Bơ, loại trái cây bổ nhất thế giới

không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người, mà nó còn có tác dụng như một loại thuốc bổ. Sách kỷ lục Guiness đã chọn bơ là trái cây nhiều dinh dưỡng nhất. Những công dụng đặc biệt của bơ là tốt cho hệ tiêu hóa, phòng bệnh, làm cân bằng hệ thần kinh và cải thiện chức năng sinh lý.

Quả bơ xuất phát từ miền nhiệt đới châu Mỹ. Tại nước ta, bơ xuất hiện từ đầu thế kỉ 20, nay được trồng phổ biến ở các tỉnh tây nguyên như Lâm Đồng, Đăk Lăk. Bơ rất bổ dưỡng, theo phân tích, trong 1 lạng bơ chín có 2,08g protid, 60g nước, 7,4g glucid, 20g lipid, 1,26g tro, các chất khoáng: Canxi 12mg, Phốt pho 26mg, Sắt 0,6 mg, sinh tố C 20mg, B1 0,05mg, A 205mg, aminacid: cystin, tryptophan, và nhiều chất kháng khuẩn hữu ích. Với lượng chất bổ như thế, sách kỷ lục Guiness đã chọn bơ là trái cây nhiều dinh dưỡng nhất.

Quả bơ ngon miệng, bổ, lại dễ tiêu hóa. Có thể ăn bơ chín không, ăn với đường, sữa, chanh hoặc xay sinh tố, đánh thành kem, đều tốt. Bơ có tác dụng làm cân bằng hệ thần kinh, kích thích tình dục, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong bơ có ít đường nên người bị tiểu đường có thể ăn tốt. Bơ còn làm tăng độ acid của nước tiểu, hạ cholesterol trong máu. Người bị ốm, lao lực, mệt mỏi do lao động trí óc, đều có thể hồi phục nhờ ăn bơ. Bơ còn có tác dụng giải độc do ngộ độc thức ăn.

Vỏ bơ là phương thuốc dân gian trị giun sán.

Lá, vỏ, cành non của bơ có thể làm thuốc giảm họ, trị tiêu chảy, lị, ngộ độc do ăn uống: Dùng 20 – 40g lá hoặc vỏ cành non bơ, sắc với 750ml ra 300ml nước thuốc, chia làm 3 uống trước mỗi bữa ăn trong ngày. Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng bài thuốc này vì có thể gây sảy thai, kích thích kinh nguyệt.

Dầu từ hạt bơ có tác dụng làm mềm, mịn da. Nếu xoa lên đầu có thể kích thích mọc tóc.

Dùng bơ để ổn định thần kinh: 200g bơ, 50g hoa lài, 30g mật ong. Bơ hấp chín rồi sấy khô, hoa nhài đem phơi khô, tán cả hai thứ này thành bột mịn, trộn với mật ong rồi vo thành từng viên bằng đầu ngón tay. Ngày uống 10 viên, chia làm 2 lần, uống với nước.

Chữa đau bao tử: 3 lạng bơ, 150g nghệ vàng, 50 ml mật ong. Bơ đem hấp chín rồi sấy khô, nghệ vàng phơi khô, hai thứ tán nhuyễn rồi dùng mật ong vo thành viên to bằng hột bắp, phơi khô rồi cho vào lọ dùng dần. Ngày uống 10 viên với nước nguội, chia làm 2 lần như trên.

Trị tiểu đường: hái lá bơ tươi trên cây xuống, cho vào nước nấu sôi, cạn 1 nửa nước thì chiết vô chai, bỏ tủ lạnh ngăn mát. Uống hàng ngày giúp điều trị tiểu đường.

Mỹ Lạo tổng hợp

Cách gói Nem chua

Nem chua là một món ăn độc đáo của Việt Nam từ thịt lên men. Món ăn hấp dẫn nhờ vị ngọt ngọt chua chua dậy mùi thơm của thịt lên men, và kết cấu dai của nạc, giòn của bì…

Nem chua ăn kèm với bánh tét, bánh chưng vào ngày Tết hay làm mồi nhậu rất ngon.

