NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN CÀ CHUA ĐỂ TRÁNH GÂY HẠI CHO CƠ THỂ

CÀ CHUA là loại quả được dùng nhiều nhất trong các bữa ăn trên thế giới. Cà chua được công nhận là mang lại nhiều chức năng tốt cho cơ thể như ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tình dục, tốt cho người viêm thận… tuy vậy, có một số đối tượng được khuyên là nên hạn chế hoặc tránh xa loại quả hấp dẫn này.

Bệnh nhân đau dạ dày: Người bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua để tránh làm bệnh tăng thêm. Không được ăn cà chua bị ủng, nát để phòng chống bị ngộ độc. Lượng a-xít hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng các bài thuốc từ cà chua.

Bệnh nhân mắc bệnh phong: Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.

mav059

Không ăn cà chua sống và dưa chuột cùng lúc: Tại sao không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc? Lý do là bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.

Không nên ăn cà chua khi bạn uống thuốc chống đông máu: Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan. Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này.

Không ăn cà chua lúc đói: cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác. Vì vậy, nếu ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với a-xít làm hình thành các cục không hòa tan, gây khó chịu cho dạ dày. Nếu ăn cà chua lúc đói có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.

Không nên đun cà chua quá kĩ: Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao quá lâu hoặc đun đi đun lại nhiều lần thì sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cà chua. Vì vậy, không nên đun cà chua quá lâu để giữ lại được các chất dinh dưỡng bạn nhé!

Không ăn cà chua xanh: Ăn cà chua lúc chưa chín là một sai lầm lớn vì bạn có thể sẽ bị ngộ độc. Bởi trong cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn hợp chất có tên ‘alkaloid’ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua sẽ giảm dần và hết khi cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua chưa chín, tuyệt đối không nên ăn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Theo B.T. Laodong.com.vn

Những thức uống giúp giảm cân hiệu quả

Đây là những loại thức uống tốt cho sức khỏe và có thể áp dụng như những phương thức giảm cân của bạn.

Nước lọc

Khi bạn muốn giảm béo, quan trọng nhất là giữ đủ nước. Điều này giúp bạn duy trì sự cân bằng chất lỏng, ngăn lưu giữ nước trong cơ thể (nguyên nhân khiến vòng eo tăng), và bên cạnh đó, nó còn tạo cảm giác no, khiến bạn ăn ít đi.

Có thể thêm vào nước lọc một ít hương vị từ thảo mộc, hoa quả họ cam, chanh, dưa leo xắt lát cũng như những chất gia vị ít calo khác.

Nước dưa hấu

Nước ép không pha đường là nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhất là dưa hấu. Ăn hoặc uống nước ép dưa hấu còn có tác dụng chống ung thư, đồng thời arginine trong nó có thể giúp tăng cơ và giảm mỡ hiệu quả.

 Trà bạc hà lạnh

Thức uống này rất mát mẻ trong ngày nóng, và còn có tác dụng rất mạnh giúp giảm vòng eo. Trà bạc hà giúp dạ dày tiêu hóa chất béo, đảm bảo ngay cả những thực phẩm giàu chất béo như bánh mì kẹp thịt và thịt nướng được tiêu hóa một cách nhanh chóng.

Sinh tố dứa

Loại thức uống này có 2 thành phần giúp làm giảm mỡ bụng. Một muỗng canh dầu hạt lanh chứa axit béo không bão hòa đơn (MUFAs) giúp làm phẳng bụng, và dứa chứa bromelain, một loại enzyme giúp phá vỡ protein, dễ tiêu hóa.

Trà xanh

Ngoài tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư và bệnh tim mạch, trà xanh còn chứa catechin, chất chống oxy hóa đã được chứng minh có tác dụng làm giảm mỡ bụng. Nếu bạn uống trà xanh trước khi tập thể thao, những hợp chất này cũng đẩy nhanh lượng mỡ bị đốt cháy trong quá trình tập luyện.

Socola đen nóng

Socola giúp bạn giảm cân vì nó làm giảm sự thèm ăn và lượng thức ăn nạp vào nói chung.

Tuy nhiên, thức uống này chứa đến gần 400 calo, gần như một bữa ăn chính. Bạn có thể dùng nó trong bữa sáng để kiềm chế sự thèm ăn trong cả ngày.

Theo Lan Thảo (Pháp luật TP.HCM/ fitbie)

Táo ta: bổ dưỡng, chữa được nhiều bệnh

Táo ta là loại trái cây dân dã, dòn, có vị chua chua ngọt ngọt hấp dẫn. Hơn nữa, loại quả này còn chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng phòng ngừa và trị bệnh rất hiệu quả.

Táo ta đang vào mùa, không khó để bạn có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của quả táo ta, bởi vào dịp này táo ta xuất hiện rất nhiều trên những gánh hàng rong ngoài phố. Các bà nội trợ hãy mua cho mình và cả gia đìnhnhững quả táo ta ngon ngọt không chỉ để dùng để tráng miệng mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Giá trị dinh dưỡng của táo ta

Táo có tên khoa học là Malus domesticus, thuộc họ hoa hồng. Táo có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh.

Theo GS. TS Phạm Xuân Sinh, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội, táo ta chứa dồi dào kali, vitamin A và vitamin C (cao hơn lượng vitamin C trong cam và quýt từ 7 – 10 lần), giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các căn bệnh thông thường như cảm lạnh, sốt, ho, đau họng rất hiệu quả.

Công dụng chữa bệnh

Giàu chất chống oxy hóa

Cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ của Trung Quốc. Vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ô xy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nước ép trái táo ta có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các khối u gây hại cho tế bào máu có thể dẫn đến bệnh bạch cầu. Đó là vì, táo ta chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa có lợi cho sức khỏe.

Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, trong cam, có tác dụng chống các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và mất ngủ. Chữa chứng suy giảm trí nhớ: một nắm quả táo đun trong 1/2 lít nước cho cạn còn khoảng 250ml, thêm ít mật ong hoặc đường cho vừa ngọt và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Giúp nhuận tràng

Cũng theo GS. TS Phạm Xuân Sinh, quả táo, giúp nhuận tràng rất tốt, đặc biệt là với những người cao tuổi. Trong quả táo chứa carbon hydrad, protein, chất béo, chứa rất nhiều các vitamin A, C và các chất nguyên tố vi lượng Ca, P… đặc biệt thịt quả táo ta còn có anthranoid, làm nhu nhuận đại tràng.

Thịt quả táo, sau khi đập bỏ hạt, đồ chín, thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc bổ thận âm hoặc kích thích tiêu hóa, thường phối hơp với hoài sơn, bạch linh, mẫu đơn bì, trạch tả, thục địa.

Chữa ho, hen suyễn

GS Phạm Xuân Sinh cho biết, đối với người bị ho, hen suyễn thì sử dụng lá táo để chữa trị rất hiệu quả. Bạn có thể chọn các lá bánh tẻ, khoảng 200 – 300g, sao vàng sắc uống, ngày hai lần trước bữa ăn một giờ, chữa các bệnh ho hen suyễn. Có thể uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng.

Đối với những người bị ho gà hoặc ho lâu ngày, có thể lấy lá táo, lá chanh, lá dâu tằm mỗi vị 200g-300g, sắc uống 2-3 lần trong ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết triệu chứng. Nước sắc lá táo cũng có thể dùng cho những trường hợp bị chứng tăng huyết áp. Cao lá táo dán nhọt, để trừ mủ các nhọt độc, nhọt bọc, đặc biệt các nhọt có nhiều mủ, quánh đặc, khó nặn ra, hoặc lá táo sắc lấy nước để rửa các vết thương nhiễm khuẩn có mủ…

Nếu như bị cảm cúm, bạn hãy lấy một muỗng dịch ép tươi của quả táo, thêm một nhúm nhỏ bột hạt tiêu, uống một lần trong ngày sẽ ngăn ngừa được chứng cảm lạnh.

