Vùng đất Chín Rồng không chỉ nổi tiếng bởi những miệt vườn trái cây xum xuê, mà còn hấp dẫn với nhiều món bánh ngon cho bạn làm quà khi có dịp ghé thăm.

Nếu có chuyến du lịch miền Tây bạn nên mua những món bánh đặc sản dưới đây để làm quà cho bạn bè, người thân.

1. Bánh pía Sóc Trăng

Dọc theo mọi con đường của tỉnh Sóc Trăng, du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc bánh tròn dẹp, nhìn đẹp mắt và có mùi vị ngọt ngào được bày bán tại nhiều cửa hàng. Đó là bánh pía, đặc sản số một của vùng đất này.

Bánh pía được chế biến với nhiều công đoạn khéo léo và cầu kỳ. Đầu tiên bột mì được cán mỏng để làm lớp vỏ bánh bên ngoài. Phần nhân bánh là đậu xanh hoặc khoai môn hấp chín chà nhuyễn, xào với đường rồi trộn chung với chút sầu riêng tươi và lòng đỏ trứng muối. Sau khi cuộn tròn nhân bánh, vỏ ngoài sẽ được thoa một lớp lòng đỏ trứng muối rồi đem vào lò nướng.

Bánh pía có một hương vị rất đặc trưng. Cắn miếng bên ngoài thực khách sẽ cảm nhận được vị thơm của bột. Thưởng thức phần nhân bên trong thực khách sẽ nhận thấy vị dẻo bùi của khoai môn hòa với mùi sầu riêng thơm nức, vị ngọt của đường và vị mặn của lòng đỏ trứng. Tất cả được phối trộn một cách hài hòa độc đáo. Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất này du khách đừng quên thưởng thức bánh pía và mua làm quà cho người thân. Ngày nay bánh pía có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành miền Tây và Sài Gòn nên du khách dễ dàng tìm thấy.

Trăng sáng Trung Thu thưởng thức món bánh pía với gia đình là điều hết sức thú vị. Ảnh: Foody.

2. Bánh tráng Mỹ Lồng

Mỹ Lồng là một ngôi chợ nhỏ chuyên bán đặc sản của vùng thuộc huyện Giồng Trôm, Bến Tre. Ngoài dừa nơi đây còn có bánh tráng (bánh đa) được xem là nổi tiếng khắp vùng. Để làm được miếng bánh tráng ngon nức tiếng, người làm phải dùng một loại gạo sỏi, một giống lúa gạo đặc biệt ở Trà Vinh để bánh làm ra không co hay gãy nứt khi đem phơi. Nguyên liệu làm bánh gồm bột gạo sỏi, nước cốt dừa, đường. Phần nhân trên của bánh được đổ với mè, gừng, sữa, lòng đỏ trứng gà, lạp xưởng, tôm khô…phù hợp cho cả người ăn mặn và ăn chay.

Bánh tráng Mỹ Lồng cuốn hút nhiều thực khách với vẻ ngoài hấp dẫn bởi những miếng lạp xưởng, tôm khô và lớp trứng mỏng vàng rực, được nướng trên bếp than lửa rực hồng. Miếng bánh giòn tan, thơm mùi của nước cốt dừa hòa với vị tôm, vị lạp xưởng. Đến Bến Tre bạn sẽ dàng thấy đặc sản này ở khắp mọi nơi.

3. Bánh phồng Sơn Đốc

Người dân miền Tây hay Bến Tre thường có câu “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” ý nói về đặc sản đặc trưng gắn liền với địa danh của vùng đất này. Bánh phồng thơm ngon cũng bởi tinh túy của nước cốt dừa. Cái chất xôm xốp của miếng bánh hòa với vị béo ngậy của dừa như gói trọn tình cảm của người làm bánh ở quê hương Đồng Khởi. Dù bây giờ bánh phồng Sơn Đốc có thêm nhiều biến thể khác nhau như bánh hành, bánh mặn… nhưng loại bánh phồng dừa ngọt vẫn nổi danh hơn cả.

Ban đầu, bánh phồng Sơn Đốc chỉ xuất hiện trong dịp lễ, tết truyền thống. Nhưng chính hương vị  thơm lừng, ngòn ngọt, giòn giòn, bánh phồng đã trở thành món quà quê có mặt khắp mọi nơi và mọi ngày trên những cung đường miền Tây. Qua thời gian, từ đời này sang đời khác, bánh phồng được nhiều người ưa chuộng và không biết từ khi nào đã trở thành đặc sản truyền thống của người dân nơi đây.

Nếu du khách có dịp đến Bến Tre, hãy tìm đến Sơn Đốc để tha hồ thưởng thức những chiếc bánh phồng và tận mắt chứng kiến cách làm bánh, rồi mua về làm quà cho người thân.

Hãy mang theo món quà quê dân dã cho bạn bè, người thân với bánh phồng miền Tây cho mỗi chuyến đi của du khách. Ảnh: Hiepcantho.

4. Bánh tét Trà Cuôn

Bánh tét Trà Cuôn – Trà Vinh là một trong hai loại bánh tét nổi tiếng ở miền Nam. Để có được đòn bánh chắc nịch, ăn dẻo ngọt, để được lâu ngày, người nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn như chọn lá gói, lấy màu tự nhiên cho nếp sáp đến làm nhân, gói và nấu bánh đều hết sức công phu.

