NHỮNG MÓN ĂN ĐƯỜNG PHỐ KHIẾN DU KHÁCH ‘MUỐN BỎ CHẠY’

Ẩm thực đường phố là một trong những thứ hấp dẫn nhất đối với dân du lịch. Tuy vậy, trên những con đường ở khắp thế giới, có những món mà phải thật sự can đảm bạn mới dám thử.

Khô thằn lằn

Tại Hongkong, đây là món ăn khoái khẩu và nổi tiếng. Tuy vậy trông chúng thật ghê rợn với nhiều du khách. Thằn lằn khô thực chất không phải để gặm ăn, nó được cho vào nước lẩu để mang lại hương vị đậm đà. Thằn lằn khô thường bán theo cặp: một cái, một đực.

Mũi nai nấu đông

Món ăn có cái tên rất dễ hình dung này lại gây ngần ngại cho nhiều du khách. Mũi nai cạo lông, ướp gia vị, nấu sôi rồi xắt thành lát, phủ lên nước dùng để nấu cho đông lại như thạch.

Mì bạch tuộc sống

Món này chỉ phổ biến ở đường phố Nhật Bản, còn ở những nước khác, nó thường có trong những show truyền hình về sự can đảm. Món ăn này ngoài mì ra thì phần ấn tượng nhất là những con bạch tuộc còn ngọ nguậy. Và nó còn ngọ nguậy cho đến khi người ta cho vào mồm nhai.

Bọ cạp chiên giòn 

Đây làm ón ăn dễ tìm thấy ở các ngôi chợ Trung Quốc. Bọ cạp được rán ngập dầu, làm mất khả năng gây độc. Bọ cạp được coi là vị thuốc ở Trung Quốc, giúp đẩy mạnh tuần hoàn máu, giảm đau cơ thể. Nhiều người đã ăn cho biết, bọ cạp có vị khá giống bỏng ngô, thơm bơ, béo ngậy bên trong.

Đầu cá hồi lên men

Đây là một món ăn thử thách ngay từ khi người ta ngửi thấy nó. Tuy vậy, khi ăn vào thì nó cũng ngon một cách kỳ thú, như những món lên men khác. Đầu cá hồi được cho vào thùng nhựa hoặc gỗ, vùi trong đất vài tuần cho phân hủy, lên men… rồi mới chế biến và sử dụng.

Dương vật cá

Thêm một món ăn của Nhật. Lần này, đặc điểm gây e ngại của món ăn đến từ nguyên liệu: dương vật của cá tuyết, cá angler hoặc cá nóc. Thoạt trông chúng có vẻ hấp dẫn, béo bở như não bộ màu trắng. Khi ăn nó có vị ngọt, ngậy béo thơm ngon.

Đậu phụ thối

Đậu phụ thối, như tên gọi, nó là sản phẩm từ việc lên men đậu phụ theo một số cách để tạo ra một mùi được diễn tả bằng từ “thối”. Thối ở đây có nhiều cấp độ, từ nhẹ nhàng đến nồng nặc. Có những phần đậu phụ thối tại Đài Loan mà nếu bạn để dây vào quần áo, bạn sẽ phải đem áo quần đi giặt ngay lập tức. Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận vị ngon kỳ lạ của đậu phụ thối sau khi được cho vào miệng. Ngoài Đài Loan, món này còn phổ biến ở Hồng Công, Trung Quốc, Indonesia, Singapore.

 

Thái Hoa (theo www.destinationseeker.com)

20 MÓN ĂN KỲ DỊ KHẮP THẾ GIỚI (PHẦN 2)

Tìm hiểu về các nền ẩm thực trên khắp thế giới, người ta không khỏi ngạc nhiên. Có những thứ ít ai nghĩ là có tồn tại, nhưng lại là thực phẩm quen thuộc tại một số địa phương, ví dụ như nhện chiên, cá nóc, hay bia …rán.

(tiếp theo phần 1)

Mì spagetti thịt viên xiên que (Minnesota, Hoa Kỳ)

Đây là một sáng tạo theo kiểu kết hợp nhiều thứ lại với nhau. Bạn có thể ăn một lúc cả spagetti và thịt viên và sốt marinara mà không cần dùng tới nĩa.

Octo-Dog

Món ăn này không có gì lạ ngoại trừ hình dạng thú vị. Như các bạn thấy, nó bao gồm xúc xích tỉa theo hình bạch tuộc, mì ống và pho mát.

Xúc xích ngô bọc thịt xông khói

Thêm một sự kết hợp đặc biệt, nhưng món ăn vặt này rất ngon miệng khi ăn với tương ớt.

Bia chiên (Texas, Hoa Kỳ)

Những người ghiền bia đã sáng tạo ra một cách uống bia mới: chế bia vào trong ruột bánh rồi chiên phồng.

Kem thịt băm phô mai rán (Florida, Hoa Kỳ)
Thật đặc biệt khi có kem vào trong món thịt rán.

Bọ cạp bọc chocolate rán

Dân ở bang Arizona nước Mỹ có một món độc đáo làm từ bọ cạp (bắt ở sa mạc), bọc trong chocolate rồi chiên giòn.

 

Thạch đậu rán ( Massachusetts, Hoa Kỳ)

Thạch đậu được lăn bột rồi rán giòn, cũng không tệ nhưng có lẽ rất ít ai tưởng tượng ra món này.

Kem thịt lợn (Indiana, Mỹ)

Thịt lợn được xếp thành từng ở dưới ly kem, và viên kem được đặt chồng lên đó rồi rưới nước sốt lên. Nghe có vẻ lạ lùng nhưng đây là món ăn dễ tìm ở indiana, Mỹ.

Bánh Taco nhân thịt đà điểu (Bắc Carolina, Mỹ)

Có lẽ chỉ có dân ở vùng bắc Carolina mới nghĩ ra cách cho thịt đà điểu vào làm nhân của món bánh Taco – món bánh bột ngô truyền thống của người Mễ Tây Cơ.

 

 

20 MÓN ĂN KỲ DỊ KHẮP THẾ GIỚI

Tìm hiểu về các nền ẩm thực trên khắp thế giới, người ta không khỏi ngạc nhiên. Có những thứ ít ai nghĩ là có tồn tại, nhưng lại là thực phẩm quen thuộc tại một số địa phương, ví dụ như nhện chiên, cá nóc, hay bia …rán.

 

Hakari

Món ăn truyền thống tại Iceland này làm nhiều người bất ngờ. Hakari làm từ thịt cá mập lên men và treo 4-5 tháng cho khô.

Súp tổ yến

Tổ yến là một loại tổ chim, nhưng đặc biệt nó không làm từ rơm rạ mà làm từ nước bọt của loài yến. Đây được coi là một loại thuốc đại bổ ở một số quốc gia châu Á.

Escamoles (trứng kiến) – Mexico

Trứng kiến là cách ta thường gọi ấu trùng của loài kiến. Tại Mexico, trứng kiến lấy từ nách lá cây thùa, được đun với bơ để thưởng thức.

Lutefisk – vùng Scandinavia

Món này làm từ cá thịt trắng ngâm với kiềm trong 1 tuần, rồi đem nấu chín.

