PHÁT HIỆN TRỨNG GÀ CỰC HIẾM: 11 TỶ QUẢ MỚI CÓ MỘT QUẢ

Chúng ta đã quá quen thuộc với những quả trứng có 2 lòng đỏ, thậm chí hiện tại ngoài chợ cũng có bán riêng loại trứng này, muốn mua bao nhiêu cũng có. Tuy vậy, trứng 4 lòng đỏ thì thật là quá kỳ lạ.

Quả trứng có 4 lòng đỏ của bà Yan khi so sánh với những quả trứng một lòng đỏ thông thường khác. Ảnh: cfp.cn

 

Vào ngày 17/8, Bà Yan, sống tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện một quả trứng có tới 4 lòng đỏ bên trong.

“Tôi đang chuẩn bị cho bữa cơm tối của gia đình. Tôi đập quả trứng ra, và thực sự hoảng hốt: tại sao nó có tới 4 lòng đỏ bên trong một quả trứng?” – Bà Yan nói với phóng viên.
Theo bà Yan, quả trứng trông rất bình thường cả về hình dáng lẫn kích cỡ, trọng lượng.
Điểm khác biệt nằm ở bên trong: 4 lòng đỏ, và các lòng đỏ này đều rất nhỏ, tựa như lòng đỏ trứng cút.
Bà Yan thừa nhận bà sợ và không dám ăn quả trứng này. Bà cất trứng vào tủ lạnh và gọi nhà báo đến xem.
Theo thống kê, xác suất để có một quả trứng với 4 lòng đỏ là cực kì nhỏ: 1 trên 11 tỷ quả.
Tú Nhân

CẬN CẢNH MÓN ĂN TỪ …MUỖI GIÀU PROTEIN HƠN THỊT BÒ

Người ta thường nghĩ về muỗi như một loại động vật đáng ghét chuyên hút máu người, nhưng với người dân ở vùng hồ Victoria thuộc châu Phi, người có thể thưởng thức muỗi như một món ăn cực kì bổ dưỡng.

Nguyên do đưa đến phát minh độc đáo về ẩm thực này, là vì tại vùng hồ Victoria luôn có hàng nghìn tỉ con muỗi xuất hiện vào mùa mưa. Và người dân ban đầu cũng khốn khổ như ai trong việc chống chọi với loài hút máu.

Muỗi bay theo đàn hàng nghìn tỉ con tại vùng hồ Victoria.

Trong khi muỗi là món ăn quen thuộc của các loài chim, động thực vật ở trong vùng, thì người dân ở đây cũng đã nhanh chóng nhận ra nó cũng có thể là một món ăn “trời ban” cho họ. Thực tế, muỗi giàu dinh dưỡng, protein… những thứ rất thiếu thốn đối với người dân nghèo ở đây.

Với lượng muỗi dày đặc, người dân địa phương chỉ cần quơ tay một phát cũng có thể bắt được vài con…Còn nếu dùng vợt hoặc xoong chảo có dính nước huơ bắt, họ sẽ có được hàng ngàn con để biến thành thứ thực phẩm độc đáo có một không hai trên thế giới.

Người dân bản địa đang bắt muỗi, lộc trời cho.

Muỗi được sơ chế bằng cách nhúng vào nồi nước sôi cho chết, rồi vớt ra ngoài, nhào lên như nhào bột, nặn thành những miếng bánh tròn bẹt như bánh dày.

Muỗi được nhào lên và nặn thành bánh

Sau đó, chỉ cần một chiếc chảo nhỏ với chút dầu ăn, họ sẽ có món bánh muỗi rán cực kì đơn giản, miễn phí mà bổ dưỡng.

“Bánh muỗi” được rán trên bếp lửa

Theo tính toán, mỗi chiếc bánh muỗi như vậy mang đến lượng protein giàu gấp 7 lần miếng thịt bò cùng kích cỡ.

 

Tùy theo từng làng, mà món ăn từ muỗi của dân quanh vùng hồ Victoria có những biến thể khác nhau rất đa dạng và đầy mùi vị. Bánh muỗi đã góp phần cung cấp năng lượng cho cư dân quanh vùng, giảm bớt gánh nặng chi phí cũng như giúp người dân tránh xa nỗi sợ hãi mỗi khi đàn muỗi tới.

Bảo Tố (tổng hợp)

CẮN ĐƯỢC 50 VIÊN NGỌC KHI ĂN HÀU

Trong một bữa ăn tại nhà hàng, một phụ nữ Mỹ mừng như trúng số khi phát hiện tới 50 viên ngọc trong con hàu mà mình đang ăn. 

Món hàu sống tại nhà hàng Puckett, nơi bà Elliot ăn.  Ảnh: Cdanews.com

Theo tờ Good Morning America, bà Toni Elliot , 53 tuổi, dùng bữa trưa cùng bạn bè tại một nhà hàng trên thuyền Puckett ở thành phố Franklin, bang Tennessee.

Trong lúc đang thưởng thức món hàu sống, Elliot phát hiện cái gì đó cộm cộm, bà liền gọi chủ nhà hàng là ông Greg Hergest tới để xem xét. Tuy vậy, ngay sau đó, bà nói: “Ồ tôi ổn. Tôi vừa tìm được viên ngọc này trong họng”. Bà nhả viên ngọc ra.

Khi Elliot soi kĩ hơn vào con hàu mình đang ăn, bà bất ngờ khi đếm được tới 50 viên ngọc lớn nhỏ chỉ trong con đó.

50 viên ngọc trong con hàu của bà Elliot. Ảnh: ABC News

Eric Horton, nhân viên phục vụ bàn của bà Elliot kể rằng bà rất ngạc nhiên và hào hứng, nhìn y như thể vừa trúng số.

Theo tờ Inquistir, hàu ở nhà hàng Puckett đánh bắt từ vịnh Mexico, bang Louisana.

Phàm  Triu

Thu giữ thịt ướp 40 năm chuẩn bị bán vào nhà hàng

Hải quan Trung Quốc vừa bắt giữ 800 tấn thịt gà, lợn, bò, chó không rõ nguồn gốc, trong đó có nhiều gói ghi mác năm 1970.

Các quan chức hải quan ở Trường Sa (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) mới đây vừa khám phá ra đường dây buôn lậu thịt động vật đông lạnh không rõ nguồn gốc với tổng giá trị lên tới 10 triệu nhân dân tệ. Điều đáng kinh ngạc là có nhiều gói thịt được đóng gói từ cách đây hơn 40 năm.

Chính quyền cho biết, đã bắt giam 2 băng nhóm trong đường dây này với hơn 20 thành viên. Ước tính có khoảng 800 tấn thịt bò đông lạnh, chân, cổ của gà, vịt đã bị thu giữ. Đây là con số lớn nhất từng bị thu giữ ở tỉnh này.

Những gói thịt này được nhập lậu vào Hong Kong, sau đó được vận chuyển vào đại lục và chuyển cho các nhà hàng.

Tổng cục hải quan cho rằng số thịt này nhiều khả năng có nguồn gốc từ các nước nằm trong danh sách cấm của nước này. Một số trong số thu giữ được ở Hồ Nam được giết thịt từ động vật bị dịch bệnh, trong khi số khác được ghi dấu trên bao bì từ những năm 1970.

Các gói thịt đông lạnh khi bị phát hiện đã bắt đầu bốc mùi, thối rữa. “Mùi của nó thật kinh khủng, rất buồn nôn, cả một xe tải xộc mùi dữ dội”, một cán bộ tham gia vào quá trình bắt giữ nói với SCMP.

Quan chức nước này cho biết, sau khi thịt được rã đông và chế biến trong các nhà hàng, thực khách sẽ không thể phân biệt được đâu là thịt tươi, đâu là thịt có tuổi thọ từ bốn thập kỷ trước. Tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng thực sự rất nguy hiểm.

Hai băng nhóm nói trên nằm trong hơn 20 đường dây buôn lâu thịt động vật được khui ra tại Trung Quốc trong tháng này. Tổng cộng, nhà chức trách đã tiến hành thu giữ 100.000 tấn thịt gà, bò, lợn đông lạnh, trị giá 3 tỷ nhân dân tệ. Nước này kêu gọi mạnh tay trấn áp các hoạt động buôn lậu thịt động vật không rõ nguồn gốc và thắt chặt các quy định về hàng hóa nhập khẩu thông qua biên giới.

Nguyên Chi
Ảnh: News.163.cn

Nguồn: http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/24h/thu-giu-thit-uop-40-nam-chuan-bi-ban-vao-nha-hang-3239056.html

KINH HOÀNG BIẾN THÀNH ĐUỐC SỐNG KHI ĐANG ĂN LẨU CỒN

Lẩu nấu trên bếp cồn có vẻ là cách ăn lẩu tiện lợi và ngày càng phổ biến, tuy vậy, khi sử dụng lẩu cồn cần phải thật sự cẩn thận, đề phòng những trường hợp thảm họa có thể gây chết người như trong clip dưới đây.

 

Cư dân mạng đang sôi sục vì video clip do camera giám sát của một quán ăn ở Trung Quốc đã ghi lại hình ảnh của một cô gái bị bùng cháy dữ dội khi đang ăn lẩu cồn. Theo video này ghi nhận, cô gái cùng bạn trai đang thưởng thức món lẩu trên bếp cồn nước thì người phục vụ đến thay cồn cho bếp, nhưng do ẩu hoặc non kinh nghiệm, người phục vụ 18 tuổi này đã đổ cồn trực tiếp vào bếp trong khi không tắt lửa bếp cồn. Ngay lập tức ngọn lửa phụt lên mạnh mẽ, bắt vào cô gái thực khách đang ngồi ăn và nhanh chóng bao trùm khắp người cô gái này.