Chọn lọc từ những tàu lá chuối tươi, khổ rộng vừa phải, không rách, đem phơi nắng cho hơi rám màu, lau kỹ và xếp lại gọn gàng. Khi gói bánh cần chọn nếp sáp địa phương ngon thuần nhất có độ dẻo phù hợp, không lẫn gạo hay nếp tạp khác, đãi sạch để ráo, trộn đều với nước cốt lá rau ngót để có màu xanh tự nhiên và hương thơm nhẹ không có phẩm màu.

Đậu xanh cho nhân bánh phải là loại hạt to, tròn đều và đãi sạch vỏ, nấu chín, quết mịn pha thêm hương vị tạo mùi riêng. Mỡ heo chọn loại dày dưới da, thịt và mỡ được sắc thỏi dài vuông vức các góc cạnh, tẩm ướp gia vị vừa phải như hành lá, muối, đường… Ngoài ra để hấp dẫn và thu hút khẩu vị thực khách, người gói còn cho thêm trứng muối.

Bánh tét Trà Cuôn có mặt ở Sài Gòn và hầu hết các tỉnh, thành miền Tây. Ảnh:Tapchigiadinh.

5. Bánh tráng sữa Bến Tre

Bắt nguồn từ Bến Tre, món bánh tráng sữa được làm chủ yếu từ dừa, bột gạo, pha với bột sắn, nước, đường, mè, đậu xanh, lá dứa, sầu riêng theo một tỉ lệ nhất định. Khi tráng bánh người ta trải một tấm khăn trên nồi có nước sôi bên trong. Để ra được bánh tráng sữa vừa mềm, dẻo, vừa thơm phụ thuộc không chỉ vào kỹ thuật đổ bánh, mà động tác đổ cũng phải thật khéo léo, nhanh nhẹn, cuối cùng là rắc mè lên trên. Bánh chín người ta để lên nan tre mỏng và phơi nắng 3-5 ngày là dùng được.

Vị bùi béo của nước cốt dừa kết hợp với độ mịn, mềm của bột gạo cùng bột sắn, cộng thêm mùi thơm của sầu riêng tạo nên hương vị ấn tượng, khó quên cho bánh tráng sữa.

Văn Trãi (vnexpress.net)

VÌ SAO BẠN NÊN ĂN TRỨNG LÒNG ĐÀO?

Trứng lòng đào là món trứng được chế biến nửa sống, nửa chín, với phần lòng đỏ được giữ lại hương vị béo thơm của nó. Trứng lòng đào được coi là món ăn rất ngon miệng đối với nhiều người, ngoài ra nó còn rất có lợi cho sức khỏe.

Nên ăn trứng luộc lòng đào thay vì rán, bởi trứng lòng đào không mất các dinh dưỡng thiết yếu cần thiết.

Trứng được coi là món ăn bổ dưỡng cho bữa ăn sáng vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, riboflavin và selenium. Hầu hết mọi người đều sợ ăn nhiều trứng vì nghĩ sẽ dẫn đến lượng cholesterol cao. Sự thật là tiêu thụ trứng thường xuyên có thể làm giảm lượng cholesterol. Lòng đỏ trứng chứa một thành phần gọi là lecithin có tác dụng chống xơ cứng, vì lecithin có thể hạn chế lượng cholesterol. Lòng đỏ trứng cung cấp lượng cholesterol cần thiết cho sự phát triển tinh thần của chúng ta.

Trứng lòng đào không gây ngộ độc

Trứng lòng đào tốt cho sức khỏe vì lòng đỏ trứng không bị chín quá. Nhiều người thích ăn lòng trứng sống, cách ăn này có thể khiến bạn nhiễm khuẩn độc. Khi luộc trứng lòng đào có thể làm giảm nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn salmonella gây ra. Chỉ luộc trứng trong một khoảng thời gian ngắn đã giúp tiêu diệt các vi khuẩn cứng đầu. Trứng lòng đào không làm mất lưu huỳnh như trứng đã luộc chín.

Chứa lượng calo không cao

Nếu bạn muốn ăn một bữa ăn nhẹ ít calo thì trứng lòng đào là lựa chọn tốt nhất. Trứng lòng đào ít calo hơn khi so sánh với bất kỳ cách thức nấu ăn khác bao gồm rán hay ốp lếp. Một quả trứng lòng đào chỉ chứa khoảng 78 calo và 5,3 g chất béo, trong đó 1,6 g là chất béo bão hòa. Đây là lượng calo vừa phải ít hơn so với bất kỳ loại thực phẩm khác mà bạn ăn hàng ngày. Trứng rán chứa khoảng 90 calo, 6,83 g chất béo, trong đó có 2 g chất béo bão hòa.

Chỉ cần luộc trứng lòng đào rồi ăn với chút muối tiêu, là bạn đã có một món ăn tuyệt hảo

Carbohydrates

Trứng là một trong số ít các loại thực phẩm có chứa tất cả các axit amin thiết yếu và trứng lòng đào là một món ăn lành mạnh. Trứng chứa các carbohydrate, vitamin và khoáng chất và việc nấu lòng đào không làm mất đi những thành phần thiết yếu đó mà giữ nó nguyên vẹn.

