NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT KHI NÊM NẾM GIA VỊ

Hành, tỏi, đường, muối, tiêu… là những gia vị hết sức quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Sử dụng gia vị đúng cách sẽ giúp cho các món ăn ngon miệng và bổ dưỡng hơn, bớt đi độc tính, bảo vệ sức khỏe của bạn.

DẦU ĂN: Dầu ăn là thành phần không thể thiếu của hầu hết các món ăn. Tuy vậy, hãy nhớ nếu dầu quá nóng, trên 200 độ C sẽ tạo ra một loại khí độc hại là acrolein, làm tạo ra một lượng lớn peroxide có thể gây ung thư. Dầu quá nóng còn làm mất chất dinh dưỡng của món ăn. Vậy, với các món chiên xào, nên cho thức ăn vào khi dầu vừa bắt đầu nóng.

ĐƯỜNG: Đường giúp tăng hương vị của các món chiên, nướng. Tuy vậy, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ, vì đường có thể dễ dàng làm món ăn bị cháy khét. Đường cháy còn mang đến vị đắng cho món ăn.

BỘT NGỌT: Bột ngọt (mì chính) chỉ nên nêm khi thức ăn đã chế biến gần xong. Nếu là món trộn, nên hòa tan bột ngọt rồi mới cho vào trộn. Nếu nêm bột ngọt trong nước nóng quá sớm, bột ngọt sẽ tạo ra vị nhẫn đắng, lại còn không tốt cho sức khỏe.

NƯỚC MẮM: Nước mắm để lại một hương vị tuyệt hảo, nhưng chỉ nên nêm khi món ăn sắp hoàn thành, vì vị của nước mắm dễ bị biến đổi khi nấu lâu trong nhiệt độ cao, ngoài ra lượng đạm và các vitamin trong nước mắm cũng dễ bị hao hụt nếu nấu lâu trên bếp.

XÌ DẦU: Xì dầu hay nước tương cũng mang lại hương vị khác lạ cho món ăn, nhưng cũng như nước mắm, không nên nấu lâu ở nhiệt độ cao để giữ chất dinh dưỡng và không biến đổi hương vị.

BỘT CÀ RI: Không cần phải nấu cà ri mới dùng bột này. Ướp thịt (lợn, bò, gà, vịt) với chút cà ri sẽ giúp hương vị món ăn thêm đậm đà hấp dẫn.

TIÊU: Nên hạn chế ướp tiêu ngay từ đầu, vì khi tiêu tiếp xúc với nhiệt độ cao, sẽ dễ dàng sản sinh ra độc tố gây ung thư. Nên rắc tiêu sau khi món ăn đã hoàn tất.

GỪNG: Ướp gừng trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển) giúp tăng hương vị cho món ăn. Ngoài ra chất phân giải protein trong gừng còn có tác dụng hóa giải độc tố và khả năng gây dị ứng của thực phẩm. Gừng cũng giúp làm thịt mau mềm.

TỎI: Tỏi là gia vị tốt cho sức khỏe. Tuy vậy không nên cho quá nhiều vào thức ăn vì vị tỏi rất mạnh, có thể lấn át hương vị của nguyên liệu, nhất là gà, vịt. Khi xào tỏi với rau, không nên xào từ đầu để tránh khỏi bị cháy khét.

HÀNH: Hành củ thái nhỏ có thể cho vào nồi kho từ giai đoạn đầu. Với món cá hấp, lót hành dưới rồi xếp cá lên, sẽ làm cho cá thơm hơn nhiều.

MUỐI: Muối là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực. Khi nấu thịt, nên cho muối từ đầu để thịt được đậm đà. Còn khi nấu canh, muốn cho canh có vị ngọt của xương thì nên nấu xương cho nhừ rồi mới nêm muối. Khi xào thức ăn, cho muối vào từ đầu cùng với dầu, bạn đợi khoảng 1 phút sau rồi mới cho thức ăn vào xào nấu, như thế có thể loại bỏ hầu hết các chất độc aflatoxin trong muối.

DẤM: Giấm có tác dụng khử béo, khử tanh, tăng hương vị cho món ăn. Dấm còn có tác dụng làm mềm chất xơ trong rau củ, ngăn chặn sự hòa lẫn vitamin trong nguyên liệu khi nấu ở nhiệt độ cao, vì vậy với món có sử dụng giấm, nên ướp ngay từ đầu.

TRÀ: Trà xanh và trà đen ngoài việc tạo hương vị đặc biệt cho món ăn, trong chúng đều có chất làm mềm tự nhiên, thích hợp để làm mềm thịt. Pha trà thật đậm đặc, chờ nguội rồi ướp với thịt ngay từ đầu cùng với các loại gia vị khác, thịt khi nấu sẽ mềm thơm, tốt cho sức khỏe.

Bé Thúi tổng hợp (MAV.vn)

Ký giả BBC: “Bánh mì Việt Nam ngon nhất quả đất”

Mấy ngày trước, BBC đã cho đăng bài viết của ký giả  David Farley về Bánh mì Việt Nam, bài viết này được nhiều người quan tâm, nên chúng tôi xin dịch lại để mọi người cùng đọc chơi:

 

PHẢI CHĂNG BÁNH MÌ LÀ LOẠI BÁNH KẸP THỊT NGON NHẤT QUẢ ĐẤT?

– David Farley-

Bác tài cho xe dừng lại trên Phố Huế đông nghẹt và chỉ cho tôi cái tiệm bánh mì bên kia đường, nó nằm èo uột bên những tòa nhà 4-5 tầng. Tôi rời xe và băng qua hàng trăm cái xe máy bấm còi ì èo, trong khi xe hơi thì xả khói tung tóe, và cuối cùng cũng qua được đường.

Tôi đã tới ngay tiệm Bánh Mì Phố Huế, tên cửa hàng thực đơn giản: chính là tên con đường nó đang ở. Hầu như ai cũng kêu tiệm Bánh mì Phố Huế là ngon nhất Hà Nội. Tiệm này có từ năm 1974, và họ đóng cửa bất cứ khi nào hết nguyên liệu. May cho tôi quá! Đến vào lúc 7h tối thứ Bảy mà tiệm vẫn còn bán.

Bánh mì, giải thích ra là bánh làm từ bột mì. Đó là sự kết hợp ngon lành một cách phong phú dào dạt giữa thịt heo, patê và rau (cà rốt, ngò, dưa leo…vv), được nhồi trong một ổ bánh mì kiểu Pháp mềm nhưng giòn. Tùy theo vùng miền, mà bánh mì còn có thể nhồi thêm thịt heo muối, xúc xích heo và các loại rau nhợ khác.

Bánh mì là sản phẩm của sự giao lưu văn hóa và ẩm thực. Cái sự này không phải có từ những cái xe tải thức ăn, ảnh trên Instagram hay Twitter, mà có từ năm 1887, cùng với việc người Pháp đem theo chủ nghĩa thực dân và thành lập Đông Dương thuộc Pháp. Cái bánh lúc đó, chỉ đơn giản là bánh mì Pháp (Baguette) nhồi pate và bơ. Tới độ 1954 khi người Việt đẩy Pháp ra khỏi bờ cõi, cũng là lúc họ cải tạo lại ổ bánh mì cho ra cái riêng của họ, bằng thịt heo, rau dưa và kết quả là cái loại bánh mì chúng ta đang biết.

Cả thế giới chẳng ai biết tới loại sandwich thần thánh này, mãi cho đến khi kết thúc chiến tranh Việt Nam năm 1975. Những người di cư sang Quê Kỳ, Châu Âu và Úc đã ôm ra biển lớn những công thức nấu ăn của miền Nam Việt, bao gồm cả món bánh mì đặc sản của họ. Cũng bởi vậy: nếu ăn bánh mì ở hải ngoại, chính là bạn đang ăn bánh mì theo khẩu vị miền Nam, với cái ổ to tướng, nhiều loại rau củ hơn, và có nhiều ơ tờ ớt.

Kỳ cục là, tôi đã mê mấy ổ bánh mì hải ngoại hơn là những ổ bánh mì trong nước Việt. Khi ăn thử một cái bánh mì ở Sài Gòn vài năm trước, tôi đã gặp phải một ổ bánh mì cũ với phần nhân siêu keo kiệt bao gồm một lớp patê mỏng lét, vài lát thịt nguội, và rau thì thuộc thể loại chẳng có gì đặc biệt. Tôi đã cạch bánh mì bản xứ từ sau cái ổ đầu đời đó. Lúc đó tôi phải chấp nhận rằng mình đã được ăn những ổ bánh mì ra hồn hơn ở New York, thậm chí là Minneapolis! Là tôi bị hoang tưởng? Có thật là bánh mì ở ngoài Việt Nam thì ngon hơn trong nước chăng? Tôi phải tìm ra câu trả lời! Liệu lòng tin của tôi đối với bánh mì trên chính quê hương xứ sở của nó có được phục hồi? Liệu có thực sự nó là loại sandwich ngon nhất thế giới?

Đi cùng với tôi tới tiệm bánh mì Phố Huế, là Geoffrey Deetz – một đầu bếp và chuyên gia ẩm thực Việt Nam đã sống tại đây 15 năm -, ổng đang hỏi người bán bánh mì về các thành phần của nó. Còn tôi thì đang nhận lấy ô bánh mì từ tay người bán, ổ bánh mì thân thương được bọc bằng giấy ăn và cọng thun. Tôi banh ổ bánh mì ra để ngó tổng thể các thành phần nội dung ở trỏng: thịt heo, xá xíu heo, chà bông, patê, ngũ vị hương và bơ. Người ta rưới lên trên đó một loại nước sốt thịt có lẫn ớt. Thật ngộ là tôi đã không thấy ở trong ổ bánh mì này bất kì loại rau củ nào tôi đã từng thấy ở bánh mì Sài Gòn và bánh mì Hải ngoại. Deetz day đầu qua nói với tôi: “Bánh mì ở Hà Nội hắn đơn thuần như rứa đó! Chớ nếu mà đưa cho dân Hà Nội cái loại bánh mì nhiều kiểu rau củ như ở các nơi khác, chắc là họ sẽ tung lên trời như bắn pháo hoa!” :))

mav018

Bánh mì phố Huế, Hà Nội.

Đỡ cái là, tôi đã không tung nó lên trời. Cái ổ bánh mì này nó thiệt là khác biệt quá đi! Độ giòn của lớp vỏ đã dẫn dụ theo cái vị ngon quyện hòa của phần thịt và gia vị một cách nhẹ nhàng đứng đắn. Tôi thích nó thiệt rồi!

“Dân Hà Nội họ hông có thích cái sự pha trộn phức tạp hỗn độn tùng phèo đâu đó mà!” – Deetz nói tiếp. “Nhưng cái gì cũng có lý của họ! Chà bông để ngấm nước sốt, pa tê làm miếng bánh mì khi cắn ra được mềm mại, còn ổ bánh mì nướng giòn thì hợp với thời tiết ẩm như ở Việt Nam lắm đó mà!”

Trong mấy ngày chu du ở Việt Nam, tôi cũng đã ráng kiếm cho được một ổ bánh mì Hội An, cái thành phố được UNESCO xếp loại di sản thế giới ở mép biển miền Trung. Ở một cái địa bàn nổi tiếng với đất đai phì nhiêu và cây cỏ um tùm, tôi không lấy làm lạ lùng chi khi mà thấy cái ổ bánh mì nó được nhét đầy ắp rau củ quả.

Cũng như hồi ở Hà Lội, tôi đã hỏi hết mọi người về cái nơi bán bánh mì được ưa chuộng nhất. Và câu trả lời đồng loạt là BÁNH MÌ PHƯỢNG (2B Phan Châu Trinh), một cửa hàng nhỏ chút chun ở trong lòng phố cổ. Tôi kêu một ổ bánh mì truyền thống, cái kiểu mà trong quan niệm của tôi, nó bao gồm “bánh mì, thịt heo, jambon, pa tê”. Nhưng rốt cuộc họ đã làm cho tôi cái ổ có nhiều thứ hơn: dưa leo xắt lát dài, ngò tươi, cà rốt ngâm, mấy miếng cà chua nhìn rất đã. Tiếp đó là họ rưới tương ớt lên, cùng với hai kiểu nước sốt do họ làm: một cho thịt nóng và một cho thịt nguội.

Bánh mì Phượng, Hội An.

Cái nguyên liệu quan trọng để làm nên một ổ bánh mì ngon, trước hết, là cái bánh mì bọc ngoài. Ổ bánh mì lởm, vừa cứng khô, sẽ làm hỏng bét tất cả. Bánh mì Phượng, nướng ngay tại cái lò ngay cửa, thực là rất mềm mại ở phần ruột, trong khi vẫn giòn tưng ở lớp vỏ bên ngoài. Chu choa! Thịt heo hảo hạng, hai loại nước sốt thịt và một chút ngạc nhiên khi thấy cà chua và đu đủ ngâm, và tôi đã có cái bánh sandwich siêu ngon ở trong tay.

