ĂN MÈ CHỮA NHIỀU BỆNH

Mè (vừng) không chỉ là loại nguyên liệu, gia vị khiến cho món ăn thêm ngon miệng, hấp dẫn. Mè còn có nhiều tác dụng rất có lợi cho cơ thể. 

Mè có tên khoa học: Sesamum indicum L, thuộc họ Vừng (Pelaliaceae). Hạt mè (mè đen, mè trắng) có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng kiện tỳ ích vị (bổ dưỡng và hoàn chỉnh chức năng tiêu hóa), tư âm nhuận phổi (bổ máu dưỡng phổi), bổ can thận. Hạt mè chứa các thành phần dinh dưỡng gồm protid, lipid, glucid, xơ, vitamin B1, B2, PP, E, , các chất khoáng như: Ca, P, K, Na, Mg, Fe, Zn, Se, Cu, Mn…

Sau đây là những bài thuốc từ hạt mè:

Chữa viêm thận mạn tính, tiểu ra đạm: mè đen 0,5kg, quả óc chó 0,5kg, táo đỏ vừa đủ. Mè đen và quả óc chó tán nhuyễn, ngày 3 lần, mỗi lần 20g, sau khi uống nhai thêm 7 quả táo (đây là 1 liệu trình, uống hết chế biến tiếp).Hạt mè: thức ăn bổ thận, bổ ích cho phụ nữ.

Dự phòng cận thị: mè đen 50g, câu kỷ tử 30g, gạo tẻ 60g. Thêm nước vừa đủ nấu cháo, ngày 1 lần, ăn lúc ấm.

Chữa nội tạng bị suy: mè đen vừa đủ, sau khi hấp chín đem đi phơi, gạo tẻ vừa đủ, cùng nấu cháo ăn.

Chữa người tay chân sức yếu, lưng gối mỏi đau: mè đen, thục địa, bo bo, rượu với mỗi thứ vừa đủ. Bọc trong túi vải, ngâm trong rượu 1 tuần, dùng uống lúc bụng đói.

Chữa chức năng can và thận bị suy, táo bón, dưỡng da: mè đen, lá dâu, với mỗi thứ có lượng bằng nhau, nếp vừa đủ, nấu cháo ăn.

Chữa mề đay: mè đen 10g, táo đen 10g, đậu đen 10g. Sắc uống, ngày 1 thang, uống thường xuyên.

Chữa khí huyết cùng suy: lá mè đen tươi 1 bó, dùng nước sôi để hãm, uống thay trà, uống tùy thích.

Chữa sản phụ thiếu sữa:

– Mè đen 250g, giò heo 2 – 3 cái, gia vị vừa đủ. Giò heo hầm canh, mè đen sau khi rang tán nhuyễn, uống với canh giò heo, mỗi lần 15g, ngày 3 lần.

– Mè đen vừa đủ, trứng gà 1 quả, muối ăn một ít. Mè đen rang thơm, tán nhuyễn, nêm vào ít muối, trứng gà luộc chín, bỏ vỏ, rồi chấm ăn với muối mè, ngày 1 lần, ăn thường xuyên.

Chữa người cao tuổi hen suyễn: mè đen 250g (sao), gừng tươi 120g, đường phèn 100g, mật ong 100g. Gừng vắt lấy nước, nước gừng trộn với hạt mè, rồi cho vào chảo rang thơm, để nguội. Đường phèn và mật ong nấu chảy trộn đều, trộn đều với mè, sau cùng chứa trong một hũ to, mỗi sáng và chiều múc ăn 1 muỗng canh.

Chữa tăng huyết áp: mè đen 30g, dấm 30ml, mật ong 30g, trộn đều để uống, ngày 3 lần, uống 3 ngày.

Chữa mất ngủ do thận suy, đại tiện táo kếtmè đen 20g, quả óc chó (hạch đào nhân) 60g, lá dâu 60g, đường trắng một ít. Tất cả cùng tán nhuyễn, thêm đường trắng, uống trước khi ngủ, chia uống 2 – 3 lần, uống thường xuyên.

Chữa táo bón: mè đen 100g, nhân hạt mơ 60g, gạo 100g, nấu cháo, ngày 1 lần, ăn liền vài ngày.

Chữa thiếu máumè đen 15g, câu kỷ tử 15g, thục địa 20g, đảng sâm 30g, đương quy 10g, bạch thược 10g, sắc uống, ngày 1 – 2 lần.

Chữa chứng tăng mỡ máu: mè đen 60g, quả dâu 60g, gạo tẻ 30g, đường trắng vừa đủ. Mè đen, quả dâu, gạo tẻ riêng biệt rửa sạch, cho vào cối giã nát. Đổ 3 chén nước vào nồi nấu sôi, thêm đường trắng, sau khi đường tan, dần dần cho vào các vật liệu trên, nấu ra dạng hồ để ăn.

Chữa trí nhớ suy giảm, hay quên, mất ngủ: mè đen 250g, quả óc chó (nhân hạch đào) 250g, đường đen 0,5 kg. Mè đen và quả óc chó cùng rang chín. Đường đen cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu với lửa nhỏ, khi đường chảy dính, kéo lên thấy sợi, tắt bếp, đổ vào mè đen, quả óc chó, trộn đều, sau khi đổ vào những khuôn có lót dầu ăn, chờ nguội, cắt miếng, mỗi lần dùng 15g, ngày 3 lần, ăn thường xuyên.

Chữa mề đay: mè đen, rượu đế, đường trắng với mỗi thứ vừa đủ. Mè đen rang sơ tán nhuyễn thêm đường trắng. Mỗi lần dùng mè đen và 2 muỗng canh rượu trộn đều, cho vào chén, chưng cách thủy, khi thấy sôi, chưng thêm 15 phút, dùng lúc sáng bụng đói hay dùng sau bữa ăn 2 tiếng, ngày 2 lần.

Chữa viêm thận mạn tính: mè đen và đường trắng với mỗi thứ vừa đủ. Mè đen rang chín tán nhuyễn, trộn với đường trắng sử dụng dần. Ngày 2 lần, mỗi lần 1 muỗng, uống với nước đun sôi, trời lạnh dùng thường xuyên.

Chữa thận suy già sớm: mè đen, quả óc chó, mật ong với mỗi thứ vừa đủ. Mè đen rang thơm thêm quả óc chó, cùng tán nhuyễn, mỗi lần 2 muỗng, mỗi sáng và chiều 1 lần, uống với nước pha mật ong.

Chữa trĩ ra máu: mè đen 600g, đường đen 0,5kg. Mè đen rang cháy, cho vào đường đen trộn lẫn, ăn tùy ý, mỗi ngày vài lần.

Chữa trẻ em ho gàmè đen 50g, đậu phộng 30g, mật ong 50ml. Tất cả cho vào nồi thêm nước nấu canh, ăn sau khi nấu chín, ngày 1 lần, dùng liền 3 – 5 ngày.

Hỗ trợ điều trị sa tử cungmè đen 150g, ruột heo 300g, thăng ma 10g, gia vị vừa đủ. Ruột heo rửa sạch, thăng ma bọc trong túi vải, cùng mè đen nhét vào ruột heo, cho vào trong nồi đất thêm nước vừa đủ hầm cho đến nhừ, loại bỏ thăng ma, nêm gia vị, chia vài lần ăn ruột dùng canh, ngày 2 – 3 lần, dùng liền 3 tuần.

Chè mè đen: món ăn bổ thận, đen tóc dưỡng da

Thành phần chính của món chè mè đen là mè đen đã rang thơm, gạo xay, đường trắng. Các chuyên gia dinh dưỡng phân tích: trong mè đen chứa 60% dầu, các acid béo trong dầu phần nhiều là những acid béo không bão hòa như acid linoleic, acid palmitic… Hàm lượng protid trong mè cũng hơi cao, gần bằng với đậu đỏ, kịp thời bổ sung chất protid cần thiết cho đại não và hệ thống thần kinh. Bởi lẽ, chất protid có tác dụng quan trọng đối với não, chất protid hầu như chiếm phân nửa cân nặng của não, cho nên cần bổ sung protid kịp thời, nếu không chức năng hoạt động của đại não sẽ bị ảnh hưởng. Mè còn chứa các chất như sesamin, sesamolin, lipophosphor, vitamin B1, E, sắt, phosphor, canxi… Nghiên cứu khoa học khám phá rằng acid linoleic là chất quan trọng của tổ chức các tế bào đại não, nó nuôi dưỡng tế bào não, xúc tiến các chuyển hóa của tế bào não, từ đó nâng cao chức năng của não.

Ngoài ra, chè mè đen còn có công hiệu cường tráng thân thể, bổ thận dưỡng phổi, làm tóc đen mượt, óng ả, nhuận trường, chống táo bón, từ đó góp phần giữ gìn nhan sắc… Cho nên, có thể nói chè mè đen không chỉ bổ não, mà còn là món ăn dinh dưỡng nhiều chức năng.