Vitamin A

Phụ nữ cần có 700 microgram vitamin A mỗi ngày trong khi nam giới cần khoảng 900 microgram. Ăn một quả trứng lòng đào có thể giúp bạn có được khoảng 74 microgram. Chất dinh dưỡng này giúp đôi mắt bạn có thể hoạt động tốt hơn. Hãy thay thế trứng rán bằng một quả trứng lòng đào trong mỗi buổi sáng. Trứng lòng đào chứa vitamin A, một chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe làn da, răng và xương.

Vitamin B12

Trứng lòng đào cung cấp khoảng 2,4 microgram vitamin B12. Vitamin B 12 cần thiết cho sự trao đổi chất khỏe mạnh. Vitamin B12 giúp chuyển đổi lượng calo trong cơ thể thành năng lượng. Vitamin B12 hỗ trợ hoạt động hệ thần kinh.

Phụ nữ mang thai không nên ăn trứng lòng đào

Phụ nữ mang thai không nên ăn trứng lòng đào. Trứng lòng đào chứa thành phần có thể khiến các bà bầu chảy nước mũi. Quan trọng hơn, những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn trứng lòng đào. Trứng lòng đào cũng không được khuyến khích với trẻ em hoặc người cao tuổi có hệ miễn dịch bị tổn thương. Nó chỉ phù hợp với những người khỏe mạnh. Ở những người khỏe mạnh, trứng lòng đào chắc chắn tốt hơn so với trứng rán.

Quỳnh Trang – Thuận An, Vnexpress.net (Theo boldsky)

Cách làm CÀ RI GÀ

Cà ri gà là món ăn rất ngon và bổ dưỡng với vị cà ri thơm nồng hấp dẫn đặc trưng.

Nguyên liệu:

  • 1/2 con gà ta khoảng 600g.
  • 1 củ khoai lang vừa; 1 củ khoai tây; 1 gói bột cà ri Ấn Độ.
  • Các loại gia vị như: đường, hạt nêm, muối….; 1/2 lít sữa tươi; 4 cây sả.

Cách chế biến:

 

– Khoai tây, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái khúc rồi để ráo nước. Sau đó chiên vàng sơ bên ngoài.

– Gà ta làm sạch, rửa gà với rượu trắng để khử mùi. Thái gà thành miếng vừa ăn.

 

– Ướp gà với 2 thìa bột cà ri, muối, đường, tiêu, hành tím bằm nhỏ, 1 thìa cà phê ớt bột. Trộng đều rồi để trong khoảng 15 phút cho gà thấm gia vị.

– Đặt nồi lên bếp, làm nóng dầu, cho sả đập dập vào xào sơ. Tiếp đến cho thịt gà đã ướp vào đảo đều. Cho sữa tươi vào ngập mặt nguyên liệu rồi nấu chín. Nấu đến khi gà mềm thì cho khoai vào, tiếp tục đun đến khi món ăn chín mềm, nêm lại gia vị theo ý thích rồi tắt bếp.

 

– Bạn có thể ăn kèm cà ri gà với bánh mì…

…. hoặc bún tươi đều rất thích hợp và ngon miệng.

Khánh Hòa (vnexpress.net)

Nguyên liệu: (Cho 10- 12 cái bánh) 

1) Vỏ bánh:
– 600grs bột bánh dẻo loại đặc biệt (bột bánh dẻo
loại ngon được làm bằng nếp trên sàng, rang chín
rồi xay mịn như phấn thoa mặt)
– 500grs đường loại trắng tinh thượng hạng.
– 1 thìa canh nước hoa bưởi.
– 450 ml nước.
2) Nhân bánh: có thể chia làm 2 loại nhân

*Nhân thập cẩm 

– 200grs đậu xanh cà.
– 200grs đường cát.
– 100grs mứt bí xắt vuông nhỏ như hạt lựu. (có bán sẵn ở hàng phụ liệu làm bánh)
– 100grs hạt dưa bóc vỏ. (có bán sẵn)
– 100grs mứt sen trần. (có bán sẵn)

*Nhân đậu xanh trứng

– 300grs đậu xanh cà.
– 300grs đường.
– 12 trứng muối.
– 1/2 chén rượu trắng.
– 1 nhánh gừng nhỏ.
– 12 cái hộp nhựa trong để chuyên đựng bánh dẻo.

Cách làm: 

Bạn nấu nước đường từ ngày hôm trước để đến ngày hôm sau mới bắt đầu làm.Cứ 500grs đường trắng nấu với 450ml nước cho sôi đều lên và nhắc xuống đổ vào lọ thủy tinh.