Nguyên liệu:

– Thịt thăn lợn: 600g
– Thịt thăn bò: 300g
– Bì lợn: 300g
– Thính gạo: 2 thìa ăn cơm
– Đường: 50g
– Gia vị làm nem chua của thái (Nam powder seasoning mix): 1 gói
– Hạt nêm: 2 thìa cà phê
– Nước mắm ngon: 2 thìa ăn cơm
– Rượu nếp: 2 thìa cà phê
– Hạt tiêu: 1 thìa cà phê
– Tỏi (5 củ to), ớt, bột canh, màng bọc thức ăn (hoặc lá chuối)

Thực hiện:

Bước 1: Bì lợn mua về cạo rửa thật sạch, cho vào nồi luộc chín tới với một ít muối, sau đó thái sợi thật nhỏ (nếu không có thời gian thì mua bì lợn thái sẵn ở những hàng bán nem thính tại các chợ). Cho vào bát bì lợn một ít rượu, dùng đũa trộn đều rồi xả nhanh qua nước nóng để bì lợn bớt hôi. Để cho bì ráo nước rồi cắt ngắn khoảng 2- 3cm.

Bước 2: Thịt bò và thịt lợn rửa sạch với nước đun sôi có pha chút muối loãng. Sau đó thái miếng nhỏ rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 3- 4 tiếng cho thịt thật lạnh và đông đá. Lấy thịt ra khỏi tủ lạnh cho vào máy xay thịt, xay cho thật nhuyễn.

Bước 3: Tỏi bóc vỏ, một nửa đem băm nhuyễn còn một nữa thái lát mỏng. Chia chỗ tỏi đã băm nhỏ làm 2 phần, 1 phần đem phi vàng. Ớt thái lát.

Bước 4: Cho tất cả các nguyên liệu: thịt xay, bì lợn, thính gạo, đường, mắm, rượu, hạt tiêu, tỏi phi vàng, tỏi sống băm nhỏ, hạt nêm, bột canh, 1 gói gia vị làm nem chua (gói to) vào chung 1 âu lớn. Dùng đũa đảo đều tất cả các nguyên liệu để cho các nguyên liệu quyện đều vào nhau.

Bước 5: Dùng màng bọc thực phẩm bọc lấy miệng âu rồi để khoảng 1 tiếng lại cho tiếp 1 gói gia vị làm nem chua nhỏ (gói nhỏ có trong gói lớn) vào trộn đều.

Bước 6: Khi này hãy nhanh tay cho thịt vào khuôn làm giò xào rồi vặn vít thật chặt để cho thịt kết dính với nhau. Dùng màng bọc thực phẩm bọc quanh , kín khuôn nem. Nếu khỏe tay có thể cho thịt vào 1 đầu của miếng giấy bạc hoặc lá chuối rồi gói lại như cuốn giò nhỏ (vừa gói vừa bóp thật chặt tay để cuốn nem chua được chặt và thịt kết dính với nhau).

Bước 7: Để khuôn nem chua ở nhiệt độ phòng, chỗ thoáng mát trong tầm 24 tiếng. Lúc này nem đã chín, chúng ta chỉ cần lấy nem ra khỏi khuôn, cắt thành từng miếng nhỏ.

Có thể ăn ngay nem chua hoặc đem chiên tùy ý nhé!

Muốn để ăn dần thì nên cất nem vào tủ lạnh để bảo quản.

Chúc bạn thành công và ngon miệng cùng món nem chua!

Thùy Nguyễn
Nguồn: http://eva.vn/bep-eva/tu-tay-lam-nem-chua-nhau-tet-c162a165395.html

VÌ SAO AI CŨNG NÊN UỐNG MẬT ONG CHANH VÀO SÁNG SỚM?

Mật ong pha với nước chanh ấm luôn được coi là một loại thức uống tốt cho sức khỏe để bắt đầu một ngày mới. Sau đây là một số lý do:

Giải độc, lợi tiểu

Mật ong chanh còn là một bài thuốc lợi tiểu hữu hiệu. Một ly mật ong chanh vào buổi sáng sẽ làm sạch sẽ hệ thống đường tiết niệu của bạn, giúp nó khỏe mạnh hơn.