Cách dùng: mỗi ngày ăn 1 chén, có thể dùng làm món tráng miệng buổi sáng, cũng có thể dùng vào bất cứ lúc nào.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Những món ăn tưởng lợi nhưng dễ gây hại

Lòng đỏ trứng gà – không phải “bạn” mà là “thù”

Có nhiều loại thức ăn khi chế biến sẽ làm mất chất dinh dưỡng hay chính quá trình chế biến lại biến nó thành chất có hại cho sức khỏe, nhưng với lòng đỏ trứng gà thì dù chế biến như thế nào nó vẫn là loại thực phẩm giàu cholesterol. Vì vậy, nhiều người cho rằng ăn trứng nhiều rất tốt cho sức khỏe, nhất là những người muốn tăng cân.

Nhưng bạn có biết đằng sau khối cholesterol to lớn ấy lại là những nguy hiểm không ngờ tới. Theo một nghiên cứu gần đây đã chứng minh, những người ăn nhiều lòng đỏ trứng sẽ làm hình thành các mảng xơ vừa động mạch, tăng khả năng hình thành mảng bám cản trở quá trình lưu thông máu. Đây cũng là nguyên nhân của chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên ăn tối đa 2 quả trứng trong một tuần vì lượng cholesterol có trong một quả trứng đã bằng với lượng cholesterol bạn cần đáp ứng cho một ngày. Những người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch không nên ăn lòng đỏ trứng thường xuyên.

Nước trái cây

Các loại nước ép trái cây bạn tìm thấy ở siêu thị không phải lúc nào cũng như những gì chúng được quảng cáo. Loại nước trái cây này hầu như chỉ chứa nước, hóa chất tạo hương vị nhân tạo và đường.

Ngay cả khi bạn uống nước ép trái cây thực sự thì nó cũng không hẳn là tốt. Nước ép trái cây tự nhiên mặc dù có chứa một chút vitamin nhưng lại không chứa chất xơ và nhiều đường.

Ăn quá nhiều đường có liên quan đến tất cả các loại bệnh như béo phì,bệnh tiểu đường loại II, bệnh tim mạch và nhiều bệnh khác…

Gan lợn

Gan là loại thức ăn có chứa nhiều chất đạm, nhiều vitamin và sắt, tốt cho trẻ em bị suy dinh dưỡng và phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Tuy nhiên, gan cũng là nơi tập trung nhiều chất cặn bã. Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển hóa và phân giải chất độc nên có thể chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, khi tiếp thu quá nhiều vào cơ thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Gan lợn chất độc hơn gan gà, vịt vì thức ăn của lợn vốn đa dạng và chứa nhiều chất độc.

Bơ thực vật

Bơ thực vật chứa nhiều loại mỡ thực vật có gốc từ dầu, các loại thay thế bơ nhân tạo, và các loại bơ thực vật được nạp chất béo trans. Nếu bạn thay thế bơ bằng bơ thực vật trong thời gian dài có thể dẫn đến một nguy cơ gia tăng đáng kể tử vong do nhồi máu cơ tim.  Trong thành phần của bơ thực vật thường có lượng chất béo chuyển hóa rất cao, có thể gây tổn thương mạch máu và thậm chí làm gia tăng lượng cholesterol trong cơ thể.

Các loại bơ thực vật được chế biến với các loại dầu nhiệt đới như dầu cọ, dầu hạnh nhân và dầu dừa – những thứ chứa nhiều chất béo bão hòa. Hơn nữa, thực phẩm này phải chế biến nhiều mà đây lại là yếu tố không tốt cho sức khỏe nên bạn không nên ăn nhiều bơ thực trong thời gian dài.

Canh thịt

Canh thịt là món rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng nếu sử dụng nhiều và thường xuyên thì những chất dinh dưỡng này vô tình trở thành thủ phạm của những chứng đau nhức cấp và mãn tính. Nó là nguyên nhân chính dẫn đến chứng xơ cứng mạch máu và các loại sỏi trong cơ thể.

Còn rất nhiều những món quen thuộc mà chúng ta không bao giờ nghĩ đếntác dụng phụ của nó, và đó chính là nguyên nhân dẫn đến tuổi thọ của bạn ngày càng giảm. Hãy cẩn thận khi lựa chọn những món ăn giàu dinh dưỡng và biết cách chế biến nhiều loại thức ăn khác nhau để giảm bớt độc tố của chúng nhằm giữ cho cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật.

(theo phunutoday.vn)

ĂN BÍ ĐAO CHỮA ĐAU LƯNG, TIỂU ĐƯỜNG

BÍ ĐAO là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của bạn. Còn trong đông y, đây cũng được coi là một vị thuốc bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng trong bữa ăn, cũng như khi dùng kết hợp với các vị thuốc khác.

Theo YHCT, bí đao có vị ngọt, tính hàn, không độc. Quy kinh tỳ, vị, đại tràng, tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, tiêu phù thũng, tiêu viêm, chỉ thống, chống ho, tiêu khát. Hạt bí đao có vị ngọt, hơi hàn. Quy kinh phế, vị, tiểu tràng, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa đàm, trừ mủ, giải độc, trừ giun. Bí đao được dùng làm thuốc chữa các bệnh:

Trị đái tháo đường týp 1: hàng ngày dùng bí đao dưới dạng nấu canh, nấu cháo ăn hoặc ép lấy nước uống. Hoặc có thể sử dụng một số bài thuốc sau:

Bài 1: đông qua bì 100g, củ mài 30g, lá sen tươi 60g. Sắc uống 2- 3 lần trong ngày. Uống nhiều ngày. Trị háo khát, uống nhiều, tiểu nhiều.

Bài 2: đông qua bì 50g, hoàng liên 12g. Sắc uống ngày 3 lần, có tác dụng thanh vị nhiệt, sinh tân, chỉ khát. Dùng tốt cho trường hợp đái tháo đường týp I, thường xuyên háo khát, đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Bài 3: đông qua bì, vỏ dưa hấu mỗi vị 15g, thiên hoa phấn 12g. Sắc uống, ngày 1 thang. Trị đái tháo đường, háo khát.

Bài 4: đông qua tử (hạt bí đao), mạch môn đông, hoàng liên, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 2-3 lần. Uống nhiều ngày, tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát.

Dùng cho người bị đái tháo đường, thường xuyên khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều

Trị viêm thận cấp tính, phù thũng: đông qua bì, bạch mao căn, mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang, uống nhiều ngày.

Trị ho do nhiệt: đông qua bì sắc nước, thêm mật ong, uống nhiều lần trong ngày.

Trị đau lưng do chấn thương: đông qua bì sao vàng, tán bột, uống, mỗi lần 3g, ngày 2-3 lần.

Trị viêm bàng quang, tiểu đục, tiểu buốt, rắt: đông qua bì 12g, sắc uống nhiều lần trong ngày. Uống nhiều ngày.

Trị tiểu đục ở nam giới, bạch đới ở nữ giới: đông qua tử sao vàng, tán bột mịn, mỗi lần 9g, uống với nước cháo. Uống nhiều ngày.

Trị ung nhọt ở phổi hoặc ở đại tràng: đông qua tử sao vàng, bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ (để sống), diếp cá, mỗi vị 40g; rễ lau 20g, đào nhân, cát cánh, cam thảo, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống nhiều ngày.

GS. TS. Phạm Xuân Sinh

6 MÓN ĂN CHỮA BỆNH TỪ THỊT ẾCH

Ếch không chỉ là món mồi hấp dẫn, món ăn ngon miệng đưa cơm. Thịt ếch còn rất bổ dưỡng với nhiều thành phần cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, ếch phối hợp với một số nguyên liệu có thể trở thành món ăn bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Theo các nhà dinh dưỡng, trong ếch rất giàu dinh dưỡng. Trong miếng thịt ếch có chứa nhiều protein, canxi, photpho, đường, béo, natri, kali, đồng, sắt, kẽm, magie, selen, vitamin nhóm A, B, D, E, biotin, caroten…  Còn theo đông y, thịt ếch vị cam, tính hàn, không độc hại, ăn thịt ếch giúp bồi bổ cơ thể, lợi tiểu, cường tráng, chữa suy dinh dưỡng, ngứa lở, hư lao…

Bên cạnh đó, có thể chế biến thịt ếch thành những món ăn ngon miệng để tẩm bổ và chữa bệnh:

Bồi dưỡng người yếu mệt, mới ốm xong: 1 lạng ếch làm sạch, chặt nhỏ rồi xào hành tây. Hoặc lấy 1 lạng ếch ướp xì dầu, gừng, đường rồi mở nồi cơm lúc cơm sắp cạn, đem hấp chung với cơm cho cạn. Ăn cơm với ếch, ngày 1 lần trong 1 tuần.