Người bạn trai và các nhân viên đã cố gắng dập tắt lửa nhưng việc này không diễn ra nhanh như mong đợi. Cuối cùng cô gái phải đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bỏng độ 2. Người bạn trai và nhân viên quán ăn cũng bị bỏng nhẹ ở tay và cổ.
Cư dân mạng cũng đã tìm ra thông tin nạn nhân, cô là Dung Khiêm, người Thiểm Tây, Trung Quốc. Nhân viên phục vụ gây ra tai nạn chỉ mới vào nhà hàng này làm được 1 tháng. Điều đáng nói nữa là trong quán không hề thấy có một bình cứu hỏa được sử dụng trong khi dập lửa.
Lẩu nấu trên bếp cồn có vẻ là cách ăn lẩu tiện lợi và ngày càng phổ biến, tuy vậy, thời gian gần đây báo chí thường ghi nhận những sự việc đáng tiếc xảy ra trong khi thay cồn cho bếp cồn, như vụ em Thành, học sinh lớp 12 ở Vĩnh Long (bỏng độ 2-3 trên 70% thân thể) do sơ suất của người bạn khi thay cồn làm lửa bắt vào người. 

Gần đây nhất là trường hợp xảy ra vào 8/5/2015, nạn nhân là cô L.T.H.M. (SN 1992, ngụ quận Bình Tân – TPHCM). Nguyên do là nhân viên phục vụ thấy lửa phừng lên mạnh khi thay cồn, đã hoảng hốt ném chai cồn vào người cô H.M khiến cô bị bốc cháy dữ dội. 

Nạn nhân Thành bị phỏng 70% do sơ suất khi thay cồn.
Điều này cảnh báo người sử dụng lẩu cồn cần phải thật sự cẩn thận, đề phòng những trường hợp thảm họa có thể gây chết người.
Lai Dung (T.H)

Những nước ăn thịt chó, mèo trên thế giới

Trung Quốc có lễ hội giết chó, Hàn Quốc tiêu thụ khoảng 2,5 triệu con chó mỗi năm, còn Indonesia có một khu chợ thực phẩm chuyên giết mổ chó, chuột, khỉ…

Trung Quốc: Thịt chó là món ẩm thực có lịch sử lâu đời. Tại xã Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, một lễ hội giết chó được tổ chức hằng năm vào dịp Hạ chí với số lượng khoảng 5.000 đến 15.000 con chó bị giết trong các ngày lễ. Ở các thành phố miền nam Trung Quốc như Quảng Châu, thịt chó rất phổ biến và được chế biến thành nhiều món như lẩu chó, canh thịt chó, hoặc bít tết chó. Người Trung Quốc cho rằng thịt chó rất bổ dưỡng, ăn thịt chó vào mùa hè sẽ giúp toát mồ hôi.
Indonesia: Ăn thịt chó liên quan đến truyền thống Batak Toba của người Indonesia. Ở đảo Sulawesi, Indonesia còn có khu chợ thực phẩm Tomohon chuyên giết mổ chó, chuột, khỉ, trăn…
Philippines: Ở thủ đô Manila, luật pháp đặc biệt nghiêm cấm việc giết mổ và bán chó làm thịt, trừ các trường hợp nghiên cứu, hoặc kiểm soát số lượng động vật. Tuy nhiên, món thịt chó hầm asocena vẫn được bán ở một số tỉnh phía bắc Philippines. Thịt được ướp giấm trước khi rán và đảo đều với nước sốt cà chua. Thành phần không thể thiếu của món ăn này là gan vì giúp món ăn có độ quánh và thơm hơn.
Hàn Quốc: Người dân ở đây rất thích ăn thịt chó, đặc biệt có cả một “phố thịt chó” ở Seoul. Hằng năm, có khoảng 2,5 triệu con chó và mèo bị giết thịt ở Hàn Quốc với doanh thu lên đến 2 tỷ USD. Rất nhiều người Hàn Quốc ở tuổi trưởng thành cho rằng thịt chó là một trong những món ăn ngon nhất đối với họ. Khi mổ chó, họ hay cất giữ tủ lạnh và lấy ra dùng dần bằng cách nấu lẩu với các loại rau, nấm và được trình bày rất đẹp mắt. Tuy nhiên, món ăn này vướng phải sự phản đối gay gắt của các nhóm bảo vệ động vật và giới trẻ Hàn Quốc.
Việt Nam: Chó là món ăn phổ biến ở nhiều nơi, được coi là món ăn giàu đạm và “giải đen”.
Mexico: Chó (được gọi là itzcuintlis) từ lâu được nuôi để làm thịt ở Mexico. Đã từ hàng trăm năm nay, ăn thịt chó là đặc trưng ẩm thực của nước này. Hiện nay, món ăn này vẫn phổ biến, đặc biệt ở những vùng nghèo.
Thụy Sỹ: Thịt chó mèo là món ăn phổ biến của vùng nông thôn nước này, chủ yếu dùng làm xúc xích, hoặc sấy khô. Giống chó được ưa thích ở đây là Rottweiler, có vị giống như thịt bò, phổ biến ở các vùng như Appenzell, St. Gallen, và Rhine Valley. Mỡ chó còn được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, luật pháp Thụy Sỹ cấm ăn thịt chó, mèo.
Mỹ: Ở một số nơi của nước Mỹ như Hawaii trong nhiều năm, người ta coi việc ăn thịt vật nuôi là bình thường. Các con vật nuôi còn bị bắt trộm làm thức ăn. Chính quyền Hawaii thông qua điều luật cấm ăn thịt mèo trên đảo, nhưng cuối cùng bị xếp xó vì không tìm được bằng chứng kết tội.
Bắc cực: Chó chủ yếu được dùng để kéo xe ở Bắc cực, tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, người ta vẫn phải biến chúng thành những nồi soup. Trong lịch sử, chó từng được sử dụng như một loại thực phẩm lúc khẩn cấp ở Siberia, Alaska, phía bắc Canada và Greenland trong nhiều thế kỷ.

10 món ăn “dị” nhất thế giới

–  Những món ăn cay nhất, hư hỏng nhất, hay nguy hiểm nhất, tất cả đều khiến bạn có thể chỉ ngắm nhìn mà chưa chắc sẵn sàng thưởng thức chúng. Hãy cùng khám phá 10 món ăn giữ những kỷ lục kỳ quặc nhất trên thế giới dưới đây.

1. Pho mát mùi thối nhất

Năm 2004, các nhà khoa học tại đại học Bedfordshire đã cho phát minh một chiếc “mũi điện tử” để phân tích mùi các loại phô mai, cùng với một bảng điện tử của 19 người đã tìm ra loại phô mai hôi nhất thế giới. Đó là loại phô mai Vieux Boulogne, một loại phô mai mềm từ phía bắc nước Pháp. Vieux Boulogne còn có mùi kinh khủng hơn cả Epoisses de Bourgogne, một loại phô mai hôi đến mức bị cấm mang đi trên các phương tiện công cộng của Pháp.

2. Món ăn cay nhất

Loại ớt cay nhất thế giới được trồng ở Lincolnshire bởi Nicky Woods and vợ anh là Zoe, đồng sáng lập của Fire Foods. Họ đặt tên cho chúng là “Infinity” và ước tính có hơn 1,067,286 quả được chiết xuất làm sốt Scoville Scale (trong khi sốt tabasco chỉ có hơn 5000 quả).

3. Món ăn nguy hiểm nhất

Đây là một món ăn có lâu đời từ Nhật Bản, có tên là Fugu (cá nóc). Món ăn này nếu không được chế biến theo đúng cách, nó hoàn toàn có thể gây chết người. Đây là một loại cá có chứa chất độc có thể gây tử vong cho người trong cơ quan nội tạng của chúng, đặc biệt là trong gan và buồng trứng. Mặc dù các thống kê có số liệu khác nhau, nhưng Fugu có tỉ lệ gây tử vong là 6.8%, với những ngư dân biển tự chế biến để ăn.

4. Món ăn đắt nhất

Cristiano Savini, một thợ săn nấm đến từ Tuscany ở miền Bắc nước Ý, đã có một cuộc thám hiểm đáng giá nhất vào tháng 1/2007 khi tìm ra một loại nấm trắng khổng lồ nặng 3.3 pound. Cristiano cùng với bố đã tìm ra bởi chú chó Rocco, và ngay sau đó đã bán trong một phiên đấu giá tại một casino ở Macao với giá đắt cắt cổ 330.000$. Piedmont là loại nấm mà ở Ý được cho là món ăn bổ dưỡng nhất thế giới.

5. Món ăn “hư hỏng” nhất

Sushi  truyền thống được trình bày với nhiều màu sắc khác nhau, nhưng để hấp dẫn và thu hút thực khách, một số nhà hàng đã “biến tướng” đi cách trình bày sushi. Nyataimori là hình thức bày sushi trên một cơ thể khỏa thân của người phụ nữ. Những nhà hàng phục vụ Nyataimori  (hoặc là trên cơ thể đàn ông, có tên Nantaimori) là rất hiếm, và giá của một bữa ăn như thế có giá rất đắt.

6. Món ăn rẻ nhất

Đó chính là món ăn về chuột đồng, một loài chuột chuyên phá hại ruộng lúa ở Việt Nam. Chuột được bọc trong lá chuối và nướng lên, bày bán rộng rãi ở các khu chợ vùng quê. Đây là một món ăn rẻ nhất, giống như món dơi phổ biến ở Thái Lan.

7. Món ăn “đáng yêu” nhất

Có thể nó trông thật đáng yêu các lớp học, nhưng loài lợn này khi được đặt lên đĩa thì trông chẳng còn dễ thương một chút nào. Các gia đình Peruvian đã nuôi loài lợn này vì nó được coi là một nguồn thực phẩm dồi dào protein ở Andes. Chúng được đặt tên là Cuy, thường được rán lên và còn giữ lại cả chân tay và đầu. Món ăn này tuy ít thịt nhưng da lại rất dai, và mùi vị giống thì như món thịt thỏ.

8. Món ăn “kinh tởm” nhất

Đây là một loại đặc sản của Sardinian mà nó đã được cảnh báo ảnh hưởng đến sức khỏe. Món ăn kinh khủng này chính là những con giòi có trong pho mát đã bị phân hủy và tìm thấy ở gần các thùng rác, nhưng sự phân hủy của loại “pho mát thối” này lại được khuyến khích. Pecorino Sardo là loại pho mát được để thối rữa nhằm tạo môi trường cho các con giòi sản sinh.Những con giòi này hỗ trợ quá trình lên men và tăng mùi thối cho pho mát. Món ăn này đã bị cấm ở EU, pho mát phục vụ cùng với giòi sống, khi ăn có thể chúng còn ngoe nguẩy và nhảy đến hơn 15 cm.