Tính ra tôi đã xơi tái khoảng 15 ổ bánh mì trong hơn 2 tuần ở Việt Nam. May cho tôi là tôi đã được ăn những cái bánh mì ngon hơn so với cái bánh bản xứ tôi đã từng ăn. Cái bánh mà tôi đã thử ở Sài Gòn mấy năm về trước – cái bánh đã khiến tôi phải chia tay trong nước mắt với bánh mì một thời gian – thì ra chỉ là một sự hên xui, một tai nạn.

Tôi bỗng nhớ đoạn đối thoại trong phim The Simpsons, cái đoạn mà Homer thắc mắc lo âu trước việc con gái mình, Lisa, trở thành người ăn chay:

“Rứa còn thịt heo muối?” Homer hỏi.
“Ứ!” Lisa nói.
“Giăm bông heo?”
“Ứ!”
“Sườn heo?”
“Ứ!” Lisa nhõng nhẽo. “Ba ơi! Tất cả những cái đó thì có khác chi nhau, chúng đều làm từ một con vật là con hờ eo heo đó mà!”
“Ờ ha! Quá chuẩn!” Homer nói. “Tuyệt vời, bá đạo, chỉ một loại con vật!”

Sự kết hợp giữa nhiều thứ từ thịt của một con vật là con heo, với rau củ tươi và được nhét hết vô một ổ bánh mì giòn đó, làm tôi phải thốt lên: “Sao một cái bánh mì kẹp mà nó quá thần thánh, quá ảo diệu đi!”

Trần Khiêm dịch (MAV.vn)

8 LÝ DO ĐỂ BẠN NÊN UỐNG CÀ PHÊ ĐIỀU ĐỘ

Cà phê có thể gây nghiện, nhưng đồng thời nó cũng rất có ích cho cơ thể nếu dùng đúng cách.

Thêm năng lượng: Uống cà phê trước khi hoạt động nặng 1 giờ, cơ thể bạn sẽ được bổ sung năng lượng để hoạt động dẻo dai, lâu bền hơn.

Giảm nguy cơ tiểu đường: Thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm 33% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp II.

Phòng bệnh Gút: Một lượng điều độ cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm lượng acid uric trong máu, theo đó giảm 59% nguy cơ bị Gout cho nam giới.

Hỗ trợ tim: 2 hoặc 3 cốc cà phê hoặc 200-300mg caffeine mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sự lưu thông máu trong lúc nghỉ, tốt cho tim của bạn.

Tốt cho gan: Uống hơn 2 ly cà phê mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa và chống lại bệnh xơ gan.

Bảo vệ da: Phụ nữ uống 3 ly cà phê mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáng kể.

Giúp trí nhớ: 2 ly cà phê hoặc 200 mg caffeine sẽ giúp tăng cường trí nhớ.

Cải thiện tâm trạng: Phụ nữ dùng 4 ly cà phê pha lạt mỗi ngày sẽ giảm 20% nguy cơ trầm cảm, giảm 53% nguy cơ tự tử – theo kết quả nghiên cứu của đại học Havard.

Mỹ Lạo (theo Prevention.com)

9 SAI LẦM TỆ HẠI KHI ĂN SÁNG

Người Pháp có câu: “Hãy ăn sáng như một ông hoàng, ăn trưa như một hoàng tử và ăn tối như một gã ăn mày!”. Bữa ăn sáng rất quan trọng, vì thế việc ăn sáng thế nào cho đúng cách, không hại sức khỏe, cũng thật sự đáng quan tâm.

Vừa làm, vừa đi, vừa ăn

Dậy muộn, mua ổ bánh mì rồi vừa đi vừa gặm là cách đơn giản nhất để hành hạ dạ dày của bạn. Những người thường hoạt động khi ăn là những người hay đi nhà xí trong giờ làm việc nhất. Bạn có để ý điều này?

Ăn sáng quá sớm

Khi bạn ngủ, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động chậm lại, và thức ăn buổi tối sẽ vẫn đang được hấp thu khi bạn thức dậy. Hãy làm gì đó sau khi dậy 30 phút rồi mới ăn sáng.

Ăn đồ lạnh

Sáng sớm là khi cơ bắp, mạch máu và thần kinh của bạn đang co lại. Nếu ăn đồ lạnh lúc này sẽ làm máu khó lưu thông hơn, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Về lâu dài sẽ dẫn đến táo bón, mất sức đề kháng.

Ăn sáng quá ít hoặc không ăn sáng

Bữa sáng là quan trọng nhất trong ngày, nó giống như việc sạc pin điện thoại vậy. Một bữa ăn sáng quá ít sẽ làm cơ thể bạn nhanh chóng mệt mỏi, hơn nữa, não bộ của bạn sẽ trở nên lú lẫn vì nó đã hoạt động suốt thời gian khi bạn ngủ mà sáng dậy vẫn không được nạp năng lượng.

Ăn sáng quá nhiều

Ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng, khiến bạn mệt mỏi, buồn ngủ, lười hoạt động. Thay vì ăn nhiều, hãy ăn một bữa sáng chất lượng.

Ăn uống quá vội

Ăn vội ăn vàng, nếu không làm bạn bị nghẹn, thì việc vừa ăn vừa uống sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn.

Ăn đại

Nếu mỗi ngày bạn đều mua 1 cái bánh mì ngọt để ăn sáng, thì thật không tốt chút nào. Ngoài việc làm bạn chán ăn, việc lặp đi lặp lại một thực đơn đơn giản sẽ khiến cơ thể bạn thiếu chất nghiêm trọng.

Uống quá nhiều cà phê hoặc trà

Cả hai thứ này đều tốt cho tâm trạng và cơ thể bạn nếu như uống một lượng vừa phải vào buổi sáng. Còn nếu uống nhiều: ngược lại, caffein sẽ gây stress, khiến bạn thèm ăn, tăng cân. Ngoài ra chất này còn làm tăng tiết acid dịch vị không tốt cho dạ dày.

Uống sinh tố thay cho ăn hoa quả

Hoa quả cho buổi sáng là tốt, nhưng hãy rửa sạch, bổ ra ăn từ từ. Nếu bạn bỏ vào máy xay chúng ra thì một lượng lớn chất xơ, sinh tố, khoáng chất sẽ đào thoát khỏi món tráng miệng của bạn đấy.

Bé Thúi (MAV.vn)

NHỮNG THỰC PHẨM CẦN TRÁNH KHI ĐANG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ

Một số loại thức ăn thường được coi như là một vị thuốc tốt cho sức khỏe và bệnh trạng, tuy nhiên có những sự kết hợp giữa thức ăn và thuốc lại gây nguy hiểm.

Quế và thuốc chống đông máu warfarin:

Quế có thể làm loãng máu, dùng nhiều có thể gây hại cho gan.

Các món ăn từ sữa và thuốc kháng sinh:

Vài loại thuốc kháng sinh tác dụng với sắt, canxi và nhiều khoáng chất khác trong các món ăn có sữa. Điều này ngăn chạn sự hấp thu của kháng sinh làm giảm khả năng chống nhiễm trùng. Người bệnh nên tránh dùng sữa bao gồm sữa, sữa chua, phô mai 2 tiếng đồng hồ trước và sau khi uống thuốc.

Thịt xông khói và thuốc chống trầm cảm:

Hãy xem kỹ loại thuốc trầm cảm bạn sắp dùng, nếu nó là loại ức chế enzyme monoamin oxidase (MAOIs) – mang nhãn hiệu Marplan, Emsam, Nardil, Parnate… thì không được dùng với những thực phẩm như thịt xông khói, rượu vang, dưa cải, dưa góp, pho mát lâu năm, xì dầu, bia hơi… vì acid amin tyramine khi kết hợp với những loại thuốc đó sẽ làm huyết áp thay đổi đột ngột, có thể ảnh hưởng tính mạng.

Nước táo và thuốc dị ứng:

Trước và sau khi uống Allega (fexofenadine) 4 giờ, bạn không được uống nước ép táo, kể cả cam, bưởi. Những loại nước trái cây này chứa một acid amin đưa thuốc từ ruột vào máu, làm giảm tác dụng của thuốc Allegra tới 70%.

Chanh và thuốc ho:

Chanh và những trái thuộc họ nhà chanh như cam, quít, bưởi có khả năng phá vỡ một loại enzime phân hủy statin cùng với một số loại thuốc khác, trong đó có thuốc họ dextromethorphan. Khi dùng chung với chanh, thuốc sẽ tụ lại trong máu người bệnh làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ ảo giác, buồn ngủ với dextromethorphan, hoặc nghiêm trọng hơn là tổn thương cơ đối với nhóm statin.

Rượu và Acetaminophen (Paractamol):

Rượu làm tăng hiệu quả của các men chuyển thuốc thành chất chuyển hóa Acetylbenzoquinoneumin, có hại cho gan thận. Nhìn chung là không nên dùng rượu trong 6 giờ trước và sau khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Sô cô la và thuốc điều trị tâm thần Ritalin:

Cũng như Caffein, Chocolate chứa theobromine, một loại chất kích thích. Khi dùng kết hợp với chất kích thích trong thuốc Ritalin sẽ dễ dẫn đến co giật, không kiểm soát hành vi.

Mỹ Lạo tổng hợp (MAV.vn)

13 điều không nên làm sau khi ăn

Sau khi ăn nên làm gì? Câu trả lời tốt nhất là ngồi yên bất động, nhưng nếu có muốn làm gì, thì hãy tránh những điều sau đây:

Hút thuốc

Sau khi ăn người hút thuốc thường thèm thuốc. Tuy vậy, sau khi ăn là lúc máu tuần hoàn nhanh hơn, hút thuốc lúc này sẽ khiến cho chất độc trong thuốc lá xâm nhập vào máu nhanh và nhiều hơn gấp nhiều lần.

Ngủ

Tuy rằng Căng da bụng, chùng da mắt, bạn không nên đi ngủ ngay sau khi ăn. Giấc ngủ sẽ ép buộc toàn bộ cơ thể giảm công suất hoạt động. Theo đó, hệ tiêu hóa sẽ không tiêu hết được thức ăn, thậm chí thức ăn trong ruột qua đêm còn có khả năng nhiễm khuẩn, gây hại dạ dày và ruột.

Đi bộ

Chúng ta có thói quen hoạt động nhẹ nhàng sau khi ăn để dễ tiêu. Thật ra, bất cứ hoạt động nào sau khi ăn đều làm chậm đi quá trình tiêu hóa. Đặc biệt, những người bị viêm loét ruột, dạ dày, nếu hoạt động ngay sau khi ăn sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Với người già, đi bộ sau khi ăn có thể gây đột quỵ. Tốt nhất là sau khi ăn, tùy khối lượng thức ăn mà bạn nạp vào, nên nghỉ ngơi từ 30 phút tới 1 tiếng.

Dùng trái cây

Sau một bữa ăn no, tuy rằng bạn vẫn thấy thèm và muốn ăn uống thêm nhiều trái cây, nhưng dạ dày của bạn thật ra đã rất đuối. Ngoài ra các loại đường, acid, glucose, fructose, tinh bột trong trái cây còn có tác dụng làm thức ăn khó tiêu hơn. Bên cạnh đó, chất plavon trong nhiều loại trái cây quen thuộc có thể bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành acid tioxianic, về lâu dài sẽ gây bệnh ở tuyến giáp trạng.

Uống trà

Rất khó bỏ uống trà sau bữa ăn nếu bạn đã quen thói. Tuy vậy, hãy cố gắng đợi sau khi ăn 30 phút. Nếu uống ngay sau khi ăn, chất tatin trong trà kết hợp với các loại chất trong thức ăn sẵn sàng khiến cho thức ăn khó hấp thụ thêm. Chất tatin và chất theocin trong trà cũng không tốt cho tiêu hóa.

“Xếp hình”

Muốn chơi “xếp hình”, bạn phải chuẩn bị nhiều thể lực, tuy vậy không nên ăn thật no trước khi lâm trận. Cũng vì máu đang tập trung vào hệ tiêu hóa, nên sau khi ăn, máu trên não giảm đi đáng kể. Nếu bạn nổi hứng “xếp hình” vào lúc này, nhẹ sẽ bị tăng nhịp tim, nhức đầu, nặng có thể bị thượng mã phong.

Đọc sách, lên mạng

Bạn có thể hình dung ra thiệt hại kép của việc này, khi mà máu phải chia ra hai phía để làm nhiệm vụ: mắt để đọc và dạ dày để tiêu hóa. Khi cả hai cơ quan đều không đủ máu để hoạt động, có thể gây nên các bệnh về mắt và các vấn đề về dạ dày.

Hoạt động mạnh

Sau khi ăn từ 1 đến 3 tiếng, máu của bạn đang dồn về cơ quan tiêu hóa để tập trung nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Trong lúc này, nếu vận động mạnh, máu sẽ phải phân phát ra các cơ bắp, làm dạ dày hoạt động kém hiệu quả đi, và thế là đau dạ dày.