Giải độc cơ thể, chữa mụn nhọt ở trẻ em, thanh nhiệt: 1 lạng thịt ếch, 5g bột sa nhân, 1 cái lá sen, 150g gạo tẻ. Bắc nồi nấu cháo cho ếch vào nấu chín rồi cho sa nhân vào, đậy nồi bằng lá sen. Nấu thêm 5 phút tắt bếp, đợi cháo nguội thì bỏ lá sen, nêm lại vừa miệng. Cho trẻ ăn vào lúc sáng dậy.

Chữa suy nhược ở trẻ, đầy bụng, ăn không tiêu: 1 lạng ếch rửa sạch chặt miếng ướp gia vị rồi nấu chín. Tiếp theo cho 1 lạng gạo tẻ vào nấu nhừ thành cháo, nêm thêm gia vị, rắc hành, ăn nóng. Ăn ngày 1 bát trong 1 tuần.

Bổ thận, chữa tiểu đêm: 1 lạng ếch, 9g tang phiêu diêu, 9g ba kích, 30g sơn thù nhục, 15g câu kỷ tử. Ếch bỏ đầu, bỏ bàn chân, lột da, bỏ lòng rồi chặt nhỏ đem hầm với các nguyên liệu còn lại cho nhừ, nêm lại vừa miệng ăn với cơm. Lưu ý món này không giành cho người có thấp nhiệt ở bàng quang.

Bổ thận, tráng dương: 1 lạng ếch, 1 lạng nấm rơm, 1 lạng chim sẻ xào lên cho chín, nêm nếm gia vị ăn với cơm. Món này có thể ăn hàng ngày.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường vì gan thận âm hư: 1 lạng ếch, 2 lạng bí đỏ, tỏi, gia vị. Bí đỏ đem gọt vỏ xắt miếng vừa ăn. Bắc chảo dầu phi tỏi cho thơm rồi cho bí đỏ và ếch vào, châm nước xâm xấp nấu lửa nhỏ trong 30 phút rồi nêm nếm lại. Ăn nóng với cơm hoặc ăn không. Tuần ăn 2-3 lần. Món này giúp dưỡng âm ích khí, giải khát, giảm đường trong máu.

Lưu ý quan trọng khi ăn ếch: 

Ếch sống ở chỗ bùn lầy nên thường chứa ấu trùng giun sán, khi nấu cần coi và xử lý kĩ: moi ruột cho sạch sẽ, rút bỏ đường gân ếch vứt đi, rửa thịt ếch sạch với muối và quan trọng nhất là phải nấu cho chín hoàn toàn.

Theo Bác sĩ Thúy An

Sống dai, trẻ lâu nhờ ăn trứng thối

(NLĐO) – Theo một nghiên cứu mới công bố ở Trung Quốc, chất khí khiến những quả trứng ung có mùi đặc trưng có thể làm chậm quá trình lão hóa và ngăn chặn các phản ứng có thể gây tổn hại bên trong tế bào.

Các nhà khoa học đã xem xét tác động của chất khí có trong trứng thối đối với hệ tim mạch và thần kinh và tìm thấy rằng chất Hydro sulfua có khả năng kích hoạt một gien liên quan đến tuổi thọ giống như Resveratrol, một chất chống ôxy hóa có ở rượu vang đỏ, tờ The Age đưa tin.
Hợp chất khí Hydro sulfua xuất hiện để kiềm hãm sự lão hóa và ngăn ngừa các bệnh về tuổi tác với ít nhất ba tác động, Jiang Zhisheng và các cộng sự tại Đại học Nam Trung Hoa ở thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) cho biết.
Chất khí từ trứng ung có tác dụng chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào, đồng thời khuyến khích cơ thể sản xuất một loại enzyme điều chỉnh tuổi thọ và tương tác với một gien giúp tạo ra một hợp chất chống lão hóa.
“Nhiều bằng chứng cho thấy Hydro sulfua có thể trở thành nhân tố mạnh mẽ tiếp theo ngăn ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng lão hóa và các bệnh xuất hiện cùng tuổi tác” – nhà nghiên cứu Jiang cho biết.
Nghiên cứu khẳng định niềm tin của mọi người về món trứng ung, đồng thời khuyến khích mọi người nên bổ sung thực phẩm có Hydro sulfua trong khẩu phần ăn của mình giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Lê Thoa (Theo Indian Express)

[mẹo] TUYỆT CHIÊU XỬ LÝ THỊT CÁ BẰNG GỪNG

Gừng không chỉ là một thứ gia vị ít khi thiếu trong chế biến món ăn mà nó còn có rất nhiều tác dụng khác, trong đó có khả năng làm thịt đông lạnh tươi ngon trở lại.

Làm tươi thịt đông lạnh

Thịt để trong ngăn đá đem đi rã đông sẽ không có màu sắc tươi, đẹp như thịt mới. Vì vậy, khi đem thịt ra rã đông, chị em có thể thả một ít gừng tươi đập dập vào nước ngâm, thịt sẽ có màu tươi ngon. Và khi chế biến, thật khó lòng để phân biệt được đó là thịt tươi hay thịt đã được để qua đông lạnh.

Với các loại gia cầm, hay hải sản cũng vậy. Rã đông xong cũng làm thao tác tương tự thì thực phẩm cũng tươi ngon như lúc mới mua về nhé.

Khử mùi hôi của vịt

Thịt vịt có mùi hôi khá đặc trưng. Nếu vịt sau khi vặt lông, làm sạch rồi đem chế biến luôn thì chắc chắn món ăn sẽ có mùi khó chịu. Ngoài cách dùng như cho sả, lá na và nước luộc để khử mùi hôi thì chị em có thể sử dụng gừng. Chị em chỉ cần lấy gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối chà bên ngoài của miếng thịt vịt và sau đó xả lại bằng nước lạnh thì vịt sẽ bay hết mùi hôi.

Khử mùi gây của thịt bò

Thịt bò có nhiều đạm nên cũng có mùi gây đặc trưng. Vì thế, để giảm mùi gây này,chị em hãy lấy một củ gừng, nướng trên bếp. Sau đó, cạo sạch lớp vỏ cháy đen bên ngoài, giã gừng thật nhuyễn, rắc lên thịt. Mùi gây của thịt bò cũng giảm đi nhiều và trong gừng có men Zingibain phân giải chất đạm vì thế thịt sẽ trở nên mềm và ngon hơn nữa.

Giảm mùi tanh của cá

Ngoài cách sử dụng giấm để rửa thì gừng cũng có tác dụng giảm mùi tanh của cá chị em nhé! Chị em hãy giã một chút gừng, ngâm vào 1 chén rượu rắng. Sau khi rửa cá, dùng rượu gừng xoa lên toàn bộ thân. Gừng sẽ làm cá hết mùi tanh.

Giúp dao sắc hơn

Với những loại như cá khô, cá muối, đồ khô rất khó cắt, chị em có thể chà một ít gừng tươi và dầu vừng lên lưỡi dao là có thể cắt được dễ dàng.

Rán cá không bị dính chảo

Nhiều chị em không thích dùng chảo chống dính vì lo sợ lớp chống dính của chảo bong ra, ngấm vào thực phẩm sẽ không tốt cho cơ thể. Vì thế, với những chiếc chảo thường, khi rán cá để cá không bị dính chảo, gừng cũng được sử dụng. Bằng cách, để chảo nóng, dùng gừng tươi xát mạnh vào đáy và thành chảo sau đó mới cho dầu vào. Dầu và gừng sẽ tạo ra một lớp màng trơn giữa da cá và thành chảo làm da cá không thể bám dính vào.

Bảo quản gừng được tươi lâu

Có nhiều cách để bảo quản gừng được tươi lâu:

– Bảo quản ở nhiệt độ thường: Gừng hoàn toàn có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường, nhất là mùa đông, gừng giữ tươi được khá lâu.

– Bảo quản gừng trong tủ lạnh: Bạn phải nghiền củ gừng tươi với một ít muối, nước chanh và chút xíu đường. Sau đó, cho hỗn hợp gừng đã nghiền nhuyễn này vào trong một chiếc lọ sạch, có nắp kín, không để không khí lọt vào. Sau khi hàn kín nắp lọ, bạn cho lọ gừng vào tủ lạnh. Gừng được nghiền nát sẽ vẫn tươi trong vòng từ 6 tháng đến một năm.

– Bảo quản trong giấy bạc: Bạn cũng có thể dùng giấy bạc quấn chặt củ gừng và để ở nơi thoáng mát.

– Vùi gừng trong cát: Đây là theo cách của dân gian, rất đơn giản, là vùi gừng xuống lớp cát ẩm. Cách này vừa giữ được gừng lâu tránh bị khô.

Tổng hợp

NHỮNG TÁC DỤNG HAY CỦA ĐƯỜNG ÍT NGƯỜI BIẾT

Thông thường, người ta chỉ coi đường là loại gia vị giúp cho món ăn trở nên ngọt ngào, quyến rũ. Tuy vậy, nếu không coi đường là thực phẩm, chúng ta sẽ có thể dùng đường như một loại chất bảo quản, mỹ phẩm, thậm chí là nhiên liệu chạy xe hơi.