Chữa bệnh dạ dày

Táo ta còn có thể chữa được cả bệnh đau dạ dày và chứng viêm dạ dày mãn tính. Để làm điều đó cần gọt vỏ quả táo, sau đó đem xay thật nhuyễn rồi ăn loại bột táo tươi này vào buổi sáng vào lúc bụng đói. Cố gắng không dùng thức ăn khác trong vòng 5 giờ sau đó để bột táo phát huy hết tác dụng. Tiếp tục làm như vậy để chữa bệnh dạ dày.

Ngăn ngừa chứng táo bón

Táo xanh có chứa acid chlorogenic có tác dụng thúc đẩy loại bỏ acid oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa nói chung. Vì thế ăn táo còn làm tăng cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa chứng táo bón.

Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh

Theo GS Phạm Xuân Sinh, nhân táo cũng là một vị thuốc rất tốt chữa mất ngủ, đâu đầu, suy nhược thần kinh. Bàng cách lấy hắc táo nhân, ngải tượng (củ bình vôi), mỗi thứ 8g, liên tâm 6g, phục linh 5g, cam thảo 4g, sắc uống, ngày một thang, uống 3 lần, sau bữa ăn, nên uống nước đầu vào bữa tối để dễ ngủ.

Chữa chứng thiếu máu

Những người bị thiếu máu, bị thiếu các vitamin và giảm mức hemoglobin nên ăn táo ta. Bởi lẽ, loại quả này được dùng để điều trị bệnh gút và viêm khớp mãn tính, ngăn cản sự hình thành acid uric. Ngoài ra, táo ta còn là thứ trái cây tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với hiệu ứng bức xạ và có tác dụng tăng lực cho cơ thể.

Giúp giảm cân

Nếu bạn đang tìm đến những phương pháp giảm cân thì táo xanh là sự lựa chọn ưu việt. Hãy ăn ít nhất một trái táo mỗi ngày vì chúng có thể ngăn chặn sự tích tụ chất béo bằng cách hấp thụ chúng từ các mạch máu và duy trì lượng máu bình thường đến tim. Điều này cải thiện sự trao đổi chất, giúp cân nặng của bạn nằm trong vùng kiểm soát.

D. Hoàng (Tổng hợp)

Theo Nguoiduatin.vn (http://www.nguoiduatin.vn/nhung-loi-ich-dang-ngac-nhien-cua-qua-tao-ta-a170185.html)

ĂN NHIỀU ĐƯỜNG: HẠI NHIỀU ĐƯỜNG

PNO – Đường là dưỡng chất cần thiết để cơ thể chuyển hóa năng lượng, giúp tinh thần sảng khoái và khoẻ khoắn hơn. Thế nhưng theo các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tim mạch Mỹ, tiêu thụ quá nhiều đường mỗi ngày sẽ là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

1. Gây nghiện

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học James Cook (JCU – Úc) cho biết, đường cũng là một trong những chất dễ gây nghiện giống như cocaine. Chúng kích thích sự hứng thú của thần kinh trung ương khiến cho nhiều người khó lòng từ bỏ chất ngọt này. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng béo phì ở trẻ em và cả người lớn.

Theo ông Paul van der Velpen, người đứng đầu Cơ quan y tế Amsterdam (Hà Lan), đường là chất gây nghiện nguy hiểm trong thời đại ngày nay. Chuyên gia này tin rằng, từ bỏ thói quen ăn đường cũng khó như bỏ thuốc lá, nên tốt nhất là đừng để mình bị phụ thuộc vào đường bằng cách hạn chế thức ăn ngọt hoặc nêm nhiều đường vào món ăn.

2. Gây béo bụng

Đường sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành chất béo nếu như chúng không được tiêu thụ hết. Một điều đáng nói là các chất béo này thường tích tụ rất nhiều ở phần bụng chứ không phải phân tán đều khắp cơ thể. Do đó, nguy cơ “bụng phệ” sẽ tăng cao nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều chất ngọt.

3 Gây tiểu đường, tim mạch và ung thư

Các nhà khoa học Mỹ cho biết, tiêu thụ nhiều chất ngọt cũng góp phần làm cho lượng đường huyết trong cơ thể mất ổn định, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Trong khi đó, một tổng kết mới đây cho thấy những người bị tiểu đường thường có nguy cơ ung thư đại tràng rất cao.

Tổng hợp kết quả của 14 công trình nghiên cứu quốc tế trên tạp chí y khoa American Journal of Gastroenterology cho thấy những người bị tiểu đường týp 2 dễ mắc ung thư đại tràng hơn 38% so với những người không bị tiểu đường. Mặc dù còn một số yếu tố khác như tuổi cao, béo phì và hút thuốc lá, nhưng mối liên quan giữa tiểu đường và ung thư vẫn là chính.

4. Làm xấu da

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Age Journal (Mỹ) cho thấy, lượng đường huyết trong cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến làn da của bạn. Cụ thể, cứ tăng 1 millimole đường trong mỗi một lít máu, có thể khiến khuôn mặt của bạn trông già hơn.

Một nghiên cứu khác trên tạp chí British Journal of Dermatology (Anh) vào năm 2007 cũng chứng minh điều tương tự. Theo đó, chất collagen và protein có tác dụng duy trì độ ẩm và tính co giãn của làn da dường như có thể bị tổn hại do quá trình glycation gây ra. Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, glycation là một tiến trình khi lượng đường huyết cao kết hợp với protein sẽ tạo thành các protein không mong muốn, gây nên những tổn hại cho làn da. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, nếu muốn duy trì sự trẻ trung, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đường.

5. Tăng huyết áp

Dùng quá nhiều thức ăn ngọt cũng sẽ làm tăng mức độ insulin trong cơ thể, khiến cho thận tái hấp thu natri và nước, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước và natri trong cơ thể. Thể tích máu tăng sẽ gây ra huyết áp cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

6. Làm suy yếu hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy, ăn nhiều đường sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể, từ đó khiến cho các bệnh viêm nhiễm lâu bình phục.

7. Không tốt cho thị lực

Theo báo cáo của Hiệp hội chống cận thị Nhật Bản, tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dễ tăng dễ dẫn đến bệnh cận thị.

Bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng của Mỹ, B. Lein, dựa trên nhiều số liệu về dinh dưỡng của người bệnh mà ông đã điều trị, khẳng định “bệnh cận thị phát triển không chỉ do mắt mệt mỏi bởi làm việc nhiều quá mà còn do ăn uống không đủ các chất cần thiết. Một chế độ ăn thừa đường, canxi, protein và thiếu crôm sẽ làm cho bệnh cận thị nặng thêm”.

8. Gây sâu răng

Nguyên nhân khiến bé bị sâu răng chủ yếu do khi bé ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất đường mà không vệ sinh răng sạch sẽ. Thông thường, chỉ 15 phút sau khi ăn, các vi sinh vật này sẽ hấp thu và tiêu hóa chất đường, biến đường thành axit hữu cơ làm mất khoáng men răng dẫn đến sâu răng. Bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây sâu răng như bánh, kẹo, trà sữa, nước ngọt… để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ.

Mỗi ngày nên tiêu thụ bao nhiêu đường?

Tuy đường có nhiều tác hại nhưng bạn không cần phải kiêng cữ hoàn toàn mà chỉ nên tiêu thụ đường ở mức độ vừa phải. Trung bình mỗi ngày không nên dùng vượt quá 20g đường đối với nữ và 39g đối với nam.

ĐÌNH HUỆ ( http://phunuonline.com.vn/dinh-duong/an-de-khoe/8-tac-hai-cua-viec-an-nhieu-duong/a130013.html)

(Theo becomegorgeous.com)

Ai không nên ăn ngao, hến?

