơn nữa khi muối, lượng acid lactic tăng trong quá trình lên men kết hợp chất kiềm – solanin thành muối làm giảm độc. Mâm cơm gia đình thường có món canh (luộc, sào), món mặn (thịt hay cá), nước chấm và món dưa muối; nên món cà muối trong mâm cơm chỉ là món kích thích tăng nước bọt, tăng hương vị trong bữa ăn.

Cà muối chấm tương là món ăn khoái khẩu. Tương được chế biến từ đậu nành với ngũ cốc qua quá trình đồ chín lên men; chế tác với nhiều công đoạn. Ở nước ta, tương Bần Hưng Yên, tương Nam Đàn đã có truyền thống lâu đời. Tương giàu chất dinh dưỡng, hương vị thơm ngon, dễ tiêu, có tác dụng giảI độc, vừa làm phụ liệu gia vị để chế biến nấu ăn nên kết hợp với cà muối có tác dụng tiêu thực, bổ tỳ vị và giải độc.

Hành muối, củ kiệu muối: Hai món này ăn với thịt mỡ làm tăng hương vị và đỡ ngán mỡ. Hành, tỏi kiệu có mùi thơm, vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng phát tán giải cảm, ôn trung, thông dương, hoạt huyết, giải được chứng uất do bên ngoài gây nên. Khi lên men làm mất vị cay, loại bỏ tính phát tán mà giữ lại tính tiêu thực, ôn trung, giải uất; sau chế biến có thể đáp ứng nhu cầu ăn thịt mỡ.

Củ tỏi muối: Tỏi vị cay, tính ôn, hơi có độc; vào kinh phế, can, vị. Tác dụng giảI độc, thông khiếu, tiêu đờm, tiêu nhọt, trị đầy trướng trùng tích, tả, lỵ, bí đại tiện và hạ huyết áp. Tỏi tươi có allin, khi đập dập, men allinase chuyển allin thành allixin có vị cay, mùi khó chịu. Trong quá trình muối chua, vị cay mất đi làm giảm tính thăng (đi lên) và phát tán nên chủ yếu tác dụng vào kinh can vị.

Nhút: Nhút được chế biến từ quả mít xanh (loại mít bở, hạt trong các múi chưa có vỏ cứng dai). Gọt bỏ lớp vỏ có gai, tháI thành sợi từ ngoài vào trong sao cho xơ, múi đều được xắt thành sợi dài. Ngâm nước gạo cho hết nhựa và làm sợi trắng, để ráo (có thể phơi cho héo), trộn muối để làm sợi mít mềm, thêm ớt, gừng và vài khúc mía nhỏ; cho vào hũ (âu, vại), thêm ít nước; dùng phên tre ép trên và có viên gạch hay cục đá sạch nén để cho nhút không nổi trên mặt nước dễ thâm đen. Đậy kín, sau 5 – 7 ngày là ăn được. Nhút chấm tương Nam Đàn là đặc sản xứ Nghệ. Nhút còn được nộm với thịt ba chỉ, thịt thủ, thịt thăn, ăn với bánh đa vừng, lạc rang hoặc nấu cá chua.

Kim chi: Kim chi có nguồn gốc từ Triều Tiên. Kim chi truyền thống được chế biến đơn giản từ cải thảo (cải bẹ trắng) với muối, ớt, gừng tỏi; đặc biệt nhiều ớt nên rất cay. Có thể dùng củ cải, bắp cải, dưa chuột… làm món này. Món ăn có thể sử dụng từ 1 – 5 ngày sau khi chế biến, không để lâu được. Để giảm bớt cay, sau này người ta pha trộn với rau củ quả khác để có chua, ngọt, mặn với màu trắng đỏ (tỏi, ớt, hành, gừng, muối đường…). Kim chi cải tiến có mùi vị khác hẳn kim chi truyền thống, nhưng lại hợp với khẩu vị người Việt Nam. Kim chi nghĩa gốc là rau củ ngâm (chua và mặn), trong khi ngâm, men lactobacilii hoạt hóa làm lượng acid lactic trong sản phẩm tăng; bên cạnh đó còn có các men vi khuẩn có ích. Sự lên men trên rau cải bẹ trắng, rau cải, dưa chuột cùng nhiều ót, tỏi, rau thơm đều có lợi cho sức khỏe.

Theo Lương y Thảo Nguyên/SK&ĐS