Mời bạn tham khảo nhiều tác dụng hay của đường từ những gợi ý dưới đây:

Nuôi dưỡng hoa

Trộn 3 thìa đường với 2 thìa giấm trắng, đổ vào một bình hoa đầy nước. Giấm ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn trong khi đường làm cành chắc khỏe. Đường cũng giúp hoa tươi lâu hơn.

Giúp bánh tươi

Bảo quản bánh quy trong một hộp đựng cùng với các viên đường để giữ bánh thơm ngon lâu hơn. Mẹo này cũng áp dụng với bánh ngọt và bánh mì.

Giữ màu son môi

Rắc một chút đường lên môi sau khi tô son, đợi một chút và loại bỏ hết đường. Đường hút độ ẩm từ son môi giúp màu vẫn lưu lại trong khi những chất bụi bẩn có thể bám vào lớp son sẽ không có cơ hội làm điều đó.

Làm mềm môi

Môi khô không chỉ là một phản ứng với thời tiết mùa đông. Sự khô nẻ cũng thường liên quan đến nhiệt và sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, đôi môi bạn có thể bị khô, tróc vảy và thậm chí nứt nẻ. Để đôi môi mềm mượt chỉ cần chà chút đường cát lên môi, rửa lại với nước và thoa kem dưỡng môi.

Tẩy da chết cho cơ thể

Bạn có thể làm mềm da và loại bỏ tế bào da chết với đường. Trộn khoảng nửa tách đường với một loại dầu nào đó bạn thích cho tới khi thành một hỗn hợp quện lại. Chà khắp các vùng da khô, đặc biệt quan tâm tới khủy tay, đầu gối, mắt cá chân. Tắm lại dưới vòi hoa sen bạn sẽ thấy da tươi sáng, mềm mại hơn hẳn.

Làm sạch máy xay cà phê

Đổ đường vào máy xay cà phê và để nó xay vài phút trước khi rửa sạch. Đường hấp thụ mùi và hương vị cà phê còn sót lại, cho bạn tách cà phê lần tới đầy tươi mới.

Làm sạch vết cáu bẩn trên tay

Nếu bạn đã làm việc với dầu, mỡ và rửa tay với nước, xà phòng không sạch hết vết bẩn thì hãy thêm vào chút đường, xoa đều lên hai tay, chà xát giữa các ngón tay và quanh các vết bẩn bám dai. Đường sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn khó sạch. Rửa sạch lại với nước và xà phòng.

Làm lành vết thương

Đây là một phương pháp được người Zimbabwean cổ áp dụng. Họ đổ đường vào vết đứt tay, chân hay vết thương để diệt vi khuẩn và ngừa đau. Vi khuẩn cần độ ẩm để tồn tại, và đường rút nước từ các vết thương. Một nghiên cứu kéo dài 6 tháng ở Anh tiến hành với 21 bệnh nhân có vết thương không đáp ứng với các điều trị thông thường cho thấy đường hiệu quả trong điều trị vết đau.

Làm dịu nhiệt lưỡi

Ngậm một viên đường hay đơn giản là rắc chút đường lên vùng lưỡi bị nhiệt, chỗ đau rát sẽ biến mất rất nhanh.

Làm nhiên liệu ôtô

Đường mía có thể được sử dụng trong sản xuất ethanol – nhiên liệu sinh học phát thải ra ít khí nhà kính hơn so với xăng. Brazil đã tăng cường sử dụng mía đường để sản xuất ethanol, cung cấp nhiên liệu cho ôtô nhờ công nghệ nhiên liệu linh hoạt.

Theo Ecosalon/VnExpress

Cách làm NHO KHÔ (MỨT NHO)

Nho khô là món ăn bổ dưỡng, ngon miệng và thích hợp trong các dịp tiệc, lễ, cũng như tết cổ truyền. Bạn có thể tự làm nho khô tại nhà cho đảm bảo chất lượng.
Nguyên liệu chính để làm món này là nho. Bạn cần chọn nho chín hoàn toàn, vỏ mỏng, thịt nhiều, quả chín đều và dính chắc với cuống để khi làm không bị chảy nước.
1. Phơi khô tự nhiên

Loại nho này không dính, có màu mận, vỏ dai, giữ nguyên cả lớp phấn trên vỏ quả, khi bảo quản không bị đóng bánh. Cách làm: Nho để nguyên chùm, phơi nho trong khay gỗ (hoặc lót miếng giấy) trong 1-2 tuần. Khi thấy vỏ quả lớp trên đã nhăn nheo thì lật lại cho khô đều, sau đó cuốn giấy lên để có độ ẩm đồng đều. Khi độ ẩm còn từ 13-15% thì xếp vào hộp khoảng 2-3 tuần để cân bằng độ ẩm. Sau đó xông hơi bromua methyl và gói lại sau khi đã phân loại. Trước khi cất trữ cần xông hơi bằng đioxit lưu huỳnh để chống thối.
2.Nho khô tạo màu vàng

Sau khi làm khô, nho có màu vàng chanh, mềm vừa phải và hơi dính. Cách làm: nhúng chùm nho vào NaON (xút ăn da) 0,2-0,5% trong 2-3 giây ở nhiệt độ 90-95 độ C, rồi rửa ngay bằng nước lạnh. Nếu thấy bề mặt quả mỏng đi nhìn thấu bên trong là được. Sau đó đưa nho vào buồng kín xông hơi đioxit lưu huỳnh (khoảng 100-200g/tạ nho) trong 24 giờ, khi quả vàng đều là được. Thổi không khí nóng 60-70 độ C từ 18-50 giờ để quả khô.
3. Nho khô bằng phương pháp xử lý soda và dầu

Với phương pháp này, nho có màu nâu đậm, mềm, không dính và có mùi dầu ăn. Cách làm: nhúng nho vào dung dịch NaCO3 3-4%, ở nhiệt độ 40 độ C và 0,1% NaOH. Cho thêm vào dung dịch một chút dầu ô liu tạo thành váng mỏng. Xử lý xong, xếp các chùm nho ra khay và phơi nắng cho đến khi khô.

 

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA NƯỚC MÍA

Nước mía là sản phẩm nguyên chất nhất từ mía, do đó nó có được mọi tác dụng tuyệt vời của mía. Nước mía là một loại thức uống giải khát rất tốt cho những ngày hè nóng nực.

Ngoài là một thức uống ngon để giải khát, mía còn cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng và giải độc cơ thể, bên cạnh đó nó còn là nguồn dồi dào những sinh tố B1, B2, B6, C và khoáng chất như canxi, phốt pho, kẽm, magie, riboflavin, sắt, thiamin, kali rất tốt cho cơ thể.

Sau đây là một số lợi ích sức khỏe của mía:

– Chống mệt mỏi: Khi trời nắng nóng, thay vì dùng nước tăng lực, bạn nên dùng nước mía. Lượng đường glucose trong nước mía giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng rất tích cực.

– Giải rượu: Mía là một trong những loại thuốc giải độc rượu nhanh chóng và hiệu quả nhất.

– Giải khát: Một ly nước mía sẽ giúp xoa dịu cơn khát ở cổ họng, giải nhiệt cơ thể hiệu quả.

– Phòng ngừa cúm: Nước mía có thể giúp cơ thể bạn tăng cường khả năng miễn nhiễm các loại cúm, cảm lạnh.

– Đẩy lùi đau họng: Nước mía với lượng đá ít sẽ bảo vệ cổ họng bạn rất tốt trước những cơn rát họng, viêm họng.

– Chữa vàng da: Da bạn bị vàng, thì muống mỗi ngày 2 ly nước mía kèm theo chút chanh, muối, mọi thứ sẽ được cải thiện nhanh chóng.

– Ngừa ung thư: Nước mía có nhiều chất flavonoid và hợp chất phenolic có thể ngăn ngừa ung thư, kháng viêm, kháng virus, chống oxy hóa và các bệnh dị ứng trên cơ thể.

– Bảo vệ thận: Nhờ tính năng làm tăng mức protein, nước mía được coi là một loại thuốc bổ cho thận. Nước mía uống phối hợp với nước dừa, chanh (có thể hòa chung) làm đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận.

– Hồi phục năng lượng cho người mới ốm dậy: Nước mía là loại thức uống hỗ trợ rất tốt trong việc tái tạo protein trong cơ thể.

– Chữa nôn do thai nghén: Có thể uống nước mía, kèm một ít gừng để chữa chứng nôn do thai nghén.

Bé Bủm tổng hợp.

Những công dụng đặc biệt của bia

Bia là một trong những loại nước uống phổ biến nhất thế giới, vậy nhưng bạn có biết, ngoài tác dụng “bao sân” trong những chầu nhậu nhẹt bù khú, bia còn có nhiều khả năng đặc biệt khác?

Làm đẹp: Dùng bia làm dầu xả sẽ giúp dưỡng tóc rất tốt. Bia cũng làm đẹp và bảo vệ da hiệu quả, tính kháng khuẩn của bia còn giúp bạn đắc lực trong việc điều trị mụn trứng cá.