Khử hôi miệng

Hỗn hợp nước ấm, mật ong và chanh giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại đã sinh sôi trong răng miệng bạn sau một giấc ngủ, giúp bảo vệ răng miệng và khử mùi hôi. Bạn thậm chí còn có thể uống một ly nước mật ong chanh thay vì đánh răng buổi sáng.

Làm đẹp da

Mật ong chanh giúp da mặt bạn bớt tiết chất nhờn, điều này là hữu ích trong việc ngăn chặn mụn trứng cá. Uống hoặc bôi mật ong chanh vào mỗi sáng sẽ giúp cải thiện dung nhan của bạn rõ ràng.

Bảo vệ hệ miễn dịch

Cả chanh mật ong đều có tính kháng khuẩn cao, và còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây là thức uống rất có ích khi trời trở lạnh, hoặc là mùa cúm bắt đầu.

Giảm béo:

Một ly nước ấm pha mật ong chanh trước khi ăn sáng 30 phút, là bí quyết giảm cân an toàn hiệu quả được nhiều người khuyên áp dụng.

Cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Hỗn hợp chanh mật ong với lượng khoáng chất, sinh tố bên trong sẽ giúp khử độc khỏi dạ dày. Uống nước mật ong chanh vào mỗi sáng, dạ dày bạn sẽ đỡ bị hành hạ bởi lượng thức ăn chưa tiêu hóa hết từ đêm hôm trước.

Nên nhớ mật ong chanh tốt nhất khi pha với lượng mật ong, chanh vừa phải và pha trong nước ấm. Chúc các bạn khỏe mạnh và thêm xinh đẹp với bài thuốc đơn giản này!

Xem CÁCH LÀM CHANH MẬT ONG

Bạnh Bư tổng hợp.

Cách nấu Vịt kho gừng

Vịt kho gừng, món ăn ngon quen thuộc ở tất cả các miền quê. Cực kỳ ngon miệng, hao cơm, tuy nhiên cũng như các món ăn có gừng khác, bạn nên tránh làm món này vào bữa tối để khỏi bị nóng ruột, khó chịu sau khi ăn.

Nguyên liệu:

Cách làm:

– Vịt mua ở chợ bắt họ vặt lông giùm mình. Đem về nhà thì rửa kỹ với rượu trắng để loại bỏ mùi hôi lông. Sau đó chặt ra từng miếng nhỏ vừa ăn.
– Gừng chọn củ nào không non, gọt vỏ, xắt mỏng, chia ra làm 2 phần.
– Hành củ, tỏi băm nhuyễn.
– Ướp thịt vịt + 1 phần gừng + 1/2 thìa canh nước mắm + 2 thìa cà phê đường + hành tỏi băm.
– Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu hoặc mỡ, phi thơm 1 tép tỏi rồi cho phần gừng kia vào xào.
– Trút tiếp tô thịt ướp vào chảo, xào lửa lớn và nhanh tay cho thịt săn lại.
– Cho thêm 1 thìa canh nước hàng + 2 thìa canh nước mắm + 1 thìa canh đường, xào tiếp và nêm lại cho vừa ăn.
– Cho nước vào vừa ngập mặt thịt, vặn nhỏ lửa. Cho thêm 3 trái ớt hiểm vào rồi kho riu riu với lửa nhỏ.
Kho tới khi nước sền sệt, thịt đủ mềm là được, nếu chưa mềm mà hết nước thì thêm nước kho tiếp.
– Nếm lại cho vừa ăn.
– Ăn với cơm nóng rất ngon.

Bé Thúi

Gỏi ngó sen là món ăn quen thuộc trong các bữa tiệc. Bên cạnh đó, trong bữa ăn thường ngày, gỏi ngó sen cũng là một món cực kỳ hao cơm.