Tháo nịt

Tháo thắt lưng ngay sau khi ăn là một thói quen có hại ít ai ngờ tới. Vì khi dạ dày đang nặng nề, tháo dây lực làm phình bụng, áp lực trong bụng hạ thấp xuống, làm ảnh hưởng đến tác dụng hỗ trợ của đường tiêu hóa cũng như dây chằn khiến cho các cơ quan tiêu hóa đẩy nhanh co bóp, có thể gây xoắn, nghẽn ruột, thậm chí là thòng dạ dày.

Hát karaoke

Ngay sau bữa ăn, một chương trình hát hò với âm lượng lớn có thể là cực hình với tất cả mọi người, nhưng cũng có tác hại đối với bản thân người hát. Vì lúc này, thể tích dạ dày lớn, lưu lượng máu tăng lên. Hát sẽ làm cho áp lực dạ dày tăng thêm, có thể ảnh hưởng – thậm chí gây bệnh dạ dày, đường ruột. Bên cạnh đó, nếu bữa ăn có nhậu rượu bia, việc hát làm máu dồn về cuống họng, thanh quản, làm tăng xung huyết, rất dễ dẫn dến viêm họng mãn tính.

Uống nước lạnh

Những người già hay những người “nhạy bụng”, nếu sau khi ăn no mà dùng thức ăn lạnh ngay, sẽ gây co bóp mạnh ở dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài, có hại cho tiêu hóa.

Đánh răng

Cố gắng chờ sau khi ăn 45-60 phút rỗi hẵng đánh răng. Vì sau khi ăn là lúc răng yếu đuối nhất, việc chà sát, động chạm vào răng có thể gây tổn thương trực tiếp đến răng, nhất là phần men răng.

Tắm

Khi tắm rửa kỳ cọ, mạch máu giãn nở, máu sẽ lưu thông mạnh hơn đến các chi, chứ không tập trung về các cơ quan tiêu hóa và nội tạng, khiến cho quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng. Về lâu dài, thói quen này sẽ hại dạ dày.  Còn nếu bạn mắc mỡ trong máu, bệnh tim, cao huyết áp… tắm sau khi ăn có thể gây biến chứng.

Mỹ Lạo (tổng hợp)

15 món ăn làm rạng danh ẩm thực Việt trên thế giới

Gỏi cuốn, cơm tấm, phở… lọt vào danh sách những món ăn Việt phải nếm của các tạp chí trên thế giới.

Chuối nếp nướng

Từng được vinh danh trong Lễ hội ẩm thực đường phố thế giới 2013 diễn ra tại Singapore, chuối nếp nướng khiến không ít người ngỡ ngàng vì mức độ thu hút của nó đối với bạn bè quốc tế tại liên hoan này. Vị ngọt từ chuối, bùi từ nếp và beo béo từ nước cốt dừa cùng chút đậu phộng rang đã làm nên một chuối nếp nướng độc đáo, chỉ từ các nguyên liệu đơn giản mà thành.

Bánh khọt Vũng Tàu

Là một trong những món ăn đạt giải thưởng Giá trị ẩm thực Châu Á, bánh khọt Vũng Tàu đã trở thành lựa chọn không thể thiếu đối với nhiều thực khách sành ăn. Bánh ngon phải có độ giòn nhất định, vàng ruộm. Ăn cùng nhiều loại rau tươi, nước mắm pha chua ngọt.

Bánh mì

Sài Gòn được mệnh danh là cái nôi của bánh mì Việt với đủ hương vị từ cơ bản đến biến tấu đa dạng, trong đó có bánh mì gà. Là sự kết tinh của phong cách ẩm thực Âu và Á nhưng mỗi ổ bánh mì lại có giá rất bình dân, chỉ từ 8 – 15k/phần. Mới đây, bánh mì gà cùng bún thịt nướng vinh dự lọt vào top 10 Món ăn siêu ngon tại Đông Nam Á.

Phở

“Pho” trở thành một danh từ riêng trong các tài liệu, từ điển thế giới là điều khiến hết thảy người Việt tự hào. Được xem là nét tinh tuý nhất của nền ẩm thực Việt, phở phù hợp cho việc dùng tại bất cứ thời điểm nào trong ngày mà không gây trở ngại mặc dù phải phục vụ khi món ăn còn nóng đến bốc khói.

Bún chả Hà Nội

Món ăn này là một đặc sản của xứ kinh kì xưa đạt được sự công nhận của quốc tế làm rang danh nền ẩm thực Việt. Bún chả Hà Nội có nguyên liệu tương tự như bún thịt nướng nhưng cách chế biến lại công phu, cầu kì hơn hẳn.

Gỏi cuốn Sài Gòn

Sự kết hợp hài hoà giữa bún tươi, thịt, tôm và các loại rau cùng nước chấm đậm đà khiến không chỉ thực khách Việt Nam mà hết thảy du khách nước ngoài đều lựa chọn gỏi cuốn là món thứ hai phải nếm thử, sau phở.

Cơm tấm

Từ những hạt gạo vỡ bị bỏ đi, cơm tấm dần trở thành món ăn quen thuộc của người dân Sài Gòn, có mặt tại hầu hết các bữa ăn bất kể khuya muộn hay sớm tinh mơ. Linh hồn của món này chính là nước mắm pha sền sệt ngòn ngọt, không quá mặn.

Bún bò Huế

Là đại diện cho nét tinh tuý của ẩm thực Huế trong đại gia đình món ăn Việt, bún bò được xem là “kẻ kế nhiệm” cho món phở trong việc truyền bá văn hoá nước nhà. Tại mỗi vùng miền, bún bò Huế được điều chỉnh hương vị sao cho phù hợp với người dân tại địa phương đó, nhưng vẫn đầy đủ nguyên liệu cơ bản là nước lèo từ xương hầm bò thơm mùi sả.

Mỳ Quảng

Món mì đặc trưng xứ Quảng sẽ khiến teen thổn thức chút đỉnh vì độ ngon khó cưỡng của nó đấy. Với các nguyên liệu phong phú, mỗi tô mì Quảng có thể khác nhau về hình thức một chút nhưng hương vị được quyết định chính hương dầu phộng và nước dùng được nấu sắc lại, vừa ăn. Để trọn hương, trọn vị khi dùng mì Quảng, teen nhớ ăn thêm rau được lấy từ làng Trà Cổ gần đó nhé.

Chả cá Lã Vọng

Là một món đặc sản của Hà Nội, chả thường được làm từ cá lăng, nướng chín trên than, sau đó được rán lại rồi bày ra ăn cùng bún rối hoặc bánh đa, chấm mắm tôm. Để món ăn thêm ngon, mắm tôm sau khi vắt chanh, đánh sủi lên thì cho vào vài giọt tinh dầu cà cuống và rượu trắng, một ít nước mỡ và đường.

Bún cá rô đồng

Xuất xứ từ Hải Dương, bún cá rô đồng được chọn là một trong 22 món ăn Việt tạo nên giá trị ẩm thực Châu Á. Những miếng cá được rút xương và chiên trong chảo dầu đầy khiến chúng giòn rụm trong miệng người ăn, húp cùng muỗng nước dùng thoảng nhẹ mùi gừng là khiến thực khách xuýt xoa không ngơi.

Cao lầu Hội An

Tuy không rõ xuất xứ và tên gọi, cách làm cao lầu vẫn được lưu giữ chính xác. Nếu không dùng nước giếng Bá Lễ cùng tro nấu bởi củi lấy từ Cù Lao Chàm thì không thể làm nên sợi mì dai dai sựt sựt – linh hồn của món ăn này được. Nét tinh tuý và chắt lọc nguyên liệu để được chất lượng tốt nhất khiến cao lầu trở thành một thức đặc sản không chỉ đẹp mắt mà còn ngon miệng của riêng phố cổ.

Hủ tíu Mỹ Tho

Món hủ tíu này  nằm trong danh sách 22 món ăn việt được tôn vinh tại Giá trị ẩm thực Châu Á. Với nước lèo đậm đà và ngọt thơm từ xương hầm, sợi hủ tíu to và trong được làm từ gạo Gò Cát nổi tiếng đã làm nên hương vị đặc trưng khiến món hủ tíu Mỹ Tho khác biệt với hủ tíu Nam Vang (nguồn gốc Campuchia) hoặc hủ tíu người Hoa.

Bún cá Châu Đốc

Bún cá Châu Đốc là món ăn đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu bởi nguyên liệu chính của món này là cá. Món này đòi hỏi nước lèo phải trong, có vị ngọt từ cá và thơm mùi ruốc đặc trưng. Vì thế, khâu chọn nguyên liệu phải kĩ càng bởi cá không tươi sẽ không thể có nước lèo ngon.

Bún suông

Bún suông, hay còn gọi là bún đuông, có xuất xứ từ Trà Vinh. Nhiều người lầm tưởng món này có nguyên liệu từ con đuông (sống trong các đọt hay thân dừa) nhưng thực chất là chả tôm, được tạo hình giống mà thôi. Cũng nằm trong top những món ngon châu Á, bún đuông được xem là đặc sản đáng tự hào của người Trà Vinh. \

Theo Ione.Vnexpress.net

Sài Gòn, ẩm thực và cà phê trên báo Anh

(DĐDN) – Đây là cà phê, nhưng không phải là cà phê như những gì chúng ta đã biết. Ở TP HCM, Nicola Graydon đã học được cách yêu loại nước uống được xem là nguồn năng lượng của quốc gia này.

Một quán cà phê, hàng ăn uống vỉa hè khiêm tốn luôn là lựa chọn ưa thích của người Việt Nam. Ảnh: Alamy.

 

Điều đầu tiên mà bạn cần phải học khi lần đầu đến TP HCM chính là cách băng qua đường. Đây là một thử thách đầy khó khăn, đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng giữ cân bằng tốt trong trạng thái điềm tĩnh, quan sát xung quanh thật tinh tế và bước về phía trước một cách dè chừng.

Thật chóng mặt khi bước xuống dòng xe tấp nập đang di chuyển mà người điều khiển chúng đang giấu gương mặt với những cảm xúc sau cái khẩu trang và mũ bảo hiểm. Phải mất một lúc lâu để bạn khám phá ra đó là điệu nhảy của cho và nhận; Những người lái xe sẽ vây xung quanh bạn. Có lẽ đây chính là bản chất của thành phố này.

Đây là một thành phố – nơi cho bạn cảm giác về tương lai tươi sáng. Những tòa nhà chọc trời nhô lên khỏi mặt đất, phá hủy khu phố truyền thống. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thấy dưới chân một trong những khối thép và thủy tinh kiên cố ấy có một bà cụ đang ngồi, làn da mỏng manh như bánh tráng đang bán phở từ gánh hàng đã cũ, như thể không có gì thay đổi.

Cách tốt nhất để bạn chiêm ngưỡng sự thú vị này chính là ngồi trên ban-công của vô số quán cà phê nằm rải rác trong thành phố. Bằng cách này, bạn sẽ được nằm ngoài cuộc cạnh tranh nhưng vẫn có thể quan sát dòng người hối hả bên dưới. Bạn cũng sẽ được thưởng thức nước giải khát để bù đắp lại phần nào năng lượng đã bị tiêu hao. Thành phố này là một trong những trung tâm thương mại cao cấp nhất của Đông Nam Á trong 20 năm qua.

Trên sân thượng của quán cà phê L’Usine – một quán cà phê kiểu Pháp nhìn hướng ra Nhà hát Thành Phố, tôi gọi món cà phê truyền thống của Việt Nam được biết với tên “Ca phe sua da” gồm có “ cà phê, sữa và đá”. Đó là loại cà phê đen được nhỏ giọt từ cái phin kim loại đặt bên trên một chiếc cốc có chứa sẵn ¼ sữa đặc có đường, muốn thưởng thức, bạn hãy khấy đều lên và đổ hỗn hợp cà phê và sữa vào ly có đầy đá viên.

Lúc đầu, tôi không thể chịu nổi kiểu ngọt ngấy của nó, nhưng sau ba ngày tôi trở nên nghiện cái vị ngọt theo sau cái cảm giác tươi mát trên đầu lưỡi. Cà phê sữa đá hoàn toàn phù hợp với khí hậu có độ ẩm cao ở thành phố này mà không kiểu pha chế cà phê bình thường khác có được.

Cà phê xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 do người Pháp đem đến nhưng đất nước này nhanh chóng trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới. Vùng đất Tây Nguyên của Việt Nam đã góp phần quan trọng cho thành quả này. Ngày nay, Việt Nam đã đưa cà phê lên tầm cao mới trong lĩnh vưc ẩm thực – thậm chí ngành dược phẩm

Tại quán Cà phê Trung Nguyên – thương hiệu cà phê Việt Nam được ví tương đương với Starbucks có một chuỗi các quán cà phê trong thành phố – bạn có thể chọn cho mình thức uống yêu thích trong thực đơn dài đến 5 trang. Chuỗi quán theo đuổi phong cách sang trọng với những hàng ghế sofa dài mang nét đặc trưng của thập niên bảy mươi và có màu sắc chủ đạo là đỏ nâu. Khách hàng quen thuộc của chuỗi quán Trung Nguyên phần lớn là thanh nhiên trẻ và doanh nhân đến thưởng thức cà phê và mong muốn qua ly cà cà phê khơi dậy cho họ niềm cảm hứng.