Ngao, hến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng kết hợp trong chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong gia đình có nhiều người ở những lứa tuổi và bệnh lý khác nhau, liệu có thể cùng sử dụng các món ăn từ ngao hay không?

Cùng với cua, tôm, cá thì ngao, hến là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất.

Selen là dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động cùng các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do ôxy hóa – một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương xương khớp.

Tuy nhiên, trong ngao, hến có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì (hầu hết đều là sản phẩm của các ngành công nghiệp).

Ăn phải ngao, hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.

Là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao nên ngao, hến cũng là loại có thành phần purin cao nên người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều đối với những người có bệnh gút hoặc tiền sử bệnh gút.

Lưu ý là sau khi ăn ngao, hến không nên ăn hoa quả vì dễ bị đau bụng.

Hoa quả còn ảnh hưởng đến hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể. Lượng tannin hoa quả kết hợp với protein, can xi sẽ tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Cũng không ăn ngao,hến với thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc.

Không nên ăn ngao, hến và uống bia cùng lúc, bởi sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm… dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.

Ngao  không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của trai hến và các loài nhuyễn thể có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị trúng độc.

Vì vậy, trước khi lựa chọn và chế biến, các bà nội trợ cần lưu ý:

Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.

Để chọn được trai hến có tươi sống không, cần kiểm tra như sau:

– Dùng tay chạm vào vỏ. Nếu trai tươi sống, vỏ sẽ từ từ khép lại.

– Mùi trai sống thường không quá nồng nặc, hoặc quá tanh. Ngao biển có mùi nước biển nhiều hơn.

– Không nên mua ngao hến vỏ đã bị sứt, giập, vỡ… vì dễ bị nhiễm các vi khuẩn.

Theo Nguoiduatin

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN MĂNG

Măng là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm người Việt. Tuy là một món ngon, bổ dưỡng, nhưng măng cũng sẽ gây hại khi dùng không đúng lúc, nhất là khi bạn đang mắc một số bệnh.

Trong măng có chứa nhiều chất xơ, giúp cơ thể tránh chứng táo bón. 100 g thịt măng có chứa 5,5 g bột đường, 0,8-2 g chất đạm, 0,1 g chất béo, 15 mg calci, 0,6 mg sắt và nhiều sinh tố (B1: 0,07 mg, B2: 0,1mg, PP: 0,7 mg, C: 8 mg).

Trong một số trường hợp, những người bệnh dưới đây không nên ăn măng vì sẽ không tốt cho sức khỏe.

Người bị đau dạ dày không nên ăn măng

Bệnh đau dạ dày thường chuyển thành mãn tính, hay tái đi tái lại và ít người kiên trì chữa trị hết hẳn. Người bệnh đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống ngay cả sau khi đã chữa trị, để giúp dạ dày có thể hoạt động tốt trở lại và hạn chế sự tái phát.

Không ăn măng vì nó có chứa một hàm lượng acid cyanhydric (khoảng 230 mg trong một kg măng củ) là chất độc hại cho dạ dày.

Người bị bệnh gút không nên ăn măng

Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.

Người bị bệnh thận không nên ăn măng

Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường. Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.

Theo Phương Vũ – Gia đình Việt Nam

Ăn mít làm giảm nguy cơ ung thư

Mít là loại trái cây có chứa nhiều dinh dưỡng như kali, vitamin A, vitamin C cùng một số khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh rằng trong mít có chứa nhiều chất phytonutrient – chất rất có lợi cho sức khỏe, chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và giúp bạn lấy lại sinh lực ngay sau khi ăn. Chính vì lý do đó, ăn mít có tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người.

Chống lại ung thư

Mít là một nguồn giàu chất chống oxy hóa, dinh dưỡng thực vật và flavonoid có lợi cho việc bảo vệ bạn khỏi các bệnh ung thư. Có được lợi ích này là do mít chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp bảo vệ khỏi các gốc oxy tự do.

Các gốc tự do được sản xuất ra là do sự mất cân bằng oxy hoá. Các gốc tự do gây tổn thương DNA trong các tế bào và biến đổi các tế bào bình thường thành tế bào ung thư.

Chất chống oxy hóa trong mít có tác dụng trung hòa các gốc tự do và hoạt động như một lá chắn để bảo vệ DNA khỏi các gốc tự do. Mít bảo vệ bạn khỏi ung thư ruột già, ung thư phổi và ung thư khoang miệng.

Duy trì sức khỏe đôi mắt và làn da

Mít có chứa nhiều vitamin A, một chất dinh dưỡng có tác dụng lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da. Mít có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.

Tăng cường hệ miễn dịch

Mít là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Với hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao tăng cường bảo vệ hệ miễn dịch của bạn chống lại các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh và cúm. Vitamin C cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch không bị nhiễm trùng.

Ung thư đại tràng

Mít chứa thực phẩm béo giúp làm sạch độc tố ra khỏi ruột kết (đại tràng). Do đó làm giảm những tác động của độc tố trong ruột kết và bảo vệ bạn khỏi ung thư đại tràng.

Phương thức để trị chứng cao huyết áp

Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Ngăn ngừa thiếu máu

Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng thì mít là trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.

Tốt cho xương

Mít chứa lượng canxi cao giúp tăng cường và bảo vệ xương khỏe mạnh. Canxi đã được chứng minh thực phẩm tốt nhất để ngăn ngừa bệnh loãng xương.

Theo Huyền Cao – Người tiêu dùng

Nguồn: http://www.nguoitieudung.com.vn/an-mit-lam-giam-nguy-co-ung-thu-d24591.html

CÁC BÀI THUỐC TỪ ĐẬU ĐEN

Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…

Đông y gọi đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu… những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…

Một số cách trị bệnh bằng đậu đen:

Trị đau lưng: đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lung đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái.

Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, kết quả khá tốt.

Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: đậu đen 50g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.

Trị mắt mờ ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt: đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.

Trị âm hư hỏa vượng (biểu hiện sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận): đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.

Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: 50g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2 – 3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15 – 20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g.

Trị phù thũng do thận hư yếu: đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.

Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài.

Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.

Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống. Tiểu ra máu: đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.

Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.

Làm giải rượu: uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.

Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.

Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón:đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2 – 3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 – 3 lần, tác dụng rất hay.

Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 – 100g nấu uống trong ngày.

Theo BS. Hoàng Trung

Sức khoẻ & Đời sống

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/y-hoc-co-truyen/dau-den-tri-dau-lung-20141007223607844.htm

Bài thuốc chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả từ RAU DIẾP CÁ

Rau diếp cá hay Giấp cá, ngư tinh thảo là loại rau cỏ nhỏ, mọc nơi ẩm ướt, thân ngầm. Xưa nay rau diếp cá thường được dùng làm gia vị trong ẩm thực và cũng là loại thảo dược giúp thanh nhiệt, sát trùng, lợi tiểu, giải độc trong y học cổ truyền. Sau đây là một số bài thuốc đơn giản từ rau diếp cá:

– Chữa bệnh trĩ: Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại dịt vào hậu môn.

Chữa táo bón: Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.

Chữa sốt ở trẻ em: Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.

– Chữa kinh nguyệt không đều: Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.

– Chữa viêm âm đạo: Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. ho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.

– Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lá diếp cá ăn sống hoặc giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt.

– Chữa bệnh viêm tai giữa: Lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 60ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.

– Chữa viêm phế quản: Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc, uống dần trong ngày.

– Điều trị sỏi thận: 20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.

– Trị mụn nhọt sưng đỏ (chưa có mủ): 12g diếp cá, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn nhọt rồi băng lại. Ngày thực hiện 2 lần. Làm trong 3 ngày, mụn nhọt sẽ đỡ sưng đau nhanh chóng. Trị vú sưng đau do tắc sữa: 25g diếp cá khô, táo đỏ 10 quả. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trong 3 – 5 ngày.