A-Ping (Nhện lông rán) – Campuchia

Người Campuchia  có món ăn “kinh điển” là nhện chiên. Tương truyền đây là món ăn được sáng tạo vào thời Pol Pot, khi mà cư dân quá đói khổ, gặp gì ăn nấy. Ngày nay Campuchia đã bớt nghèo đói hơn tuy vậy món ăn này vẫn được giữ lại, thậm chí đưa lên hàng “đặc sản”.

Món Haggis – Scotland

Đây là một trong những món ăn kì dị nhất thế giới. Bên cạnh hình dạng không được bắt mắt, thì nó còn có cách chế biến khiến nhiều người bất ngờ: đó là các loại nội tạng cừu được bằm nhỏ rồi nhồi trong dạ dày cừu. Trải qua thời gian, Haggis  trở thành món không thể không thử khi đến Scotland.

Món Cá nóc – Nhật Bản

Món cá nóc (fugu) làm từ cá nóc, một loại cá có độc tố chết người nếu không biết cách xử lý. Tuy vậy tại Nhật đây là một loại siêu đặc sản. Vì độc tố nguy hiểm nên chỉ những đầu bếp cao tay được cấp phép đặc biệt mới có quyền làm món này.

Kẹo thịt xông khói

Ai nấy đều bất ngờ với món kẹo hài hước này. Nó có tất cả đặc điểm của kẹo ngoại trừ hương vị khó hiểu của thịt xông khói.

Sữa viên chiên – Đài Bắc, Đài Loan

Đến Đài Bắc, du khách nên mua ăn vài que sữa viên chiên. Món ăn này độc đáo nhưng cũng rất ngon miệng.

Kem thịt bò nóng (Indiana, Hoa Kỳ)

Món ăn khó tưởng tượng ra này bao gồm cả kem, thịt bò, khoai tây, phó mát và cà chua, và nó cũng có tất cả những hương vị trên.

Elvis xiên que (Wisconsin, Hoa Kỳ)

Món ăn này làm từ bơ đậu phộng, chuối và thịt xông khói.

Xem tiếp PHẦN 2

Tí Hoành 

5 LOẠI THỰC VẬT LAI KỲ LẠ NHẤT

Dù thường đọc truyện viễn tưởng, truyện Doraemon, nhưng bạn vẫn sẽ bất ngờ khi biết rằng người ta đã lai tạo ra những loại thực vật sau đây: 

1. TOMTATO

Tomtato là loại cây lai từ khoai tây và cà chua. Phần thân của nó cho ra quả cà chua bình thường nhưng phần rễ lại phát triển thành củ khoai tây, và người ta có thể thu hoạch cả hai thứ cùng lúc. Loại cây này được tạo ra nhờ cấy ghép chứ không phải biến đổi gene như nhiều người nghĩ.

2. Plumcot

Plumcot là loại quả được lai từ mận Nhật và mơ bình thường. Ngoài vị ngon của mận, quả còn có hương thơm đặc trưng của mơ khiến nhiều người thích thú.

3. Quả mâm xôi trắng

Mâm xôi trắng, chứ không phải đỏ hay đen như thường thấy, là loại mâm xôi lai từ crystal white (mâm xôi nâu) và mâm xôi lawton. Vị của nó cũng rất ngon miệng. Tuy vậy nhiều người thích màu đỏ, đen bình thường hơn là màu trắng nhợt nhạt này.

5. Xương rồng không gai

Xương rồng không gai khác với xương rồng bình thường đó là chúng cần được tưới nước thường xuyên, không thể sống ở sa mạc.

Bảo Tố (tổng hợp).

Ngắm những con vật ngộ nghĩnh làm từ rau củ

Hô biến rau củ thành động vật là trò chơi tuổi thơ của nhiều người. Tuy vậy, ít ai đem nhiều tâm huyết vào việc này để biến nó thành một loại nghệ thuật ngộ nghĩnh như nghệ sĩ Vannesa Duablib.
Nghệ sĩ tạo hình Vannesa Duablib, 34 tuổi, đã có nhiều năm gắn với việc làm sáng tạo, ngộ nghĩnh nhưng cũng không kém phần tỉ mỉ này. Những “động vật” do cô tạo ra từ rau củ thật sự mang đến những nét cuốn hút riêng. Sau đây là một số tác phẩm động vật từ rau củ của cô:
Voi làm từ khoai.
Bọ cạp làm từ ớt
Ảnh chụp chú “rắn hổ mang” dựng hình từ hai quả ớt.
Chú chuồn chuồn này làm từ đậu ván.
Cá vàng làm từ thanh long và dứa
Chú cá nóc này làm từ quả xương rồng.
Con lạc đà không bướu làm từ chuối và dừa
Khoai là chất liệu tạo nên con khủng long này
Cá heo làm từ cà dái dê.
Củ cải đỏ vốn đã giống một con bạch tuộc.
Đậu ván làm …họa sĩ

Và một số tác phẩm ngộ nghĩnh khác:

Ảnh: Barcroft

Giật mình với hình ảnh đồ ăn dưới kính hiển vi

Chỉ là những thứ thực phẩm, gia vị mà ai cũng được tiếp xúc, sử dụng hàng ngày, thế nhưng dưới kính hiển  vi, chúng lại mang vẻ ngoài khiến người ta giật mình, choáng ngợp vì vẻ đẹp có phần bí hiểm của chúng…

 

DỊ KỲ RAU QUẢ BẠN ĂN HÀNG NGÀY DƯỚI KÍNH HIỂN VI

Khi được nhìn dưới kính hiển vi, những loại rau củ quả hấp dẫn dễ thương thường ngày sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên vì vẻ đẹp dị kỳ của chúng.

Sau đây là một số hình ảnh các loại rau quả thông dụng nhìn dưới kính hiển vị, theo Discovery Magazine.

Dâu tây

Có lẽ ít ai nghĩ rằng, phần ngon lành nhất của dâu tây mà ta vẫn gọi là quả đó thực chất không phải quả, mà là mô để hoa sau khi bị biến đổi.

Trái đào

Đây là những sợi lông trên bề mặt trái đào. Những lỗ chân lông được đánh dấu bằng màu đỏ trên ảnh. 


Dâu tằm

Dâu tằm được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc thời cổ đại. Phần lông héo trên múi quả cũng là cơ quan sinh sản của dâu tằm. 


Dâu rừng Nhật Bản (Japanese Wineberry)


Dâu rừng nhật bản có họ hàng với mâm xôi và phúc bồn tử. Ở loại quả này, toàn bộ cơ quan sinh sản của nó, tính cả đài hoa, được bao bọc bằng những sợi lông nhỏ. 


Bông cải xanh

Những lỗ li ti bạn đang thấy là những lỗ khí trên bề mặt bông cải xanh. 


Tỏi tây
Đây là ảnh phóng to của phần mặt cắt dày 1,2mm của một nhánh tỏi tây. Những mô xốp đó là phần thịt của lá.

Khoai tây
Bạn đang nhìn ba cái chồi mới nổi của khoai tây. 


Súp lơ

Súp lơ khi hóng to lên trông chúng như những con thú nhồi bông.