Nguyên liệu:

  • + Ngó sen: 4 lạng (chọn loại cọng chắc, nhỏ)
  • + Tôm sú: 3 lạng
  • + Thịt ba chỉ: 2 lạng
  • + Cà rốt thái sợi
  • + Rau răm thái nhỏ
  • + Ớt thái sợi.
  • + Đậu phộng (lạc) giã sơ.
  • + Nước mắm, đường, giấm trắng.

Cách làm:

– Ngó sen rửa sạch, tước ra làm đôi rồi cắt khúc vừa ăn. Sau đó ngâm trong nước với chút muối, chanh để giòn và không bị thâm. Nên ngâm trước khoảng 1 đêm trong tủ lạnh.
– Tôm hấp chín, lột vỏ, chẻ đôi dọc sống lưng.
– Thịt heo luộc chín trong nước có tí muối. Sau đó xắt ra thành cọng to bằng ngó sen.
– Pha 1 chén gồm 100ml nước mắm, 2 lạng đường, vắt miếng chanh. Nêm nếm lại vừa ăn.
– Trộn tôm, thịt, ngó sen, cà rốt, rau răm, ớt vào nhau, rồi rưới từ từ nước trộn vào trộn tiếp, vừa trộn vừa nếm đến khi vừa miệng thì ngưng.
– Cho gỏi ngó sen ra dĩa, rắc đậu phộng giã sơ lên.
– Món gỏi ngó sen tôm thịt đã hoàn thành. Chúc cả nhà ngon miệng!

Bé Thúi.

Cách làm món KHO QUẸT để chấm rau luộc

Những món ăn dân dã nhất lại là những món khó quên nhất.

Nguyên liệu:

-Thịt ba chỉ băm: nửa lạng

Tôm khô: nửa lạng

-Mỡ gáy hoặc mỡ vai: nửa lạng

-Ớt, tiêu, hành tím

-Nước mắm, dầu ăn, đường, bột ngọt


Cách làm:


Làm tóp mỡ: Mỡ gáy hoặc mỡ vai (không dùng mỡ sa) rửa sạch, cho vào nồi nước, thêm xí muối, nấu cho vừa chín thì vớt ra, xắt thành miếng to cỡ đầu ngón tay. Sau đó cho vào chảo thắng cho mỡ teo lại, nước mỡ chảy ra, thành tóp mỡ.


– Vớt tóp mỡ ra để riêng. Nước mỡ cũng đổ ra bớt còn lại một ít đủ dùng.
– Cho hành củ xắt mỏng vào nước mỡ còn lại phi thơm. Sau đó cho tôm khô và thịt vào xào săn.
– Pha 1 chén gồm: 4 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường. Đồ chén này vào nồi kho, bỏ thêm 2 trái ớt, thêm 1 ít nước lã cho bớt mặn tùy khẩu vị. Nấu cho sôi.
– Sôi thì vặn nhỏ lửa, để riu riu cho tới khi nước kho quẹt còn lại sền sệt thì tắt bếp, cho tóp mỡ vào trộn lên rồi rắc hành, tiêu lên mặt nồi kho.  

Kho quẹt ăn với rau luộc, cơm cháy rất ngon.

Bé Thúi

Canh dưa cải khoai môn nấu sườn

Canh dưa cải khoai môn nấu sườn là món ăn ngon, lạ miệng thích hợp những ngày thời tiết khô nóng.

Nguyên liệu:

Cách làm

Dưa cải rửa qua nước nhiều lần, sau đó cắt khúc ngắn, để ráo.
– Khoai môn gọt vỏ, xắt miêng nhỏ vừa ăn.
– Sườn heo non rửa sạch, chặt thành từng khúc nhỏ, dùng giấy dầu thấm nước hoặc để cho thật ráo. Ướp với 1/2 muỗng cf muối, 1 muỗng cf nước mắm.
– Tỏi băm nhỏ.
– Thơm bỏ lỏi, băm nhỏ.