– Trị chứng đái buốt, đái dắt: 20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày

– Chữa sốt nóng trẻ em: 20g diếp cá, rửa sạch, giã nát lấy nước bỏ bã. Ngày uống 2 lần, dùng đến khi hết sốt. Hoặc 15g diếp cá, 12g lá hương trà loại nhỏ, rửa sạch, nấu nước uống. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Dùng đến khi hết triệu chứng sốt.

– Chữa đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh: 35g diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã nát, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt sưng đau khi đi ngủ. Thực hiện trong 3 – 5 ngày.

NHỮNG THỰC PHẨM QUEN THUỘC NHƯNG RẤT HẠI CƠ THỂ NẾU DÙNG QUÁ LỐ

(PLO) – Bạn biết rằng không nên ăn nhiều các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe – Nhưng có vài loại thực phẩm bổ dưỡng nếu dùng quá nhiều cũng đem tới nguy hiểm. Chúng rất ngon và có lợi, nhưng bạn nên nhớ đừng ăn với số lượng lớn.

Cam và cà chua

Theo Gina Sam, giám đốc Trung tâm Tiêu hóa Motility Mount Sinai tại bệnh viện Mount Sinai, bạn không nên ăn quá nhiều những trái cây ngon lành này, vì chúng có tính axit cao.

Lượng axit tăng khi ăn quá nhiều cam và cà chua có thể dẫn đến trào ngược. Ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến chứng Barrett thực quản, một chứng rối loạn tiền ung thư trên niêm mạc thực quản. 

Gina Sam đề nghị không ăn quá 2 quả cam hay cà chua mỗi ngày, và nên tránh nếu bạn đã có triệu chứng trào ngược.

 Cá ngừ đóng hộp

Đây là món ăn có lượng calo thấp, dễ ăn và dễ chuẩn bị. Nhưng ăn quá nhiều cá ngừ đóng hộp dễ bị thủy ngân cao vì lượng thủy ngân trong cá ngừ cao hơn ở các loài cá khác.

Lượng thủy ngân quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực, thính lực và khả năng nói suy giảm, thiếu phối hợp và yếu cơ. Bạn không nên dùng nhiều hơn 3-5 hộp cá ngừ một tuần, và cố gắng thay bằng những món cá có lượng thủy ngân thấp hơn như cá hồi, tôm…

 Nước

Dù chuyển hóa hydrat là cơ sở để có sức khỏe tốt, uống quá nhiều nước có thể dẫn đến nhiễm độc nước, theo Alan R. Gaby, MD, tác giả của sách Giáo khoa Dinh dưỡng y học.

Điều này xảy ra khi lượng nước quá nhiều làm loãng natri trong cơ thể, dẫn đến nồng độ máu có natri thấp bất thường, có thể dẫn đến suy giảm chức năng não, thậm chí tử vong. Uống quá nhiều nước thường chỉ xảy ra với những vận động viên hoạt động quá sức hay những người tự buộc mình làm như vậy.

Bạn có thể tự kiểm tra lượng nước mình uống bằng cách thử nước tiểu: Nếu nó luôn trong suốt, hãy giảm lượng nước uống vào.

 Đậu nành

Trong khi đậu nành có thể giúp kiểm soát mức cholesterol và huyết áp khi được tiêu thụ ở mức vừa phải, nó cũng ức chế sự hấp thu sắt, ăn quá nhiều có thể gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Ngoài ra, vì đậu nành có chứa các hợp chất giống như estrogen (isoflavone), dùng lượng quá lớn trong thời gian dài có thể gây ra chứng tăng sản nội mạc tử cung dẫn đến ung thư. Bạn chỉ nên ăn (hoặc uống) chừng 2 ly sữa đậu nành mỗi ngày.

Thịt nạc

Nếu thức ăn chủ yếu của bạn mỗi ngày là các loại protein ít béo như thịt ức gà hay lòng trắng trứng, có thể đó là ăn kiêng quá mức.

Tiêu thụ quá nhiều protein động vật có thể gây nguy hiểm vì nó làm cho cơ thể bạn sản xuất ra các hormone giống như insulin gây tăng trưởng (IGF-1), làm tăng sự lão hóa và nguy cơ ung thư.

Trong thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism cho thấy có sự gia tăng gấp bốn lần nguy cơ ung thư và tăng 75% tỷ lệ tử vong chung ở những người có ít nhất 20% lượng calo được nạp từ protein động vật. Hãy dùng protein thực vật để bổ sung như đậu, hạt, và ngũ cốc nguyên hạt.

LAN THẢO (Theo Prevention)

Nguồn: http://plo.vn/suc-khoe/dinh-duong/nhung-thuc-pham-bo-duong-nhung-co-hai-neu-an-qua-nhieu-513568.html

13 THỰC PHẨM GÂY HẠI CHO RĂNG

Có những thực phẩm tốt cho cơ thể, thậm chí tốt cho răng, nhưng nếu lạm dụng quá mức nó sẽ gây tác dụng phụ. Sau đây là những thực phẩm bạn nên ăn một cách điều độ nếu muốn có hàm răng chắc khỏe đến già.

Bim bim, snack: Đây là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột dễ dàng đi vào kẽ răng và hủy hoại hàm răng của bạn.

Nước đá: Ăn đồ quá lạnh dĩ nhiên là không tốt, bên cạnh đó, nhai đá nhiều sẽ làm hỏng men răng của bạn.

Thịt: Nói đến những món ăn có hại cho răng, không thể bỏ qua thịt. Ngoài việc trong thịt và nguyên liệu ướp chứa nhiều thành phần hại răng, thì việc thịt dắt vào kẽ răng làm sâu răng, là một trong những nguyên do chính để bạn phải hạn chế  sử dụng món này hoặc cần vệ sinh răng kĩ sau khi sử dụng.

Cà phê: Cà phê làm đen răng, mất thẩm mỹ là điều ai cũng biết. Người ta thường dùng chất làm trắng để tẩy vết ố này, tuy vậy chất này có thể gây suy yếu cho răng và nướu của bạn.

Táo: Ăn táo mỗi ngay – khỏi tìm thầy thuốc, đó là câu ngạn ngữ nổi tiếng của Trung Quốc. Tuy vậy nếu ăn táo nhiều quá mức bình thường, thì táo lại trở thành sát thủ đối với bộ răng của b ạn vì tính acid cao trong nó.

Kẹo cao su: Kẹo cao su có độ bám trên răng tốt hơn các loại thực phẩm khác, điều này dẫn đến tổn hại răng, gây sâu răng.

Nước có ga: Các loại nước có gaz thường có tính acid cao, có thể làm thối và hỏng men của răng bạn.

Bánh mì: Tinh bột và chất làm ngọt trong bánh mì thường tạo ra vi khuẩn và làm thương tổn men răng. Nếu không thể giảm lượng bánh mì trong ngày, thì nên tập thói quen súc miệng kĩ sau khi ăn.

Rượu bia: Bia rượu làm hôi miệng, hôi răng, sâu răng. Nghiêm trọng hơn bạn sẽ tăng nguy cơ ung thư đường miệng nếu dùng rượu bia thường xuyên.

Nước tăng lực: Nước tăng lực thường chứa một lượng đường cao, và đường thì có thể tác động hủy hoại trực tiếp đến men răng của bạn.

Cam quýt và các loại quả cùng họ:  Trong những loại quả này có acid có thể làm mòn men răng, nếu bạn ăn hoặc uống quá trớn các loại quả này thì chỉ trong vòng vài tháng, răng dễ dàng bị phân hủy vì mất men răng.

Salad: Trong các món rau trộn thường có giấm, đường nhiều, đây là những thứ có thể gây tổn thương răng nếu bạn sử dụng không có chừng mực.