Nguồn: DiscoveryMagazine

Sự giống nhau giữa New York 1914 và Hà Nội ngày nay

Matt Lundy, một người nước ngoài đã sinh sống và làm việc tại Hà Nội nhiều năm đã thử so sánh những bức ảnh giữa Hà Nội thời 2014 và New York 1914, và những nét tương đồng của hai nơi cách nhau nửa vòng trái đất và một thế kỷ đã được anh sắp xếp lại và cho đăng lên Buzzfeed, chúng tôi xin trích đăng lại bài so sánh thú vị này.

Lưu ý là loạt ảnh về Hà Nội được chụp trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, con số 2014 chỉ mang tính ấn tượng, chứ không có nghĩa là tất cả ảnh đều chụp tại Hà Nội năm 2014. Điều này đã được Matt Lundy giải thích rõ trong một ghi chú.

 

New York 1914 và Hà Nội 2014, điểm chung là đầy những dây điện giăng mắc.

Trẻ vô gia cư

Còn đây là sự phổ biến của xe BUS

Trẻ em đánh giày. Nghề đã có ở phương Tây từ hàng thế kỷ trước.

Ngồi hút thuốc bên phố.

Dân New York xưa cũng thích đi chợ Hoa như người Hà Nội nay.

Công nhân Quét Rác

Hàng bánh vỉa hè

Thợ thủ công

Trẻ em Mỹ xưa cũng thích nhảy dây ngoài đường phố

Và cảnh phơi đồ ở khu dân cư có thể tìm thấy ở những hình ảnh chụp nước Mỹ cách đây 100 năm

Phố xá san sát, người đứng kẻ ngồi, và đồng loạt treo cờ trong ngày quan trọng.

Trẻ em chơi thể thao trong khuôn viên trường học.

Cách đây 100 năm cũng là giai đoạn mà người Mỹ đua nhau xây nhà cao tầng.

Cảnh bơi lội trong bể bơi đông đúc.

Khu trung tâm New York rất sầm uất, Hà Nội nay cũng vậy.

Ở giữa Hà Nội và New York đều có một cây cầu, trông chúng đều thật duyên dáng.

Giải khát vỉa hè

Một lớp học ở New York đầu thế kỉ 20

Một đội bóng bầu dục Mỹ năm 1914 và đội bóng đá người Việt của thế kỉ 21.

Mọi người đều thích đổ ra đường vẫy cờ trong những sự kiện nổi bật của quốc gia

Thú đánh cờ ngoài đường phố ở Mỹ năm 1914 cũng tương tự ở Hà Nội ngày nay.

Điểm khác nhau rõ nhất có lẽ là máy ảnh của thời 1914 cồng kềnh và nổi bật, cho nên hầu hết người được chụp đều ngoái nhìn.

Hot Dog ở New York, và …Chó nóng ở Hà Nội.

Người New York xưa cũng đón năm mới ở trung tâm thành phố.

Ảnh trên là Quảng trường thời đại, còn ảnh dưới là tác giả của loạt ảnh so sánh này đang đón giao thừa cùng vợ tại bờ hồ Hoàn Kiếm.

Theo: Buzzfeed

 

Món ăn truyền thống các nước dịp Noel

Gà tây, bánh pudding, bánh gừng truyền thống hoặc hải sản nướng uống kèm với rượu vang là những món ăn yêu thích của người dân các nước trong ngày lễ quan trọng nhất của người Thiên chúa giáo.

Bữa tiệc Giáng sinh ở Anh rất phong phú bao gồm gà tây, heo quay, bánh pudding và hoa quả, bánh quy. Tục lệ ăn gà tây trong Giáng sinh đã có hơn 300 năm lịch sử. Những gia đình người Anh thường thích tự nấu gà tây, nhồi vào bụng gà các loại rau quả như cà rốt, cần tây, hành tây, hạt dẻ sau đó quét một lớp gia vị lên bề mặt rồi cho vào lò nướng.

Bánh gatô hình khúc gỗ Buchedenoel là một món ngon trong mùa Giáng sinh ở Pháp. Theo chuyện kể, ngày xưa có một anh chàng nghèo không có tiền mua quà Giáng sinh cho người yêu liền nhặt một khúc gỗ để đem tặng. Không ngờ được đón nhận nhiệt tình và hai người có kết cục tốt đẹp, vì thế loại bánh này tượng trưng cho sự may mắn và lời chúc an lành cho mọi người trong mùa sáng sinh.

Bánh pudding hạnh nhân là món không thể không ăn trong ngày Giáng sinh ở Đan Mạch. Nếu ai ăn được chiếc bánh duy nhất có một hạt hạnh nhân hoàn chỉnh thì được cho là sẽ gặp may mắn trong cả năm. Thường thì chiếc bánh đó được người lớn dành cho trẻ em để chúng vui.

Người Đức rất ưa chuộng món bánh gừng Lebkuchen trong ngày Noel. Món này vừa giống bánh quy vừa giống bánh gatô. Loại bánh truyền thống chỉ có mật ong và hạt tiêu, vừa ngọt vừa cay, nay có thêm lớp đường và mứt, rất hấp dẫn mọi người.

Nhiều người ở Italy có thói quen ăn chay trong lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, chỉ trừ thịt còn tôm, cá, rau và hoa quả đều được ưa chuộng trong ngày này.

Ở các nước khác ở châu Âu như Phần Lan hay Hà Lan, mọi người cũng thích ăn bánh pudding và xúc xích, uống rượu nho. Ở Ba Lan thì chia ra thành hai trường phái, một trường phái muốn ăn uống thịnh soạn trong đêm Noel, một trường phái muốn im lặng cầu nguyện và ăn chay.

Trong khi người dân ở bắc bán cầu đón Noel trong giá lạnh thì Australia đón Giáng sinh giữa thời tiết nóng nực. Nước này kết hợp cả những món ăn truyền thống của châu Âu lại vừa có những món ăn đặc sắc của miền nhiệt đới như hải sản nướng, các loại trái cây và rượu vang.

Món gà tây của châu Âu khi sang Mỹ được ăn vào dịp lễ Tạ ơn, còn dịp Noel, người Mỹ ăn một món tương tự như cháo ngô, kèm theo bơ, sữa.

Những người đón Giáng sinh ở châu Phi thì có bữa tiệc đơn giản dịp này với bánh mỳ, cơm, tỏi và thịt lợn.

Vũ Hà (Ảnh: Xinhua)

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/mon-an-truyen-thong-cac-nuoc-dip-noel-2406516.html

9 món ăn nhiều người không dám thử

Tuyệt ngon hoăc cực sang chanh, những món ăn này được nhiều thực khách săn lùng song cũng không ít người “tẩy chay”.