Tại chuỗi quán Trung Nguyên, bạn có thể khám phá những nền văn hóa cà phê đặc biệt từ của Ý, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Ethiopia. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam là điều tuyệt vời, xứng đáng cho chúng ta khám phá hơn cả. Các sản phẩm cà phê được phối trộn từ những loại hạt cà phê khác nhau theo một công thức đặc chế riêng của Trung Nguyên và có những cái tên thực sự đặc biệt như: “Thành công”, “Sáng tạo”, “Khám phá” và “Tư Duy”

Tôi đã chọn “Passiona” – loại cà phê dành riêng cho phái đẹp, được giới thiệu rằng uống thứ cà phê này sẽ duy trì làn da hoàn hảo và một đời sống tinh thần “đầy đam mê và thành công”. Tôi đã uống rất nhiều, không nhất thiết vì lời quảng cáo ban đầu nhưng thực sự vị của cà phê hòa tan Passiona rất ngon. Được biết, Passiona là sản phẩm cà phê được nghiên cứu và phát triển trong suốt 9 năm, bao gồm một số thành phần có lợi cho cơ thể như: collagen, vitamin PP (chống khô da) và các loại thảo mộc Phương Đông quý hiếm.

Không gian quán cà phê Trung Nguyên tại TP HCM. Ảnh: Alamy.

 

Tại một quán ăn lề đường của ông Huỳnh, tôi thưởng thức món phở bò tái dưới ánh đèn neon và nhận ra rằng dù có bao nhiêu tòa nhà cao tầng chọc trời, bao nhiêu sự vận động chuyển hóa đi chăng nữa thì quá khứ của Việt Nam vẫn tồn tại bên những món ăn truyền thống giản dị của đất nước này – trong tô phở bốc khói bên góc phố, tại những khu chợ bày bán cá tươi, trong những quầy hàng gạo với sự hiện diện của hàng chục giống khác nhau và cả trong những cửa hàng bày bán các loại thảo mộc tươi đâng vào mùa thu hoạch. Theo ông Huỳnh giải thích, rất ít người Việt Nam sở hữu tủ lạnh bởi vì họ mua tất cả mọi thứ tươi mới từ chợ. Dù giàu hay nghèo, họ thích ăn tại những quán ăn đường phố, trên những ghế nhỏ và nhất là những quán ăn sử dụng công thức gia truyền qua nhiều thế hệ. Vì vậy, tôi đã được tận mắt chứng kiến hình ảnh những chàng thanh niên hiện đại, tai nghe phone phát ra từ điện thoại di động, đậu xe máy trên vỉa hè, ngồi xuống một chiếc ghế và thưởng thức những món ăn giống như người bà của họ nấu ở nhà.

Những gánh hàng rong. Ảnh: Alamy

 

Tôi mua ly cà phê sữa đá cuối cùng tại một quán cà phê vỉa hè bên ngoài Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh và uống cạn nó dưới bóng của một chiếc xe tăng cũ với Lou – một phụ nữ Việt Nam vẫn luôn trăn trở vì cuộc chiến. Cô bị thất lạc với gia đình khi còn là một đứa bé và được một người lính Pháp đào ngũ khỏi quân đội Mỹ nhận nuôi. Cô đã theo người đàn ông này đến sống tại Pháp và phải mất 30 năm sau mới tìm thấy con đường để tìm về với gia đình của mình. Các chuyến tham quan đến bảo tàng luôn gợi lại những kỷ niệm buồn trong cô, người ta đã phải đổi tên cô theo giống tên nước ngoài để bảo vệ cô trước những kỳ thị vì cô bị xem là “tạp chủng”. “Mọi người ở đây đều có một câu chuyện để kể”, cô nói với tôi. “Mọi người đều có người thân đã khuất và có nhiều người đã phải sống với sự xấu hổ, mặc cảm. Họ đã chiến đấu và chém giết lẫn nhau. Tại đây không ai nói về chiến tranh nữa, như thể nó đã qua, nhưng nó không phải là sự thật . Nó sống mãi trong sự im lặng. ”

Với cuộc sống ồn ào tại TP HCM, mỗi một người đều có một cuộc sống riêng, vội vã trôi đi giữa những âm thanh náo nhiệt vang lên từ cuộc sống hối hả. Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh và lần lượt bị xâm chiếm bởi Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp & cuối cùng là Mỹ. Do đó, ở thành phố này vẫn tồn tại nhiều bảo tàng lưu giữ những hình ảnh, chiến tích đấu tranh, hoặc qua những lời kể đầy vẻ tự hào của những người đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh thần kỳ đó.

Tuy nhiên, Lou không nói nhiều về những điều đó. Không làm bất cứ điều gì. Cả hai chúng tôi bắt đầu tận hưởng mùi vị tuyệt vời, ngọt ngào của ly cà phê sữa đá. Từ đó, chúng tôi hiểu được giá trị của sự đau thương, mất mát của họ đã từng trải qua là điều không dễ dàng gì.

ĐẾN HUẾ, KHÔNG THỂ KHÔNG ĂN BÁNH MÌ ĐÊM

“Ở Huế cái gì cũng nhỏ” là câu nhận xét thường thấy của những người miền Nam, miền Bắc lần đầu ăn qua những món ăn của Huế. Cơm hến muốn no phải hai tô là ít, tô bún bò chỉ bằng một nửa tô bún bò Huế ở Sài Gòn. Và một trong những món ăn Huế gây ấn tượng nhất bởi vẻ nhỏ nhoi nữa, đó là bánh mì đêm.

Phải ghi rõ bánh mì đêm (nghĩa là bánh mì bán vào ban đêm), vì bánh mì bán vào ban ngày của Huế là một loại bánh mì khác, không quá nhỏ, tuy cũng chỉ bằng 2/3 ổ bánh mì Sài Gòn, Hà Nội. Còn bánh mì đêm, có lẽ to chỉ chưa tới phân nửa ổ bánh mì tiêu chuẩn ở các nơi khác. Nhỏ, nhưng ai đã ăn rồi thì khó mà quên nổi.

Một tiệm bánh mì đêm cũng đặc biệt. Không phải là một cửa hiệu, cũng không phải là một xe bánh mì như thường thấy. Tiệm bánh mì đêm hiện hữu, một cách loi choi, bé nhỏ, lặng lờ dưới ánh sáng hắt hiu của một góc nhỏ nào đó trên phố đêm. Mà nếu không nhìn kĩ, chắc chắc rằng bạn sẽ không biết là quán bánh mì, mà cứ tưởng bán bắp luộc, hay hột vịt lộn gì đó…

Mô tả kĩ hơn: Một tiệm bánh mì đêm có diện tích khoảng…1 mét vuông, nơi luôn có một chiếc ghế dùng để kê một cái mâm ăn cơm nhà nào cũng có, trên mâm bày biện vài đùm nem, xúc xích, vài dụng cụ nhỏ đựng bánh lọc, rau, ăn kèm bánh mì… Bên cạnh đó là một cái lò than để hâm thực phẩm, vài cái nồi con đầy ắp thịt, nước nhưn, cái chảo tráng trứng, cái giỏ đựng bánh mì… Chỗ ngồi của người bán là một cái đòn thấp, còn chỗ ngồi của khách là những cái ghế nhựa con. Tất cả quây quần bên nhau. Và mọi hoạt động diễn ra trong vùng ánh sáng của một cây đèn măng xông nho nhỏ, chỉ vừa đủ để những người ở gần nhìn thấy được trên mâm, trong nồi là những thứ gì.

Bánh mì bột lọc được nướng trên than hồng.

Mập mờ, “bí hiểm” như vậy, mà cũng không có nổi một tấm bảng nhỏ cho người ta biết là chỗ bán bánh mì. Vâng, đó là bánh mì đêm Huế. Ai biết thì lại ăn! Hoặc là ai lỡ đi gần, nghe mùi thơm của thịt thoảng qua, thì ghé vô ngồi.

Một cái bánh mì từ những tiệm như vậy, dài bằng bàn tay, to bằng gần ba ngón tay. Bánh mì kiểu Huế, với vỏ giòn, dày, ruột trắng như bông, mịn chắc mà không quá đặc nên không ngấy. Tuy 100% là quán cóc, nhưng quán nào cũng có nhiều lựa chọn cho thực khách: bánh mì thịt, bánh mì xúc xích, bánh mì pate, bánh mì ốp la, bánh mì bột lọc…

Bánh mì thịt xíu

Cái ngon cơ bản của bánh mì đêm Huế là phần nước chan bánh mì. Nước sốt bánh mì Huế cũng như nhiều tỉnh miền Trung, không phải là loại nước dễ dãi như….xì dầu, nước mắm ngọt, mayonnaise thường thấy ở Sài Gòn, Hà Nội. Nước sốt bánh mì miền trung là một kiểu nước riêng,  được làm thủ công từ nước nấu thịt, ngũ vị hương, hạt điều, hành, thịt… nhưng tất nhiên là phải có một bí quyết, mới ra cái loại nước sốt thơm nồng, cay cay, mằn mặn ngon đến như vậy. Ngon đến mức một ổ bánh mì chan nước thôi cũng rất ngon rồi.

Tuy vậy, đã gọi là đi ăn bánh mì đêm, thì ít ra bạn phải gọi bánh mì thịt, hoặc, bánh mì bột lọc – cái kiểu bánh mì rất “khó hiểu” với nhân là những cái bánh bột lọc, còn muốn đổi vị một chút, thì gọi bánh mì ốp la, xúc xích…

Và để thưởng thức trọn vẹn cái ngon của bánh mì đêm, bạn phải ăn tại chỗ. Ăn ngay khi nước thịt còn đang nóng, lúc bánh mì còn đang giòn, và hương vị của phần nhân, rau, nước thịt còn đang tìm cách để xâm nhập vào nhau. Phải ăn dưới lớp ánh sáng mập mờ của một góc đêm Huế, điểm tô vài ánh đèn măng xông. Tốt hơn nữa, ở trong khí trời mát mẻ dịu dàng của bờ sông Hương, nơi bạn có thể ngắm khung cảnh hữu tình của non nước thần kinh khi trời về tối…

Thật là khéo, vì chỗ bán nhiều bánh mì đêm nhất là ven hai đầu cầu Tràng Tiền, nơi hội tụ tất cả những đặc điểm đó.

Bạnh Bư (MAV.vn)

 

Về làng nem Thủ Đức

Nói tới những món ăn nổi danh nhất của đất Sài Gòn, không thể không nói tới nem Thủ Đức. Trong văn học truyền miệng, mỗi lần nem Thủ Đức xuất hiện, nó đều mang một dáng vẻ tự hào: Đi đâu mà chẳng biết ta, ta ở Thủ Đức vốn nhà làm nem… hay như câu: Biên Hòa có bưởi Thanh Trà, Thủ Đức nem nướng, điện bà Tây Ninh.

Đất Thủ Đức là để chỉ các quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 bây giờ. Xưa là một vùng rộng lớn, cảnh vật nửa quê nửa chợ, phù hợp với các trò ăn chơi tiêu khiển của khách du đãng thập phương: “Xứ Thủ Đức năm canh thức đủ“, cái câu ấy nửa giỡn nhưng cũng nửa thiệt. Thủ Đức có suối Xuân Trường, suối Lồ Ồ, có nhiều vườn lài vườn ngâu, là những chốn vui thú ngoạn cảnh được ưu tiên thời ấy, còn ven chợ Thủ Đức lại có nhiều quán xá để la cà, với đủ loại món ăn chơi, trong đó dĩ nhiên nemThủ Đức là đại diện tiêu biểu.


Một cửa hàng bán đủ loại nem ở gần chợ Thủ Đức

Để đáp ứng cho nhu cầu của khách đối với món nem danh tiếng, xứ Thủ Đức đã từng có tới hàng trăm lò nem, mà điểm tập trung đông nhất là ven chợ Thủ Đức. Mỗi lò nem có bí quyết riêng, nhưng cũng có những nguyên tắc chung để có thể cùng nhau giữ gìn thanh danh làng nghề. Những nguyên tắc chung đó là sự cẩn thận trong các khâu chọn thịt, chế biến. Thường là phải chọn thịt ở mông con heo, khi ướp không bỏ hàn the và không bỏ quá nhiều gia vị, khi gói thì gói bằng lá vông chứ không phải lá ổi hay lá chùm ruột, trước hết là để bảo quản lâu hơn. Nem làm thủ công, các gia vị để ướp thường được chọn kĩ lưỡng, như muối phải là muối Phan Thiết, rượu phải rượu ngon, đường phải là đường tinh luyện.