Tưới cỏ: Hãy rưới chút bia lên bụi cỏ héo tàn trong sân nhà bạn, các chất dinh dưỡng của bia sẽ giúp cỏ xanh tốt lại.

Giảm đau bụng: Nếu bạn không bị viêm loét dạ dày, thì thử áp dụng cách sau để giảm cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa: Uống chút bia.

Đánh bóng vàng, gỗ: Nếu bạn có vàng sỉn màu, thì thấm bia vào vải rồi chùi lên miếng vàng, vàng sẽ sáng bóng trở lại. Làm tương tự với đồ gỗ.

Dưỡng da: Nếu bạn tắm chậu hoặc bồn, thêm vài lon bia trong nước tắm sẽ giúp da bạn mềm dịu hơn. Tất nhiên sau đó phải tắm lại với nước sạch.

Hấp tôm cá: Tôm cá hấp bia chắc ai cũng ăn một lần rồi, không dở phải không? Thậm chí là tuyệt ngon.

– Ướp thịt: Bia có thể dùng thay rượu trong công việc ướp thịt. Bia sẽ giúp thịt đậm đà thơm ngon hơn đồng thời giúp thịt được mềm.

Diệt chuột: Nếu nhà bạn có nhiều chuột, hãy đổ loại bia rẻ tiền nhất vào trong mấy cái chậu chứa. Chuột nghe mùi bia, thèm, lao vào và không thể nào chui ra.

Diệt ốc sên: Sên và nhiều loại ốc khác cũng rất thèm bia. Bạn đổ bia vào cái chậu hoặc lọ có miệng rộng, rồi chôn ngập xuống đất ngoài vườn, để lòi miệng lọ lên trên. Hôm sau bạn sẽ thấy ốc chết đuối hàng loạt ở trong đó.

Mỹ Lạo tổng hợp.

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA KHOAI SỌ

Khoai sọ là loại củ không hiếm gặp trên các bữa ăn gia đình. Bạn có biết, ngoài việc là nguyên liệu cho các món ăn phong phú, khoai sọ còn được coi như là một vị thuốc rất tốt trong việc phòng chống nhiều bệnh tật.

Các món ăn từ khoai sọ như: canh cua khoai sọ rau rút, bánh khoai, chè khoai… dân dã mà khoái khẩu, rất được ưa thích, nhất là trong những ngày đông. Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai sọ còn có nhiều công dụng phòng trị bệnh.

Bộ phận dùng làm thuốc của khoai sọ là củ, lá. Theo Đông y, củ có vị cay ngọt; vào tỳ thận. Lá và bẹ lá vị cay, tính bình; có tác dụng liễm hãm, chỉ tả, tiêu thũng độc. Củ khoai sọ ích khí bổ thận, phá huyết tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp phát ban dị ứng mẩn ngứa, sa trực tràng, lỵ mãn tính, viêm sưng hạch (lao hạch), chấn thương đụng giập, gãy xương chảy máu do chấn thương, viêm sưng khớp do phong thấp, đau dạ dày, mụn nhọt, rắn cắn, lao phổi, bướu giáp…

Một số cách dùng khoai sọ làm thuốc:

Hoạt huyết tiêu viêm: Khoai sọ 120g, hành sống 3 củ giã nghiền nát, thêm chút rượu khuấy cho nhuyễn đều, bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ đụng giập chấn thương kín có sưng nề bầm tím.

Chữa tiêu chảy, lỵ: Lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi 1 củ. Sắc nước uống.

Chữa mụn nhọt đầu đinh: Củ khoai sọ và giấm, liều lượng bằng nhau. Luộc chín sau đó nghiền nát để đắp.

Chữa rắn cắn, ong đốt: Lấy lá tươi giã nát đắp.

Chữa mày đay: Bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống. Có thể kết hợp nấu bẹ khoai sọ tươi với sườn lợn.

Thông hầu họng kháng độc, dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng: khoai sọ 6 – 12g, củ khởi (rễ kỷ tử) 50g (có thể thêm thất diệp nhất chi hoa 5g, tân di 12g). Sắc trong 2 giờ, gạn lấy nước trong, uống ngày 1 lần. Dùng liên tục 60 ngày.

Một số món ăn – bài thuốc có khoai sọ:

Xương lợn hầm khoai sọ: Khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước, gia vị. Đun nhỏ lửa trong 2 giờ, ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.

Củ khoai sọ nấu với cá quả hay cá diếc có tác dụng điều hòa nội tạng, hạ khí đầy, chữa hư lao yếu sức.

Canh cua khoai sọ rau rút: Cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng rửa sạch, bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2 – 3 ngày. Món này dùng rất tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ.

Lưu ý: Khi chế biến khoai sọ, phải nấu chín kỹ để tránh ngứa do nhựa của khoai sọ.

Benh.vn (Theo SKDS)

10 CÁCH “ĐỐI XỬ” SAI LẦM THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI RAU CỦ

Rau củ là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho bảo đảm dinh dưỡng và an toàn. Sau đây là những sai lầm thường gặp  khi sử dụng rau xanh:

Xào nấu lâu trên lửa nhỏ: Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng, thay vì nấu rau ở lửa nhỏ trong thời gian dài, thì bạn nên bật lửa lớn và xào nấu nhanh chóng. Như vậy sẽ tránh việc các sinh tố trong rau bị phân hủy hết.

Không nấu ngay sau khi sơ chế: Các vitamin trong rau sẽ bị oxy hóa dần từ khi bạn cắt, lặt rau. Nên hãy nấu ngay sau khi sơ chế và ăn ngay sau khi nấu.

Nấu xong chưa ăn ngay: Đây cũng là một bước để làm thất thoát chất dinh dưỡng trong rau trước khi cho vào cơ thể. Tốt nhất là cá tiến trình sau nên làm liên tục: rửa > cắt > nấu > gắp ra khỏi chảo > ăn ngay và luôn.

Bỏ phần lá: Phần lá rau cũng nhiều vitamin như các phần khác, không nên bỏ đi.

Gọt hết vỏ rau củ: Nhiều người cho rằng gọt sạch láng vỏ rau củ là an toàn, và nghĩ rằng phần vỏ chẳng có giá trị gì. Nhưng ở nhiều loại rau củ, sự thật thì phần vỏ còn bổ hơn phần ruột, ví dụ bí đỏ, củ cải, cà dái dê, cà rốt…. Vậy trừ khi vỏ nó quá dày, bạn không cần phải gọt hết vỏ mà chỉ cần rửa sạch trước khi chế biến.

Ăn cái bỏ nước: Nước rau khi xào nấu, tuy đôi khi nhạt nhẽo nhưng luôn chứa đa phần các chất dinh dưỡng trong rau. Nếu ăn rau mà bỏ nước rau thì thật là quá phí.

Thái rau rồi mới rửa: BẠn nên làm ngược lại, vì rửa rau sau khi cắt cũng là rửa bớt chất dinh dưỡng trong rau.

Trữ lâu ngày: Mua sẵn rau xanh để trong tủ lạnh rồi dùng dần trong tuần là sai lầm nhiều người mắc phải. Lý do là chất dinh dưỡng sẽ thất thoát nhanh chóng từ khi rau xanh được nhổ khỏi mặt đất. Ví dụ, sau 24 giờ, các loại rau như rau ngót, rau cải sẽ mất tới 84% lượng sinh tố C nếu trữ trong nhiệt độ 20 độ C.

Nấu rau lâu: Không chỉ làm mất chất dinh dưỡng, nấu rau quá lâu còn khiến cho nitrate trong rau biến thành nitrit nitrat, dễ gây ngộ độc ở trẻ em.

Trụng rau rồi mới nấu: Không cần phải trụng rau rồi mới nấu, nếu bạn không muốn một lượng chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất phòng chống ung thư có trong rau bị thất thoát sau khi trụng.

Bạnh Bư (tổng hợp)

Không phải lúc nào tủ lạnh cũng là nơi lưu trữ lý tưởng cho các loại thực phẩm, nhất là với những thực phẩm sau đây:

Bánh mì: Bánh mì sẽ cứng, xốp đi nếu nằm lâu trong tủ lạnh.

Tương ớt: Đa phần các loại tương ớt có thể bảo quản vài năm trong nhiệt độ thường, vì vậy, bỏ tủ lạnh chỉ tổ làm cho nó dễ bị mốc.

Cà chua: Cà chua có thể bảo quản tốt trong điều kiện thường. Nếu bạn bỏ vào tủ lạnh lâu, khi lấy ra cà chua dễ bị dập, biến đổi hương vị.

Dưa hấu: Tủ lạnh sẽ làm mất chất chống oxy hóa trong dưa hấu, như vậy làm giảm đi lợi ích phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe của loại quả này.