*Chuẩn bị nhân thập cẩm 

Đậu ngâm 1 đêm, đãi vỏ và đem nấu với một ít sâm sấp nước, nấu thật khéo sao cho đậu nhừ và chín bằng hơi nóng nhiều hơn là bằng nước thì đậu sẽ dẻo, ráo, không nên dùng loại đậu đã đãi vỏ sẵn sẽ không còn mùi thơm.Khi đậu đã chín bạn bắc nồi đậu xuống, dùng muỗng cán dài đánh nhuyễn đậu lúc còn nóng, bạn cho đường vào đánh tiếp (100grs đậu xanh sống cần 90grs đường). Sau đó bạn bắc nồi đậu lên bếp lửa nho nhỏ, đảo nồi đậu luôn tay bằng đũa cả, cho tới khi thấy nặng tay, đậu ráo và đứng ngọn thì cho chút vanille và nhắc xuống, lúc này đậu đã có một mầu vàng sẫm tự nhiên rất đẹp, bạn đợi cho đậu nguội hẳn rồi mới làm tiếp.
– Hạt dưa đem sàng sẩy sạch rồi cho vào nồi rang vàng.
– Mứt sen xắt làm tư mỗi hạt.
– Nếu bạn thích làm thêm hạt điều thì tách đôi hạt điều lau bụi ở giữa rồi xắt nhỏ tùy thích.
Cho tất cả mứt bí, hạt sen, hạt điều, hạt dưa vào nồi đậu xanh trộn đều các loại, lấy cân chia mỗi phần nhân khoảng 80grs vo tròn.

*Chuẩn bị nhân đậu xanh trứng 

– Đậu xanh cũng làm như cách trên.
– Gừng đem giã vắt lấy nước trộn với rượu trắng, đập 12 trứng muối, lấy lòng đỏ đem ngâm vào nước rượu gừng chừng 10′ sau đó vớt ra đem hấp cách thủy cho lòng đỏ chín.
Khi đậu và trứng muối đã nguội hằn thì lấy cân chia mỗi phần khoảng 6 đến 70grs đậu, cho lòng đỏ trứng vào giữa và vo tròn từng viên nhân.

*Trộn bột, gói nhân:

Nước đường trong veo bạn đã nấu từ ngày hôm trước, để thau nhựa lên cân, chế vào thau 90grs nước đường, cho vào 1/3 thìa cafe nước hoa bưởi, bạn đừng cho nước hoa bưởi nhiều quá sẽ gây nồng hắc, chỉ cho thoảng nhẹ mùi hoa bưởi là vừa. Bạn cân sẵn bột vào chén, mỗi chén 70grs, để rây lên phía trên thau nước đường, đổ bột vào rây lắc nhẹ cho bột xuống hết dưới thau, dùng cây trộn bột khuấy đều cho bột và nước đường quyện dẻo lại.
Bàn cán bánh bạn đã chuẩn bị sẵn, rây lót bàn một khoảng bột áo, lấy đồ vét bột cho khối bột ra bàn chỗ bột áo, rắc lên mặt thêm một chút bột để chày cán bột không bị dính, bạn cán nhanh tay, gấp miếng bột lại rồi cho thật đều, cuối cùng bạn cán miếng bột dày khoảng 3 ly, cắt đôi miếng bột, mỗi miếng bạn cho vào giữa 1 viên nhân, giáp mí lại vo tròn và tiếp tục trộn bột rồi gói nhân cho đến hết nước đường.

*Ra bánh:

– Khuôn rây nhẹ một lớp bột mỏng đều, cho viên bột vào giữa khuôn, phần giáp mí để lên trên, dùng tay ấn mạnh viên bột xuống khuôn để có hoa văn sắc cạnh trên mặt bánh, ấn đều các góc để bánh được đứng và có cạnh đẹp. Chuẩn bị một mâm Inox sạch, úp khuôn bánh xuống mâm, lần lượt gỡ khuôn ra, tiếp tục in bánh khác cho đến hết.
Nếu khuôn có chỗ bị dính bột, bị sát phải xử lý ngay bằng cách bóc sạch chỗ bột bị dính và trước mỗi lần cho nhân vào in thì đều rây nhẹ một lớp bột mỏng, bạn nhớ nếu rây nhiều bột quá bánh sẽ không trong mà các hoa văn của bánh cũng không sắc nét vì bột đã che lấp.
Làm xong bạn để bánh trong mâm sau 24 tiếng cho bánh trở trong dần, sau đó đem xếp vào hộp và dùng trong vòng 3 tuần.

Yêu cầu kỹ thuật :

Bánh có màu trắng trong, hoa văn sắc nét, vỏ bánh ăn dai, dẻo, nhân ráo, có mùi thơm đặc trưng và nhẹ nhàng. Mỗi dịp Lễ Trung Thu, Bánh Dẻo thông thường thưởng thức kèm chung với Bánh Nướng Trung Thu. Chúc bạn thành công mỹ mãn để cùng người thân đón ánh trăng rằm trung thu một cách thú vị và hạnh phúc nhất !

 

 Đất Bến Tre hiền lành mộc mạc ở bên dòng sông Tiền, nổi tiếng với những cù lao đẹp và những vườn dừa xanh mướt… Khi đến đây, ngoài việc thăm thú dã ngoại, đừng quên thưởng thức những món ăn mang đậm hồn phách của người và đất nơi đây.

Đến với Bến Tre, khi về, trong lòng còn nhớ mãi hình ảnh những vườn dừa trải dài, mùi dừa ngào ngạt trong các món đặc sản từ kẹo, bánh cho đến vị đuông dừa béo ngậy.