Cà phê chồn. Cà phê chồn hay cà phê phân chồn là tên một loại cà phê đặc biệt, được đánh giá là một trong những đồ uống hiếm nhất trên thế giới. Ở đó, hạt cà phê do chồn hương ăn, thải ra được xử lý rồi rang theo một kỹ thuật riêng. Khi uống, cà phê có mùi hương đặc trưng và vị rất lạ. Sản phẩm vô cùng đặc biệt của tự nhiên mà chỉ một số ít quốc gia có được.
Dương vật bò. Nếu như ở phương Tây, dương vật bò thường được sấy khô, dùng làm thức ăn cho vật nuôi thì tại nhiều nước phương Đông, nó lại là món ăn khoái khẩu nhờ vị giòn dai sần sật. Thông thường, dương vật bò được chế biến bằng cách hấp, chiên hoặc ăn sống. Đặc biệt, dương vật bò được ví như một viagra tự nhiên giúp quý ông sung mãn, hừng hực trong “chuyện ấy”.
Súp tổ yến. Súp tổ yến là một trong những món ăn hảo hạng được phục vụ tại các nước phương Đông. Ngoài hương vị thơm ngon, súp tổ yến “được lòng” người ăn nhờ tính bổ dưỡng. Tuy nhiên, không ít người e ngại bởi món ăn được làm từ nước dãi của loài chim yến.
Chuột. Chuột được sử dụng làm thức ăn ở nhiều nơi như Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước châu Phi. Khi thưởng thức món ăn từ loài gặm nhấm này, người ta chủ yếu chọn chuột đồng bởi chúng không có mùi hôi nồng như chuột cống.
Tuy nhiên, dù được chế biến theo cách nào thì chuột vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch hạch và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Óc khỉ. Món ăn này nổi tiếng dã man, từng là món hảo hạng dùng để chiêu đãi khách của Từ Hy Thái Hậu. Khi ăn, người ta sẵn sàng múc từng chén óc khỉ và thưởng thức một cách ngon lành bất chấp cảnh tượng đau đớn, máu me.
Nhện chiên. Là món ăn đường phố phổ biến tại Campuchia. Những chú nhện chủ yếu được chế biến bằng cách chiên. Khi thưởng thức, nhện có vị giòn dai hấp dẫn. Điều khiến thực khách quốc tế e ngại chính ở hình thù đầy lông lá, đen bóng. Đặc biệt, khi thưởng thức, bạn có thể gặp phiền phức từ lớp dịch đen tiết ra từ món ăn.
Ấu trùng ong. Ấu trùng ong được thưởng thức phổ biến tại Trung Quốc và Nhật Bản. Món ăn này xuất hiện hàng ngàn năm trước, là cách cung cấp protein khi các loại thực phẩm như cá, thịt còn khan hiếm.
Dù là đồ ăn của “con nhà nghèo” nhưng hương vị thơm ngon, béo ngậy của ấu trùng ong nhanh chóng chinh phục nhiều người thưởng thức. Dần dần, ấu trùng ong trở thành đặc sản được nhiều người săn lùng.
Trứng vịt lộn. Trứng vịt lộn vốn là trứng do vịt sinh ra, được thụ tinh trong vòng 17 ngày. Ở Việt Nam, trứng vịt lộn chỉ được coi là món ăn bổ dưỡng thì người dân Trung Quốc lại xem nó như một thứ viagra dễ tìm.
Tuy nhiên, không phải loại trứng lộn nào cũng được dùng để làm món cường dương. Người ta không sử dụng trứng gà lộn bởi họ tin rằng trong loại trứng này có nhiều chất không có lợi.
Uống máu, ăn tim rắn. Ngoài cách pha với rượu thì dân sành ăn tỏ ra thích thú với việc uống máu rắn tươi. Đặc biệt, quả tim hiếm hoi vẫn còn thoi thóp sẽ vô cùng kích thích nhu cầu thưởng thức của thực khách. Cánh mày râu tin rằng, cách ăn sống nuốt tươi này có tác dụng tráng dương, khiến họ trở nên bất bại trong sinh hoạt chăn gối.

3 CÁCH LUỘC TRỨNG VỪA NGON VỪA ĐẸP MẮT

Luộc trứng thì không có gì khó, nhưng để món trứng luộc quá ư bình thường trở nên một cái gì đó hấp dẫn bắt mắt, thì cần phải có chút sáng tạo. Hãy cùng MAV điểm qua những “phong cách” luộc trứng lạ lẫm sau đây:

  • Luộc trứng có màu tím: Bạn luộc trứng như bình thường, cho tới khi cảm thấy có thể bóc vỏ được, sau đó vớt ra, bóc hết vỏ đi. Chuẩn bị 1 nồi bao gồm củ dền đã gọt vỏ, xắt lát nhỏ và 1 lượng nước đủ ngập mặt trứng, đun lên cho củ dền ra màu rồi thả trứng vào nấu tiếp trong 5 phút. Thành quả là trứng luộc của bạn sẽ có màu củ dền rất đẹp mắt! Nếu không có củ dền, thì dùng củ cải đỏ cũng được nhé!

Trứng luộc củ dền bắt mắt (Ảnh: VNexpress.net)

  • Trứng luộc có hoa văn giống men rạn: Để làm loại trứng “gốm sứ Bát Tràng” rất ảo diệu này, bạn cũng cần luộc 2 lần. Lần đầu luộc vừa đủ cho lòng trắng se lại (khoảng 5 phút), sau đó vớt trứng ra cho vào 1 cái nồi rồi dùng vật cứng (muỗng nĩa cũng được), gõ nhẹ xung quanh vỏ trứng cho vỏ bị rạn nứt (Có thể cho trứng vào 1 cái ly nhỏ rồi lắc nhẹ vừa đủ rạn vỏ). Sau khi cảm thấy độ rạn nứt đã đủ, cho trứng vào nồi nước lạnh, cho vào nồi này túi trà lọc và 1 ít hoa hồi, rồi nấu tiếp trong 10 phút cho nước trà hoa hồi ngấm vào lòng trắng trứng. Sau đó vớt ra lột vỏ, kết quả sẽ như này:

Trứng luộc có vân “men rạn” rất đẹp, thơm mùi trà, hồi. (Ảnh: webkheotay.com)

  • Trứng luộc in hình: Cái này thì tỉ mỉ hơn chút xíu, nhưng kết quả sẽ rất là tuyệt! Bạn dùng lá rau thơm cắt tỉa thành hình dạng bạn muốn in lên trứng (đối với lá nhỏ như lá mùi (ngò), rau răm, cỏ ba lá, me đất, thì có thể để nguyên hình dạng lá luôn >>> in hình lá). Chuẩn bị xong rồi thì để đó, bắt đầu bắc nồi luộc trứng. Trứng luộc cho vừa đủ bóc vỏ, thì bạn lấy ra bóc vỏ. Bóc xong thì ốp cái lá đã cắt tỉa xong vào trứng như ảnh minh họa (ốp nhiều mặt cũng được):

Sau đó bạn dùng miếng gạc y tế (vải xô trắng) bọc túm quả trứng lại, cốt là để giữ cho miếng lá không rớt ra. Cột lại nhé!

Rồi làm cho hết lượng trứng ,sau đó cho vào nồi nước lạnh pha 1 chén xì dầu (có thể thay xì dầu bằng trà túi lọc). Rồi nấu tiếp cho tới khi trứng nhuộm màu nâu là được, như thế này:

Trên đây có 3 cách, nhưng chung quy là luộc trứng với nước pha chất tạo màu (xì dầu, trà, củ dền), bạn có thể dùng các màu khác mà bạn thích, nếu muốn trứng luộc thật bắt mắt, thì dùng tí màu thực phẩm, nhưng tốt hơn là dùng những nguyên liệu tạo màu tự nhiên mà bạn biết nhé!