Mứt: Người lớn thường khuyên trẻ con không nên ăn mứt quá nhiều, vì chúng có hại cho răng, đó là điều đương nhiên vì lượng đường quá lớn trong món ăn hấp dẫn này.

Kết: Vì những thực phẩm trên đây đều là những loại thực phẩm thông dụng, chúng ta không thể hạn chế hết được, nên điều quan trọng bạn cần làm đó là vệ sinh răng kỹ sau khi sử dụng các loại trên. Súc miệng kỹ, đánh răng và dùng chỉ nha khoa đều là những cách ít nhiều bảo vệ răng của bạn.

Mỹ Mạnh tổng hợp.

19 LOẠI THỰC PHẨM TIỀM ẨN NGUY CƠ NGỘ ĐỘC

– Có một số loại thực phẩm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ở người. Người nội trợ cần tìm hiểu và cẩn trọng khi chế biến những loại thực phẩm này để tránh ngộ độc thực phẩm không đáng có.

Ngộ độc thực phẩm đang là một mối lo và đặc biệt quan tâm của tất cả mọi người. Nhưng việc lựa chọn thực phẩm sạch không dễ. Dễ bị ô nhiễm nhất là các thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa. Thứ hai là các thực phẩm giàu chất béo và thứ ba là các loại rau quả. Môi trường ảnh hưởng rất nhiều tới thực phẩm.Rau, quả trồng ở vùng bị ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc sử dụng phân bón không đúng qui định dễ bị ô nhiễm hoá chất độc, ký sinh trùng. Những vùng bị ô nhiễm chất thải công nghiệp khiến các thực phẩm bị ô nhiễm kim loại nặng như: thuỷ ngân, chì, cadimi… và hoá chất độc hại.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã đưa ra danh sách các loại thực phẩm dễ bị ngộ độc nhất. Chúng ta cùng thử tham khảo để cẩn trọng hơn, bởi những loại thực phẩm này vô cùng quan trọng cho sức khỏe nên không thể không sử dụng.

1. Giá đỗ không có rễ

Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

2. Khoai tây nảy mầm

Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngoài ra chất này còn có ở cà chua và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Olanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate (glyco-) mạch nhánh.

3. Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

4. Chè bị mốc

Chè là thức uống vô cùng quý giá cho sức khỏe con người. Nhưng lưu ý, nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

5. Hạt cà phê tươi

Hạt cà phê tươi có thể gây ra hội chứng tán huyết, dị ứng, mệt mỏi, thiếu máu và các triệu chứng khác.

6. Rong biển đổi màu

Màu sắc của rong biển tiết ra chất peptide cyclic, fucose, một chất độc tố độc hại. Nếu sau khi ngâm nước lạnh, rong biển chuyển sang màu xanh tím than thì điều đó có nghĩa là rong biển đã bị nhiễm độc trước khi làm khô, đóng gói. Loại rong biển này rất có hại cho cơ thể.

7. Bắp cải thối

Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.

8. Gừng héo

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

9. Khoai có đốm đen trên vỏ

Khoai có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi… nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên khi chọn mua hay khi ăn cần chú ý để tránh “rước họa”. Nếu thấy trên vỏ khoai xuất hiện những đốm đen chứng tỏ nó đã bị nhiễm nấm, ăn vào sẽ dễ trúng độc.

10. Mộc nhĩ trắng biến chất

Mộc nhĩ trắng (còn gọi là ngân nhĩ hay nấm tuyết) đã biến chất, biểu hiện dưới các dấu hiệu như màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, … chứng tỏ nó đã bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy…

11. Đậu xanh không nấu chín

Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.

12. Dưa muối chưa kỹ

Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

13. Các loại cải lá

Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi… Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.

Điều ít người nội trợ biết là các loại cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được xắt trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta xắt thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.

14. Trứng

Mới đây, Mỹ đã thu hồi hơn 500 triệu trứng gà bị nhiễm khuẩn. Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và nên bỏ thói quen “nuốt sống” trứng.

15. Cá ngừ

Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. Độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ… Nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không bị tiêu hủy khi nấu nướng.

16. Hàu

Hàu rất dễ bị nhiễm virus Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus, gây nôn mửa và tiêu chảy. Bởi vậy, món hàu sống là không nên dùng, dù ăn với mù tạt.

17. Phô mai

Cũng rất dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella và Listeria. Riêng Listeria là một sát thủ chuyên gây sẩy thai. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên tránh xa các loại phô mai mềm.

18. Kem

Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.

19. Dâu tây

Là thứ rất dễ bị nhiễm một loại khuẩn có tên là Cyclospora vốn gây ra những cơn tiêu chảy chết người, mất nước cơ thể và co giật cơ. Vào năm 1997, hàng ngàn trẻ em ở Mexico đã bị nhiễm viêm gan siêu vi A do ăn phải dâu tây bị nhiễm khuẩn.

NHỮNG MÓN ĂN ĐỂ ĐẨY LÙI CẢM LẠNH

Thời tiết giao mùa khá thất thường có thể mang đến cho bạn bệnh cảm rất khó chịu, khi đi kèm với nó là những cơn nhức đầu, đau họng, sổ mũi, ho.

Dù thuốc tây có thể chữa cảm hiệu quả, tuy vậy để tránh những tác dụng phụ từ thuốc, chúng ta có thể chọn liệu pháp trị bệnh bằng thực phẩm. Dưới đây là một số thực phẩm giúp trị cảm có sẵn trong bếp nhà bạn:

Canh gà

Canh gà có thể hạn chế tình trạng viêm đường hô hấp, và loại bỏ các triệu chứng ho, tắc mũi, và đau họng. Gà chứa các axit amin khác nhau nhằm nâng cao khả năng miễn dịch của con người và một số chất đặc biệt giúp thở dễ dàng.

Nước ép cà rốt

Thực tế cho thấy carotene có thể ngăn chặn và điều trị cảm lạnh. Bạn cắt cà rốt thành miếng và ép lấy nước uống. Sau đó thêm vào đó một chút nước gừng, đường hoặc mật ong và nước. Uống ba lần mỗi ngày và uống trong hai ngày. Bằng cách này, cảm lạnh có thể được điều trị.

Cháo sữa

Đây là cách chữa cảm lạnh phổ biến nhất ở các nước Đông Âu nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện được dễ dàng. Hãy ngâm gạo khoảng 30 phút sau đó ninh nhừ. Trước khi bắc ra đổ sữa đặc có đường hoặc sữa tươi với mật ong vào cháo, đánh thật đều và ăn nóng. Ăn một bát cháo như vậy có thể tỉnh người và hồi sức rất nhanh.

Uống mật ong

Mật ong có chứa nhiều bioactivators, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Uống cả vào buổi sáng và vào buổi có thể ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh và các loại cúm khác.

Muối

Muối dùng để súc miệng rất tuyệt vời và có thể làm dịu cổ họng bị đau. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn có thể chữa cảm lạnh bằng một số thực phẩm sau đây:

Hành tây

Hành tây là gia vị có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh vì nó có thể giết chết vi khuẩn. Hành tây là chất dinh dưỡng và kích thích dạ dày, ruột và các tuyến tiêu hóa. Như vậy, sự thèm ăn tăng lên và do đó là việc xả natri. Bằng cách này, huyết áp sẽ giảm và do đó, hữu ích cho những người bị huyết áp cao, mỡ máu cao hoặc bệnh tim, bệnh não và mạch máu.

Tỏi

Nhìn chung, tỏi có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, tỏi còn có tính chất chống nấm, kháng khuẩn và kháng virus. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỏi có thể tăng tốc độ phục hồi từ bệnh cúm và tăng sức đề kháng.