Nhờ những nguyên tắc đó, cộng với một số kinh nghiệm, bí quyết gia truyền của từng nhà, miếng nem Thủ Đức được cho ra lò, khi tới mặt thực khách đã là những miếng mồi nhậu hồng tươi, chắc mà không cứng, thơm mà không nặng mùi, khi cắn vô cảm thấy vừa dai vừa dòn, vị chua cay mặn ngọt quyện hòa vô nhau rất đã.

Nhiều lò nem dựng gần nhau, tạo thành một làng nghề, gọi là làng nem Thủ Đức. Làng nem này cung cấp nem cho khắp các quán nhậu Sài Gòn, mà cũng ra tới các tỉnh miền đông tây, dễ dàng cạnh tranh với nem nổi tiếng các xứ khác như nem Lai Vung, nem Chợ Huyện. Trên phần sân nhà, thì nem Thủ Đức lấn át nem Bà Điểm, nem Gò Vấp… Các quán xá ở quanh chợThủ Đức xưa luôn bày biện đầy những món nem có thể làm mệt cái bao tử của bất kì người ăn mặn nào: từ nem chua lột ra ăn liền, tới nem chưa chua đem nướng, hay nem xắt nhỏ cuốn bánh tráng ăn với rau sống… Người ta tới Thủ Đức, thường ghé vô các quán này ăn nem, thỏa mãn, nhưng chưa xong chuyện, lại còn phải mua mấy đùm về làm quà biếu, để chứng tỏ với bà con là cái món mà mình và các bậc tiền bối vẫn hay ca ngợi kia không phải hữu danh vô thực.

Nem Thủ Đức xưa uy danh là thế. Làng nghề xưa nhộn nhịp là thế. Những câu chuyện kể về nem Thủ Đức xưa kia khiến người ngày nay khó mà cầm lòng, khiến nhiều kẻ phải chạy ra chợ Thủ Đức một chuyến để thưởng thức nó, hay ít ra cũng để biết làng nem Thủ Đức bây giờ ra sao.


Cơ sở nem Bà Chín nổi tiếng Q9.

Bây giờ, làng nem Thủ Đức vẫn còn dễ tìm, nhưng so với những gì đã được người xưa kể lại, thì rất là nhạt nhòa. Trên các con đường quanh chợ Thủ Đức, như Kha Vạng Cân, Dương Văn Cam, Lê Văn Tách, nay chỉ thấy khoảng chục lò nem còn hoạt động. Đó là các lò nem dày dặn kinh nghiệm, chất lượng đã được các chuyên gia nhậu nhẹt xác nhận: Tư Hoàng, Năm Hiếu, Thiên Hương Viên,… Dạt qua phường Hiệp Phú Quận 9, có lò nem Bà Chín có vẻ là lò nem Thủ Đức lớn nhất đang tồn tại.

Như vậy làng nem Thủ Đức nay chỉ còn rải rác vài dấu vết. Đây không phải điều quá bất thường đối với nhiều người, vì hiện nay tại Sài Gòn cũng như các tỉnh khác, luôn có không thiếu những cơ sở làm nem theo kiểu công nghiệp, nem tuy không ngon bằng nhưng được cái rẻ hơn loại nem cổ truyền làm bằng tay của người dân Thủ Đức. Và rồi cũng không mấy ai lấy làm lạ khi lâu lâu lại thấy có người lên tiếng kêu gọi cứu lấy làng nem Thủ Đức.

Cứu được làng nem hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều thứ trên đời. Người kêu cứu, người hành động, người đứng ngó, nhưng chắc không ai là muốn chứng kiến cảnh món quà nhậu danh tiếng nhất nhì xứ Sài Gòn phải trở lui vô miền ký ức, khiến cho những câu thơ ngộ nghĩnh về nem Thủ Đức đời xưa lại trở thành những tiếng thở dài của dân nhậu đời sau.

Bạnh Bư (MAV.vn)

10 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ LÁ HẸ

Rau hẹ là một thực phẩm, gia vị dễ ăn, ngoài ra từ lâu nó cũng được cho là vị thuốc chữa bách bệnh. Trong đó, ngoài tác dụng nổi tiếng là bổ thận, tráng dương, hẹ còn rất nhiều tính năng rất quý giá khác. Sau đây là 10 bài thuốc đơn giản từ lá hẹ để điều trị một số bệnh phổ biến:

Viêm tai giữa: Lá hẹ rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi nhỏ vào lỗ tai bị thối mỗi ngày vài lần đến khi khỏi. Nếu côn trùng chui vào tai cũng dùng cách này để đuổi ra.

Nam yếu sinh lý, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh: Hẹ tươi giã nát, vắt lấy nước rồi uống ngày 2 lần trong 1 tuần.

Trị chứng đau ngang thắt lưng, dương suy, thận lạnh: Lấy 2 lạng lá hẹ, 30 gram thịt trái hồ đào, xào chín bằng dầu mè. Mỗi ngày ăn một lần, sau 1 tháng sẽ thấy kết quả.

Đau họng: Huơ nóng một nắm hẹ, đem đắp vào phần trước cổ rồi lấy đồ băng lại. Khi hẹ nguội thì huơ tiếp 1 nắm hẹ khác thay vào. Làm nhiều lần sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. Có thể làm cách khác là giã nát lá và củ hẹ đắp vào cổ (không cần huơ nóng), băng lại cho khỏi rớt. Trong lúc đắp thì nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt những ngụm nước.

Tiểu ra máu, chảy máu cam: Giã nát 1 ký hẹ, vắt lấy nước, cho nửa ký sinh địa xắt nhỏ vào nước này ngâm, rồi phơi ngoài nắng to cho tới khi sinh địa chuyển qua màu đen, nước hẹ khô đi thì đem vào nhà, giã nhuyễn bằng cối, rồi se lại thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần 2 viên. Dùng với canh củ cải trắng hiệu quả rõ rệt.

Suyễn: Lá hẹ giã nát lấy nước uống, hoặc sắc lên uống.

Đau răng: Lấy 1 nhúm rau hẹ (còn rễ), rửa sạch rồi giã nhuyễn, đắp vào chỗ đau. Mỗi lần đắp cách nhau 2 giờ.

Bệnh trĩ: Khi búi trĩ lòi ra ngoài không co lại được, ta dùng khoảng 200gr hẹ sống thái nhỏ, thêm tí giấm vào xào lên cho nóng. Sau đó bọc vào vải sạch, lăn vào chỗ trĩ đến khi nguội thì thôi. Cứ làm vậy thời gian sẽ thấy hiệu quả.

Cồn cào, buồn ói: 70g hẹ giã nhuyễn, vắt lấy nước, 20g gừng sống giã nhuyễn, vắt lấy nước, đem 2 thứ này hòa vào sữa tươi, hâm lên cho nóng rồi uống sẽ thấy kết quả ngay.

Ho, cảm mạo do lạnh: Lấy 2 lạng hẹ, kèm theo 0,2 lạng gừng tươi và 1 ít đường, đem trộn lên rồi hấp chín, ăn cả nước lẫn cái sẽ thấy giảm bệnh.

Táo bón: Lấy hạt rau hẹ rang lên cho vàng, hòa 5gr uống với nước sôi, ngày 3 lần sẽ sớm khỏi.

Mỹ Mạnh (MAV.vn)

Cách nấu Canh Nấm Đậu Hũ

Có nhiều công thức làm Canh Nấm chay khác nhau tùy sở thích mỗi người. Sau đây là cách đơn giản, cốt là để giữ lại mùi thơm và dinh dưỡng của từng loại nấm.

Nguyên liệu:

  • Nấm rơm: 150gr
  • Nấm kim châm: 100gr
  • Nấm hương (đông cô): 50gr
  • Đậu hũ (đậu phụ) non: 1 miếng
  • Cà rốt: 1 củ
  • Rau mùi vài cọng
  • Boa rô, một ít
  • Xì dầu, gia vị

Cách làm:

  • Chuẩn bị:

– Nấm hương khô ngâm vào nước ấm pha chút muối 20-30 phút cho mềm, cọ kỹ phía trong tai nấm cho hết cát.
– Nấm kim châm, nấm rơm ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút.
– Trong khi ngâm nấm thì xắt cà rốt thành miếng nhỏ vừa ăn, có thể tỉa hoa hòe nếu thích.
– Boa rô băm nhỏ
– Đậu phụ xắt miếng nhỏ vừa ăn.

  • Thực hiện:

– Cho ít dầu ăn vào nồi, dầu nóng cho boa rô băm nhuyễn vào phi thơm.
– Cho các loại nấm vào xào săn, nêm chút xì dầu, muối, hạt nêm chay vào cho vừa miệng, rồi trút hết ra tô để riêng.
– Đổ vào nồi 1 lượng nước vừa đủ nấu canh, cho cà rốt và nấm đông cô vào nấu sôi, sau khi sôi được 10 phút thì bỏ đậu hũ, nấm rơm, nấm kim châm vào, vặn nhỏ lửa, nấu sôi tiếp chừng 5 phút rồi tắt bếp. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
– Khi ăn múc canh ra tô, rải vài cọng ngò cắt ngắn.

Bé Thúi (MAV.vn)

10 món ăn “dị” nhất thế giới

–  Những món ăn cay nhất, hư hỏng nhất, hay nguy hiểm nhất, tất cả đều khiến bạn có thể chỉ ngắm nhìn mà chưa chắc sẵn sàng thưởng thức chúng. Hãy cùng khám phá 10 món ăn giữ những kỷ lục kỳ quặc nhất trên thế giới dưới đây.

1. Pho mát mùi thối nhất

Năm 2004, các nhà khoa học tại đại học Bedfordshire đã cho phát minh một chiếc “mũi điện tử” để phân tích mùi các loại phô mai, cùng với một bảng điện tử của 19 người đã tìm ra loại phô mai hôi nhất thế giới. Đó là loại phô mai Vieux Boulogne, một loại phô mai mềm từ phía bắc nước Pháp. Vieux Boulogne còn có mùi kinh khủng hơn cả Epoisses de Bourgogne, một loại phô mai hôi đến mức bị cấm mang đi trên các phương tiện công cộng của Pháp.

2. Món ăn cay nhất

Loại ớt cay nhất thế giới được trồng ở Lincolnshire bởi Nicky Woods and vợ anh là Zoe, đồng sáng lập của Fire Foods. Họ đặt tên cho chúng là “Infinity” và ước tính có hơn 1,067,286 quả được chiết xuất làm sốt Scoville Scale (trong khi sốt tabasco chỉ có hơn 5000 quả).

3. Món ăn nguy hiểm nhất

Đây là một món ăn có lâu đời từ Nhật Bản, có tên là Fugu (cá nóc). Món ăn này nếu không được chế biến theo đúng cách, nó hoàn toàn có thể gây chết người. Đây là một loại cá có chứa chất độc có thể gây tử vong cho người trong cơ quan nội tạng của chúng, đặc biệt là trong gan và buồng trứng. Mặc dù các thống kê có số liệu khác nhau, nhưng Fugu có tỉ lệ gây tử vong là 6.8%, với những ngư dân biển tự chế biến để ăn.

4. Món ăn đắt nhất

Cristiano Savini, một thợ săn nấm đến từ Tuscany ở miền Bắc nước Ý, đã có một cuộc thám hiểm đáng giá nhất vào tháng 1/2007 khi tìm ra một loại nấm trắng khổng lồ nặng 3.3 pound. Cristiano cùng với bố đã tìm ra bởi chú chó Rocco, và ngay sau đó đã bán trong một phiên đấu giá tại một casino ở Macao với giá đắt cắt cổ 330.000$. Piedmont là loại nấm mà ở Ý được cho là món ăn bổ dưỡng nhất thế giới.

5. Món ăn “hư hỏng” nhất

Sushi  truyền thống được trình bày với nhiều màu sắc khác nhau, nhưng để hấp dẫn và thu hút thực khách, một số nhà hàng đã “biến tướng” đi cách trình bày sushi. Nyataimori là hình thức bày sushi trên một cơ thể khỏa thân của người phụ nữ. Những nhà hàng phục vụ Nyataimori  (hoặc là trên cơ thể đàn ông, có tên Nantaimori) là rất hiếm, và giá của một bữa ăn như thế có giá rất đắt.

6. Món ăn rẻ nhất

Đó chính là món ăn về chuột đồng, một loài chuột chuyên phá hại ruộng lúa ở Việt Nam. Chuột được bọc trong lá chuối và nướng lên, bày bán rộng rãi ở các khu chợ vùng quê. Đây là một món ăn rẻ nhất, giống như món dơi phổ biến ở Thái Lan.

7. Món ăn “đáng yêu” nhất

Có thể nó trông thật đáng yêu các lớp học, nhưng loài lợn này khi được đặt lên đĩa thì trông chẳng còn dễ thương một chút nào. Các gia đình Peruvian đã nuôi loài lợn này vì nó được coi là một nguồn thực phẩm dồi dào protein ở Andes. Chúng được đặt tên là Cuy, thường được rán lên và còn giữ lại cả chân tay và đầu. Món ăn này tuy ít thịt nhưng da lại rất dai, và mùi vị giống thì như món thịt thỏ.