Bé Thúi (MAV.vn)

Những tập quán ẩm thực độc đáo trên thế giới

Ở Canada đi ăn muộn là lịch sự còn với người Đức việc đến trễ giờ ăn lại là điều khiếm nhã và khó chấp nhận.

Những phong tục tập quán trên bàn ăn được xem như chuẩn mực và mọi người đều phải được dạy từ khi là một đứa trẻ. Mỗi vùng miền, mỗi đất nước trên thế giới lại có một tập quán ăn uống riêng, tạo nên nhiều nét độc đáo và thú vị.

Afghanistan – Hôn bánh mì đã rơi xuống nền nhà

Ở Afghanistan, khi bánh mì đã rơi xuống nền nhà sẽ được nhặt lên và hôn để tỏ lòng kính trọng.

Nam Mỹ – Đổ rượu để bày tỏ sự tôn kính với “mẹ thế giới”

Ở một số vùng của Peru, Argentina, Chile và Bolivia, bữa ăn tối để dành cho Pachamama, một nữ thần được tôn thờ bởi những người dân địa phương ở dãy Andes. Khi uống trong bữa tối người dân nơi đây thường đổ một chút rượu xuống đất và đọc: “Para la Pachamama” để tiến hành nghi lễ “ch’alla”.

Canada – Đi ăn muộn

Việc đến muộn khi ăn là chuyện được chấp nhận ở Canada, và nếu bạn đến đúng giờ hoặc sớm hơn lại bị xem là điều kỳ quặc.

Chile – Luôn phải ăn bằng dao, dĩa…

Người Chile luôn luôn dùng các đồ như dao, dĩa, thìa… để ăn uống. Trong bữa ăn dù chỉ đụng chạm bất kỳ một đồ ăn nào trên bàn bằng tay cũng bị coi là hành động xấu xa.

Trung Quốc – Làm bừa bộn và ợ

Ở Trung Quốc, người chủ nhà biết rằng bạn thưởng thức bữa ăn rất thoải mái khi thấy bàn ăn đã bị làm cho bừa bộn. Nếu chỉ còn một ít thức ăn thừa trên đĩa thì có nghĩa là bạn đã ăn rất no, nhưng ăn không hết sạch cơm trong bát sẽ bị coi là rất thô lỗ. Ngoài ra, tiếng ợ sau khi dùng bữa là một cách thể hiện lời khen về đồ ăn ngon đối với chủ nhà.

Ai Cập – Rót rượu cho người khác

Người Ai Cập có một tập tục là rót rượu cho người khác và chờ được rót lại vì tự lấy đồ uống rót cho bản thân là điều không thể chấp nhận được ở Ai Cập.. Nếu ly của bạn chưa được rót đầy và người khác quên rót thêm thì bạn nên nhắc họ.

Anh – Đưa rượu vang đỏ sang bên trái

Trên bàn ăn ở nước Anh, rượu vang đỏ liên tục được chuyển sang người ngồi bên trái cho đến khi hết một vòng. Một số người cho rằng đây là truyền thống của hải quân (khi đứng quay mặt vào phía bánh lái, cảng luôn nằm bên trái của thuyền), tuy nhiên vẫn chưa có ai đưa ra lý do chính xác.

Khi chai rượu không được chuyền mà yêu cầu lấy rượu trở thành hành động rất bất lịch sự. Thay vào đó, người kế bên có thể hỏi người đang giữ chai rượu một câu “Anh có biết Bishop của Norwich không?” . Nếu họ trả lời “không biết” thì có nghĩa: Anh chàng đó rất tốt, nhưng anh ta là người thường quên đưa rượu cho người bên cạnh.

Ethiopia – Ăn chung một đĩa

Người Ethiopia thường ăn chung trong một đĩa lớn, thỉnh thoảng lắm họ mới ăn đĩa riêng, vì đĩa riêng đồng nghĩa với lãng phí. Một số vùng của Ethiopia có truyền thống “gursha” nghĩa là người này bón đồ ăn cho người khác.

Pháp – Dùng bánh mì như dụng cụ ăn uống

Người Pháp thường ăn bánh mì và dùng chúng như một chiếc muỗng để lấy đồ ăn từ đĩa cho vào miệng. Ngoài ra bánh mì cũng có thể được sử dụng giống như dao hoặc dĩa.

Georgia – Chúc rượu và uống hết ly trong một hơi

Ở nước Cộng Hòa Georgia, việc chúc rượu mất cả tiếng đồng hồ. Mọi người ngồi quanh một bàn tròn để chúc rượu nhau và khi uống sẽ phải uống hết ly rượu chỉ trong một hơi. Lúc tất cả cùng xong việc chúc rượu, họ sẽ lại đi vòng quanh bàn. 10 đến 15 ly mỗi người là chuyện bình thường trong một bữa tối, người Georgia chỉ chúc rượu bằng vang hoặc vodka.

Đức – Đi ăn đúng giờ

Người Đức thường đi ăn rất đúng giờ vì việc đến muộn bị xem là rất bất lịch sự và cho thấy sự thiếu tôn trọng.

Ấn Độ – Ăn bằng tay phải

Ở Ấn Độ, người dân chỉ dùng tay phải để ăn và đưa đồ vật. Người Ấn Độ quan niệm tay phải đại diện cho cái thiện với tính đúng đắn, công lý, còn tay trái đại diện cho cái ác, nhơ bẩn và xấu xa.

Nhật Bản – Tạo ra tiếng xì xụp khi ăn

Việc tạo ra tiếng động xì xụp khi ăn mì hoặc súp được xem là một dấu hiệu cho thấy sự cảm kích của người ăn đối với người nấu. Tiếng động càng to thì lời cảm ơn càng lớn.

Hàn Quốc – Khoanh tay để đồng ý khi ăn uống

Khi muốn đồng ý bất kể một loại đồ ăn thức uống nào, người Hàn Quốc thường khoanh hai tay lại với nhau.

Mexico – Ăn tacos bằng tay không

Người dân Mexico chỉ cần dùng tay không để cầm nắm và ăn tacos, vì nếu dùng dao, dĩa để ăn tacos sẽ bị xem là hành động ngu ngốc và màu mè.

Nga – Luôn nhận lời mời uống

Mời người khác uống thể hiện sự tin tưởng và tình bạn cho nên việc từ chối lời mời sẽ là rất khiếm nhã.

Tanzania – Giấu lòng bàn chân khi ngồi ăn

Ngồi khoanh chân trên một chiếc thảm hoặc chiếu khi ăn là một phong tục của người Tanzania. Tuy nhiên phải giấu được lòng bàn chân của mình vì nếu để lộ sẽ bị coi là một hành động cực kỳ thô lỗ.

Hương Chi  (Vnexpress.net)

Nhà du hành ăn gì trong vũ trụ không trọng lực?

Bạn đã bao giờ thắc mắc, trong môi trường không trọng lực, việc ăn uống sẽ diễn ra như thế nào? Các nhà du hành vũ trụ có thể nuốt thức ăn trong tình trạng không trọng lượng? Liệu họ có bị nghẹn?