9. Món ăn khó ngửi nhất

Mùi sầu riêng được coi là rất  khó chịu nên nó đã bị cấm hầu hết trên các loại xe từ taxi, phương tiện công cộng, máy bay trên khắp Đông Nam Á. Tuy nhiên, bản thân loại trái cáy này được cho là rất ngon. Tiểu thuyết gia Anthony Burgess đã mô tả ăn sầu riêng  “giống như ăn quả mâm xôi ngọt ngào trong phòng vệ sinh”.

10. Món ăn “dã man” nhất

mav080

Smalahove, món ăn truyền thống của người Na Uy trong dịp lễ Giáng Sinh. Món ăn được chế biến bằng cách đun đầu cừu trong dầu sôi (trừ bộ não và lông) trong 3 giờ. Phong tục ăn bằng cách ăn tai và mắt đầu tiên, như một video trên Youtube cho thấy, trong khi nó vẫn còn nóng, sau đó ăn từ trước ra sau. Các cơ lưỡi và mắt được xem xét để cắt giảm.

 

Vân Anh (anninhthudo.vn)

Việt Nam nằm trong top các quốc gia có nền ẩm thực cuốn hút nhất thế giới

(MAV.vn) Tạp chí du lịch uy tín của Anh Rough Guides đã bình chọn ra 15 quốc gia có nền ẩm thực tuyệt vời nhất thế giới, trong đó có Việt Nam. Hãy cùng MAV điểm lại những nền ẩm thực có trong danh sách này!

  1. Ý: Ý đứng đầu danh sách này với một nền ẩm thực đầy những hương vị tinh tế, các món ăn uống nổi tiếng khắp thế giới của Ý có thể kể đến Pizza, Spaghetti, Pasta, Kem Ý, Cappuccino.
  2. Thái Lan: Sự hòa trộn của thảo dược, gia vị và các nguyên liệu thực phẩm tươi sống qua những phong cách nấu nướng đặc biệt , tạo ra các hương vị cay, chua, ngọt, đắng, đậm đà, hấp dẫn, đã đem đến cho Thái Lan vị trí thứ 2 của danh sách này.
  3. Ấn Độ: Món ăn Ấn Độ đặc trưng bởi sự phối hợp sử dụng các loại gia vị, rau củ quả bản địa. Hương vị “bùng nổ”, màu sắc hấp dẫn, vị ngọt béo của dừa, nồng cay của ớt, cà ri là những điều không ai có thể quên khi nếm qua các món ăn Ấn Độ.
  4. Nhật Bản: Ngược lại với Ấn Độ, ẩm thực Nhật nổi bật như là một nền ẩm thực không lạm dụng nhiều gia vị, mà chú trọng vào sự tươi ngon, tinh khiết của nguyên liệu tự nhiên. Điều này đã làm nên sự độc đáo của ẩm thực Nhật so với các nơi khác trên thế giới. Bên cạnh đó, ẩm thực Nhật còn được ngưỡng mộ bởi cách trình bày tuyệt đẹp.
  5. Việt Nam: Việt Nam có một nền ẩm thực rất phong phú, đa dạng và đôi khi phức tạp, với sự khác biệt rõ ràng trong hương vị món ăn của từng vùng miền. Đặc điểm nổi bật của những món ăn này là sự dung hòa, kết hợp tinh tế giữa các nguyên liệu, gia vị với nhau tạo thành những món ăn hoàn hảo đối với người thưởng thức.mav085
  6. Trung Quốc: Một đất nước rộng lớn và có nền văn minh lâu đời, dĩ nhiên nền ẩm thực cũng đa dạng và phong phú. Ẩm thực Trung Quốc được chia ra làm 8 phong cách theo vùng địa lý, và mỗi phong cách lại có nhiều trường phái khác nhau. Những món ăn của đất nước này thường đặc yếu tố bổ dưỡng lên hàng đầu.
  7. Pháp: Người Pháp rất coi trọng việc thưởng thức ẩm thực. Ngoài những loại rượu như Champagne, Cognac, Sancerre, Bordeuax… Pháp còn nổi tiếng với các món phổ thông khắp thế giới như patê bánh mì, pho mát, bánh crêpe…
  8. Indonesia: Một đất nước có tới 6000 hòn đảo có người sinh sống hẳn sẽ là chốn phiêu lưu ẩm thực kỳ thú với bất kỳ ai. Nhiều món ăn của đất nước này đã phổ biến khắp Đông Nam Á, như Sa tế, Tempeh… Bên cạnh đó, với vị trí nằm trên các con đường hàng hải lớn, ẩm thực Indonesia còn tiếp thu không ngừng các phong cách ẩm thực từ khắp nơi trên thế giới.
  9. Mexico: Ẩm thực Mexico đã phát triển qua hàng ngàn năm, nó là sự kết hợp giữa ẩm thực của thổ dân và di dân, nên rất đa dạng và phong phú. Đặc trưng của các món ăn ở đây là sự kết hợp giữa nhiều loại gia vị, nguyên liệu và vẻ ngoài đầy màu sắc.
  10. Singapore: Quốc đảo nhỏ bé này có một nền ẩm thực phát triển, với sự kết hợp của nhiều nền ẩm thực lớn như Trung Hoa, Indonesia, Ấn Độ, châu Âu… Những món nổi tiếng ở đây có thể kể đến Tôm say rượu, cháo ếch, cua sốt ớt, cà ri laska…
  11. Tây Ban Nha: Thật thiếu sót lớn nếu không nhắc đến nền ẩm thực lừng danh của Tây Ban Nha. Ẩm thực ở quốc gia này rất phong phú, và do vị trí địa lý, nó đầy ắp những món ăn hấp dẫn làm từ hải sản qua hàng ngàn cách chế biến khác nhau. Những nguyên liệu đặc trưng trong nền ẩm thực này có thể kể đến Cà chua, khoai tây, Ớt xanh, hạt đậu, dầu ô liu…
  12. Thổ Nhĩ Kỳ: Có lẽ hiếm ai mà không biết đến món Kebab, một món thịt nướng “kỳ diệu” của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng không chỉ có thế, đất nước này còn nhiều món đặc biệt ngon như Simit, Mezze,… Thổ là đất nước hảo ngọt nên đừng quên khám phá những món bánh kẹo ngọt ở quốc gia lâu đời này.
  13. Anh: Ẩm thực cổ truyền của Anh thường được coi là không có gì đặc sắc, thậm chí là nhàm chán, vì quá béo hay quá khô khan. Nhưng có lẽ cũng vì lẽ đó mà nhiều người muốn tìm hiểu thêm về nó.
  14. Lebanon: Đại diện thứ 2 cho vùng Trung Đông là Lebanon, một quốc gia nhỏ bé nhưng lại nổi tiếng ngon lành nhờ có một nguồn sản vật phong phú và đa dạng. Điểm hấp dẫn chính ở Lebanon là các món ăn hải sản cùng với các loại trái cây thơm ngọt.
  15. Malaysia: Cũng như nhiều quốc gia đông nam Á khác, Malaysia là một điểm đến nổi bật của các tín đồ ẩm thực với một nền ẩm thực đa dạng cùng các kỹ thuật chế biến độc đáo. Ngoài phong cách ẩm thực bản địa như Ikan bakar, Nasi lemak, Malaysia còn tiếp thu các phong cách ẩm thực của Ấn Độ, Trung Hoa như Nasi Kandar, Mì xào…

Mỹ Mạnh (MAV.vn)

7 món ăn được tranh giành “quyết liệt” trên thế giới

Kimchi, pho mát feta, xúc xích… đều là chủ đề nóng khi nói đến ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới.

Kimchi là món ăn được nhắc đến như một đại diện của ẩm thực Hàn Quốc. Tuy nhiên, vào năm 1996 kimchi trở thành chủ đề tranh cãi của hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản. Đó là thời điểm Nhật Bản đề nghị món kimchi của Nhật (trong tiếng Nhật gọi là kimuchi) làm món ăn chính thức trong Thế vận hội diễn ra năm 2000.

Feta, một loại pho mát truyền thống làm từ sữa dê và sữa cừu, là trung tâm của cuộc tranh giành thương hiệu ẩm thực diễn ra giữa các nước châu Âu gần 20 năm qua. Loại pho mát này từng trở thành chủ thể tranh cãi trước tòa vì Hy Lạp muốn feta trở thành món ăn quốc gia chính thức và có độc quyền sử dụng thương hiệu, trong khi Đan Mạch, Đức, Bulgaria… cũng chỉ ra những luận điểm để đưa món pho mát feta về làm của riêng.

Hummus là một món ăn của vùng Trung Đông và Ả Rập, làm từ đậu chickpea nấu chín, nghiền nhuyễn trộn với xốt tahini, dầu ô liu, nước cốt chanh muối và tỏi. Các đầu bếp Israel đã lập kỷ lục nấu chảo hummus lớn nhất vào tháng 1/2010 từ hơn 4 tấn nguyên liệu. Tháng 5/2010 kỷ lục này đã bị phá vỡ vì các đầu bếp Lebanon nấu hummus đã sử dụng tới hơn 10 tấn nguyên liệu. Cả người Lebanon và người Israel đều tuyên bố hummus là món ăn dân tộc của mình nhưng đến nay vẫn chưa có bên chiến thắng.

 

Australia và New Zealand luôn tranh cãi về nguồn gốc của pavlova, một món ăn tráng miệng xốp phồng, mềm mại. Pavlova được cho là đặt theo tên của Anna Pavlova, một vũ công xinh đẹp người Nga. Từ điển quốc gia Australia mô tả pavlova là món tráng miệng nổi tiếng của nước họ. Bà Helen Leach, nhà nghiên cứu ẩm thực New Zealand, lại chỉ ra rằng có cả một thư viện sách nấu ăn ghi chép lại 667 công thức làm pavlova. Và có tới 21 công thức từ năm 1940, khi người Australia đầu tiên có mặt.

Xúc xích là chủ đề ẩm thực gây tranh cãi giữa hai nước Slovenia và Áo. Thành phố Vienna cho rằng món ngon này lần đầu tiên được làm ra ở Áo và người Áo tạo nên cái tên Keaese Krainer. Slovenia thì nhận định rằng, xúc xích được chế biến lần đầu ở vùng Kranjska (phía bắc Slovenia) vào thế kỷ 19.