Thực hiện:

– Bắc chảo dầu nóng, cho khoai môn vào chiên vàng.
– Chuẩn bị 1 cái nồi đủ nấu canh, cho chút dầu ăn vào rồi bỏ tỏi băm vào xào sơ, sau đó trút dứa bằm lúc nãy vào xào cho ra nước.
– Tiếp theo cho sườn vào xào. Sườn săn thì cho cải chua vào xào nhanh tay trong 5 phút.
– Cho nước đủ nấu canh vào nồi. Nấu lửa vừa 20 phút cho sườn chín.
– Trút khoai môn đã chiên vàng vào nồi, nêm thêm đường, muối cho vị chua, mặn, ngọt cân bằng.
– Khoai môn chín thì nêm lại lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp.
– Múc canh chua ra tô, rắc ít ngò gai, rau om thái nhỏ. Ăn nóng với cơm.

Bé Thúi

 

Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ. Chàng từng cầm quân mấy lần đánh cho tan tác thầy trò Nguyễn Ánh.

 


Nhà Tây Sơn mất, Vu Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người từng theo nhà Tây Sơn. 

Nhân dân trong xóm quý mến chàng, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ để tiện đi lại. Và chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp. 

Một hôm, chàng dừng thuyền, lên bộ để mua sắm thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi Tà-lơn, về đến đây thì người con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng đã cứu chữa cho cô gái khỏi bệnh. Sẵn có thuyền, chàng chở họ về tận nhà. 

Cô gái đem lòng quyến luyến chàng. Sau một tuần chay tạ ơn Trời, Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui mừng nhận lời và từ đó hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm, xây dựng gia đình đầm ấm. 

Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt nhau như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây “tu-rên” mà ở xứ sở chàng không có. Mùa trái chín đến, vợ bổ một trái đưa cho chồng ăn. Trái “tu-rên” vốn có một mùi khó chịu. Thấy chồng nhăn mặt, vợ bảo: 

– Anh ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây. 

Không ngờ một ngày kia, vợ đi dâng hương Đế Thiên, Đế Thích về thì ngộ cảm. Chồng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tuy cách trở âm dương, nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một ai nữa. Còn hồn vợ thì hứa không lúc nào xa chồng. 

Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người thù cũ, bà con ở quê nhà nhắn tin lên bảo chàng về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng tạm đi đâu cho khuây khỏa. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết sẽ đi theo cho đến sơn cùng thủy tận. Năm ấy, cây “tu-rên” tự nhiên chỉ ra mỗi một trái. Trái “tu-rên” ấy lại tự nhiên rụng vào vạt áo chàng giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ, quyết đưa nó cùng về xứ sở. 

Chàng lại trở về nghề dạy học, nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt “tu-rên” thành cây, đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đấy ngoài công việc dạy học, chàng còn có việc chăm nom cây quý. 

Nhưng cây “tu-rên” của chàng ngày một lớn khỏe. Lại mười năm nữa sắp trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã lốm đốm bạc. Nhưng ông thấy lòng mình trẻ lại khi những cây mà ông bấy lâu chăm chút nay bắt đầu khai hoa kết quả. Ông sung sướng mời họ hàng, làng xóm tới nhà nhân ngày giỗ vợ và nhân thể thưởng thức một thứ trái lạ chưa hề có ở trong vùng. 

Khi những trái “tu-rên” được bưng ra đặt trên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Chủ nhân biết ý, đã nói đón: “… Nó xấu xí, có mùi khó chịu, nhưng chính những múi của nó ở trong lòng lại đẹp đẽ, thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ…”. Ông ta vừa nói vừa bổ những trái “tu-rên” chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Đoạn, ông ta kể hết câu chuyện tình duyên xưa mà từ khi về đến nay ông đã cố ý giấu kín trong lòng. Ông kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy, hai giọt lệ long lanh tự nhiên nhỏ vào múi “tu-rên” đang cầm ở tay. Hai giọt nước mắt ấy sôi lên trên múi “tu-rên” như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước thấm vào lòng gạch. 

Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà chết. Từ đấy, dân làng mỗi lần ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên”bằng hai tiếng “sầu riêng” để nhớ mối tình chung thủy của chàng và nàng. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào thuộc dòng loại hạt có hai giọt nước mắt của chàng mới là thứ sầu riêng có trái ngon và thơm hơn các thứ khác.

(Sưu tầm)