Đi chơi miền Tây không thể bỏ qua Bến Tre xứ dừa, nơi mà chỉ nghĩ đến thôi đã thấy tâm hồn dịu lại và bao dung hơn. Quả vậy, cái chất miền Tây thấm đượm trong từng câu nói cách hành xử của người dân làm ta yêu quá mảnh đất này.

Càng vấn vương hơn khi đã được chiêu đãi những thức đặc sản Bến Tre gắn liền với thứ cây đặc trưng như đuông dừa, kẹo dừa, bánh phồng, củ hũ dừa…

Kẹo dừa

“Bến Tre nước ngọt sông dài/ Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh/ Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo/ Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan…”

Kẹo dừa Bến Tre ngon nhất nước, và kẹo dừa Mỏ Cày là đặc biệt nhất Bến Tre. Không nơi nào làm kẹo dừa giống được ở đây. Không chỉ một loại, kẹo dừa còn mang trong nó sự kết hợp với sầu riêng, đậu phộng… tạo ra hương vị đa dạng cho người ăn, thể hiện sức sáng tạo trong lao động của người dân. Kẹo dừa dẻo, thơm, nồng nàn, ngọt đủ cho người đi xa nhớ, người ở gần thân.

Đến Bến Tre, ghé thăm các xưởng sẽ cảm nhận được hết cái hay khi chứng kiến các khâu làm kẹo, từ sơ chế nguyên liệu, cho đến nấu, cắt. Nếu thích, có thể xin được thử gói kẹo hay ăn ngay kẹo khi mới ra lò còn hây hẩy nóng sẽ thấy thú vị lắm.

Kẹo dừa dẻo, thơm, nồng nàn, ngọt đủ cho người đi xa nhớ, người ở gần thân (Ảnh: Internet)

Bánh tráng Mỹ Lồng

Bánh tráng Mỹ Lồng có nhiều hương vị khác nhau như: bánh tráng béo nước cốt dừa (loại ngọt, mặn), bánh tráng béo dừa có thêm sữa, trứng gà hay bánh tráng sữa không dừa. Loại nào cũng ngon nhưng vừa béo, vừa xốp lại khó chán là bánh có dừa.

Bánh tráng Mỹ Lồng vừa nướng trên bếp đã nghe mùi ngào ngạt dừa thơm (Ảnh: Internet)

Bánh tráng nướng trên bếp than cho vừa chín hai mặt, dậy mùi của dừa quyện với bột, lấy ra ăn nóng là ngon nhất. Giòn giòn như bất cứ loại bánh tráng nào nhưng dừa đem lại cho nó vị thơm ngọt không bánh tráng ở đâu sánh bằng.

Ngoài ra, còn có bánh tráng nem mỏng dính để ăn các loại đồ cuốn như nem, bì… Vị mặn mặn đặc trưng của bánh cũng khiến khối người “lao đao”. Thành phố Bến Tre không thiếu các tiệm bán bánh tráng Mỹ Lồng.Tuy nhiên, nếu vừa muốn tham quan, vừa muốn mua tận nơi sản xuất thì chịu khó đi khoảng 7km là sẽ đến làng nghề lâu đời chỉ chuyên làm bánh tráng.

Bánh phồng Sơn Đốc, Phú Ngãi

Bến Tre có hai làng nghề làm bánh phồng nổi tiếng ngang nhau. Cũng từ nguyên liệu là nếp, nhưng người dân miền Tây biến nó thành thứ bánh giòn tan, đậm đà  theo cách thức khá phức tạp. Đặc biệt là kỹ thuật phơi, phải nắng vừa, nếu quá nắng, bánh sẽ chai, gặp mưa xuống bánh bị hư.

Bánh phồng có quy trình làm phức tạp nhưng thành phẩm thì đáng công (Ảnh: Internet)

Nhưng bánh khi ăn có ngon hay không cũng lại phụ thuộc vào sự khéo léo của người nướng nữa. Lửa đốt bằng dừa khô, gáo dừa thành than đỏ rực, cho bánh lên trên nướng kỹ thuật. Tay phải nhanh thoăn thoắt và khéo léo mới trở qua trở lại cho bánh không bị cong vẹo quá mức mà thành chiếc bánh vàng đều, bung to, ngon, giòn hấp dẫn.

Củ hũ dừa

 

Trái tim của dừa, củ hũ dừa, là phần non nhất trên đọt cây dừa. Nó ngọt, mát dịu, là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.

 

Củ hũ dừa có thể dùng để chế biến ra nhất nhiều món ngon (Ảnh: Internet)

Từ xưa, người dân đã biết lột vỏ ngoài để lấy phần ngon lành nhất này, chế biến thành vô vàn món ăn hấp dẫn, quyến rũ. Đó là củ hũ dừa xào lòng gà, củ hũ dừa chiên bánh xèo, củ hũ dừa xào tôm, củ hũ dừa bóp xổi, củ hũ dừa nấu tôm thịt, gỏi củ hũ dừa, canh củ hũ dừa nấu thịt viên, hoặc đơn giản là ăn sống…

Bao nhiêu tinh túy của đất trời và chắt chiu của cây đều được thể hiện khi dùng món. Vị ngọt ngọt, mà giòn giòn khi nhai, chất tươi, nước trong từng miếng củ hũ dừa làm món ăn dễ thẩm thấu và phù hợp với nhiều người.