8. Món ăn “kinh tởm” nhất

Đây là một loại đặc sản của Sardinian mà nó đã được cảnh báo ảnh hưởng đến sức khỏe. Món ăn kinh khủng này chính là những con giòi có trong pho mát đã bị phân hủy và tìm thấy ở gần các thùng rác, nhưng sự phân hủy của loại “pho mát thối” này lại được khuyến khích. Pecorino Sardo là loại pho mát được để thối rữa nhằm tạo môi trường cho các con giòi sản sinh.Những con giòi này hỗ trợ quá trình lên men và tăng mùi thối cho pho mát. Món ăn này đã bị cấm ở EU, pho mát phục vụ cùng với giòi sống, khi ăn có thể chúng còn ngoe nguẩy và nhảy đến hơn 15 cm.

9. Món ăn khó ngửi nhất

Mùi sầu riêng được coi là rất  khó chịu nên nó đã bị cấm hầu hết trên các loại xe từ taxi, phương tiện công cộng, máy bay trên khắp Đông Nam Á. Tuy nhiên, bản thân loại trái cáy này được cho là rất ngon. Tiểu thuyết gia Anthony Burgess đã mô tả ăn sầu riêng  “giống như ăn quả mâm xôi ngọt ngào trong phòng vệ sinh”.

10. Món ăn “dã man” nhất

mav080

Smalahove, món ăn truyền thống của người Na Uy trong dịp lễ Giáng Sinh. Món ăn được chế biến bằng cách đun đầu cừu trong dầu sôi (trừ bộ não và lông) trong 3 giờ. Phong tục ăn bằng cách ăn tai và mắt đầu tiên, như một video trên Youtube cho thấy, trong khi nó vẫn còn nóng, sau đó ăn từ trước ra sau. Các cơ lưỡi và mắt được xem xét để cắt giảm.

 

Vân Anh (anninhthudo.vn)

3 CÁCH LUỘC TRỨNG VỪA NGON VỪA ĐẸP MẮT

Luộc trứng thì không có gì khó, nhưng để món trứng luộc quá ư bình thường trở nên một cái gì đó hấp dẫn bắt mắt, thì cần phải có chút sáng tạo. Hãy cùng MAV điểm qua những “phong cách” luộc trứng lạ lẫm sau đây:

  • Luộc trứng có màu tím: Bạn luộc trứng như bình thường, cho tới khi cảm thấy có thể bóc vỏ được, sau đó vớt ra, bóc hết vỏ đi. Chuẩn bị 1 nồi bao gồm củ dền đã gọt vỏ, xắt lát nhỏ và 1 lượng nước đủ ngập mặt trứng, đun lên cho củ dền ra màu rồi thả trứng vào nấu tiếp trong 5 phút. Thành quả là trứng luộc của bạn sẽ có màu củ dền rất đẹp mắt! Nếu không có củ dền, thì dùng củ cải đỏ cũng được nhé!

Trứng luộc củ dền bắt mắt (Ảnh: VNexpress.net)

  • Trứng luộc có hoa văn giống men rạn: Để làm loại trứng “gốm sứ Bát Tràng” rất ảo diệu này, bạn cũng cần luộc 2 lần. Lần đầu luộc vừa đủ cho lòng trắng se lại (khoảng 5 phút), sau đó vớt trứng ra cho vào 1 cái nồi rồi dùng vật cứng (muỗng nĩa cũng được), gõ nhẹ xung quanh vỏ trứng cho vỏ bị rạn nứt (Có thể cho trứng vào 1 cái ly nhỏ rồi lắc nhẹ vừa đủ rạn vỏ). Sau khi cảm thấy độ rạn nứt đã đủ, cho trứng vào nồi nước lạnh, cho vào nồi này túi trà lọc và 1 ít hoa hồi, rồi nấu tiếp trong 10 phút cho nước trà hoa hồi ngấm vào lòng trắng trứng. Sau đó vớt ra lột vỏ, kết quả sẽ như này:

Trứng luộc có vân “men rạn” rất đẹp, thơm mùi trà, hồi. (Ảnh: webkheotay.com)

  • Trứng luộc in hình: Cái này thì tỉ mỉ hơn chút xíu, nhưng kết quả sẽ rất là tuyệt! Bạn dùng lá rau thơm cắt tỉa thành hình dạng bạn muốn in lên trứng (đối với lá nhỏ như lá mùi (ngò), rau răm, cỏ ba lá, me đất, thì có thể để nguyên hình dạng lá luôn >>> in hình lá). Chuẩn bị xong rồi thì để đó, bắt đầu bắc nồi luộc trứng. Trứng luộc cho vừa đủ bóc vỏ, thì bạn lấy ra bóc vỏ. Bóc xong thì ốp cái lá đã cắt tỉa xong vào trứng như ảnh minh họa (ốp nhiều mặt cũng được):

Sau đó bạn dùng miếng gạc y tế (vải xô trắng) bọc túm quả trứng lại, cốt là để giữ cho miếng lá không rớt ra. Cột lại nhé!

Rồi làm cho hết lượng trứng ,sau đó cho vào nồi nước lạnh pha 1 chén xì dầu (có thể thay xì dầu bằng trà túi lọc). Rồi nấu tiếp cho tới khi trứng nhuộm màu nâu là được, như thế này:

Trên đây có 3 cách, nhưng chung quy là luộc trứng với nước pha chất tạo màu (xì dầu, trà, củ dền), bạn có thể dùng các màu khác mà bạn thích, nếu muốn trứng luộc thật bắt mắt, thì dùng tí màu thực phẩm, nhưng tốt hơn là dùng những nguyên liệu tạo màu tự nhiên mà bạn biết nhé!

Bé Thúi (MAV.vn)

Việt Nam nằm trong top các quốc gia có nền ẩm thực cuốn hút nhất thế giới

(MAV.vn) Tạp chí du lịch uy tín của Anh Rough Guides đã bình chọn ra 15 quốc gia có nền ẩm thực tuyệt vời nhất thế giới, trong đó có Việt Nam. Hãy cùng MAV điểm lại những nền ẩm thực có trong danh sách này!

  1. Ý: Ý đứng đầu danh sách này với một nền ẩm thực đầy những hương vị tinh tế, các món ăn uống nổi tiếng khắp thế giới của Ý có thể kể đến Pizza, Spaghetti, Pasta, Kem Ý, Cappuccino.
  2. Thái Lan: Sự hòa trộn của thảo dược, gia vị và các nguyên liệu thực phẩm tươi sống qua những phong cách nấu nướng đặc biệt , tạo ra các hương vị cay, chua, ngọt, đắng, đậm đà, hấp dẫn, đã đem đến cho Thái Lan vị trí thứ 2 của danh sách này.
  3. Ấn Độ: Món ăn Ấn Độ đặc trưng bởi sự phối hợp sử dụng các loại gia vị, rau củ quả bản địa. Hương vị “bùng nổ”, màu sắc hấp dẫn, vị ngọt béo của dừa, nồng cay của ớt, cà ri là những điều không ai có thể quên khi nếm qua các món ăn Ấn Độ.
  4. Nhật Bản: Ngược lại với Ấn Độ, ẩm thực Nhật nổi bật như là một nền ẩm thực không lạm dụng nhiều gia vị, mà chú trọng vào sự tươi ngon, tinh khiết của nguyên liệu tự nhiên. Điều này đã làm nên sự độc đáo của ẩm thực Nhật so với các nơi khác trên thế giới. Bên cạnh đó, ẩm thực Nhật còn được ngưỡng mộ bởi cách trình bày tuyệt đẹp.
  5. Việt Nam: Việt Nam có một nền ẩm thực rất phong phú, đa dạng và đôi khi phức tạp, với sự khác biệt rõ ràng trong hương vị món ăn của từng vùng miền. Đặc điểm nổi bật của những món ăn này là sự dung hòa, kết hợp tinh tế giữa các nguyên liệu, gia vị với nhau tạo thành những món ăn hoàn hảo đối với người thưởng thức.mav085
  6. Trung Quốc: Một đất nước rộng lớn và có nền văn minh lâu đời, dĩ nhiên nền ẩm thực cũng đa dạng và phong phú. Ẩm thực Trung Quốc được chia ra làm 8 phong cách theo vùng địa lý, và mỗi phong cách lại có nhiều trường phái khác nhau. Những món ăn của đất nước này thường đặc yếu tố bổ dưỡng lên hàng đầu.
  7. Pháp: Người Pháp rất coi trọng việc thưởng thức ẩm thực. Ngoài những loại rượu như Champagne, Cognac, Sancerre, Bordeuax… Pháp còn nổi tiếng với các món phổ thông khắp thế giới như patê bánh mì, pho mát, bánh crêpe…
  8. Indonesia: Một đất nước có tới 6000 hòn đảo có người sinh sống hẳn sẽ là chốn phiêu lưu ẩm thực kỳ thú với bất kỳ ai. Nhiều món ăn của đất nước này đã phổ biến khắp Đông Nam Á, như Sa tế, Tempeh… Bên cạnh đó, với vị trí nằm trên các con đường hàng hải lớn, ẩm thực Indonesia còn tiếp thu không ngừng các phong cách ẩm thực từ khắp nơi trên thế giới.
  9. Mexico: Ẩm thực Mexico đã phát triển qua hàng ngàn năm, nó là sự kết hợp giữa ẩm thực của thổ dân và di dân, nên rất đa dạng và phong phú. Đặc trưng của các món ăn ở đây là sự kết hợp giữa nhiều loại gia vị, nguyên liệu và vẻ ngoài đầy màu sắc.
  10. Singapore: Quốc đảo nhỏ bé này có một nền ẩm thực phát triển, với sự kết hợp của nhiều nền ẩm thực lớn như Trung Hoa, Indonesia, Ấn Độ, châu Âu… Những món nổi tiếng ở đây có thể kể đến Tôm say rượu, cháo ếch, cua sốt ớt, cà ri laska…
  11. Tây Ban Nha: Thật thiếu sót lớn nếu không nhắc đến nền ẩm thực lừng danh của Tây Ban Nha. Ẩm thực ở quốc gia này rất phong phú, và do vị trí địa lý, nó đầy ắp những món ăn hấp dẫn làm từ hải sản qua hàng ngàn cách chế biến khác nhau. Những nguyên liệu đặc trưng trong nền ẩm thực này có thể kể đến Cà chua, khoai tây, Ớt xanh, hạt đậu, dầu ô liu…
  12. Thổ Nhĩ Kỳ: Có lẽ hiếm ai mà không biết đến món Kebab, một món thịt nướng “kỳ diệu” của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng không chỉ có thế, đất nước này còn nhiều món đặc biệt ngon như Simit, Mezze,… Thổ là đất nước hảo ngọt nên đừng quên khám phá những món bánh kẹo ngọt ở quốc gia lâu đời này.
  13. Anh: Ẩm thực cổ truyền của Anh thường được coi là không có gì đặc sắc, thậm chí là nhàm chán, vì quá béo hay quá khô khan. Nhưng có lẽ cũng vì lẽ đó mà nhiều người muốn tìm hiểu thêm về nó.
  14. Lebanon: Đại diện thứ 2 cho vùng Trung Đông là Lebanon, một quốc gia nhỏ bé nhưng lại nổi tiếng ngon lành nhờ có một nguồn sản vật phong phú và đa dạng. Điểm hấp dẫn chính ở Lebanon là các món ăn hải sản cùng với các loại trái cây thơm ngọt.
  15. Malaysia: Cũng như nhiều quốc gia đông nam Á khác, Malaysia là một điểm đến nổi bật của các tín đồ ẩm thực với một nền ẩm thực đa dạng cùng các kỹ thuật chế biến độc đáo. Ngoài phong cách ẩm thực bản địa như Ikan bakar, Nasi lemak, Malaysia còn tiếp thu các phong cách ẩm thực của Ấn Độ, Trung Hoa như Nasi Kandar, Mì xào…

Mỹ Mạnh (MAV.vn)

7 món ăn được tranh giành “quyết liệt” trên thế giới

Kimchi, pho mát feta, xúc xích… đều là chủ đề nóng khi nói đến ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới.

Kimchi là món ăn được nhắc đến như một đại diện của ẩm thực Hàn Quốc. Tuy nhiên, vào năm 1996 kimchi trở thành chủ đề tranh cãi của hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản. Đó là thời điểm Nhật Bản đề nghị món kimchi của Nhật (trong tiếng Nhật gọi là kimuchi) làm món ăn chính thức trong Thế vận hội diễn ra năm 2000.

Feta, một loại pho mát truyền thống làm từ sữa dê và sữa cừu, là trung tâm của cuộc tranh giành thương hiệu ẩm thực diễn ra giữa các nước châu Âu gần 20 năm qua. Loại pho mát này từng trở thành chủ thể tranh cãi trước tòa vì Hy Lạp muốn feta trở thành món ăn quốc gia chính thức và có độc quyền sử dụng thương hiệu, trong khi Đan Mạch, Đức, Bulgaria… cũng chỉ ra những luận điểm để đưa món pho mát feta về làm của riêng.