Trên thực tế, NASA có hẳn một tổ dự án có trách nhiệm nghiên cứu để cung cấp cho các phi hành đoàn làm việc trong không gian một hệ thống thực phẩn ăn toàn, dinh dưỡng và cân bằng. Trong hơn 50 năm qua, các phương pháp liên quan đến quá trình bảo quản đã phát triển đến mức từ việc phi hành gia chỉ có các loại hạt và bánh quy để ăn; hôm nay, họ đã có thể có tôm, thịt cùng các loại nước ép trái cây.

Các dạng thực phẩm và gia vị từ tự nhiên được sử dụng trong các tàu vũ trụ

Đồ uống

Đồ ăn có thể làm nóng

John Glenn là phi hành gia người Mỹ đầu tiên được thử ăn trong môi trường không trọng lực, ông đã ăn nước sốt táo và thấy dễ tiêu. Trước đó, người đàn ông đầu tiên trong vũ trụ- Yuri Gagarin đã từng trải nghiệm bằng cách cho thịt xay nhuyễn và socola vào 3 ống nhôm dạng tuýp kem đánh răng. Những ống thức ăn ban đầu không ngon nên các nhà du hành đều nhanh chóng bị sụt cân. Họ mong chờ những món đồ đông lạnh, dù trong môi trường không trọng lực, chúng dễ dàng bị vỡ vụn.

Đồ khô đông lạnh

Một khay đồ ăn trên tàu con thoi

Hộp đựng đồ ăn trên trạm vũ trụ Quốc tế ISS

Các vấn đề về thực phẩm đã phần nào được giải quyết trong chương trình Gemini(giai đoạn 1962-1966). Những đồ ăn nhỏ được bọc ngoài một lớp gelatin chống vỡ, và các thực phẩm đông lạnh được đặt trong các túi nhựa đặc biệt. Việc cải tiến bao bì đã cải thiện chất lượng thực phẩm. Các phi hành gia Gemini đã có thể chọn lựa giữa cocktail tôm, thịt gà và rau, bánh bơ đậu phộng, nước sốt táo…cho bữa ăn của mình.

Đồ ăn trên tàu Gemini (1961-1966)

Những phi hành gia trong chương trình Apollo(1961-1975) là người đầu tiên có nước nóng trên tàu, khiến cho việc rã đông thực phẩm dễ dàng, cải thiện hương vị dễ dàng hơn bao giờ hết. Họ cũng là những người đầu tiên có thể ăn bằng bát và thìa.

Thực phẩm trên tàu Apollo (1968-1972)

Việc ăn trong không gian lại tiến thêm một bước dài trong chương trình Skylab. Skylab là trạm không gian đầu tiên của Hoa Kỳ. Ngày 14/5/1973, Skylab đã được phóng vào không gian. Skylab quay quanh Trái Đất trong thời gian 1973-1979. Khu vực sống trên tàu Skylab đủ rộng để đặp một tủ lạnh và tủ cấp đông ngay trên tàu. Thậm chí, nơi đây còn có cả phòng ăn và bàn ăn.

Khay thức ăn trên tàu Skylab (1973-1974)

Ngày nay, hầu hết các bữa ăn trong không gian diễn ra trong trạm vũ trụ quốc tế ISS, nơi các nhà du hành được thưởng thức mọi thứ, từ bít tết đến bánh sôcôla. Nhưng do nhu cầu dinh dưỡng và kho chứa nên các nhà du hành không thể ăn ngay khi có nhu cầu. Trạm vũ trụ hoạt động với một vòng quay thực đơn 16 ngày và mỗi nhà du hành được cung cấp hai món tùy lựa chọn. Đôi khi NASA cũng gửi lên một món ăn đặc biệt như bánh sinh nhật.

Phi hành đoàn STS-110 ăn trên bàn ăn của trạm vũ trụ Quốc tế ISS

Phi hành gia Shane Kimbrough và Sandra Magnus,trong nhiệm vụ STS-126 chụp ảnh chung với trái cây tươi nổi tự do trên tàu con thoi Endeavour

Năm 2008, thành viên ISS Sandra Magnus trở thành người đầu tiên đã nấu nướng trên tàu vũ trụ. Phải mất hàng tiếng để là nóng thức ăn, nhưng cô đã tạo ra các món khoái khẩu thực sự.

(Theo Depplus)

Hai chàng Tây làm clip ca ngợi Mỳ Quảng

Ca khúc “The Mì Quảng song” kết hợp giữa pop và rap của hai chàng trai tây cùng một số người bạn Việt Nam làm ở Đà Nẵng, sau 1 tuần đăng lên facebook đã thu hút 175 ngàn người xem và con số cũng tiếp tục tăng nhanh mỗi ngày.

Ca khúc do hai chàng Tây trong clip, Jake Schofield và Ashlin Aronin sáng tác, với nội dung bằng tiếng Anh, thỉnh thoảng có vài câu tiếng Việt: đói quá!, cơm, “mì quảng”, chợ, nước mắm, đi ăn sáng phải là mì Quảng ở chợ Phước Mỹ…

Ca khúc, bằng một giọng điệu đầy tinh nghịch, đã ca ngợi món Mỳ Quảng của đất Quảng Nam như một món ăn sáng tuyệt vời, bá đạo, thần thánh nhất nhưng cũng rất rẻ bèo (15 ngàn), dưới góc nhìn của người phương Tây “sành sỏi” các món ăn, nguyên liệu Việt vốn không dễ làm quen.

Tuy nhiên video clip cũng nhận được nhiều chỉ trích khi phần cuối clip, các bạn trêu đùa nhau bằng món ăn và các ý kiến cho rằng điều đó là “lãng phí”, “thô thiển”, thậm chí là “xúc phạm” sợi mì Quảng. Ý kiến phê phán phần cuối clip của Ryan Duy Hùng, một ca sĩ người Mỹ khá nổi tiếng trong cộng đồng youtube, đã nhận được nhiều like đồng tình.

Bên cạnh đó, có những bạn gửi lời cảm ơn đến tác giả ca khúc đã góp phần quảng bá món Mỳ Quảng đến với thế giới.

Mời các bạn cùng xem để đánh giá “The Mì Quảng Song”, có lẽ là ca khúc đầu tiên về món mì nổi tiếng của xứ Quảng:

Bé Thúi (MAV.vn)

Săn heo 

Có một lần, bầy heo rừng mười một con nối đuôi nhau đi hàng một, bác Ba Phi muốn bắt cả một bầy mười một con. Bác leo lên cây tràm, bầy heo đi tới, bác chặt từng con một giữa sống lưng, lần lượt từ con đi đầu đến con thứ mười một, chỉ chặt đứt xương, chưa chặt đứt da. Đến con thứ mười một đứng lại, bác mới chặt tiếp. Cả bầy dồn cục, con nọ xô con kia, miếng da lưng đứt nốt. Thế là bác hốt cả bầy heo.