Singapore gọi đây là yusheng và khi ở Malaysia thì món ăn có tên yee sang. Món gỏi cá này gồm: củ cải và cà rốt nạo, bưởi, xà lách, lạc rang, vừng bột chiên nước sốt từ quả mận, đồ chua, và cá sống thái lát. Một chuyên gia người Singapore đã lập trang Facebook riêng để đấu tranh cho yusheng là món ăn quốc gia và đăng ký vào danh sách di sản phi vật thể của UNESCO. Bộ trưởng du lịch Malaysia thì cho biết: “Malaysia không thể để mất món ăn của đất nước được”.

Cuộc chiến về nguồn gốc của khoai tây giữa hai nước Chile và Peru bắt đầu từ khi Andres Contreras, giảng viên trường Đại học Chile’s Austral, cố gắng đăng ký cho 280 loại khoai tây ở đảo Chiloe có nguồn gốc từ Chile. Tranh cãi phát triển gay gắt đến mức người Peru còn đưa vụ việc lên cấp Liên Hợp Quốc.

Hương Chi (VNexpress.net: http://dulich.vnexpress.net/photo/am-thuc/7-mon-an-duoc-tranh-gianh-nhieu-nhat-the-gioi-3087148.html)

 

Những tập quán ẩm thực độc đáo trên thế giới

Ở Canada đi ăn muộn là lịch sự còn với người Đức việc đến trễ giờ ăn lại là điều khiếm nhã và khó chấp nhận.

Những phong tục tập quán trên bàn ăn được xem như chuẩn mực và mọi người đều phải được dạy từ khi là một đứa trẻ. Mỗi vùng miền, mỗi đất nước trên thế giới lại có một tập quán ăn uống riêng, tạo nên nhiều nét độc đáo và thú vị.

Afghanistan – Hôn bánh mì đã rơi xuống nền nhà

Ở Afghanistan, khi bánh mì đã rơi xuống nền nhà sẽ được nhặt lên và hôn để tỏ lòng kính trọng.

Nam Mỹ – Đổ rượu để bày tỏ sự tôn kính với “mẹ thế giới”

Ở một số vùng của Peru, Argentina, Chile và Bolivia, bữa ăn tối để dành cho Pachamama, một nữ thần được tôn thờ bởi những người dân địa phương ở dãy Andes. Khi uống trong bữa tối người dân nơi đây thường đổ một chút rượu xuống đất và đọc: “Para la Pachamama” để tiến hành nghi lễ “ch’alla”.

Canada – Đi ăn muộn

Việc đến muộn khi ăn là chuyện được chấp nhận ở Canada, và nếu bạn đến đúng giờ hoặc sớm hơn lại bị xem là điều kỳ quặc.

Chile – Luôn phải ăn bằng dao, dĩa…

Người Chile luôn luôn dùng các đồ như dao, dĩa, thìa… để ăn uống. Trong bữa ăn dù chỉ đụng chạm bất kỳ một đồ ăn nào trên bàn bằng tay cũng bị coi là hành động xấu xa.

Trung Quốc – Làm bừa bộn và ợ

Ở Trung Quốc, người chủ nhà biết rằng bạn thưởng thức bữa ăn rất thoải mái khi thấy bàn ăn đã bị làm cho bừa bộn. Nếu chỉ còn một ít thức ăn thừa trên đĩa thì có nghĩa là bạn đã ăn rất no, nhưng ăn không hết sạch cơm trong bát sẽ bị coi là rất thô lỗ. Ngoài ra, tiếng ợ sau khi dùng bữa là một cách thể hiện lời khen về đồ ăn ngon đối với chủ nhà.

Ai Cập – Rót rượu cho người khác

Người Ai Cập có một tập tục là rót rượu cho người khác và chờ được rót lại vì tự lấy đồ uống rót cho bản thân là điều không thể chấp nhận được ở Ai Cập.. Nếu ly của bạn chưa được rót đầy và người khác quên rót thêm thì bạn nên nhắc họ.

Anh – Đưa rượu vang đỏ sang bên trái

Trên bàn ăn ở nước Anh, rượu vang đỏ liên tục được chuyển sang người ngồi bên trái cho đến khi hết một vòng. Một số người cho rằng đây là truyền thống của hải quân (khi đứng quay mặt vào phía bánh lái, cảng luôn nằm bên trái của thuyền), tuy nhiên vẫn chưa có ai đưa ra lý do chính xác.

Khi chai rượu không được chuyền mà yêu cầu lấy rượu trở thành hành động rất bất lịch sự. Thay vào đó, người kế bên có thể hỏi người đang giữ chai rượu một câu “Anh có biết Bishop của Norwich không?” . Nếu họ trả lời “không biết” thì có nghĩa: Anh chàng đó rất tốt, nhưng anh ta là người thường quên đưa rượu cho người bên cạnh.

Ethiopia – Ăn chung một đĩa

Người Ethiopia thường ăn chung trong một đĩa lớn, thỉnh thoảng lắm họ mới ăn đĩa riêng, vì đĩa riêng đồng nghĩa với lãng phí. Một số vùng của Ethiopia có truyền thống “gursha” nghĩa là người này bón đồ ăn cho người khác.

Pháp – Dùng bánh mì như dụng cụ ăn uống

Người Pháp thường ăn bánh mì và dùng chúng như một chiếc muỗng để lấy đồ ăn từ đĩa cho vào miệng. Ngoài ra bánh mì cũng có thể được sử dụng giống như dao hoặc dĩa.

Georgia – Chúc rượu và uống hết ly trong một hơi

Ở nước Cộng Hòa Georgia, việc chúc rượu mất cả tiếng đồng hồ. Mọi người ngồi quanh một bàn tròn để chúc rượu nhau và khi uống sẽ phải uống hết ly rượu chỉ trong một hơi. Lúc tất cả cùng xong việc chúc rượu, họ sẽ lại đi vòng quanh bàn. 10 đến 15 ly mỗi người là chuyện bình thường trong một bữa tối, người Georgia chỉ chúc rượu bằng vang hoặc vodka.

Đức – Đi ăn đúng giờ

Người Đức thường đi ăn rất đúng giờ vì việc đến muộn bị xem là rất bất lịch sự và cho thấy sự thiếu tôn trọng.

Ấn Độ – Ăn bằng tay phải

Ở Ấn Độ, người dân chỉ dùng tay phải để ăn và đưa đồ vật. Người Ấn Độ quan niệm tay phải đại diện cho cái thiện với tính đúng đắn, công lý, còn tay trái đại diện cho cái ác, nhơ bẩn và xấu xa.

Nhật Bản – Tạo ra tiếng xì xụp khi ăn

Việc tạo ra tiếng động xì xụp khi ăn mì hoặc súp được xem là một dấu hiệu cho thấy sự cảm kích của người ăn đối với người nấu. Tiếng động càng to thì lời cảm ơn càng lớn.

Hàn Quốc – Khoanh tay để đồng ý khi ăn uống

Khi muốn đồng ý bất kể một loại đồ ăn thức uống nào, người Hàn Quốc thường khoanh hai tay lại với nhau.

Mexico – Ăn tacos bằng tay không

Người dân Mexico chỉ cần dùng tay không để cầm nắm và ăn tacos, vì nếu dùng dao, dĩa để ăn tacos sẽ bị xem là hành động ngu ngốc và màu mè.

Nga – Luôn nhận lời mời uống

Mời người khác uống thể hiện sự tin tưởng và tình bạn cho nên việc từ chối lời mời sẽ là rất khiếm nhã.

Tanzania – Giấu lòng bàn chân khi ngồi ăn

Ngồi khoanh chân trên một chiếc thảm hoặc chiếu khi ăn là một phong tục của người Tanzania. Tuy nhiên phải giấu được lòng bàn chân của mình vì nếu để lộ sẽ bị coi là một hành động cực kỳ thô lỗ.

Hương Chi  (Vnexpress.net)