Rau thơm: Rau thơm sẽ mau héo khi nằm trong tủ lạnh, ngoài ra hương vị của nó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Khoai tây: Sau một thời gian nằm trong tủ lạnh, khoai tây dễ bị sượng, thay đổi mùi vị.

Cà phê: Cà phê nếu nằm trong tủ lạnh chung với nhiều thực phẩm khác, thì khi bạn uống, mùi cà phê rất ít, thay vào đó là đủ loại mùi vị trong tủ lạnh.

Rượu: Rượu lạnh có thể được nhiều người thích, nhưng nếu uống như vậy, bạn phải chấp nhận là rượu đó đã bị giảm hương vị.

Mật ong: Ở trong nhiệt độ lạnh, mật ong dễ bị kết tinh và trở nên khó sử dụng.

Tỏi và hành: Hành củ và tỏi không cần phải bỏ tủ lạnh, mà cho dù có bỏ cũng chẳng hay ho gì, chúng sẽ bị xốp đi, thậm chí là nấm mốc.

Bé Thúi (Theo BuzzFeed)

BÍ QUYẾT LÀM CÁC MÓN CHIÊN RÁN NGON HƠN

Món chiên rán là những món ưa thích của nhiều người. Tuy vậy, để có những món chiên rán thơm , giòn ngon, người làm bếp phải có nhiều kinh nghiệm.

Đầu bếp Võ Quốc tại TP HCM chia sẻ bí quyết chiên thức ăn cho đúng, rán đậu phụ làm sao để giòn…

Chiên thức ăn

– Nên đổ dầu ngập thức ăn vừa đủ. Đừng cho dầu nhiều quá nửa chảo, vì khi cho thực phẩm vào chiên dầu sẽ văng ra.

Với những món chiên thì chỉ nên chiên dầu vừa ngập mặt và không quá nửa chảo. Ảnh: N.S.

– Độ nóng của dầu vừa đủ, khoảng 175-190 độ C. Không có dụng cụ đo nhiệt, có thể thử bằng cách thả mẩu bánh mì khô vào dầu. Nếu miếng bánh mì vàng đều là dầu vừa đủ nóng, bánh bị cháy đen ngay do dầu quá nóng. Trường hợp xung quanh mẩu bánh dầu nổi bọt bong bóng cho thấy nhiệt độ vẫn còn chưa đủ.

– Khi chiên thức ăn, dầu canola (một loại dầu ăn làm từ hạt hoa cải) là lựa chọn tốt nhất bởi tính chịu nhiệt cao, không dễ bị phân hủy. Dầu ôliu chỉ tốt khi dùng để ăn sống (trộn với salad) hay xào thức ăn, nhưng dưới nhiệt độ cao khi chiên thức ăn thì hoàn toàn không nên dùng dầu ôliu.

Chế biến món trứng

– Nên để trứng ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C). Lấy trứng ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi nấu sẽ tốt hơn, vì trứng lạnh sẽ dễ bị nứt khi luộc, đóng cục khi nấu hay chiên và sẽ không nổi khi đánh trứng lúc làm bánh.

Để đánh trứng nổi, dụng cụ đánh phải sạch và không dính bơ hay dầu mỡ. Ảnh: N.S.

– Nếu bạn cần chế biến ngay mà không có nhiều thời gian chờ cho trứng lạnh ở nhiệt độ phòng, nên ngâm trứng vào tô nước ấm (không ngâm nước sôi) khoảng 5-10 phút là có thể dùng được.

– Khi cần tách riêng lòng trắng lòng đỏ: Dùng trứng mới và lạnh sẽ dễ tách hơn. Đập trứng vào cái phễu, lòng trắng chảy xuống phễu, lòng đỏ sẽ còn lại trong phễu.

– Khi cần đánh nổi trứng hay lòng trắng, các dụng cụ tiếp xúc trứng phải sạch, không dính dầu mỡ hay bơ, nếu không trứng sẽ không nổi.

– Nếu chỉ cần sử dụng lòng trắng trứng: Cho phần lòng đỏ còn lại vào một chén nước lạnh hay sữa và cất vào chỗ tối. Khi dùng, chỉ cần đổ sữa hay nước đi, lòng đỏ vẫn tươi nguyên.

– Thêm một ít bột chanh hoặc vỏ chanh khô mài nhuyễn vào các món bánh để làm giảm mùi tanh của trứng.

– Nếu không có dụng cụ cắt trứng, nhúng dao vào nước nóng, khi cắt trứng sẽ không bị vỡ.

Chế biến đậu phụ

– Đậu phụ mua về nên luộc sơ trong nước sôi có dằn chút muối, trút ra rổ để ráo nước, đậu phụ sẽ mềm và tươi hơn.

Muốn chiên đậu giòn phải để đậu thật ráo nước. Ảnh: N.S.

– Trước khi chiên đậu phụ nên để thật ráo, hoặc dùng nhiều khăn giấy bao lại, dùng thớt hay vật nặng đè lên miếng đậu phụ khoảng 15-20 phút cho ra hết nước.

– Trẻ nhỏ có thể ăn đậu phụ sống, nhưng tốt hơn hết là nên hấp cách thủy khoảng 5 phút để diệt các vi khuẩn có trong đậu phụ có thể gây khó chịu cho đường ruột của trẻ.

– Đậu phụ trứng, đậu phụ non, óc đậu là những loại đậu phụ mềm, mịn làm từ đậu nành nguyên chất, rất dễ vỡ nên khi dùng chế biến món ăn cần nhẹ tay. Có thể tẩm đậu phụ qua bột hoặc lăn vào trứng gà trước khi chiên để đậu phụ không bị vỡ. Khi hấp món ăn, tránh để nguyên liệu nặng hơn lên đậu phụ mà nên đặt đậu phụ lên trên cùng.

Khánh Hòa (vnexpress.net)

Những ứng dụng hay từ nguyên liệu nhà bếp (phần 1)

Nguyên liệu trong bếp không chỉ để làm đồ ăn hay bỏ đi sau khi sử dụng, nó còn có nhiều công dụng hay khác, nếu biết tận dụng những mẹo này, bạn có thể tiết kiệm được không ít đấy.

Dùng tiêu để đuổi kiến.

Kiến rất sợ tiêu, bạn thử rắc một ít tiêu xay vào chỗ thường trú của kiến, nó sẽ hiểu ngay ý bạn.

Dùng dấm xóa vết bầm

Da bạn bị bầm tím nhìn hơi khó coi, lúc này dùng miếng vải hoặc bông gòn hút giấm rồi bôi vào chỗ bị bầm. Giấm có tác dụng làm lợt đi màu bầm, lại còn giúp da bạn hồi phục nhanh hơn.

Dùng chuối để đánh răng

Bạn có thể tiết kiệm tiền tẩy trắng răng bằng cách dùng vỏ chuối chà quanh răng khoảng 3 phút mỗi ngày. Khoảng vài tuần sau, răng bạn sẽ trắng lên đáng kể.

Dùng nước ấm và đá tách thủy tinh:

Khi bạn chồng hai ly thủy tinh vừa khít thì thường chúng bị hút vào nhau khó hít ra. Lúc này bạn bỏ đá tủ lạnh vào cái ly ở trong, sau đó ngâm ly vào nước ấm. Nhiệt độ cao làm cái ly ở ngoài nở ra, còn nhiệt độ lạnh làm ly ở trong co lại, thế là bạn chỉ cần nhấc nhẹ là 2 cái ly sẽ rời nhau.

Dùng hành khử mùi hóa chất

Một số người không thể chịu nổi mùi của các loại hóa chất dùng trong nhà như sơn hoặc vẹc ni, Nếu hít nhiều những mùi này sẽ gây hại sức khỏe. Bạn có thể khử mùi của chúng bằng cách trộn hành củ / hành tây thái nhỏ với nước trong một cái chén rồi đặt chén ở chỗ cần khử mùi.

Dùng nước luộc để tưới cây

Nước luộc nui, khoai tây nếu còn thừa, bạn có thể bón vào cây trong vườn hoặc chậu, cây sẽ phát triển tốt nhờ vào chất dinh dưỡng trong nước luộc.

Dùng bã cà phê bón phân

Bã cà phê là loại phân bón tốt được nhiều người biết đến với khả năng làm giàu ni tơ cho đất. Nếu nhà bạn có người uống cafe phin và trồng cây cảnh, không nên bỏ qua tác dụng này.

Dùng hành tây làm sáng tranh ngả màu

Tranh sơn dầu để lâu màu trắng sẽ ngả vàng, đừng lo, bạn cắt đôi một củ hành tây rồi chà lên chỗ cần làm sáng sẽ thấy ngay hiệu quả.

Dùng sữa làm dịu vết côn trùng cắn

Khi bị côn trùng cắn sưng đau, ngứa, bạn hãy pha sữa với nước, muối và bôi lên những vết đốt. Với cách này, vết đốt và cơn ngứa sẽ lặn bớt nhanh chóng.

Bạnh Bư tổng hợp.