Bạc hà

Trà bạc hà giúp thoát mồ hôi. Nên uống một tách trà bạc hà trước khi đi ngủ sẽ giúp tránh được những cơn sốt hay cảm lạnh về đêm.

Bí ngô

Bí ngô có thể được coi cả như rau và thực phẩm chủ yếu bởi vì nó không chỉ là món ăn mà cón là thuốc điều trị. Nó chứa nhiều vitamin và pectin mà có thể loại bỏ vi khuẩn và các chất độc hại khác.

Đậu xanh

Nó có chứa các protein khác nhau và các axit amin đó là tốt cho dạ dày và lá lách. Đậu xanh có thể kích hoạt tế bào lympho và sản xuất kháng thể miễn dịch gây tổn hại và làm giảm các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, đậu xanh có giá trị chữa bệnh nhiều vì chúng có chứa protein chất lượng cao và các axit béo không bão hòa.

Đậu tương này mầm

Đậu tương nảy mầm rất giàu vitamin B2, và do đó ăn mầm đậu là giúp điều trị tình trình thiếu vitamin B2. Bên cạnh đó, chúng chứa nhiều vitamin C, làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể.

Trong trường hợp, nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, cần đi khám để được điều trị tích cực hơn. Nhất là khi có các dấu hiệu như yếu đi đột ngột, hoặc sốt cao… thì nên đi bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phạm Minh – (theo Lookchem.com)

Bí quyết LUỘC THỊT LỢN ngon

Thịt luộc là món ăn đơn giản nhưng không phải ai cũng biết luộc thịt làm sao cho ngon. Một miếng thịt lợn luộc ngon khi có lớp da dòn, chắc, thịt mềm, chín đều không bị dai cũng không bị bở. Nếu muốn  vậy, người luộc phải có một số bí quyết.

Chuẩn bị:

  • Thịt heo
  • Muối, hành tím, gia vị.

Cách luộc thịt heo ngon:

– Thịt rửa sạch.
– Chuẩn bị nồi nước, cho vào 1 nhúm muối nhỏ, 1 chút dấm. Đợi nước sôi thì cho thịt vào luộc cho sôi lại khoảng 2 phút thì vớt thịt ra. Đổ nước luộc đầu đi, rửa sạch thịt.
– Chuẩn bị lại một nồi nước, nấu cho sôi. Cho 1 củ hành tím đập dập vào để thịt luộc được thơm. Cho thịt vào luộc khoảng 10 phút rồi tắt bếp, đậy nắp, một lát thịt sẽ chín hẳn. Lúc này có thể nêm ít gia vị cho thịt có vị.
– Nếu muốn chắc ăn thì đâm cây đũa vào coi không chảy ra nước hồng là chín rồi.
– Thịt chín thì gắp ra, ngâm vào tô nước sôi để nguội, cách này làm thịt không bị chuyển màu.
– Đợi thịt nguội hoàn toàn, thì mới xắt thịt.

Bé Thúi

NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN NẾU ĐỂ QUA ĐÊM

Có một số loại thức ăn, đồ uống khi để qua đêm không chỉ làm mất giá trị dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe của bạn.

Nước đun đi đun lại và đun sôi lâu thì hàm lượng muối natri nitrit tăng lên rõ rệt. Vì thế, tốt nhất đun nước hôm nào uống hôm đó, cũng không nên uống nước đã được đun sôi quá lâu.
Việc để các cá, tôm, cua, sò, ốc, mực… đã chế biến qua đêm sẽ khiến cho chất protein có trong các món ăn này bị biến đổi. Nó không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây hại cho chức năng của gan, thận.
Nếu bảo quản trứng luộc trong tủ lạnh thì cũng không có vấn đề nhiều, một số vi chất sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu để ở ngoài thì với nhiệt độ từ 10oC trở lên sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển, khi ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột, gây đầy hơi, nóng, thậm chí tiêu chảy.
Gỏi/nộm: Đặc biệt, đối với các món gỏi từ cá hay hải sản như gỏi cá, gỏi tôm… các bạn tuyệt đối không nên ăn nếu đã để qua đêm. Nguyên nhân là do những món ăn này chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt… Việc để qua ngày hôm sau, kể cả để trong tủ lạnh, cũng rất dễ sinh ra nấm mốc và gây ngộ độc cho người sử dụng.
Do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite-chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Vì vậy không nên ăn rau đã để qua đêm.
Trà xanh nếu để qua đêm sẽ mất hết các protein và vitamin, hơn thế còn sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm độc hại, do vậy rất nguy hại cho sức khỏe nếu bạn uống trà xanh thừa của ngày hôm trước.
Bất luận các loại nấm được nuôi trồng hay tự mọc đều hàm chứa khá nhiều dạng nitrat, nấu xong nếu để thời gian quá dài, dưới sự tác dụng phân giải của vi khuẩn, nitrat sẽ trở về hoàn nguyên thành nitrit.
Những đồ kho nhừ nên ăn ngay trong ngày, tránh để qua đêm, đặc biệt là vào mùa xuân và hè thì bạn lại càng không nên ăn, không an toàn cho sức khỏe của bạn chút nào.
Phương pháp giữ canh tốt nhất là nấu canh xong nên đổ ra bát ăn ngay trong ngày. Canh thừa đặt trong nồi inox, nồi nhôm lâu dễ sinh ra phản ứng hóa học. Nếu ăn không hết, tốt nhất là dùng nồi đất đựng và để trong tủ lạnh hoặc lấy ra để trong tô sứ hoặc tô thủy tinh.
Chả mua về nên ăn trong ngày, không nên để qua đêm. Nhìn từ góc độ an toàn thực phẩm, chả để qua đêm rất không vệ sinh. Chuyên gia thực phẩm khuyến cáo, tủ lạnh không phải là an toàn vì có nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc ưa lạnh rất dễ xâm nhập vào món chả…
Đồ nướng: Không chỉ mất đi vị đặc trưng, đồ nướng để qua đêm còn không tốt cho sức khỏe. Cụ thể, khi đưa vào tủ lạnh, món ăn sẽ bị tấn công bởi rất các vi khuẩn và nấm mốc sinh sống trong môi trường nhiệt độ thấp.
Nước ngọt có gas đã mở nắp để quá lâu sẽ biến thành nước đường lạnh. Đây là môi trường tốt để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu nước này bị nhiễm khuẩn thì cứ 20 phút lại sinh ra một loạt vi khuẩn mới. Sau một đêm, số lượng vi khuẩn trong nước ngọt có gas đã mở nắp sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, không nên uống nước ngọt đã để qua đêm.

BỐN LOẠI THỨC ĂN GIÚP NGƯỜI UNG THƯ MAU HỒI PHỤC

Nếu bạn đang điều trị ung thư, việc duy trì một chế độ ăn uống tích cực và lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ nhiều cho việc điều trị và mang lại hi vọng phục hồi nhanh chóng hơn. Sau đây là bốn loại thức ăn có thể giúp bạn làm điều đó:

Rau họ cải

Các loại rau cải chứa rất nhiều beta – carotene , lutein, zeaxanthin, folate, khoáng chất và các sinh tố C, E, K. Glucosinolate cũng có nhiều trong loại rau này. Đó là những khoáng chất có chứa lưu huỳnh, mang lại mùi thơm, vị cay, đắng cho rau cải. Qua việc tiêu hóa, các hợp chất tạo ra sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của ung thư trong các nghiên cứu trên chuột. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã thấy được những kết quả đầy hứa hẹn trong việc phòng chống ung thư bằng rau họ cải. Những loại rau thuộc họ này: cải xoăn, súp lơ, bông cải xanh, bắp cải, củ cải xanh, cải ngựa, cải xoong, wasabi…

Nghệ

Nghệ có thành phần chính là curcumin, được công nhận là có khả năng làm giảm viêm, làm chậm sự phát triển và vô hiệu hóa tế bào ung thư, cũng như giúp cơ thể loại trừ các tế bào ung thư đã bị đột biến, ngăn chặn nó lây lan khắp cơ thể. Chất curcumin trong nghệ cũng làm ngăn chặn việc các tế bào ung thư tự cung cấp máu cho chính nó.