Đến Bến Tre nhớ thưởng thức vì khó nơi đâu lại có củ hũ dừa non, ngon, lành như nơi này.

Đuông dừa

“Anh về miền đất xứ dừa/ Nhớ đi thưởng thức đừng chừa món đuông”

Đuông dừa – một trong những đặc sản Bến Tre – là tên gọi một loại sâu dừa. Món này đặc biệt không dành cho các bạn yếu đuối bởi chỉ nhìn mấy con sâu mũm mĩm, ít ai có đủ can đảm để thưởng thức.

Đuông dừa, ăn đi rồi mới biết thế nào là ẩm thực độc đáo! (Ảnh: Internet)

Từ đuông dừa, người ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, như đuông lăn bột chiên, đuông nướng, thậm chí, ăn sống. Nói về món đuông, có những câu thơ vui như thế này: “Nhìn đuông ai thấy ghê ghê/ Ăn vào mới biết không chê chỗ nào”.Ngay Vũ Bằng, một người sành ăn trên văn đàn Việt Nam cũng phải công nhận đuông dừa là món ngon được liệt vào “siêu hạng”, vượt hẳn các thức ăn khác. Chính vì thế đuông dừa không cần món bổ trợ như rau củ, ăn đuông dừa chỉ cần “ăn trơn một thứ đuông không” là đã đủ vị lắm rồi.

Bánh xèo ốc gạo

Không chỉ du khách phương xa, mà ngay người dân những vùng xung quanh đến mùa là phải ghé qua chợ Lách để tận hưởng món dân giã, nhưng không phải ai cũng được ăn: bánh xèo ốc gạo.

Bánh xèo ốc gạo chỉ có một mùa trong năm

Nói thế là bởi cả vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có cồn Phú Đa của Chợ Lách có ốc gạo ngon nhất, mà mỗi mùa ốc chỉ từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch là hết.

Vị thơm béo của vỏ bánh đổ từ bột pha nước cốt dừa đã có thể đủ làm khách ngây ngất, nay lại thêm nhân gồm củ sắn xắt sợi, giá đỗ và ốc gạo dai bùi, ngọt ngon rải đều phía trong khiến bánh xèo ốc gạo không ngấy mà lại còn rất lạ vị, đưa đẩy và thuyết phục hoàn toàn những người sành ăn nhất.

Vậy đó, đi chơi Bến Tre, về đến nhà cả tâm trí lẫn dạ dày đều ngập vị dừa ngọt thơm, béo bổ mà gần gũi.

Theo Tạ Ban (Eva.vn)

Cách làm Sườn non nướng

Sườn non nướng là món ăn chơi hoặc ăn với cơm cũng rất ngon. Có nhiều cách tẩm ướp khác nhau, theo công thức này thì bạn có thể gia giảm lượng đường cho vừa khẩu vị.

Chuẩn bị:

– Sườn thăn non: 1 ký
– Hành củ 3 củ
– Tỏi 4 tép
– Nước mắm, muối, tiêu xay, đường cát, mật ong, sa tế, giấm.
– Mè trắng rang (tùy ý)

Sơ chế:

– Hành, tỏi băm nhuyễn.
– Sườn non mua về rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó rạch một nhát vô miếng thịt để cho hở xương ra.
– Bắc nồi nước vừa đủ ngập sườn, đun sôi, cho thêm 1 muỗng canh dấm rồi thả sườn vào trụng sơ rồi lấy ra.
– Ướp sườn: 1 nửa chén nước mắm, 1 muỗng canh dấm, 1 muỗng cafe tiêu,1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh sa tế, 1/2 chén đường cát, 1 chút muối, tất cả hành tỏi đã băm, ướp ít nhất 1 tiếng để ngấm gia vị. Nếu để qua đêm (trong tủ lạnh) được thì càng tốt.

Nướng: 

– Bắc cái lò than lên rồi nung than cháy hồng. Cho sườn lên nướng vàng đều là được. Trong lúc nướng thì dùng cái muỗng hoặc cái cọ sơn quét nước ướp thịt lên sườn, như vậy sườn sẽ thơm và không bị khô.
– Nếu nướng bằng lò thì bật lò 180 độ C, nướng trong khoảng 20 phút.
– Nướng xong là ăn được rồi, có thể rắc mè rang lên nếu bạn thích.

Bé Thúi

Ảnh: BBQ Song Mỹ.

Bí quyết làm sườn nướng Cơm Tấm ngon

Sườn nướng là một trong những món được dùng kèm với cơm tấm nhiều nhất. Món sườn này cũng có thể dùng ăn với bún, cơm thường…tùy ý bạn. Sau đây là những cách người ta thường dùng để có món sườn nướng ngon:

Bí quyết làm sườn nướng ngon:

  • Chọn sườn:

Chọn thịt sườn có mỡ sẽ ngọt, béo và mềm hơn.

Bạn có thể chọn loại sườn cốt lết có dính theo xương (thông dụng nhất) hoặc nạc thăn lưng, hoặc sườn non, thịt ba chỉ.