Hummus là một món ăn của vùng Trung Đông và Ả Rập, làm từ đậu chickpea nấu chín, nghiền nhuyễn trộn với xốt tahini, dầu ô liu, nước cốt chanh muối và tỏi. Các đầu bếp Israel đã lập kỷ lục nấu chảo hummus lớn nhất vào tháng 1/2010 từ hơn 4 tấn nguyên liệu. Tháng 5/2010 kỷ lục này đã bị phá vỡ vì các đầu bếp Lebanon nấu hummus đã sử dụng tới hơn 10 tấn nguyên liệu. Cả người Lebanon và người Israel đều tuyên bố hummus là món ăn dân tộc của mình nhưng đến nay vẫn chưa có bên chiến thắng.

 

Australia và New Zealand luôn tranh cãi về nguồn gốc của pavlova, một món ăn tráng miệng xốp phồng, mềm mại. Pavlova được cho là đặt theo tên của Anna Pavlova, một vũ công xinh đẹp người Nga. Từ điển quốc gia Australia mô tả pavlova là món tráng miệng nổi tiếng của nước họ. Bà Helen Leach, nhà nghiên cứu ẩm thực New Zealand, lại chỉ ra rằng có cả một thư viện sách nấu ăn ghi chép lại 667 công thức làm pavlova. Và có tới 21 công thức từ năm 1940, khi người Australia đầu tiên có mặt.

Xúc xích là chủ đề ẩm thực gây tranh cãi giữa hai nước Slovenia và Áo. Thành phố Vienna cho rằng món ngon này lần đầu tiên được làm ra ở Áo và người Áo tạo nên cái tên Keaese Krainer. Slovenia thì nhận định rằng, xúc xích được chế biến lần đầu ở vùng Kranjska (phía bắc Slovenia) vào thế kỷ 19.

Singapore gọi đây là yusheng và khi ở Malaysia thì món ăn có tên yee sang. Món gỏi cá này gồm: củ cải và cà rốt nạo, bưởi, xà lách, lạc rang, vừng bột chiên nước sốt từ quả mận, đồ chua, và cá sống thái lát. Một chuyên gia người Singapore đã lập trang Facebook riêng để đấu tranh cho yusheng là món ăn quốc gia và đăng ký vào danh sách di sản phi vật thể của UNESCO. Bộ trưởng du lịch Malaysia thì cho biết: “Malaysia không thể để mất món ăn của đất nước được”.

Cuộc chiến về nguồn gốc của khoai tây giữa hai nước Chile và Peru bắt đầu từ khi Andres Contreras, giảng viên trường Đại học Chile’s Austral, cố gắng đăng ký cho 280 loại khoai tây ở đảo Chiloe có nguồn gốc từ Chile. Tranh cãi phát triển gay gắt đến mức người Peru còn đưa vụ việc lên cấp Liên Hợp Quốc.

Hương Chi (VNexpress.net: http://dulich.vnexpress.net/photo/am-thuc/7-mon-an-duoc-tranh-gianh-nhieu-nhat-the-gioi-3087148.html)

 

Những tập quán ẩm thực độc đáo trên thế giới

Ở Canada đi ăn muộn là lịch sự còn với người Đức việc đến trễ giờ ăn lại là điều khiếm nhã và khó chấp nhận.

Những phong tục tập quán trên bàn ăn được xem như chuẩn mực và mọi người đều phải được dạy từ khi là một đứa trẻ. Mỗi vùng miền, mỗi đất nước trên thế giới lại có một tập quán ăn uống riêng, tạo nên nhiều nét độc đáo và thú vị.

Afghanistan – Hôn bánh mì đã rơi xuống nền nhà

Ở Afghanistan, khi bánh mì đã rơi xuống nền nhà sẽ được nhặt lên và hôn để tỏ lòng kính trọng.

Nam Mỹ – Đổ rượu để bày tỏ sự tôn kính với “mẹ thế giới”

Ở một số vùng của Peru, Argentina, Chile và Bolivia, bữa ăn tối để dành cho Pachamama, một nữ thần được tôn thờ bởi những người dân địa phương ở dãy Andes. Khi uống trong bữa tối người dân nơi đây thường đổ một chút rượu xuống đất và đọc: “Para la Pachamama” để tiến hành nghi lễ “ch’alla”.

Canada – Đi ăn muộn

Việc đến muộn khi ăn là chuyện được chấp nhận ở Canada, và nếu bạn đến đúng giờ hoặc sớm hơn lại bị xem là điều kỳ quặc.

Chile – Luôn phải ăn bằng dao, dĩa…

Người Chile luôn luôn dùng các đồ như dao, dĩa, thìa… để ăn uống. Trong bữa ăn dù chỉ đụng chạm bất kỳ một đồ ăn nào trên bàn bằng tay cũng bị coi là hành động xấu xa.

Trung Quốc – Làm bừa bộn và ợ

Ở Trung Quốc, người chủ nhà biết rằng bạn thưởng thức bữa ăn rất thoải mái khi thấy bàn ăn đã bị làm cho bừa bộn. Nếu chỉ còn một ít thức ăn thừa trên đĩa thì có nghĩa là bạn đã ăn rất no, nhưng ăn không hết sạch cơm trong bát sẽ bị coi là rất thô lỗ. Ngoài ra, tiếng ợ sau khi dùng bữa là một cách thể hiện lời khen về đồ ăn ngon đối với chủ nhà.

Ai Cập – Rót rượu cho người khác

Người Ai Cập có một tập tục là rót rượu cho người khác và chờ được rót lại vì tự lấy đồ uống rót cho bản thân là điều không thể chấp nhận được ở Ai Cập.. Nếu ly của bạn chưa được rót đầy và người khác quên rót thêm thì bạn nên nhắc họ.

Anh – Đưa rượu vang đỏ sang bên trái

Trên bàn ăn ở nước Anh, rượu vang đỏ liên tục được chuyển sang người ngồi bên trái cho đến khi hết một vòng. Một số người cho rằng đây là truyền thống của hải quân (khi đứng quay mặt vào phía bánh lái, cảng luôn nằm bên trái của thuyền), tuy nhiên vẫn chưa có ai đưa ra lý do chính xác.

Khi chai rượu không được chuyền mà yêu cầu lấy rượu trở thành hành động rất bất lịch sự. Thay vào đó, người kế bên có thể hỏi người đang giữ chai rượu một câu “Anh có biết Bishop của Norwich không?” . Nếu họ trả lời “không biết” thì có nghĩa: Anh chàng đó rất tốt, nhưng anh ta là người thường quên đưa rượu cho người bên cạnh.

Ethiopia – Ăn chung một đĩa

Người Ethiopia thường ăn chung trong một đĩa lớn, thỉnh thoảng lắm họ mới ăn đĩa riêng, vì đĩa riêng đồng nghĩa với lãng phí. Một số vùng của Ethiopia có truyền thống “gursha” nghĩa là người này bón đồ ăn cho người khác.

Pháp – Dùng bánh mì như dụng cụ ăn uống

Người Pháp thường ăn bánh mì và dùng chúng như một chiếc muỗng để lấy đồ ăn từ đĩa cho vào miệng. Ngoài ra bánh mì cũng có thể được sử dụng giống như dao hoặc dĩa.

Georgia – Chúc rượu và uống hết ly trong một hơi

Ở nước Cộng Hòa Georgia, việc chúc rượu mất cả tiếng đồng hồ. Mọi người ngồi quanh một bàn tròn để chúc rượu nhau và khi uống sẽ phải uống hết ly rượu chỉ trong một hơi. Lúc tất cả cùng xong việc chúc rượu, họ sẽ lại đi vòng quanh bàn. 10 đến 15 ly mỗi người là chuyện bình thường trong một bữa tối, người Georgia chỉ chúc rượu bằng vang hoặc vodka.

Đức – Đi ăn đúng giờ

Người Đức thường đi ăn rất đúng giờ vì việc đến muộn bị xem là rất bất lịch sự và cho thấy sự thiếu tôn trọng.

Ấn Độ – Ăn bằng tay phải

Ở Ấn Độ, người dân chỉ dùng tay phải để ăn và đưa đồ vật. Người Ấn Độ quan niệm tay phải đại diện cho cái thiện với tính đúng đắn, công lý, còn tay trái đại diện cho cái ác, nhơ bẩn và xấu xa.

Nhật Bản – Tạo ra tiếng xì xụp khi ăn

Việc tạo ra tiếng động xì xụp khi ăn mì hoặc súp được xem là một dấu hiệu cho thấy sự cảm kích của người ăn đối với người nấu. Tiếng động càng to thì lời cảm ơn càng lớn.

Hàn Quốc – Khoanh tay để đồng ý khi ăn uống

Khi muốn đồng ý bất kể một loại đồ ăn thức uống nào, người Hàn Quốc thường khoanh hai tay lại với nhau.

Mexico – Ăn tacos bằng tay không

Người dân Mexico chỉ cần dùng tay không để cầm nắm và ăn tacos, vì nếu dùng dao, dĩa để ăn tacos sẽ bị xem là hành động ngu ngốc và màu mè.

Nga – Luôn nhận lời mời uống

Mời người khác uống thể hiện sự tin tưởng và tình bạn cho nên việc từ chối lời mời sẽ là rất khiếm nhã.

Tanzania – Giấu lòng bàn chân khi ngồi ăn

Ngồi khoanh chân trên một chiếc thảm hoặc chiếu khi ăn là một phong tục của người Tanzania. Tuy nhiên phải giấu được lòng bàn chân của mình vì nếu để lộ sẽ bị coi là một hành động cực kỳ thô lỗ.

Hương Chi  (Vnexpress.net)

NHỮNG MÓN ĐẶC SẢN NÊN THỬ KHI ĐẾN SÓC TRĂNG

Ẩm thực Sóc Trăng mang những nét giao thoa tuyệt vời nền văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tạo nên những nét đặc sắc không nơi nào khác có được.

Về Sóc Trăng, không chỉ được tham gia các lễ hội độc đáo như Ooc-om-Bok, đua ghe ngo, thăm các chùa chiền có lối kiến trúc đặc biệt, đi chợ nổi, thăm vườn cò… mà còn được thử các món ăn mang đậm dấu ấn của ba nền văn hóa Kinh – Hoa – Khmer.

Những đặc sản Sóc Trăng pha trộn tinh túy của thiên nhiên cùng cách chế biến và sử dụng nguyên liệu khác biệt sẽ khiến cho khách tới đây trải nghiệm hương vị có một không hai.

Bún nước lèo

Nghe cái tên bún nước lèo hẳn nhiều người không muốn thử ăn. Ấy là vì chỉ bún với nước lèo có gì mà ham. Tuy nhiên, nếu ông thử chắc chắn sẽ tiếc húi hụi khi nhìn hình ảnh của loại bún đặc biệt này.

Nước lèo hay nước dùng của bún này được nấu theo phương pháp riêng nên trong vắt, không hề có chút cặn nào. Nước lèo thơm vị cá lóc đồng, sả và nhiều loại gia vị khác.

Bún trước khi cho vào tô, được trụng qua nước sôi, thêm tôm, thịt cá phi lê, thịt heo quay… rồi chan ngập nước lèo. Bún này phục vụ cùng đĩa rau sống đủ loại: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống…

Bún nước lèo không chỉ có nước lèo mà còn rất nhiều thành phần ngon lành khác như tôm, cá, thịt heo quay… (Ảnh: Internet)

Để tròn vị hơn, bạn có thể vắt thêm chanh, cho ớt tươi vào tô bún và trộn đều. Cái hương thơm dịu của cá cùng với mặn mòi nước mắm làm tôn lên cảm giác nơi đầu lưỡi: ngọt tôm cá, giòn béo thịt quay và dịu dịu của nước lèo rất khác với bún bò Huế hay phở. Bún nước lèo trong veo là đặc trưng của riêng miệt vườn, của riêng Sóc Trăng.

Bún gỏi dà

Với xuất phát điểm là gỏi cuốn, bún gỏi dà được biến tấu dần dần và trở thành món khoái khẩu của người dân bản xứ. Bún gỏi dà gồm các nguyên liệu chính như các thành phần trong món gỏi cuốn: bún tươi, rau sống, giá đỗ, thịt ba rọi, tôm, đậu phộng, tương xay và thêm một số phụ liệu khác như sườn non, nước dùng.

Bún gỏi dà có nguồn gốc từ món gỏi cuốn, được biến tấu một chút trở thành đặc sản Sóc Trăng. (Ảnh: Internet)

Nước dùng cùa bún gỏi dà được ninh từ xương heo, chế thêm nước me chua nhẹ và tương hạt thơm. Nhìn tô bún với những con tôm đỏ au, thịt ba rọi ngon, giá đỗ, sườn non, chút rau xanh, đậu phộng rang và tương phía trên, cùng nước dùng xâm xấp, khó có ai làm ngơ được.