Khi bệnh nhân được xác định ung thư, tỉ lệ sống sốt của họ được chứng minh là nhiều hơn nếu họ có mức vitamin D cao hơn bình thường. Bệnh nhân ung thư có nồng độ vitamin D cao hơn có khả năng thuyên giảm, hoặc sống lâu hơn bệnh nhân thiếu loại vitamin này, theo một nghiên cứu gần đây. Bạn có thể bổ sung vitamin D qua việc tiếp xúc với ánh mặt trời, qua các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá – nhất là cá hồi.

Trà xanh

Có nhiều bằng chứng cho thấy trà xanh có thể tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả. Trà xanh có tác nhân sinh học nhằm thay đổi sự trao đổi chất của tế bào ung thư, làm ngăn chặn sự phát triển, nhân rộng và khả năng sống sót của tế bào ung thư.

Mỹ Mạnh, theo perseuspci.com

9 loại rau quả tuyệt đối không dùng với rượu bia

 Lẽ thường, mồi nhậu càng độc, lạ, mới mẻ thì càng giúp chầu nhậu thêm thú vị, nhưng không phải thứ gì cũng cho vào trong chầu nhậu được, nhất là 9 loại rau quả sau:

Nhiều loại rau quả dùng chung với rượu, bia sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, gây hại cho sức khỏe.

Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột khi sử dụng cùng bia rượu.
Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Các loại hạt này không phải là món nên dùng kèm rượu bởi các loại hạt đều có lượng cholesterol cao, hương vị của chúng cũng có thể phá hỏng khẩu vị của bạn trước khi ăn các món chính.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu carotene có trong cà rốt kết hợp với rượu sẽ tạo ra những độc tố trong gan, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trong củ mài chứa nhiều axit tannic; vang trắng có thể kích thích dạ dày tiết dịch tiêu hóa. Axit tannic có thể phản ứng với dịch dạ dày sinh ra chất khó tiêu hóa, gây bệnh đường ruột.
Rượu vị đắng, ngọt, cay, đại nhiệt, có độc, có công hiệu thông huyết mạch, nhuần da, tan khi ẩm, dưỡng tì khí. Ớt đỏ cũng là thức ăn khí vị cay nóng. Ăn chung hai thứ gây nóng.
Khi uống bia hoặc rượu, món khoai tây chiên sẽ khiến cơ thể ta sản sinh ra enzim thúc đẩy sự hấp thụ chất béo.
Các nhà nghiên cứu John Maninang và Hiroshi Gemma của Đại học Tsukuba, Nhật Bản cho biết rằng chiết xuất sầu riêng đã cản trở hoạt động của enzym phân giải chất độc aldehyt lên tới 70%. Do đó, nếu đã uống rượu, bạn đừng nên ăn sầu riêng và ngược lại.
Chất phèn mứt bí đao… sẽ khiến cho bạn bị say nhanh hơn, đồng thời làm giảm tốc độ lưu thông máu và chậm lại quá trình tiêu hóa của dạ dày. Do vậy, uống rượu và dùng thức ăn có chứa phèn không hề tốt cho cơ thể.

NHỮNG THÓI QUEN SAI LẦM BIẾN THỰC PHẨM TỐT THÀNH XẤU

Nhiều kinh nghiệm, thói quen có lợi cho việc làm bếp, nhưng đôi khi nó có hại cho món ăn, khiến những thực phẩm tốt cho sức khỏe thành những thực phẩm gây hại.

Sau đây là một số thói quen bạn nên hạn chế nếu không muốn làm mất giá trị của những thực phẩm tốt.

1. Chiên gà ngập dầu

Chiên gà ngập trong dầu sẽ rất có hại bởi khi dầu nóng, các phản ứng hóa học xảy ra, các axit béo thiết yếu bị oxy hóa, những chất chống oxy hóa như vitamin E bị phá hủy, từ đó sản sinh các gốc tự do gây tổn hại tế bào. Chiên ngập dầu làm gia tăng axit chuyển hóa chất béo, biến các protein trong thịt gà thành acrolein – một chất gây ung thư, thịt gà cũng trở thành món ăn chứa nhiều calo.

Món gà tẩm bột chiên còn có hại hơn vì cả vụn bánh và bột chiên đều hút dầu rất mạnh khiến hàm lượng chất béo gia tăng đáng kể. Chế độ ăn giàu chất béo là nguyên nhân gây béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim và ung thư. Nếu bạn thích gà rán, có thể ăn một lượng nhỏ mỗi ngày sẽ không có hại với điều kiện phải có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Về lâu dài, bạn nên sử dụng các phương pháp an toàn hơn như hấp, quay, nướng khi chế biến món này.

2. Chiên khoai lang

Khoai lang rất giàu vitamin B6 có lợi cho tim mạch cùng các vitamin C và D, magiê, sắt và beta-carotene, chất xơ. Hấp, luộc hay nướng là những cách chế biến lành mạnh giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng. Trái lại chiên khoai lang ngập dầu hay ít dầu đều làm tăng lượng calo trong khoai lang, nhiệt độ cao có thể phá hủy các chất dinh dưỡng. Việc cho thêm muối vào khoai còn làm gia tăng lượng natri có hại.

3. Nấu rau củ quả quá chín

Chiên giòn, đun sôi rau củ mềm nhũn hoặc nấu trong lò vi sóng có thể phá hủy toàn bộ chất dinh dưỡng. Khi đó bạn đã tạo ra một món ăn chẳng có chút dinh dưỡng nào cả. Cách tốt nhất để nấu rau củ quả là hấp. Xào cũng tốt miễn là thời gian xào ngắn và hạn chế cho nhiều muối hay các loại gia vị giàu chất béo. Bạn có thể dùng lò vi sóng để chế biến nhưng chỉ trong một thời gian nấu rất ngắn mới giữ được các chất dinh dưỡng và độ giòn.

4. Ép rau củ quả

Nước ép trái cây có thể tốt trong một vài trường hợp. Tuy nhiên thực tế một ly nước ép từ 3 khẩu phần trái cây có thể chứa lượng đường tương đương 4 khẩu phần trái cây để nguyên. Khi ép trái cây để uống, bạn đã loại trừ các chất xơ có lợi, gây mất cân bằng lượng đường trong máu.

Trái cây để nguyên được chứng minh cung cấp nhiều chất xơ hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu và tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ khiến chúng ta có cảm giác no, đó là lý do tại sao mọi người dễ dừng ăn sau khi tráng miệng với một quả táo hay lê. Một ly nước ép trái cây lại không tạo cảm giác no lâu. Thế là chúng ta lại tiếp tục uống một ly nước ép khác khiến gia tăng hàm lượng đường trong máu.

5. Làm bỏng ngô với các gia vị giàu calo

Bỏng ngô chứa ít calo, giàu xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Công thức chế biến thêm bơ, muối, caramel, phô mai và các gia vị đã làm thay đổi thành phần dinh dưỡng vốn có của nó. Bỏng ngô rang cũng chứa nhiều calo: 3 chén bỏng có khoảng 19 g carbohydrates, ăn nhiều có thể gây thừa cân.

Cách chế biến bỏng ngô an toàn: Để tăng hương vị, có thể cho thêm gia vị ít calo như húng tây, hạt mè, vỏ chanh, bột tỏi, phô mai parmesan tươi, tiêu, chanh. Nên tránh ăn các loại bỏng đóng gói sẵn chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản.