  • Ướp sườn:

Ướp sườn là công đoạn quan trọng nhất. Có nhiều cách khác nhau, nhưng thông thường các tiệm cơm tấm ngon không ướp sườn với muối, vì muối sẽ làm sườn cứng hơn. Nên ướp với xì dầu hoặc nước mắm.

Một số nguyên liệu quan trọng khác để ướp sườn là: Mật ong, mỡ (hoặc dầu ăn), hành / tỏi băm nhuyễn (có thể vắt lấy cốt) và chút chanh hoặc giấm, một chút xíu bột ngũ vị hương, một chút dầu hào. Nên dùng mỡ gà thì sẽ ngon hơn dầu thực vật hoặc mỡ heo.

Có thể thêm vào một ít Coca Cola hoặc Pepsi để sườn dậy chút mùi thơm của quế. Cách này cũng giúp sườn mềm hơn.

Muốn sườn thêm mềm nữa, thì cho thêm sữa đặc hoặc dầu đu đủ vào ướp.

Vắt thêm nước cam vào sườn, đảm bảo chỉ có thơm và mềm hơn chứ không dở hơn được.

(nhớ đừng lạm dụng các nguyên liệu làm mềm sườn kẻo nướng xong miếng sườn mềm nhũn thì chỉ có đem giấu đi)

Thấm lau khô miếng sườn trước khi ướp thì sườn sẽ dễ dàng ngấm gia vị.

Ướp miếng sườn to và nướng, nếu muốn cắt nhỏ thì đợi đến khi ăn hãy dùng kéo cắt.

Ướp trong ít nhất 2-3 tiếng, có thể cho sườn vào tủ lạnh để qua đêm là tốt nhất. Nếu tệ quá thì cũng phải 1 tiếng.

  • Nướng sườn:

Trước khi cho ra nướng, quét dầu ăn lên hai mặt thịt để miếng thịt không bị khô.

Nướng sườn trên than lửa nhỏ vừa.

Trong lúc nướng không ép, ấn miếng thịt mà phải để chín tự nhiên.

Thường xuyên dùng cái chổi sơn hoặc cái muỗng để quết nước sướp thịt lên mặt sườn trong khi nướng.

Tránh trở sườn nhiều lần.

Muốn sườn có màu đẹp thì lúc sườn đã gần chín tới, quét thêm chút mật ong hoặc mật mía pha loãng lên mặt sườn.

Ngoài ra còn có cách nướng hai lần sẽ ngon hơn: Nướng, chần hoặc hấp sườn trên lửa nhỏ cho chín sơ (lần 1) rồi bỏ vào nước ướp, ướp tiếp, nhớ lật qua lật lại cho thấm… Đến khi gần ăn thì mới lấy ra nướng trên lửa lớn cho chín kỹ (lần 2). Như vậy miếng sườn sẽ vừa thơm, vừa đẹp, vừa mềm tự nhiên, không bị khô queo, nguội.

Bé Thúi tổng hợp.

Những món ăn Việt ‘ngon nhất thế giới’

Ẩm thực là một niềm tự hào của người Việt, khi mà  có không ít lần, những món ăn ngon của Việt Nam được lọt vào top, thậm chí được ca ngợi là ‘ngon nhất thế giới’. Cùng điểm lại 10 món ăn mà có lẽ không du khách nào đến Việt Nam mà không muốn thử.

1- Bánh mỳ thịt nướng

Trang mạng concierge.com của tạp chí du lịch Mỹ Condé Nast Traveler đã gọi món bánh mì thịt nướng vỉa hè Nguyễn Trãi (quận 1 – TP.HCM) do chị Gái thực hiện là ‘bánh mì ngon nhất thế giới’…Ngoài ra, món bánh mì nhân thập cẩm Việt Nam cũng được Tạp chí National Geographic (Mỹ) bình chọn vào danh sách những món ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới.

2- Bánh khọt

Bánh khọt là một trong những món ăn ngon nhất thế giới trong cuộc bình chọn tại Lễ hội Ẩm thực Đường phố Quốc tế diễn ra ở Singapore 2013.

3- Bánh xèo

Một trong 40 món ngon nhất Việt Nam do CNN bình chọn.

4- Chuối nếp nướng

(Món ăn do bà Ngô Thị Bích Thủy – bán hàng tại khu vực quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tp.HCM thực hiện). Đây là một trong những món ăn ngon nhất thế giới trong cuộc bình chọn tại Lễ hội Ẩm thực Đường phố Quốc tế diễn ra ở Singapore 2013.

5- Phở bò 

Phở bò được CNN chọn là 28/50 món ăn ngon nhất thế giới (2011)Không nhiều lựa chọn như bò, gà, sốt vang… phở “bưng” chỉ có duy nhất món phở đúng kiểu Hà Nội như nhà văn Nguyễn Tuân từng viết, phải là phở bò chín với đủ miếng nạm giòn, miếng gầu béo, bánh phở dai mịn, hành lá chẻ và nhiều hành hoa. Chiều cuối tuần tới đây dễ gặp những khách hàng nghiện phở ngồi ăn hết hai bát tô đầy.