Bún gỏi dà – đặc sản Sóc Trăng – khi ăn phải cho thêm tương ớt, vắt miếng chanh vào mới đúng chuẩn. Từng miếng bún dai mềm hòa chung nước dùng ngọt thanh và các thành phần khác tạo nên món ăn ngon và hấp dẫn với cả những người khó tính nhất.

Bánh ống

Món ăn vặt này rất quen thuộc với người Khmer. Không chỉ là thứ quà khiến trẻ con mê mẩn, đó còn là bữa sáng và bữa nhẹ buổi chiều của người lớn. Bánh ống làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa. Bánh được hấp cách thủy trong ống tre hoặc ống nhôm nên gọi là bánh ống.

Bánh ống tròn tròn, dài dài, thơm nức mùi lá dứa, dừa nạo và muối vừng (Ảnh: Internet)

Hiếm có thứ bánh nào mà nhanh chín như bánh ống, chỉ khoảng 2 phút là xong mẻ bánh. Bánh có màu xanh mát của lá dứa, nhìn rất ngon mắt, lại được rắc lên trên dừa nạo và muối vừng càng hấp dẫn.

Bánh ống ăn ngay lúc còn nóng là ngon nhất. Bột gạo mịn, dẻo với mùi thơm dịu của lá dứa và beo béo dừa nạo, bùi bùi muối vừng cộng hưởng với nhau tạo thành bản nhạc mùi vị khó quên.

Đối với người Sóc Trăng dù đi đâu về đâu cũng luôn nhớ món ăn ngon lành, đơn giản này như một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

Bánh pía

Mang âm hưởng ẩm thực của người Triều Châu, bánh pía kết hợp với những nguyên liệu quen thuộc từ thiên nhiên miền Tây, tạo ra hương vị riêng và dần nổi tiếng, trở thành thương hiệu của Sóc Trăng.

Bánh pía mang âm hưởng ẩm thực của người Triều Châu kết hợp nguyên liệu quen thuộc từ thiên nhiên miền Tây. (Ảnh: Internet)

Pía là âm đọc của người Triều Châu, có nghĩa là bánh. Lâu dần người ta coi đó là một cái tên cho loại bánh hình tròn, dẹt này. Bánh có vỏ làm từ bột mì và đường kính. Nhân thì đa dạng: sầu riêng, khoai môn, đậu xanh, với lòng đỏ trứng vịt muối, khoai, mứt các loại…

Bánh sau khi được nặn thành hình thì được đem nướng cho chín. Bánh pía hấp dẫn với màu vàng ươm, mùi sầu riêng ngây ngất. Tuy nhiên, nếu không chịu được mùi sầu riêng thì bánh pía không phải là món khoái khẩu. Ngược lại, lỡ mê hương vị loại quả đặc biệt này sẽ nhớ mãi bánh pía ngọt thơm, ít béo này. Đã đi qua Sóc Trăng, ai cũng mua về vài bịch bánh pía để làm quà là vì thế.

Cháo cá lóc rau đắng

Cái tên đã nói lên tất cả. Từ gạo, cá lóc và rau đắng, người dân nơi đây chế biến thành món ăn đặc trưng vùng miền mình.

Nồi cháo được ninh thật kĩ. Chọn con cá lóc đồng thật to, luộc chín, lột da tách thịt cá ra riêng đĩa. Hái thêm rổ rau đắng thật mỡ màng nữa là đủ vị.

Món cháo cá lóc rau đắng không hợp với tất cả mọi người mà chỉ dành cho người thích ngọt sau đắng. (Ảnh: Internet)

Cháo vừa bắc trên bếp xuống múc ra tô, cho vào chút thịt cá lóc, gắp đũa rau đắng trộn chung, để đậm vị hơn thì cho thêm chanh, chút mắm rồi cứ thế múc ăn là ngon thấu trời.

Tuy nhiên, vị đắng của thứ rau miền Tây không thích hợp với nhiều người. Đa số, người thử lần đầu không thích món này vì cảm giác vị đắng lấn át hết các vị khác. Nhưng đối với người thích thì sau vị đắng đó là sự thăng hoa của rất nhiều yếu tố trong bát cháo.

Cái vị cá đồng thơm ngọt kết hợp với rau giòn giòn đắng đắng và vị nước mắm đậm đà, chua thanh của chanh cùng với cái nóng đang lan tỏa trong miệng của cháo dù đơn giản nhưng lại quyến rũ vô cùng.

Bún tiêu giò

Lại một lần nữa, món ăn mang hết nguyên liệu vào trong cái tên của mình. Món bún tiêu giò có các thành phần chính là bún, tiêu và giò heo. Nước lèo của bún tiêu ngoài vị ngọt của xương, của thịt thì đậm vị tiêu, cay nồng và nóng.

Bún tiêu giò nhìn có vẻ ngán, ăn lại cay nồng nhưng rất đáng để thử bởi khó nơi nào nấu ra thứ nước lèo sặc tiêu như thế này (Ảnh: Internet)

Thịt bắp bò được sơ chế rồi hầm chín sau đó thái thành lát mỏng vừa ăn. Đôi khi, nhiều người nấu còn cho thêm thịt vịt để tránh đơn điệu cho món bún.

Khi ăn, cho bún vào tô, thêm giá trụng, húng, kinh giới, hành tím, thịt bắp giò… vào rồi chan nước lèo lên là xong. Và như thói quen ăn uống của người miền Tây, người ăn có thể cho vào thêm chút ớt, chút chanh.

Chỉ thế thôi là người Sóc Trăng đã xong bữa sáng ấm bụng hay bữa chiều no dạ. Món bún tiêu giò ngon nhất khi thưởng thức những ngày trời mưa ngập trời xứ này. Khi ấy, cái nồng của tiêu không còn khó chịu mà khiến ta ấm áp hơn nhiều lắm.

Bánh cóng

Lại một món ăn của người Khmer ở Sóc Trăng. Bánh cóng – đặc sản Sóc Trăng – hay còn có tên gọi khác là bánh cống, bánh sầy hoặc sài cá nại theo tiếng Khmer. Bánh cóng ngày nay phổ biến ra rất nhiều tỉnh khác thuộc miền Tây Nam bộ, đặc biệt là Cần Thơ.

Bánh cóng là một trong những món ăn tiêu biểu nhất, đáng thử nhất Sóc Trăng nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung (Ảnh: Internet)

Bánh có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp. Bánh cóng nhìn cực kì đẹp mắt và hấp dẫn.

Từng chiếc vàng ruộm, lại nổi lên hình tôm đỏ. Ăn cùng với các loại rau thơm, rau sống như húng lủi, quế, xà lách, cải xanh… chấm nước mắm chua ngọt với gừng thái nhỏ, cải đỏ, cải trắng… khiến người ăn khó mà ngán được.

Hương vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải mê mẩn: béo mỡ, bùi đậu xanh, đậu nành, ngọt tôm, thơm thịt, đậm đà gia vị lại còn man mát cay cay hăng hăng các loại rau.

Thật không thiên vị chút nào khi nói bánh cóng là một trong những loại bánh ngon nhất đất Việt.

(Theo Eva)

10 THỰC PHẨM TẨM BỔ TỐT NHẤT CHO MẸ SAU SINH

Bà mẹ sau sinh thường phải đối mặt với nhiều vấn đề, như là cân nặng, da dẻ hay là lượng sữa cho con bú. Những thực phẩm sau đây sẽ góp phần hỗ trợ sản phụ giải quyết các vấn đề đó.

Gan động vật: Gan gà, gan cá, gan lợn… là những nguồn sinh tố A dồi dào và dễ kiếm, giúp bà mẹ sáng mắt và lợi sữa.

Rau ngót: Rau ngót chứa một lượng lớn sinh tố A, B, C, Canxi, phốt pho, sắt, chất béo, protein…được coi là siêu thực phẩm cho bà mẹ. Rau ngót còn giúp bà mẹ lợi sữa bởi những tác động nội tiết của các hợp chất sterols có tính estrogen. Rau ngót còn tốt cho hệ miễn dịch, giảm khả năng viêm nhiễm, giúp mau lành vết thương, bổ mắt, đẹp da… và nhiều công dụng tuyệt vời khác.

Rau ngót gây nguy cơ sẩy thai ở thai phụ, tuy vậy lại rất bổ dưỡng cho sản phụ

Thịt bò: Thịt nạc bò, ngoài là nguồn cung cấp sắt, protein và năng lượng, thịt bò còn chứa kẽm và sinh tố B12, giúp ích cho việc sản xuất sữa của các bà mẹ.

Gạo lứt: Gạo lứt là loại thực phẩm đồng hành với việc giảm cân của bà mẹ sau sinh, với tác dụng bù đắp năng lượng, dinh dưỡng. Đây còn là loại thực phẩm lợi sữa tuyệt vời.

Rau xanh: Rau đay, bông cải xanh, cải bố xôi, rau muống… là những món cung cấp sắt, protein và chất xơ cần thiết cho phụ nữ sau sinh. Những món này cũng có tác dụng lợi sữa.

Cam: Cam, quýt, bưởi đều tốt cho phụ nữ sau sinh, nhưng cam là nổi bật hơn cả với hàm lượng cao sinh tố C và Kali, tốt cho hệ thống miễn dịch.

Đậu: Nếu không ăn thịt, bạn có thể chọn đậu làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng chính cho mình. Các loại đậu cũng có tác dụng lợi sữa, cung cấp chất sắt, chất xơ, mà lại có lượng cholesterol thấp.

Trứng: Ngoài những lợi ích mà chúng ta đã biết, trứng còn là nguồn vitamin D tự nhiên rất tốt cho hệ xương của bé.

Thịt gà: Thịt gà cũng là lựa chọn ngon lành và bổ dưỡng đối với bà mẹ sau sinh, với hàm lượng khá nhiều các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, protein.

Đu đủ chín: Đu đủ nên tránh ăn vào giai đoạn hoài thai, nhưng khi sinh con xong rồi, thì ngoài việc là một món ăn lợi sữa nổi tiếng, nó còn có tác dụng làm đẹp cho da, giảm cân. Nhưng không nên ăn quá nhiều kẻo bị vàng da.

Khoai lang: Đây là nguồn tinh bột, năng lượng, vitamin A quý giá cho tất cả mọi người, đặc biệt là những bà mẹ sau sinh.

: Trong bơ có nhiều sinh tố E, magiê, kali và chất xơ. Đây là món ăn hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ, mà còn giúp bà mẹ tái tạo lại vẻ đẹp trên làn da của mình sau khi sinh.

 Mỹ Mạnh (MAV.vn)

 

6 trường hợp không nên uống sữa

Với người bình thường, một ngày cũng không nên uống quá 200ml sữa bạn nhé!

1. Thiếu máu thiếu sắt

Sắt có trong thực phẩm cần phải thông qua quá trình tiêu hóa mới có thể chuyển thành sắt mà cơ thể hấp thụ được. Nếu uống sữa, sắt trong cơ thể sẽ kết hợp với canxi, muối thành hợp chất không hòa tan. ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt, không tốt cho người thiếu máu cần phục hồi sức khỏe.

2. Viêm trào ngược thực quản

Nghiên cứu cho biết, sữa có hàm lượng chất béo cao sẽ ảnh hưởng đến sự co thắt cơ thực quản, từ đó làm tăng sự trào ngược dịch dạ dày, gia tăng tình trạng bệnh viêm đường ruột.

3. Sau khi phẫu thuật vùng bụng

Trong sữa vốn có hàm lượng protein và chất béo cao, nên dạ dày sẽ không dễ tiêu hóa. Sau khi lên men, sữa sẽ sản sinh ra khí, khiến tình trạng đầy hơi thêm nghiêm trọng, không tốt cho người cần phục hồi chức năng nhu động ruột.

4. Thiếu acid lactose

Sữa vốn có hàm lượng lactose cao, nhưng nó cần phải có sự tác động của acid lactose và glucose galactose trong đường tiêu hóa để phân giải thì cơ thể mới hấp thụ được. Nếu cơ thể thiếu acid lactose, sau khi uống sữa sẽ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, các bạn nên hết sức lưu ý.

5. Viêm túi mật và viêm tụy

Việc tiêu hóa chất béo trong sữa cần phải có sự tham gia của mật và tuyến tụy. Nên những ai đang bị viêm túi mật và viêm tụy, uống sữa sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho hai bộ phận này, khiến bệnh tình đã nặng lại nặng thêm.

6. Viêm thận cấp

Những người bị viêm thận cấp mà uống sữa hàng ngày sẽ khiến cơ thể tạo ra nhiều amoniac. Một số lượng lớn các amoniac này trong nhiều trường hợp được bài tiết qua thận.

Tuy nhiên, những người đang bị viêm thận cấp lại luôn có vấn đề với quá trình bài tiết và việc uống sữa hoàn toàn có thể khiến quá trình này bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, những người bị cúm, nhiều đờm cũng không nên uống sữa.

Ớt Gió (VNexpress.net)

http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-tinh/dep/6-truong-hop-khong-nen-uong-sua-2761500.html