Những món ăn đã và đang bị cấm trên thế giới

Ngoài pho mát Casu Marzu, trứng cá muối Beluga, chim sẻ rừng, một số loại thực phẩm vì nhiều lý do đã bị cấm ở nhiều quốc gia.
Sữa thô
Trong các loại thực phẩm có chứa nguy cơ ngộ độc, sữa thô là loại thực phẩm nguy hiểm nhất
Sữa được vắt trực tiếp từ động vật cho sữa như bò, dê, cừu… chưa qua giai đoạn tiệt trùng, được các nhà nghiên cứu khẳng định là chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng, ký sinh trùng gây hại, có thể gây nên các bệnh về dạ dày, đường ruột. Trong các loại thực phẩm có chứa nguy cơ ngộ độc, sữa thô là loại thực phẩm nguy hiểm nhất, được Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định là có khả năng gây bệnh cao hơn 150 lần so với sữa đã tiệt trùng. Đó là lý do vì sao loại sữa này bị cấm ở nhiều quốc gia mà Mỹ là một thí dụ.
Cá nóc
Cá nóc chứa một chuỗi chất cực độc có thể gây chết người
Fugu Sushi là một món ăn truyền thống của Nhật Bản. Theo thống kê, ở đất nước này có đến 1500 tiệm Restaurants Fugu Sushi chuyên bán cá nóc phục vụ cho 26 triệu dân ở Tokyo và các vùng lân cận. Món ăn này được làm từ cá nóc sống và rất được người Nhật ưa thích. Tuy nhiên, chỉ những đầu bếp có bằng cấp chuyên nghiệp mới biết cách làm thịt cá nóc. Mặc dù có hương vị rất ngon, nhưng loại cá này lại chứa một chuỗi chất cực độc có thể gây chết người mà chỉ những người làm bếp có kinh nghiệm mới biết cách loại bỏ. Không ai muốn thử thách với sự sống quý giá. Và kết quả là cá nóc bị cấm gần như ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới.
Absinthe
Absinthe còn có tên gọi khác là “Nàng tiên xanh” – Thức uống ưa thích của nhiều danh nhân
Loại đồ uống làm từ thảo mộc, thành phần chính là cây khổ ngải, một chi họ ngải cứu – Absinthe là thức uống ưa thích của nhiều người nổi tiếng. Chính tác dụng gây ảo giác khiến thức uống này có thời gian bị cấm tại nhiều quốc gia do bị cho rằng nguy hại tới thần kinh của con người, bao gồm Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ…. Hiện tại, sau khi được “giải oan”, Absinthe đã được “phục hưng” nhưng do định kiến trong lịch sử, thức uống này vẫn bị dè chừng ở một số quốc gia.
Măng cụt
Chính phủ Mỹ từng lo ngại măng cụt sẽ mang mầm mống ruồi giấm xâm nhập đất nước
Mỹ đã ra lệnh cấm nhập khẩu măng cụt từ Nam Á, do lo sợ loại trái cây ngọt ngào này sẽ mang mầm mống ruồi giấm xâm nhập đất nước. Tuy nhiên, lệnh cấm này cũng đã được dỡ bỏ vào năm 2007, với điều kiện măng cụt sẽ được chiếu xạ loại bỏ hoàn toàn trứng và ấu trùng côn trùng, trước khi mang vào nội địa Mỹ.
Gan ngỗng
Tổ chức bảo vệ động vật PETA kêu gọi ngừng sử dụng gan ngỗng
Đi liền với giá cả đắt đỏ, Foie Gras hay còn gọi là gan ngỗng là niềm tự hào của ẩm thực nước Pháp. Tuy nhiên, vì lý do nhân đạo và lời kêu gọi của tổ chức bảo vệ động vật PETA , nhiều quốc gia đã cấm hoàn toàn việc nhập khẩu gan ngỗng cũng như các món ăn từ gan ngỗng. Nguyên do cụ thể là việc đối xử thậm tệ với loài vật này, khi ép buộc chúng theo một thực đơn làm gan nhiễm mỡ, để trở thành một loại bơ đặc biệt. Bắt đầu từ nước Mỹ, hiện tại, gan ngỗng không còn được xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Chocolate hình quả trứng Kinder 
Chocolate hình quả trứng Kinder tưởng chừng vô hại cũng đã bị cấm tại Mỹ
Việc chocolate hình quả trứng Kinder lọt vào danh sách những thực phẩm bị cấm ở Mỹ quả thực là điều đáng ngạc nhiên. Nguyên nhân bị cấm là do chính phủ Mỹ lo ngại loại chocolate có chứa sữa tươi cao cấp đầy quyến rũ này có thể gây nguy hiểm cho trẻ em trong khi ăn, cụ thể là có thể gây nghẹn, nghẹt thở do ăn quá vội vã, ham mê hoặc thiếu kiểm soát.
Súp vây cá mập
Luật bảo tồn nước Mỹ đã lên tiếng về lệnh cấm món súp vây cá mập
Món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc bị cấm ở hàng loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ như Malaysia, Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan… vì lý do nhân đạo, bảo vệ loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở đại dương. Mỹ đã cấm đánh bắt cá mập để lấy vây trong lãnh hải nước này từ năm 2000. Luật bảo tồn nước này cũng lên tiếng về lệnh cấm món súp vây cá mập. Năm ngoái, việc Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé qua một nhà hàng người Hoa đã dấy lên một cuộc tranh luận, vì thực đơn của nhà hàng này có món súp vây cá mập.
Haggis
Món ăn quốc hồn quốc túy của Scotland bị cấm tại Mỹ
Haggis là một món ăn truyền thống của Scotland, được làm từ phổi, tim, gan cừu băm nhỏ trộn gia vị nhồi vào bao tử cừu, dùng chỉ khâu lại rồi luộc chín. Ở Scotland, món này được xem là một trong những quốc hồn quốc túy. Tuy nhiên, ở Mỹ, một trong những thành phần chính của Haggis – Phổi cừu hoàn toàn bị cấm.
Libero (vietvanhoa)

11 món tráng miệng đắt nhất thế giới

Được làm từ nguyên liệu hảo hạng, những món tráng miệng này có giá từ vài nghìn đến hàng triệu USD.

11. Bánh nướng – Nhà hàng Sweet Surrender, Las Vegas, Mỹ (750 USD)Bánh nướng Decadence D’Or có trong thực đơn của nhà hàng Sweet Surrender, thuộc khách sạn Palazzo, có giá tới 750 USD. Loại bánh này được phủ chocolate Venezuela, kem bơ vanilla Tahitain, rượu cognac 100 năm và trang trí bằng lá vàng.
10. Bánh vòng – Khách sạn Westin, New York, Mỹ (1.000 USD)Loại bánh vòng này là sản phẩm sáng tạo của đầu bếp Frank Tujague, thuộc khách sạn Westin, New York, và được bán nhằm gây quỹ cho học bổng Les Amis d’Escoffier dành cho sinh viên ngành ẩm thực. Bánh vòng này được phủ pho mát kem nấm trắng, thạch Riesling và lá vàng. Điều khiến bánh có giá đắt đỏ là vì nấm trắng truffle Alba rất quý hiếm.
9. Kem Golden Opulence Sundae – Nhà hàng Serendipity 3, New York, Mỹ (1.000 USD)Kem Golden Opulence Sundae được làm từ kem vanilla Tahitian hảo hạng cùng với đậu vanilla Madagascar và chocolate Chuao quý hiếm từ Venenzuela. Ngoài ra, món tráng miệng này còn được trang trí với lá vàng 23 carat. Không chỉ vậy, Golden Opulence Sundae còn được phủ loại chocolate đắt nhất thế giới Amedei Porcelana, cùng với mứt hoa quả, hạnh nhân, truffle chocolate và cherry. Món ăn 1.000 USD này được đựng trong ly pha lê Baccarat Harcourt và dùng với muỗng vàng 18 carat.
8. Macaroons – Haute Couture (7.414 USD)Pierre Hermé, chuyên gia làm bánh tại Paris, đưa ra cho khách hàng thêm một lựa chọn về loại bánh với các thành phần như giấm thơm, fleur de sel, rượu vang, bơ đậu phộng… Giá loại bánh này lên tới hơn 7.000 USD.
7. Fortress Stilt Fisherman Indulgence – Fortress Resort & Spa, Sri Lanka (14.500 USD)Kem trái cây, hạnh nhân Fortress Stilt Fisherman Indulgence được trang trí lá vàng, cùng kem Ireland và hoa quả tươi. Món kem này được dùng với mứt xoài, lựu và sâm banh Dom Perignon. Ngoài ra, món này còn được trang trí với chocolate làm thủ công Fortress.
6. Kem Chocolate Haute – Serendipity 3, New Yor, Mỹ (25.000 USD)Là một món tráng miệng đắt đỏ khác trong thực đơn của nhà hàng Serendipity 3, Frozen Haute Chocolate được làm từ 28 loại cacao hiếm và đắt đỏ. Món ăn còn được phủ 5 gram vàng 23 carat và đựng trong ly bằng vàng ăn được. Ngoài ra, dưới đế của ly này còn có vòng cổ vàng 18 carat và kim cương trắng 1 carat.
5. Bánh Cannoli vàng – Nhà hàng Jasper, Kansas, Mỹ (26.000 USD)Jasper Mirable, đầu bếp kiêm chủ nhà hàng Jasper, cùng với đội ngũ của hãng trang sức nổi tiếng và nhãn hiệu bánh Sprinkled with Sugar sáng tạo món bánh Cannoli đắt nhất thế giới. Món bánh này được làm từ pho mát ricotta trộn chocolate, mứt vỏ cam, chanh, quả hạnh và lá vàng.
4. Pudding Chocolate – Khách sạn Lindeth Howe Country House Anh (35.000 USD)Đầu bếp Marc Guibert của khách sạn Lindeth Howe Country House đã sáng tạo loại bánh pudding hảo hạng này từ chocolate cao cấp, trứng cá muối vàng và trang trí kim cương 2 carat. Bánh này được làm từ 4 loại chocolate cao cấp nhất của Bỉ, và để thưởng thức, thực khách phải đặt trước 3 tuần.
3. Kem – Nhà hàng Three Twins Ice Cream, Kilimanjaro, Tanzania (60.000 USD)Điều khiến món kem này siêu đắt là bởi nó được làm từ loại băng đang dần biến mất của núi Kilimanjaro, thuộc Tanzania, châu Phi. Giá của món này cũng bao gồm giá vé máy bay hạng nhất Tanzania, cùng phòng nghỉ khách sạn 5 sao, hoạt động leo núi, lượng kem tùy thích và áo lưu niệm làm từ cotton hữu cơ.
2. Strawberries Arnaud – Arnaud’s, New Orleans, Mỹ (1,4 triệu USD)Món tráng miệng này là sự pha trộn độc đáo giữa dâu tây, kem vanilla, sốt rượu vang đỏ, kem tươi và bạc hà. Món này còn đi kèm với viên kim cương 5 carat từng thuộc sở hữu của nhà tài chính người Anh Ernest Cassel.
1. Bánh hoa quả kim cương (1,65 triệu USD)Chuyên gia làm bánh người Nhật Jeong Hong-Yong đã sáng tạo ra chiếc bánh này cùng 223 viên kim cương. Chiếc bánh mất tới 6 tháng để hoàn thành.

Hoài Thu (Zing.vn)

5 món ăn kinh dị nổi tiếng Trung Quốc

 Tại Trung Quốc tồn tại nhiều món ăn khá kỳ lạ, thậm chí là kinh dị mà chỉ cần nghe tên thôi đã làm nhiều thực khách thấy rùng mình.

Món “ba tiếng hét”

Món ăn tươi sống San Zhi Er còn được biết đến với cái tên “ba tiếng hét”. Món ăn được ca ngợi là liều thuốc tăng cường sinh lực của phái mạnh. Món ăn tươi sống “khủng khiếp” này được chế biến từ những con chuột đỏ hỏn chưa kịp mọc lông và mở mắt.

Sau đó dùng những chiếc đũa lạnh lẽo kẹp chặt cơ thể non nớt của chúng nhúng vào nước sốt ăn kèm. Nhiều người đã chết ngất vì cảnh tượng này, thậm chí là đứng tim khi chứng kiến những cơ thể đỏ hỏn run rẩy trút hơi thở cuối cùng trước khi rơi vào miệng của những thực khách bạo gan.

Dù được xem là nguồn lây lan các bệnh truyền nhiễm nhưng “ba tiếng hét” vẫn được tiêu thụ rộng rãi. Họ cho rằng, những chú chuột non rất bổ dưỡng và giúp tăng cường sinh lực phái mạnh.