30 mẹo vặt cho người nội trợ (phần 2)

Những mẹo vặt nhà bếp được lấy từ kinh nghiệm của người nội trợ lâu năm sẽ luôn đem đến cho bạn những bất ngờ vì công hiệu của chúng.

16. Nước cống bạn có được khi thay nước bể cá là phân bón rất tốt cho cây với nito, phốt pho bên trong nó. 

17. Khi rã đông thịt, nên rưới chút dấm lên. Dấm làm mềm thịt, lại còn làm giảm nhiệt độ đóng băng làm rã đông nhanh hơn. 

18. Kem đánh răng là chất đánh bóng đồ bạc rất hữu hiệu.

19. Baking soda không khử mùi hiệu quả cho tủ lạnh bằng than hoạt tính. Mặc dù vậy, nó vẫn rất tốt để khử mùi cống rãnh, mặt bếp và bồn rửa mặt.

20. Mủ của rau, củ có thể khiến đôi tay bạn đen xì. Lúc này hãy chà một vài lát khoai tây đã gọt vỏ hoặc dùng dấm.

21. Bạn mua bánh mì về mà ăn không hết, hãy cho một nhánh rau cần tây tươi vào túi bánh mì và đóng kín lại. Cần tây có thể phục hồi hương vị và kết cấu cho bánh mì.

22. Nếu muối của bạn vón cục, hãy đặt vài hạt gạo vào hộp muối để  nó ấp thụ độ ẩm quá mức trong đó.

23. Băm thái hành dễ khiến bạn “rơi lệ” và chất cay khiến nước mắt bạn phải rơi tập trung ở phần gốc. Do vậy, giảm cay mắt bằng cách để gốc của nó cắt sau cùng. Có một mẹo dân gian là hãy nhai bất cứ thứ gì khi cắt hành để không bị cay mắt.

25. Khi làm món sup, nước sốt, thịt hầm quá nhiều dầu mỡ bạn hãy nhúng vào đó một viên đá. Đá sẽ hút chất béo, ngay sau đó bạn múc đá ra.24. Luôn luôn giữ một cây lô hội trong nhà bếp. Nó là vô giá khi cánh tay bị xước hoặc ngón tay bị bỏng. Chỉ cần bẻ đôi lá nha đam và lấy gel bôi lên vết thương.

26. Nước sôi để nguội sẽ đông nhanh hơn nước lã. Điều này có ích nếu bạn muốn sớm có đá để sử dụng.

27. Nếu hai chiếc cốc của bạn dính chặt vào nhau. Tách nó dễ dàng bằng cách cho đá vào ly bên trong, đổ nước ấm vào ly bên ngoài. Thủy tinh gặp nóng sẽ nở, gặp lạnh sẽ co và bạn sẽ tách hai cốc dễ dàng.

28. Để giúp một ngăn tủ gỗ đóng mở trơn tru hơn hãy bôi nến lên ray cửa

29. Khi bị bầm tím hãy lấy một miếng bông viên tròn và ngâm trong dấm trắng rồi áp nó lên chỗ đau. Vết bầm sẽ giảm thâm và sớm biến mất.

30. Để giữ cho rau quả tươi lâu hãy bọc chúng trong báo trước khi cho chúng vào tủ lạnh.

Thanh Thu – vnexpress.net (theo lifehackery.com)

VÌ SAO BẠN NÊN UỐNG TRÀ XANH MỖI NGÀY?

Một chén trà mỗi ngày không những giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực mà còn phòng chống bệnh tật.

1. Đào thải độc tố

Trà xanh cũng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng là một thuốc lợi tiểu và giúp làm giảm khả năng tích nước. Tác dụng lợi tiểu của trà xanh đã được sử dụng nhiều thế kỷ giúp thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể. Duy trì uống trà xanh hằng ngày giúp ngăn chặn sự tích nước trong cơ thể.

2. Lợi tiểu, giảm huyết áp

Uống trà xanh giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải.

3. Giảm stress

Các thiamine trong trà xanh đã được chứng minh để tạo ra một tác dụng làm dịu bớt căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng bạn có thể uống thử một tách trà và cảm nhận sự khác biệt. Trà xanh khử chất caffein và bạn có thể uống trà xanh thay thế cafe.

4. Chống lão hóa

Rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng mình trà xanh có tác dụng chống lão hóa nhờ các chất vitamin và amino acids khác nhau. Do vậy, uống trà xanh thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C và B… Uống trà một thời gian dài có ích cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường sống thọ và sắc mặt hồng hào.

5. Tốt cho trẻ nhỏ

Không chỉ có tác dụng với người lớn, trà xanh còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ. Nếu mỗi ngày, bạn cho trẻ uống 2 – 3 ly (0,5 – 2g trà/ly), uống vào buổi sáng và uống khi còn ấm có thể bổ sung vitamin, đường và chất fluoride cho cơ thể.

Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa, giúp trẻ nhỏ thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng. Ngoài ra, dùng những chén trà xanh thật đặc, khi còn nóng thả vào vài viên đá để kết tủa tannic acid và dùng nước trà rửa mặt hoặc tắm cho trẻ sẽ làm cho làn da của trẻ mịn màng hơn.

6. Giảm cân

Trà xanh có công dụng giúp tiêu hóa tốt và làm tan mỡ, có thể giúp ích trong việc giảm cân. Đó là vì chất caffeine trong trà giúp làm tăng lượng tiết ra của dịch dạ dày, giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường khả năng phân giải mỡ thừa. Các vitamin trong trà giúp giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên hiệu quả của nó thì mỗi người mỗi khác, mỗi người có sự thích ứng của riêng mình.

9 điều kỵ khi uống trà:

– Không uống trà khi đói bụng
– Không uống trà quá nóng
– Không uống trà lạnh
– Không nấu trà quá lâu
– Không nấu trà nhiều lần
– Không uống trà trước khi ăn
– Không uống trà ngay sau khi ăn
– Không uống thuốc bằng nước trà
– Không uống trà để qua đêm

Cách bảo quản trà

– Cất trà ở những nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, cách mặt đất tối thiểu 50cm.

– Không để chung trà cùng các hàng hóa có mùi như: mỹ phẩm, thuốc lá, xà phòng nước mắm, cá khô, long não…

– Không mở túi/hộp trà nhiều lần, nhất là trong những ngày thời tiết nồm ẩm. Không dùng tay lấy trà trực tiếp trong túi/hộp đựng bởi hơi ẩm, mồ hôi từ tay sẽ làm biến chất lượng trà còn lại.

Trần Quỳnh tổng hợp (ngoisao.net)

NHỮNG THỰC PHẨM ĐƯA BẠN VÀO GIẤC NGỦ NGON NHANH CHÓNG

Ngủ là thời gian để các tế bào của cơ thể, kể cả tế bào não, được phục hồi. Đó là lý do tại sao thiếu ngủ sẽ làm bạn mệt mỏi, choáng váng, mất tập trung… Sau đây là một số loại thực phẩm giúp bạn ngủ ngon hơn.

Hạnh nhân

Những loại hạt không ướp muối, đặc biệt là hạnh nhân, được xem là một loại “thực phẩm tăng lực” quan trọng giúp bạn ngủ ngon hơn. Hàm lượng chất magnesium trong hạt giúp bạn ngủ thẳng giấc và thúc đẩy việc thư giãn cơ. Bên cạnh đó, hàm lượng protein trong hạt cũng giúp ổn định mức đường huyết trong khi ngủ. Nên ăn 2-3 hạt hạnh nhân khoảng 1 giờ trước khi lên giường.

Sản phẩm sữa

Phô-mai, sữa và sữa chua được xem là những nguồn cung cấp chất tryptophan có khả năng gây ngủ tự nhiên. Bạn thậm chí có thể dùng những loại thực phẩm này để an định thần kinh trước khi ngủ do hàm lượng calcium trong chúng có tác dụng giảm stress và ổn định các sợi thần kinh.

Trứng luộc

Nếu khó ngủ, bạn có thể ngồi dậy và “chén” một quả trứng luộc. Với hàm lượng protein cao, trứng giúp bạn cải thiện giấc ngủ và duy trì vóc dáng, nghĩa là nó cung cấp cho bạn một sự bảo vệ toàn diện. Tuy nhiên, nếu bạn có mức cholesterol cao chỉ nên ăn lòng trắng trứng.

Ngũ cốc

Các cuộc nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh ngũ cốc nguyên hạt ít đường có thể giúp con người ngủ ngon hơn. Ngũ cốc được bổ sung thêm sữa chua có thể giúp kích hoạt chất serotonin trong não, vốn có khả năng chi phối tâm trạng và giấc ngủ. Khi mức serotonin trong cơ thể tăng cao, chúng làm cho con người cảm thấy buồn ngủ.

Bắp rang không béo

Loại bắp rang này chứa một hàm lượng carbohydrate đủ để hỗ trợ việc đưa chất tryptophan vào não. Tryptophan được dùng để sản xuất chất có tác dụng kích thích giấc ngủ là serotonin. Vì thế, bạn có thể ăn một ít bắp rang trước giờ đi ngủ để có giấc ngủ ngon, đương nhiên đó phải là loại bắp rang không chứa chất béo.