6. Ướp thịt với gia vị đóng gói

Ứớp thịt với dầu ô liu, thảo mộc, vỏ chanh, nước cốt chanh, mật ong, ớt và gia vị là những nguyên liệu giàu dinh dưỡng hơn so gia vị ướp đóng gói sẵn. Sốt BBQ và xì dầu đóng chai thường chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản, chất tạo màu và hương liệu nhân tạo có hại.

7. Trộn sirô chocolate vào sữa chua

Sữa chua tự nhiên chứa nhiều probiotic tốt cho sức khỏe. Trộn sữa chua với đường và sirô chocolate sẽ khiến ruột gặp rắc rối vì phải xử lý một lượng lớn đường. Một số bà nội trợ có thói quen sai lầm khi cho thêm bánh kẹo, trái cây đóng hộp vào sữa chua. Để tăng thêm hương vị, các nhà sản xuất cũng cho thêm màu thực phẩm, sirô trái cây và chocolate càng khiến cho sữa chua trở nên “rối nhiễu” hơn.

Các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ nhãn mác và thành phần sản phẩm để tránh mua loại sữa chua có nhiều đường và sirô. Cách tốt nhất là ăn sữa chua nguyên chất. Nếu không thể chịu đựng được vị chua của nó, bạn có thể thêm một lượng nhỏ trái cây tươi vào là đủ.

8. Pha bột sữa thực vật với cà phê

Cà phê đen không chứa chất béo và calo, nhưng khi bạn cho thêm các hương vị không phù hợp sẽ biến nó trở thành thức uống đầy chất béo, đường và các phụ gia có hại.

Không nên dùng bột sữa thực vật đóng gói để pha cà phê bởi nó chứa nhiều đường, chất béo, phụ gia, hương liệu, sodium, chất béo, chất ổn định, chất nhũ hoá, chất chống đông… Nó vừa làm tăng lượng calo, vừa tống vào cơ thể bạn rất nhiều hóa chất.

9. Đun sôi dầu olive

Dầu olive tốt cho sức khỏe nhưng phải sử dụng ở nhiệt độ thấp. Đun sôi dầu này tức là bạn đang làm thay đổi cấu trúc phân tử của nó, tất cả dưỡng chất sẽ bay hơi hết. Bạn có thể sử dụng trực tiếp trên salad hay thêm vào một số món ăn nấu ở nhiệt độ thấp. Đối với các món ăn cần nhiệt cao, nên dùng dầu dừa chưa tinh chế, dầu bơ hoặc macadamia vì chúng có nhiệt độ sôi cao.

10. Ăn dâu tây chung với đường và kem

Dâu tây cung cấp nhiều vitamin C và chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp. Sẽ không tốt khi chúng ta ăn dâu tây trộn với đường và kem. Lúc đó sẽ làm tăng đột biến lượng đường trong máu, kem làm tăng lượng chất béo bão hòa và calo không tốt cho cơ thể. Nếu bạn thích ăn dâu tây mà không chịu được vị chua của nó, có thể ăn kèm với một ít mật ong hoặc sirô đường (không hơn một muỗng canh).

Vũ Oanh (Vnexpress.net) 

Nguồn: http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/nau-nuong/nhung-sai-lam-khi-nau-nuong-bien-thuc-pham-tot-thanh-xau-3113408.html

Cảnh báo chất cực độc khi ăn măng

Độc tố cyanide trong măng khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các enzym tiêu hóa biến thành axit cyanhydric cực độc gây đau đầu, nôn, khó thở, tụt huyếp áp, hôn mê, co giật…

Phải ngâm và luộc măng nhiều lần trước khi chế biến – Ảnh: diytrade.com.

Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.

Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, độc tố trong măng là cyanide. Cyanide là một gốc axit (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc axit, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hóa là 1 mg cho một kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230 mg trong một kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.

Ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn măng từ vài phút đến vài giờ tùy theo mức độ. Ngộ độc nặng sẽ xuất hiện sớm các triệu chứng như đau đầu, nôn, khó thở, lẫn, tụt huyết áp, hôn mê, co giật và sốc. Hơi thở có thể có mùi. Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể xảy ra sau ăn vài giờ. Khi có các triệu chứng nêu trên, cần lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, đồng thời báo ngay cho các cơ quan chức năng.

Để tránh ngộ độc khi ăn măng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi nhớ mở vung. Khi nghi ngờ măng độc, tuyệt đối không ăn.

Hoàng Anh

Nguồn: http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/canh-bao-chat-cuc-doc-khi-an-mang-3117724.html

VÌ SAO GIA ĐÌNH NÀO CŨNG NÊN THÊM SẢ VÀO BỮA ĂN?

Sả là loại nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn. Ngoài tính năng khử mùi tanh hiệu quả, Sả còn có nhiều tác dụng quý báu đối với cơ thể.

Phòng chống ung thư

Trong sả có chứa các chất flavonoid khác nhau hoạt động như những chất oxy hoá giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Theo một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2012 của tạp chí khoa học Châu Âu thì chất flavonoid có trong sả được gọi là luteolin có khả năng đẩy lùi sự phát triển của một số tế bào ung thư.

Ngoài ra các loại tinh dầu trong sả có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư có trong các loại ung thư gan, ung thư vú và ung thư bạch cầu.

Hỗ trợ tiêu hoá

Dùng sả để pha trà có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, giảm đau bụng, cảm lạnh và chữa được tiêu chảy. Nó cũng có thể giúp giảm cân và ngăn chặn các vấn đề về đầy hơi vì sả có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.

Giảm huyết áp

Tinh chất có trong sả sẽ giúp làm giảm huyết áp bằng cách làm tăng tuần hoàn máu và giảm bớt các vấn đề của huyết áp. Ngoài ra, theo các khuyến cáo của chuyên gia thì khi bị tăng huyết áp bạn nên uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp giảm xuống đáng kể.

Giảm đau

Sả được biết đến để làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hoặc các cơn đau như đau lung, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Bạn có thể lấy tinh dầu sả trộn với dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sung tấy sẽ giúp làm giảm cơn đau. Trong trường hợp đau quá thì bạn có thể uống thêm nước sả để giảm cơn đau.

Trị rối loạn kinh nguyệt

Với những phụ nữ bị đau bụng khi đến tháng  rối loạn kinh nguyệt có thể ép sả tươi lấy nước hoặc sắc lấy nước uống sẽ gỉam bớt đau bụng khi đến kỳ và giúp điều hoà kinh nguyệt.

Tốt cho hệ thần kinh

Sả còn giúp hỗ trợ điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, Parkinson, co giật, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh. Tinh dầu có trong sả cũng giúp tang cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.

Giảm cân

Đối với người Thái Lan, sả không chỉ là gia vị tăng sự ngon miệng và mùi hương quyến rũ cho món ăn mà nó còn có thể giúp giảm cân vì sả cắt giảm các calo trong món ăn. Họ cho rằng, cũng như ớt, vị cay trong sả giúp đốt cháy các chất béo, và không cho chúng tích lũy trong cơ thể.

Hạ sốt

Bạn có thể sử dụng sả để làm giảm các cơn sốt rét , cảm cúm và cảm lạnh. Bạn có thể ăn sống hoặc nếu không ăn được thì có thể giã sả để lấy nước. Phương pháp này khá đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Vừa tiện lợi lại không tốn tiền đi khám bác sĩ và cả tiền thuốc nữa chứ.

Làm đẹp da

Chất oxy hoá có trong sả sẽ giúp cho làn da bạn trở nên đẹp hơn. Sả cũng rất giàu vitamin A giúp da luôn tươi trẻ và mịn màng. Hơn thế nữa sả còn giúp đánh bay mụn nhọt cũng như mụn trứng cá đang có trên da bạn.

Ngoài ra nếu dùng sả để tắm hoặc xông hơi sẽ có cảm giác thư giãn, thoải mái sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Theo Khoe & Dep