Món trứng luộc từ… nước tiểu

Đến tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, du khách sẽ được thưởng thức món trứng gà luộc bằng… nước tiểu. Món ăn này còn được xếp vào một loại thực phẩm thuộc văn hóa ẩm thực.

Nước tiểu họ sử dụng để luộc trứng là nước tiểu của trẻ con. Họ sẽ cho trứng vào 1 trong nồi có chứa nước tiểu rồi luộc lên, sau khi trứng chín, họ bóc vỏ và tiếp tục cho vào nồi luộc tiếp trong vòng 1 ngày, 1 đêm nữa. Theo những người dân địa phương thì đây là một phương pháp luộc trứng rất tốt, những quả trứng này tốt cho sức khỏe và giúp nâng cao khả năng tập trung của trí óc.

Món nhau thai người

Người Trung Quốc có niềm tin mạnh mẽ là nhau thai có thể tránh suy nhược sau khi sinh nở, cải thiện nguồn sữa và tăng cường sinh lực. Chính vì vậy, nó trở thành thói quen phổ biến hàng ngàn năm ở đây. Ngay cả những người phụ nữ cũng dễ dàng chấp nhận việc ăn nhau thai của chính mình.

Món mắt cá ngừ

Đây có lẽ là một món ăn khiến không ít người ghê sợ khi nhìn thấy. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhãn cầu cá ngừ được bán tại các nhà hàng ở Trung Quốc và Nhật Bản. Những e ngại về hình thái bên ngoài chắc chắn là rào cản đối với thực khách, nhưng hương vị và sự đặc biệt mới chính là điểm hấp dẫn của các món ăn được chế biến từ mắt cá ngừ đại dương.

Những con mắt to bằng quả trứng gà, với hương vị bùi béo và phần thịt thơm ngon ở đáy mắt, như mùi mực luộc là nhận xét mà những thực khách gan dạ đã nếm thử. Hơn nữa, giá trị dinh dưỡng cao với DHA và giàu Omega 3 sẽ là những yếu tố để bạn “thi gan” cùng món ăn này.

Món dương vật của chó

Dương vật của chó được bán rộng rãi trong các nhà hàng sang trọng Bắc Kinh. Món ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng mang lại sức mạnh cho cánh mày râu và có chứa albumin gelatine giúp chị em có thể sở hữu làn da tươi sáng, chống lão hóa.

Món ăn chế biến từ dương vật của khỉ được đặt trên nền rau xà lách xanh, bên cạnh là chú chim được cắt tỉa từ rau củ. Tờ Spiegel cho biết, đối với đàn ông Trung Quốc, việc ăn “của quý” động vật không phải là điều gì quá ghê gớm hay đòi hỏi sự can đảm, mà đơn giản chỉ vì mục đích tăng cường sinh lực.

 

Minh Anh – Dân Trí (tổng hợp)

Bữa ăn sáng các nước trên thế giới

Bữa sáng ở các nước phương Đông có điểm chung là gì? Khác phương Tây như thế nào? Hãy cùng khám phá những món điểm tâm phổ biến tại các quốc gia trên thế giới qua clip ngắn nhưng thú vị này nhé!

Giới thiệu sơ về một số hình ảnh trong clip:

Phở Việt và bữa ăn sáng của thế giới - 2

 Mỹ: bánh pancake, trứng, thịt muối

Phở Việt và bữa ăn sáng của thế giới - 3

Nhật : súp miso, cơm, rau, một cốc trà

Phở Việt và bữa ăn sáng của thế giới - 4

Ý: bánh mì phết mứt

Phở Việt và bữa ăn sáng của thế giới - 5

Marốc: bánh crepe với mứt và bơ với trà túi lọc

Phở Việt và bữa ăn sáng của thế giới - 7

Trung Quốc: cháo và bao tử.

Có cả Việt Nam nữa, nhưng có lẽ không cần giới thiệu nhỉ? :v

Clip của Buzzfeed:

Bé Thúi (MAV.vn)

NHỮNG MÓN ĂN NỔI TIẾNG LÀM TỪ…CHẤT THẢI

 Khám phá ẩm thực được xem là niềm vui bất tận của nhiều người, tuy vậy, đối với những thực phẩm làm từ chất thải như dưới đây thì không có nhiều người dám mạo hiểm.

Dù có nguồn gốc khá kinh dị, nhưng hầu hết các món ăn từ chất thải của người hoặc động vật đều rất quý hiếm và đắt tiền.

Cà phê Luwak: Thường được biết tới với tên cà phê chồn luôn đứng đầu danh sách các loại cà phê đắt đỏ nhất thế giới. Loại cà phê này có giá thành cao như vậy bởi quy trình sản xuất vô cùng khó khăn và riêng biệt. Đây là loại hạt cà phê được thu nhặt từ… phân của cầy hương. Mọi người cho rằng nhờ quá trình tiêu hóa của cầy hương mà hạt cà phê có hương vị đặc biệt hơn.
Trứng luộc trong nước tiểu trẻ em: Là món ăn có phần kì lạ, nhưng đã được người dân tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc sử dụng hàng ngàn năm nay như một vị thuốc chữa bệnh.
Trứng được luộc với nước tiểu trẻ em nam. Nguồn nước tiểu chủ yếu được lấy từ các trường học địa phương. Món ăn nay được vô cùng ưa thích vì người dân cho rằng chúng tươi ngon và có vị mặn tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế Trung Quốc đã công khai bày tỏ lo ngại về vấn đề vệ sinh trong việc dùng nước tiểu để luộc trứng. Nhưng dù thế nào đi nữa, đây cũng là món ăn đi theo lịch sử cả ngàn năm và là một phần trong di sản ẩm thực độc đáo của Trung Hoa.
Thịt làm từ phân người: Khi mà nhiều nơi trên thế giới vẫn còn trong tình trạng thiếu thốn thức ăn thì giáo sư Ikeda nghĩ rằng, phát minh mới nhất của ông có thể giúp nhiều người. Ông đã tạo ra những miếng thịt từ protein có trong… phân người. Vị giáo sư đến từ phòng nghiên cứu Okayama, Nhật Bản nói rằng, hiện nay, có rất nhiều chất thải mà chúng ta không kiểm soát được, vì thế người ta đã yêu cầu ông thực hiện những phát minh có ích và thiết thực về vấn đề này.
Xúc xích làm từ phân trẻ em: Phân trẻ sơ sinh được các nhà khoa học Tây Ban Nha khẳng định có mùi vị rất tuyệt vời khi chế biến thành món xúc xích. Tất nhiên, những chiếc xúc xích này không hoàn toàn chế biến từ chất thải của các bé. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong chất thải của trẻ có chứa rất nhiều các vi khuẩn đường ruột có lợi. Thực chất người ta chỉ tách các vi khuẩn đường ruột có lợi từ đây sau đó đem lên men cùng thịt sống hoặc sử dụng trong quá trình sản xuất. Dù mới thử nghiệm thành công ở phòng thí nghiệm nhưng kết quả trên mở ra cho chúng ta một hướng đi mới trong công nghệ thực phẩm có lợi cho sức khỏe từ các nguồn sẵn có trong tương lai.
Nước tiểu bò: Các tín đồ đạo Hindu tôn sùng bò đến mức, họ tận dụng cả nước tiểu của chúng để làm nước giải khát, ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, nước tiểu bò bình thường không thể có tác dụng chữa bệnh. Phải là nước thải từ những con bò còn “trinh” mới mang lại hiệu quả như mong đợi. Cầu kỳ hơn, nước tiểu phải được hứng vào trước lúc mặt trời mọc mới có hiệu quả tốt nhất.
Thậm chí, các nhà sản xuất nước giải khát còn hy vọng ra mắt loại nước uống chiết xuất từ nước tiểu bò, xứng tầm với Pepsi và Coca Cola. Nó có khả năng vượt trội hơn so với các loại nước uống thông thường nhờ đặc tính không chứa bất kỳ độc tố nào.
Bia phân voi:  Nhà máy bia Sankt Gallen trụ sở ở Kanagawa, Nhật vừa cho ra mắt loại bia màu đen, có sử dụng những hạt cà phê từ phân voi. Điểm đặc sắc nhất của bia đen Un, Kono Kuro là dùng những hạt cà phê lấy từ phân voi để chế biến.  Giá đắt nhưng sản phẩm này bán hết sạch chỉ sau vài phút đăng thông tin. Bia đen kết hợp với cà phê có mùi mạch nha hơn là hạt cà phê thật. Un, Kono Kuro sử dụng hạt cà phê lấy từ phân voi được sản xuất bởi Golden Triangle Elephant Foundation của Thái Lan. Loại cà phê này mang tên Black Ivory, sau khi voi ăn và thải ra sẽ được giá bán khoảng 104 USD cho 35gram.

Theo T.H/MASK

Chân gà vòng quanh thế giới

Chân gà không chỉ là khoái khẩu của người Việt mà còn là đặc sản của nhiều quốc gia trên thế giới.

Chân gà là thành phần nguyên liệu chế biến món ăn độc đáo của nhiều quốc gia trên thế giới. Dù ít xuất hiện trong ẩm thực phương Tây, các món ăn liên quan tới chân gà cũng góp phần không nhỏ trong việc làm đa dạng văn hóa ẩm thực châu Á, châu Phi hay châu Mỹ.

Việt Nam – Chân gà nướng, chân gà rang muối


Tại Việt Nam, chân gà là món ăn chơi khoái khẩu của nhiều người. Chân gà được người Việt chế biến thành nhiều món ăn ngon như canh gà, chân gà sả ớt, chân gà nướng, chân gà rang muối… Trong đó, chân gà nướng và chân gà rang muối là phổ biến và được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Món ăn thường được chọn thưởng thức vào buổi tối, bán chạy hơn cả vào những ngày mát trời.

Trung Quốc – Chân gà hầm


Không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc, món chân gà hầm còn có mặt ở nhiều nền văn hóa ẩm thực chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa khác như Hong Kong, Singapore, Đài Loan… Được coi là một dạng dim sum phổ biến (đồ ăn nhẹ được hấp trong xửng tre), chân gà được hầm cùng nước tương, đinh hương, hạt tiêu, hoa hồi, quế trong một thời gian dài cho tới khi phần da trở nên mềm nhũn và chuyển màu nâu đậm, phần sụn không dai mà dẻo.