Cọp xay lúa 

Bác Ba Phi trai tài, bác Ba Phi gái cũng giỏi. Một đêm cọp mò về làng bắt heo và chó. Bác Ba Phi gái đem thóc đổ ra cối để xay. Bác trai gọi bác gái vào nhà có việc. Mấy con chó lẩn quẩn đứng chung quanh cối. Có một con cọp không rõ đứng rình từ bao giờ, thấy bác gái vừa đi khỏi, liền nhảy vô nhà bắt chó. Hai cái chân trước của cọp vồ trúng ngay giàng xay. Cọp gỡ mãi không ra, cứ kéo lui, kéo tới, kéo hoài. Cối gạo vừa đổ một loáng đã xay hết. Bác Ba Phi gái lại mang thúng thóc khác đổ vào cối cho cọp xay. Cọp cứ phải xay hoài. Bác gái bắt nó xay hết 25 giạ lúa mới thả cho nó ra.

Cây tràm và con nai

Có một lần, bác Ba Phi trèo lên một cây tràm lấy mật ong. Bác rủi trật tay té bảy ngày mới tới đất. Cây cao quá xá! Khi rơi bác đói bụng quá, cứ ngày phải nấu cơm ăn hai bữa rồi lại té tiếp.

Một bữa khác, trời nắng, bác xuống một cái bàu tắm, giặt áo phơi ngay trên gạc con nai mà không hay. Bác ngủ một giấc, khi dậy thì thấy một ổ ong đóng ở dưới bắp chân. Ăn hết ổ ong mật đến nửa thùng bác mới lấy áo mặc ra về. Con nai lúc đó mới vùng chạy và áo của bác phơi trên gạc nai cũng vừa khô.

(chuyện kể dân gian Bác Ba Phi)

NHỮNG MÓN ĂN NỔI TIẾNG THẾ GIỚI ÍT NGƯỜI DÁM THỬ

 Khám phá ẩm thực là một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Và trong cuộc phiêu lưu đó, có nhiều lúc bạn bắt gặp những món ăn rất bình thường đối với người bản xứ, nhưng lại là một thử thách quá kinh dị đối với du khách.

Tiết canh – Việt Nam

 

Món tiết canh độc đáo của Việt Nam có nguyên liệu chính là máu tươi của động vật, sau đó được pha với nước mắm hoặc muối để cho máu chậm đông lại. Trong khi đó, người ta trộn thêm sụn, thịt, nội tạng băm nhỏ vào. Đây được coi là đặc sản của Việt Nam và là món ăn quen thuộc trong các chầu nhậu của người Việt. Tuy vậy, với du khách, phải là người chịu chơi, can đảm lắm mới dám ăn bát máu đỏ lòm này.

Natto (đậu nành lên men) – Nhật Bản

Natto là món ăn kèm vào buổi sáng rất quen thuộc với người dân Nhật Bản. Nó làm từ đậu nành, mù tạt, sau khi trộn kỹ bằng đũa, một hỗn hợp keo nhầy bao quanh hạt đậu. Hỗn hợp này rất dính đến mức tạo thành một sợi dây kết nối giữa đũa gắp và miệng bạn, và độ dài của sợi dây cũng là tiêu chí để đánh giá chất lượng của Natto. Bên cạnh vẻ nhầy nhụa, hương vị rất nặng mùi của Natto cũng là một thử thách lớn đối với du khách muốn khám phá ẩm thực Nhật.

Hongeo – Hàn Quốc

Hongeo là món ăn làm từ thịt cá đuối lên men. Những người đầu bếp đặt cá đuối trong nhiều chiếc tủ lạnh có nhiệt độ khác nhau cho đến khi cá đuối bốc một mùi amoniac rất nặng nề. Khi đó cá được để sống và xắt lát ra ăn. Mùi hương của món ăn này có sức công phá rất mạnh mẽ, không chỉ lưu giữ trong miệng rất lâu mà còn tạm trú ở trên quần áo, tóc tai thực khách.

Surstromming  – Thụy Điển

Surstromming là một món lên men khác làm từ cá trích. Những con cá trích được ủ trong hộp trong một thời gian dài, đến mức những cái hộp phình lên muốn nổ tung. Món ăn rất nặng mùi, ngay cả người Thụy Điển cũng chỉ ăn nó ở ngoài trời vì sợ đóng mùi vào phòng. Tuy vậy, món này được coi như một trong những món đặc trưng nhất của đất nước Thụy Điển, họ có hẳn những bảo tàng riêng cho Surstromming.

Thắng cố – Việt Nam

Thắng Cố là biến âm của “Thoảng cố”, nghĩa là “nồi nước” theo tiếng Hmong. Món ăn khá đơn giản, nhưng cần có bí quyết để trở nên ngon miệng. Nguyên liệu chính của món ăn là nội tạng, thịt, xương của trâu, bò hay ngựa… nấu ong chảo cùng với những gia vị đặc trưng của miền cao. Người dân Tây Bắc thường ăn Thắng cố, uống rượu ngô trong những phiên chợ như một tập quán không thể thiếu của họ.

Casu marzu – Ý

Người dân ở khu Sardinia, nước Ý nổi tiếng với món pho mát có dòi bò lúc nhúc này. Casu Marzu nhìn xa không khác gì những cục pho mát khác, nhưng nhìn gần chúng ta sẽ thấy đầy ắp những con dòi được sinh ra từ những con ruồi mà họ cho phép chui vào. Và cứ như vậy mà ăn, mà cảm nhận sự ngọ nguậy, lợn cợn của hàng trăm ấu trùng ruồi trong miệng.

Sannakji – Hàn Quốc

Món Bạch tuột sống của Hàn Quốc từng gây cơn sốt trên youtube, tuy vậy, ngoài đời rất ít ai muốn tìm đến món ăn quá kì dị này. Bạch tuộc được nuôi trong nhà hàng, sống cho đến khi có ai gọi đến chúng. Người đầu bếp cắt nhỏ chúng ra, ướp gia vị, sau đó đưa ra cho thực khách cùng với lời nhắc nhở: nhai nhanh và ngay kẻo những xúc tu ngọ nguậy ấy dính vào họng. Món ăn này khó nuốt theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nếu không có kinh nghiệm ăn, bạn rất dễ bị nghẹn.

Caloo de Caroan – Bolivia

Caloo de Caroan – Súp dương vật và tinh hoàn bò tót là món ăn khoái khẩu của người Bolivia. Món ăn này hơi dai và khó nuốt, nhưng người dân bản địa tin rằng nó có tác dụng bổ dưỡng theo kiểu “ăn gì bổ nấy”, ngoài ra còn giúp chữa thiếu máu, phục hồi sinh lực.

Đầu cá thối – món ăn của người Eskimo

Món ăn này rất dễ làm, chỉ cần cắt đầu cá hồi thành miếng nhỏ rồi bọc trong cỏ và chôn dưới hố rêu trong khoảng 1 đến 1 tháng rưỡi. Sau đó đầu cá được đào lên và ăn. Đầu cá thối không những trông đáng sợ, mà còn có mùi vị thuộc loại “đỉnh của thối”, vì vậy rất ít du khách nào dám lại gần, chứ đừng nói nếm thử món ăn này.