Mật ong

Hãy thêm chút mật ong vào bát ngũ cốc mà bạn dùng lúc đêm khuya hoặc nhỏ vài giọt vào ly nước uống trước khi ngủ. Mật ong có thể tạo ra một sự khác biệt đáng kể trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Những đặc tính kích thích giấc ngủ của mật ong khiến loại thực phẩm này trở thành một liệu pháp hữu dụng cho người bị mất ngủ.

(ST)

Sử dụng gia vị đúng cách

Không nên nêm mì chính vào lúc thức ăn đang sôi ở nhiệt độ cao, chỉ tầm 70 – 80 độ C là vừa phải.

Tỏi, hành

Đây là gia vị có mùi hăng nên bạn cần cẩn thận về liều lượng khi dùng. Nếu ướp hành, tỏi quá tay bạn sẽ làm mất mùi vị đặc trưng của thực phẩm.

Khi rán trứng với hành, các bà nội trợ thường trộn đều hành với trứng rồi đổ cùng lúc vào chảo rán. Thói quen này sẽ không tận dụng được mùi thơm của hành, làm trứng và hành chín không đều. Cách làm đúng là cho hành, tỏi vào dầu trước, xào đến khi hành tỏa mùi thơm rồi cho trứng vào sau.

Không nên dùng hành tây, tỏi tây để trang trí món ăn. Chỉ dùng nấu chung với các nguyên liệu khác để tận dụng hết mùi thơm.

Giấm

Giấm giúp khử mùi và tăng hương vị cho món ăn. Một số người làm món sườn xào chua ngọt hay cho giấm vào sớm. Như thế, mùi giấm sẽ át mất vị ngọt, thơm đặc trưng của thịt và đường khi rán vàng. Chỉ pha giấm với nước sốt cà và rưới lên sườn đã chín vàng, đun sôi vài phút, nhấc xuống.

Khi chế biến các món nộm gỏi, trộn có thịt, bạn nên dùng chanh thay giấm.

Quế và hồi

Khi dùng dạng cây, bạn cho chúng vào lúc ướp nguyên liệu và lúc nấu để tận dụng hết hương thơm. Nếu dùng dạng bột, bạn nên hòa với một ít nước.

Không cho quế, hồi vào dầu đang nóng vì sẽ gây cháy, món ăn có mùi hăng và vị đắng.

Hạt tiêu

Các bà nội trợ hay ướp tiêu vào thức ăn trước khi chế biến để tạo mùi thơm. Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất mùi thơm đặc trưng. Tốt nhất, chúng ta chỉ nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.

Ngoài ra, trong hạt tiêu có một lượng dầu rất nhỏ để giữ hương thơm. Tiêu xay sẵn sử dụng tiện lợi nhưng sẽ bị mất mùi nhanh chóng. Do đó, các bà nội trợ muốn giữ tiêu dùng lâu dài nên để nguyên hạt, cất nơi khô thoáng. Khi cần dùng mới lấy tiêu ra xay nhuyễn. Như vậy, tiêu sẽ đảm bảo thơm ngon.

Mật ong

Trong mật ong có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như carbohydrate, chất chống ôxy hóa, axít béo, axít amin, các vitamin và khoáng chất. Các chất này dễ bị phân hủy khi ta đun nóng, chưng cất mật ong ở nhiệt độ cao. Chỉ nên pha mật ong vào nước ấm, trà hoặc sữa ở khoảng 40 độ C trở xuống.

Khi bảo quản mật ong, nên để trong lọ thủy tinh, nơi tránh nắng. Không nên để trong lọ kim loại vì dễ bị biến chất và có thể gây ngộ độc khi dùng. Khi thấy trong lọ mật có nhiều bọt khí nghĩa là đã biến chất, nên bỏ đi.

Gừng

Gừng thường được dùng để ướp thịt, cá và khử mùi tanh. Trong gừng có chứa men zingibai làm thịt mau mềm. Khi sử dụng, bạn nên rửa sạch và để cả vỏ vì có tác dụng chữa bệnh và tăng hương vị.

Không nên dùng những củ gừng để lâu vì có chứa độc tố lưu huỳnh gây hại cho gan.

Mù tạt

Gia vị này giúp khử mùi tanh của thủy hải sản và kích thích vị giác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì chất enzyme tạo mùi của mù tạt rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Bạn không nên dùng mù tạt thay ớt khô hoặc ớt bột trong các món lẩu cay.

Đường, mì chính (bột ngọt)

Khi thực hiện các món rán và nướng, bạn chỉ nên dùng ít đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu gây mất thẩm mỹ và có vị đắng.

Khi nêm mì chính, chúng ta không nên cho vào lúc thức ăn đang sôi ở nhiệt độ cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chỉ nên cho mì chính vào khi thức ăn để khoảng 70 – 80 độ C. Đồng thời, người nội trợ nên nêm một lượng nhỏ mì chính vừa đủ để kích thích vị giác. Không nên cho quá nhiều loại gia vị này vào thức ăn vì một số người dị ứng với bột ngọt có thể bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí bị ngộ độc.

NS

5 LỜI KHUYÊN VỀ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIM

Hiện nay, phần lớn người có nguy cơ mắc bệnh tim chỉ chú ý làm sao để hạ cholesterol máu ở mức ổn định trong chế độ dinh dưỡng, Nên hàng ngày đành phải từ bỏ các món ăn khoái khẩu. Song các chuyên gia về tim mạch lại khuyên rằng: để có một trái tim khỏe mạnh, không nhất thiết phải kiêng khem quá khắt khe, mà cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày sao cho đầy đủ và hợp lý.


Giảm lượng muối ăn

Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế lượng muối ăn.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo lượng muối ăn tối đa trong chế độ ăn mỗi ngày là 3g, nhưng thông thường chúng ta ăn gấp đôi số này. Vì trong thức ăn chế biến sẵn và các loại thực phẩm tự nhiên cũng đã có một lượng muối khoáng nhất định. Do đó, chú ý hạn chế các thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối.

Giảm chất béo trong chế độ ăn

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế sử dụng chất béo với cơ cấu lượng mỡ dưới 30% tổng năng lượng, nhất là lượng chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa cần phải hạn chế dưới 10% vì nó là nguyên nhân chính và trực tiếp làm tăng cholesterol máu và cholesterol tăng cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra chứng xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch vành. Do đó, cần phải thực hiện chế độ ăn giảm đến mức tối đa lượng cholesterol. Và phải thực hiện việc điều trị triệt để tình trạng tăng cholesterol

Tăng lượng chất bột chiếm 50 – 55% tổng số năng lượng

Chất bột là chất cần gia tăng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhưng chỉ dừng lại ở mức 50 – 55%, loại chất bột có trong các loại trái cây. Các loại rau quả, trái cây và hạt nguyên vỏ ngoài việc cung cấp tinh bột nó còn chứa nhiều chất rất có ích cho sức khỏe tim mạch và ung thư như chất xơ, chất chống oxy hóa…

Tinh bột còn có trong các sản phẩm như: ngũ cốc, cơm, các loại mì ống và bánh mì.

Hạn chế lượng đạm ở khoảng 15% tổng số năng lượng

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bình thường, lượng chất đạm chiếm 30% khẩu phần và đối với người mắc bệnh tim mạch, trong khẩu phần ăn, lượng đạm chỉ nên chiếm 15% tổng nhu cầu năng lượng.

Cần tránh xa bia, rượu

Các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng rượu có tác dụng phức tạp đối với sức khỏe tim mạch. Do đó, cần phải tránh xa bia rượu. Mặt khác, các chuyên gia tim mạch lại cho rằng việc uống một ít rượu vang đỏ làm giảm nguy cơ lên cơn đau tim, vì các lý do như sau:

Thứ nhất, rượu làm tăng nồng độ loại cholesterol tốt (HDL) trong máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim.

Thứ hai, vài loại rượu có khả năng hạn chế sự đông máu, đây là quá trình chính dẫn đến cơn đau tim.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa xác định chính xác chất nào có trong rượu vang đỏ có tác dụng hạn chế đông máu nói trên.

Kiểm soát trọng lượng

Béo phì, thừa cân là yếu tố nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý như: đái tháo đường, tim mạch. Do vậy, trong chế độ ăn hàng ngày việc giảm cung cấp năng lượng sẽ làm giảm nguy cơ béo phì. Ngoài ra, còn phải tập thể dục thể thao để cơ thể duy trì cân nặng ở mức lý tưởng

Tóm lại, để có thể phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, ngoài việc phải tập luyện thể dục thể thao thì chế độ ăn đầy đủ chất trong phạm vi nhất định theo tỉ lệ nhất định có vai trò rất lớn.

Theo BS. HỒ VĂN CƯNG/SK&ĐS