Hàn Quốc – Chân gà sốt chua ngọt


Tại Hàn Quốc, chân gà được rán qua với nước sốt cay, sau đó nướng thêm một lần rồi phục vụ kèm sốt chua ngọt. Đây là món nhậu khoái khẩu của cánh mày râu, được bán phổ biến trong các quán rượu vỉa hè cho tới các cửa hàng ăn uống cao cấp.

Malaysia – Chân gà nấu cà ri

 

Tại Malaysia, chân gà thường đậu nấu chín cùng với cà ri Malay, ăn cùng bánh mì dẹt kiểu Ấn Độ. Ở vùng Selangor, chân gà được đun sôi trong nước súp với các loại rau và gia vị đến khi xương mềm nhừ, sau đó được chiên trong dầu cọ. Món chân gà hầm kiểu Trung Quốc cũng được người Malay hết sức ưa chuộng.

Philippines – ‘Adidas’


Món chân gà nướng là món ăn đường phố rất được ưa chuộng ở Philippines. Chân gà được tẩm trong hỗn hợp gia vị, đường nâu trước khi nướng. Điều đặc biệt, món ăn được người địa phương đặt tên theo thương hiệu giày thể thao Adidas, khiến nhiều du khách cảm thấy thú vị.

 

Trinidad – Chân gà ngâm

Trong ẩm thực Trinidad, chân gà được làm sạch, tẩm gia vị, đun sôi rồi ngâm với dưa chuột, hành tây, ớt và gia vị cho tới khi chân gà chuyển màu xanh lá. Đây được coi là món ăn mát và bổ dưỡng.

Nam Phi – Chân gà bụi

Món “chân gà bụi” ở Nam Phi thực chất cũng là món chân gà nướng, nhưng tên gọi có nguồn gốc từ việc chân gà tạo ra bụi trên mặt đất khi đi chuyển. Chân gà được sơ chế bằng cách nhúng vào nước sôi để loại bỏ màng da mỏng bên ngoài, sau đó được tẩm gia vị và nướng chín.

Jamica – Súp chân gà

Trong ẩm thực Jamaica, chân gà được sử dụng chủ yếu làm món súp chân gà, cùng với khoai lang, khoai tây, chuối xanh, bánh bao và các gia vị khác. Các nguyên liệu được hầm chín trong ít nhất hai giờ trước khi phục vụ. Ngoài ra, chân gà cũng được nấu cà ri và là một món chính trong các bữa ăn

.

Những kỷ lục đáng kinh ngạc của ẩm thực thế giới

Sự sáng tạo và những kĩ năng xuất sắc của các đầu bếp tài hoa đều xứng đáng được ghi nhận. Dưới đây là một vài kỷ lục thú vị trong thế giới ẩm thực khắp hành tinh.

Chiếc “hot-dog” lớn nhất: Chiếc bánh mì kẹp xúc xích được sản xuất thương mại lớn nhất thế giới nặng tới 3,18 kg và được bán tại các cửa hàng Gorilla Tango Novelty Meats với mức giá khoảng 40 USD một chiếc vào tháng 3/2011.
Đế bánh Pizza lớn nhất, hoàn thành nhanh nhất: Đầu bếp Tony Gemignani người Mỹ đã sử dụng 500g bột và chỉ mất 2 phút để tạo ra chiếc đế bánh Pizza có đường kính 84,33 cm tại một trung tâm thương mại ở Minneapolis, Minnesota, Mỹ ngày 20/4/2006.
Quả trứng làm từ chocolate đắt nhất: Một quả trứng làm từ chocolate, trang trí trang sức quý giá là tác phẩm của các nghệ nhân William Curley, Amy Rose Curley, Alistair Birt, Sarah Frankland, Melissa Paul, Rhiann Mead (Vương quốc Anh) và Suzue Curley (Nhật Bản) đã được bán với mức giá kỉ lục 11.107 USD (không kèm trang sức) trong cuộc đấu giá tại Tòa án tư pháp Hoàng gia London tháng 3/2012.
Người ăn nhiều bánh hamburger nhất: Một người đàn ông tên Donald A.Gorske quốc tịch Mỹ đã lập kỉ lục thế giới cho người ăn nhiều bánh hamburger Big Mac của McDonald nhất. Tổng cộng, ông đã ăn 26.000 chiếc bánh ở cùng một tiệm McDonald hàng ngày trong 40 năm.
Ly cocktail đắt giá nhất: Cocktail đắt nhất thế giới được bán 8.802 USD và được thực hiện bởi Salvatore Calabrese (người Italy), tại quán bar ở Salvatore, London, Anh, vào ngày 11/10/2012.
Đồng thời mở nắp nhiều chai champagne nhất: 196 người đã tình nguyện tham gia ghi nhận thử thách mở nhiều nắp chai rượu champagne nhất trong một lễ hội rượu được tổ chức tại Garibaldi, Rio Grande, Brazil Fenachamp vào ngày 8/10/2011.
Bức tranh làm từ hạt cà phê lớn nhất: Bức tranh khảm từ hạt cà phê diện tích 25.18 m2 của tác giả Saimir Strati (người Albania) đã được ghi nhận vào kỉ lục Guinness cho tác phẩm tranh từ hạt cà phê lớn nhất thế giới. Hiện, bức tranh được đặt tại khách sạn Rogner Europa Park, Tirana, Albania. Kỉ lục được xác lập ngày 12/12/2011.
Lượng khoai tây nghiền phục vụ cùng lúc nhiều nhất: Các khẩu phần ăn lớn nhất của món khoai tây nghiền được ghi nhận là 1042 kg, là sản phẩm của đầu bếp Joël Robuchon (Pháp) tại uturoscope Poitiers, Pháp vào ngày 29/9/2012.
Chiếc bánh mỳ lớn nhất: Ổ bánh mì lớn nhất thế giới đồng thời cũng đạt trọng lượng lớn nhất 1.571 tấn, được thực hiện bởi đầu bếp Joaquim Goncalves (Brazil) tại Curitiba/Parana, Brazil vào tháng 11/2008.
Lát cắt thịt dài nhất: Tới nay, lát thịt dài nhất được ghi nhận có chiều dài 30,11 m, được thực hiện bởi Francisco Alonso người Tây Ban Nha trong Ngày kỉ lục Guinness thế giới tại Puerto de la Cruz, Tây Ban Nha ngày 15/11/2012.

Theo K.H/Mask

MÓN ĂN CÔN TRÙNG VÒNG QUANH THẾ GIỚI

Đa phần côn trùng gây sợ hãi đối với nhiều người, nhưng khi chế biến thành món ăn, một số đã trở thành đặc sản, không những ngon lành mà còn có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Rất nhiều vùng miền trên thế giới, người dân có thói quen và sở thích ăn côn trùng. Tới đây, du khách sẽ ngạc nhiên khi thấy hình ảnh muôn loài côn trùng được tẩm ướp thơm ngon và bày bán khắp nơi.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỷ người coi côn trùng là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Đây là loại thực phẩm đặc biệt, có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt không bị tẩm ướp hóa chất. Các nhà khoa học cũng đưa ra nhận định, có khả năng trong tương lai, côn trùng sẽ là một trong những thực phẩm mới của con người. Cùng khám phá những vùng miền trên thế giới đang đặc biệt “ưu ái” món ăn lạ này.

Ăn côn trùng ở Campuchia

 

Côn trùng được bày bán la liệt ở các khu chợ tại Campuchia.

 

Côn trùng là món ăn rất phổ biến ở đất nước chùa tháp. Trước đây, hầu như chỉ có người nghèo mới ăn món đồ này. Nhưng đến nay, côn trùng đã trở thành món ăn đặc sản ở Campuchia. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở mọi nơi từ góc chợ bình dân cho tới những nhà hàng cao cấp.

Tới các khu chợ đêm ở Phnom Penh, du khách càng cảm nhận sự đa dạng các loại côn trùng như dế, châu chấu, cà cuống, bọ cánh cứng, nhện… Đặc biệt, dế và nhện là những món được bày bán phổ biến hai bên đường và xuất hiện nhiều trên bàn nhậu.

 

Những món ăn này đã trở thành “thương hiệu” riêng ở nơi đây.

 

Nhiều người ban đầu còn tỏ ra e dè khi đứng trước hàng loạt các món ăn có hình thù xấu xí. Tuy nhiên mùi vị của côn trùng sau khi làm sạch và tẩm ướp đều rất thơm ngon. Người Campuchia chủ yếu dùng phương pháp nướng hoặc rán để côn trùng có mùi vị thơm ngậy, giòn tan. Côn trùng ở đây còn xuất khẩu sang cả Thái Lan bởi chúng có mùi vị hoàn toàn tự nhiên.

Ăn côn trùng ở Mexico

Tại Mexico, việc chế biến các món ăn từ côn trùng đã thành truyền thống từ nhiều thế kỷ qua. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những món côn trùng này có thể xuất hiện từ nền văn minh Aztec. Các loại côn trùng ở đây được chế biến thành món ăn đặc sắc tại nhiều nhà hàng và cũng là lựa chọn của những gia đình bình dân ở Mexico.

 

Người Mexico rất thích ăn các món từ ấu trùng kiến.

 

Đặc biệt, người Mexico ăn rất nhiều các món từ trứng kiến, ấu trùng kiến. Món ăn có tên gọi Escamoles. Nó rất hấp dẫn với màu sắc bắt mắt và hương thơm của phô mai. Thông thường, người dân thưởng thức món ăn này bằng cách phết lên bánh mỳ.

Ăn côn trùng ở Nhật Bản

Các món ăn từ côn trùng đã không còn xa lạ với đất nước mặt trời mọc. Tại Tokyo, một câu lạc bộ có tên gọi “Hiệp hội nghiên cứu ẩm thực từ côn trùng” được thành lập từ năm 1999 để giới thiệu loại thực phẩm mới mẻ này. Ông Shoichi Uchiyama, người sáng lập ra câu lạc bộ còn viết cuốn sách nấu ăn với các công thức chế biến từ côn trùng.

 

Các món sushi côn trùng của người Nhật.
 Món châu chấu Inago no Tsukudani.