 

Ếch sống  – Nhật Bản

Đây là một loại Sashimi làm nhiều tín đồ Sashimi phát hoảng. Ếch được nuôi ngay rong bếp cho đến khi có người gọi. Đầu bếp mổ bụng, lột da, vứt đi những phần không ăn được – và khi dọn ra bàn, tim ếch còn đập, mắt ếch còn chớp, cơ thể còn co giật… VÀ để tăng phần ấn tượng, người ta thường làm thịt ếch ngay trước mặt thực khách.

Bạnh Bư tổng hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách bắt kỳ đà

Kỳ đà Việt Nam có 2 loại: sống trên núi rừng gọi là kỳ đà vân (clouded monitor), sống được dưới nước gọi là kỳ đà hoa (water monitor).

Ngày xưa kỳ đà phân bố nhiều ở miền Trung và miền Nam, bây giờ thì ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Con kỳ đà lúc nhỏ khá đẹp, lớn lên bự cỡ con cá sấu, nhưng bụng to bằng bụng heo mọi. Kỳ đà tánh giống con trăn, hiền lành ít cắn, nhưng nếu cắn thì đau muốn bại xuội (trăn cũng vậy).
Kỳ đà trước khi bị bắt
Kỳ đà trước khi bị bắt

Do kỳ đà bản chất ưa hoang dã, rất khó thuần, nên ít ai nuôi để ôm ấp mà thường nuôi để lột da xẻ thịt.

Thịt kỳ đà vừa ngon, vừa bổ, đem bán cho nhà hàng trong nước được giá 250k – 300k/kg, ngoài nước được gấp mấy lần, tức là có giá trị kinh tế cao, nhưng ít người nuôi được kỳ đà đẻ, thường phải bắt con nhỏ về nuôi cho lớn rồi bán. Muốn bắt kỳ đà ta phải có kỹ thuật mới bắt được, vì kỳ đà là loài rất khoẻ mạnh, giỏi chạy và bám víu.

Sau một thời gian tìm hiểu, MVN đã tìm được 1 số kinh nghiệm hữu ích về bắt kỳ đà. Nay xin giới thiệu 2 cách (bắt sống và bắt chết) của bác Nguyễn Long Phi, 1 người hát cải lương nghiệp dư nổi tiếng của miền Tây Nam bộ:

Bắt sống

Nên biết là giống kỳ đà thích ở trong bọng cây. Hễ động động là chúng chun trốn, có trời mà kéo ra. Bốn chân nó giương móng thật sắc, bấu cứng vào bọng cây, nắm đuôi kéo ra chỉ có nước là đứt ngang thôi. Cách duy nhất là muốn bắt được kỳ đà chun trong bọng cây thì phải dần khúc đuôi cho nhừ ra, rồi lấy gừng thật cay đắp vô, chừng đó nó tự nhiên rũ riệt gân cốt, tuột ra thôi.

Vùng này có rất nhiều loại cây lớn mà bọng ruột như cây cuôi, tràm, trâm … kỳ đà về bao nhiêu cũng đủ chỗ để chun trốn. Mấy vạn săn Sông Đốc, Đường Ranh thảy đều thúc thủ vô mưu. Riêng tui, đâu có chịu thua một cách dễ dàng. Thấy kỳ đà về mỗi lúc một nhiều, tui đến tận chỗ nghiên cứu mấy ngày nghĩ ra cách bắt chúng.

Đã nắm được chỗ yếu của nó rồi, tui về làm bẫy cò ke, gài bắt sống độ vài chục con, loại kỳ đà đực, thứ chạy giỏi nhất. Mỗi con tui buộc vô chót đuôi một củ gừng già, rồi cứ thả cho nó về nhập bầy. Chờ lúc chúng kéo nhau ra đi ăn, tui mới dắt chó tràn đến rượt chí tử. Lũ kỳ đà chạy về chỗ trú, chun hết vô bọng cây. Một bọng cây lớn chúng chun vô đến mấy chục con. Mỗi cây còn có một con ló đuôi ra, vì nó chạy sau chót. Tui sai bầy trẻ bắt ong vò vẽ ra cho chích vào khúc đuôi của con sau chót ló ra ngoài đó. Con kỳ đà bị ong chích đuôi đau quá nên nghiến răng chịu đựng. Nó nghiến nhằm chót đuôi con trên. Con bị bạn nhai đuôi đau quá nên cũng nghiến răng chịu, lại nghiến vào chót đuôi con trên nữa. Cứ như vậy, chúng bắt từ dưới nhai đuôi nhau vần công dài lên. Lên tới con trên hết, con kỳ đà đực mà tui buộc một cục gừng đó. Nó bị bạn nhai vào cục gừng. Rồi con nhai cục gừng bị cay quá nên chảy nước miếng ra. Con kế dưới nhấm phải nước miếng cay cũng bắt đầu chảy nước miếng dài xuống như vậy. Nước miếng có chất gừng cay chảy dài xuống, tự thấm vào đuôi chúng và chúng tự rủ riệt gân cốt mà tuột ra khỏi bọng cây. Chừng đó mình mặc sức bẻ móng, rút gân, trói ké chúng, chở đem đi chợ bán.

Bắt chết

Giống kỳ đà ở rừng U Minh coi chạy như gà con vậy chớ không dễ gì bắt nó đâu. Một là chúng nhảy xuống sông lặn một hơi tới chiều chẳng chịu nổi lên, hai là có động, chúng chạy một cái rẹt, lẹ đến nỗi có một lần, con trước mặt dừng lại, con sau ngon trớn lao tới, đuôi con trước đâm vô họng con sau một cái trổ ra lỗ đít.

Kỳ đà sau khi bị bắtKỳ đà sau khi bị bắt

Tui nghĩ ra một cách. Rủ dượng Tư nó vác ván ngựa ra chận trong rừng xa xa, ngoài mé ruộng thì kéo bảy tám con trâu chết bỏ đó làm mồi nhử chúng. Bọn chúng xuất rừng, từng bầy, bò lọm thọm ra, đến bên những xác trâu chết, chúng chia nhau từng tốp mà ăn quýnh quáng. Tụi tui dẫn bầy chó săn phục kích sẵn ở mấy lùm sậy gần đó, chờ cho chúng ăn thật no nê rồi mới nhảy ra. Dượng Tư nó nạt: “Kỳ đà!”. Bầy chó ùa tới. Bọn kỳ đà trực nhìn thấy, liền hè nhau mang cái bụng ột ệt đâm đầu chạy ngay vô rừng. Chúng chạy đến đâu mửa vãi thịt trâu ra đến đó. Tụi tui cứ ở sau đuôi mà rà tới. Chúng chạy hàng ngay như sợi chỉ giăng, đuôi con nào cũng ngay băng lại sau như cây chĩa. Lúc rượt sâu vô mé rừng, tui nghe con chạy trước đâm đầu vô tấm ván ngựa mình đã chắn sẵn một cái bụp. Tức thì nghe một tiếng “rô… ột” kéo dài phía sau. Từng hàng dọc kỳ đà thúc sát nhau như một khúc cây nằm dài; vì đuôi con này đâm vô họng con kia thấu hết ra đít. Một “khúc cây” kỳ đà như vậy đến mấy chục con. Chừng đó mình mặc sức mà về nhà đánh trâu ra cột kỳ đà về.