 

Nổi tiếng nhất trong ẩm thực côn trùng tại Nhật Bản chính là món Inago no Tsukudani. Đây là món ăn rất phổ biến với dân cư tại các vùng nông thôn của tỉnh Yamagata, tỉnh Nagano và quận Gunma. Inago trong tiếng Nhật có nghĩa là châu chấu. Trước khi chế biến, châu chấu được để qua đêm cho tiêu hóa hết thức ăn rồi luộc và phơi khô dưới ánh nắng. Món ăn được hầm với gia vị tsukudani, nấu nhừ trong nước tương và rượu sake.

Ăn côn trùng ở Thái Lan

 

Món bọ cạp nướng nổi tiếng của người Thái.

 

Người Thái rất thích dùng côn trùng để chế biến thành nhiều món ăn. Côn trùng rán là món hàng rong được bán nhiều nhất ở nước này. Ở Thái Lan, loại thực phẩm này được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng hơn với rất nhiều gia vị đặc biệt. Ngoài ra, bọ cạp là món ăn riêng chỉ thấy xuất hiện duy nhất ở “đất nước của những nụ cười”.

Ăn côn trùng ở Việt Nam

 

Đuông dừa ngâm nước mắm là món ăn khoái khẩu của nhiều dân nhậu tại Việt Nam.
Trái ngược với vẻ ngoài, chả rươi sau khi được chế biến đã tạo thành món ăn hấp dẫn.

 

Ở Việt Nam, một số loại côn trùng đã trở thành món ăn đặc sản. Một số loài có hình thù gây sợ như bọ xít, trứng kiến, đuông dừa, ve sầu… nhưng sau khi qua tay những đầu bếp chuyên nghiệp đã trở thành món ăn hấp dẫn. Đi dọc khắp những mảnh đất hình chữ S đều xuất hiện những món ăn đặc sản làm từ thực phẩm đặc biệt này như sâu chít hấp vùng Tây Bắc, chả rươi Hà Nội, sâu xào măng ở Mường Lát – Thanh Hóa, ve sầu rang lá chanh của Nghệ An, đuông dừa ngâm nước mắm béo ngậy ở Bến Tre hay nhộng ong rừng U Minh…

Việt Hà
(Tổng hợp, Dantri.com.vn)

Những món ăn bị cấm trên thế giới

Chim sẻ rừng, gan ngỗng, trứng cá muối Beluga… là những món ăn nổi tiếng nhưng bị cấm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Gan ngỗng

Gan ngỗng là một trong những món ăn xa hoa và hấp dẫn trên thế giới. Sau khi thực hiện chế độ vỗ béo đặc biệt trong vòng hai tuần, người ta sẽ mang ngỗng ra giết mổ và lấy gan chế biến. Tuy nhiên các nhà hoạt động vì quyền động vật thì cho rằng quá trình vỗ béo ngỗng là một hành vi sai trái. Một số nước đã ban lệnh cấm ăn gan ngỗng là Ấn Độ, Israel, Argentina, nhiều nước ở châu Âu và nhiều bang tại Mỹ.

Samosas

Đây là món bánh chiên với nhân là thịt và rau, có hình tam giác. Samosas bị cấm ở Somali vì nhóm hồi giáo Al-Shabaab cho rằng hình dáng của món ăn này giống biểu tượng của Chúa ba ngôi. Nhóm đã chạy xe khắp cả nước để tuyên truyền với người dân cấm món ăn này.

Kẹo cao su

Tại Singapore – đất nước được mệnh danh là sạch nhất thế giới – chính quyền địa phương đã ban lệnh cấm nhai kẹo cao su, bởi món ăn này sẽ gây mất mỹ quan nếu bị dính xuống đường phố. Trong một vài trường hợp đặc biệt, người dân vẫn được sử dụng kẹo cao su theo đơn của bác sĩ.

Haggis

Đây là món ăn nổi tiếng của người Scotland, bao gồm nội tạng của cừu được băm nhỏ, trộn với hành tây, gia vị… và nhồi trong dạ dày của cừu rồi luộc chín. Món ăn này tuyệt đối không được nhập khẩu vào Mỹ vì chính phủ nước này cấm các món ăn có liên quan đến phổi cừu.

Trứng cá muối Beluga

Trứng cá muối tượng trưng cho sự sang trọng nhưng đắt đỏ. Tuy nhiên cá Beluga đang nằm trong danh sách những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng. Năm 2005, Hiệp hội bảo vệ Cá và các loài động vật Hoang dã Mỹ đã cấm nhập khẩu trứng cá muối Beluga.

Sốt cà chua

Tại các trường học ở Pháp sốt cà chua là món ăn bị cấm. Chính phủ nước sở tại lo ngại món sốt này sẽ làm hỏng các món ăn truyền thống của Pháp khi rưới lên.

Trứng đồ chơi

Đây là loại kẹo không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng rất thích có nguồn gốc từ châu Âu. Phía bên trong lớp kẹo là một món đồ chơi nhỏ bằng nhựa. Tuy nhiên nó bị cấm nhập khẩu vào Mỹ vì chính phủ nước này cho rằng sẽ là mối nguy hại nếu trẻ con nuốt cả viên kẹo và cả món đồ chơi vào trong người, gây nghẹt thở.

Chim sẻ rừng

Đây là một món ăn có nguồn gốc từ Pháp. Đầu tiên người ta bắt chim sẻ rừng nhốt vào một chiếc lồng thật chật sao cho nó không thể nhúc nhích được. Sau đó, chỉ cho con chim ăn những thức ăn như hạt kê, nho khô và quả sung cho đến khi nào con vật dài được khoảng từ 2 lần đến 4 lần kích thước bình thường thì đem nhúng vào trong rượu Armagnac. Đem nướng con chim đó chừng 6-8 phút là có thể ăn được. Năm 2007, chính phủ Pháp đưa loài chim này vào danh sách những động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Tỏi

Tỏi là điều cấm kỵ với một số người theo đạo Hindu và Phật giáo. Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Phật tử khi ăn chay nên kiêng ngũ vị tân (gồm hành, hẹ, tỏi, kiệu và hưng cừ – một loại gia vị không có ở Việt Nam). Nhiều người tin rằng đặc tính của ngũ vị tân chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy. Nếu ăn chín thì dễ phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.

Anh Minh (VNexpress.net)
Ảnh: Dailymeal

Những món ăn nổi tiếng sinh ra từ…tai nạn nghề nghiệp

Mỗi món ăn ra đời đều đòi hỏi niềm đam mê cùng sự sáng tạo của người thực hiện. Tuy vậy, có không ít món ăn phổ biến lại được tạo ra đơn giản từ những… tai nạn nghề nghiệp.

Ốc quế


 

Những năm đầu thế kỷ 20, kem đã không còn xa lạ với nhiều người, nhưng phần ốc quế trong loại kem ốc quế hiện đại lại là một phát minh rất tình cờ ra đời tại thời điểm đó. Tại hội chợ St.Louis World’s Fair năm 1904, một người bán kem tên Abe Doumar đã cuộn một vài chiếc bánh ngọt mềm để giúp một người bán khác giữ kem của ông ta khỏi bị tan chảy. Mặc dù vẫn có nhiều cách giải thích cùng những câu chuyện khác nhau nhưng phần lớn mọi người đều cho rằng đây là nguồn gốc sáng tạo của chiếc ốc quế ngày nay.

Sữa chua

 

Sữa chua đã có lịch sử rất lâu dài, bắt nguồn từ một thực phẩm phổ biến ở các quốc gia giáp biển Địa Trung Hải. Việc tạo ra sữa chua đến từ một tai nạn nhỏ khi vận chuyển sữa. Sữa được đặt trong bao da dê, sự kết hợp của sữa và vi khuẩn từ các bao chứa đã khiến sữa đông lại, dẫn tới quá trình lên men gây chua tự nhiên. Nhân loại đã đón nhận món ăn phổ biến hàng đầu thế giới một cách tình cờ như thế.

Bánh sandwich


Các phiên bản bánh mì kẹp thịt hiện nay phổ biến tới mức chúng có mặt ở mọi nền văn hóa. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng nhiều người tin rằng một nhà quý tộc được phong tước Earl of Sandwich (một danh hiệu dành cho các quý tộc Anh) tên John Montagu đã yêu cầu người giúp việc mang cho mình món ăn nhẹ bao gồm một miếng thịt kẹp giữa hai lát bánh mì khi đang tham gia một trò chơi. Người ta nói ông đã suy nghĩ về điều này như một cách tuyệt vời để có bữa ăn thuận lợi khi không có nhiều thời gian dùng bữa chính. Chiếc bánh sandwich nổi tiếng đã ra đời từ đó, mang theo một phần tên tước hiệu của người sáng tạo ra sản phẩm.

 

Rượu Champagne

 


Mặc dù rượu champagne lần đầu tiên được sản xuất phổ biến ở một vùng quê nước Pháp vào khoảng năm 1697 nhưng nhiều người tin rằng trước đó một bác sĩ người Anh tên Christopher Merret đã đưa ra khái niệm về thức uống có cồn từ năm 1660. Khi đó, vị bác sĩ đã xác định rằng việc thêm đường vào rượu rồi đóng chai sẽ dẫn tới quá trình lên men thứ hai, tạo ra loại rượu có vị ngọt. Tuy lịch sử rượu champagne có chút tranh cãi nhưng không ai có thể phủ nhận sử phổ biến trên toàn thế giới hiện nay của loại đồ uống này.

Coca

Coca là đồ uống không cồn nổi tiếng nhất thế giới, đó là hiện thực hiển nhiên không ai có thể phủ nhận. Tuy vậy, loại đồ uống có ga này lại thực sự bắt nguồn từ một thức uống có cồn. Ban đầu, loại rượu chứa thành phần coca được biết tới với tên gọi Pemberton’s French Wine Coca là phát minh của tiến sĩ John Stith Pemberton vào năm 1885. Ông đã sáng chế loại thức uống này nhằm giúp các bệnh nhân bình ổn tinh thần. Sau đó, loại đồ uống trên buộc phải loại bỏ thành phần chứa cồn bởi đối diện với một lệnh cấm từ chính quyền. Coca không cồn chính thức xuất hiện từ đó và nhanh chóng trở thành bí quyết thành công của nhiều hãng sản xuất nước có ga trên thế giới.

Theo K.H/Mask