6- Nem vuông

Nằm khiêm tốn trên vỉa hè phố trà chanh Đào Duy Từ với biển hiệu “Nem vuông cua bể”, quán là địa chỉ quen thuộc với những người tìm một bữa ăn lót dạ. Quán nem vuông đông khách nhất vào buổi trưa, vỉa hè và phòng ăn nhỏ hẹp hầu như không còn một chỗ trống. Còn nếu đến đây vào ngày cuối tuần dễ thấy cảnh khách hàng phải đứng chờ.

Nem vuông được CNN bình chọn là một trong những món ăn đường phố hấp dẫn nhất châu Á. Đúng như tên gọi, những chiếc nem ở đây không thuôn dài như truyền thống mà lại vuông vắn nhỏ xinh. Món nem vuông được cho là có xuất xứ từ Hải Phòng, nhưng hiện nay đã có mặt ở Hà Nội và Tp.HCM.

7- Chả cá

“Tây ba lô” đến Hà Nội không thể bỏ qua chả cá Lã Vọng, nó là cái tên được nhắc đến đều đặn trên mọi cuốn sách hướng dẫn du lịch bỏ túi. Căn nhà vẫn còn đậm chất kiến trúc phố cổ – số 14 phố Chả Cá, là nơi lưu giữ nguyên vẹn cái hồn chả cá Hà Nội hơn một thế kỷ qua.

Tác giả Patricia Schultz đã đưa món chả cá Lã Vọng vào cuốn “1.000 nơi nên biết trước khi chết” (1000 Places to See Before You Die). Hãng tin MSNBC chọn nhà hàng Chả cá Lã Vọng Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10 nơi nên biết trước khi… chết (2003).

8- Nem rán

Nhà hàng “Vườn gia vị” thuộc khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội là nơi giới thiệu những món ăn Việt Nam với du khách quốc tế. Nem rán được những đầu bếp tại đây tạo thêm nhiều “phiên bản” để phù hợp với những vị khách đến từ nhiều nền văn hóa trên thế giới.

Được CNN bình chọn là Top 10 những món ăn ngon nhất Việt Nam, nem rán (chả giò) cùng phở từ lâu đã được coi là những đại sứ của ẩm thực Việt Nam.

9- Bún riêu cua 

Năm 2012, bún riêu cua đã được CNN bình chọn là một trong những món ăn hấp dẫn nhất châu Á.

10- Bún chả

Được CNN bình chọn là 1 trong 25 món ăn mùa hè hấp dẫn nhất thế giới (năm 2013)Cũng như nhiều món chấm khác, bún chả quan trọng nhất là nước chấm. Ngoài giấm gạo ngâm tỏi lấy vị chua, quán bà Nga vẫn giữ nếp cũ của người Hà Nội dùng sấu luộc để nguyên quả cho nước trong. Nước luộc sấu đã có vị chua, mùa hè nóng bức khách có thể dầm thêm cả quả vào bát nước chấm. Giấm sấu không chua bằng giấm gạo nhưng dịu ăn rất vừa miệng.

(Sưu tầm)

Khi sử dụng rượu, hiếm ai mà không dùng thêm một hoặc vài món ăn để làm “mồi” nhậu, tuy vậy, có những thực phẩm không phù hợp với rượu vì sự kết hợp của chúng có thể khiến bạn dễ bị ngấm rượu, hay là gây hại cho sức khỏe.

Sau đây là những thực phẩm sẽ không mang lại tác dụng tốt khi bạn dùng làm mồi nhậu:

1. Pho mát

Pho mát có thể khiến bạn cảm thấy khó say hơn. Tuy nhiên, những món từ sữa thường gây khó tiêu. Một vài nghiên cứu còn cho rằng những món từ sữa khi dùng chung với rượu bia có thể gây tác động tiêu cực đến hoạt động của tim.

2. Đồ ăn hun khói 

Đồ ăn hun khói như xúc xích, jambon cùng các loại thực phẩm có chứa chất bảo quản thường mang nhiều sắc tố và chất nitrosamine. Khi kết hợp cùng rượu, những chất này tạo ảnh hưởng không tốt cho gan, họng, nó còn gây nguy cơ ung thư.

3. Thực phẩm có chứa phèn

Phèn thường được dùng trong mứt bí, giò, chả, bánh đúc…Đây là chất có thể làm bạn mau say hơn, làm máu chậm lưu thông, cản trở hoạt động tiêu hóa của bao tử.

4. Sầu riêng

Tuy rằng hiếm ai dùng sầu riêng làm mồi nhậu, nhưng nếu dùng, sầu riêng có thể gây nguy hiểm nặng nề. Theo một nghiên cứu khoa học của đại học Tsukuba, Nhật Bản, sầu riêng cản trở tới 70% hoạt động của enzym phân giải chất độc aldehyt trong rượu.

Năm 2013, Chanthra Fuskul, 47 tuổi người Thái Lan, ở tỉnh Chonburi đã bị ngộ độc đến tử vong sau khi ăn sầu riêng và uống rượu có độ cồn cao.

Trước đó, vào năm 1981, nhà khoa học J.R. Croft cũng trình bày tài liệu ghi nhận việc ăn sầu riêng trước khi uống thức uống có cồn làm người ta có cảm giác “như gần chết”.

5. Cà rốt

Carotene trong cà rốt khi kết hợp cùng rượu sẽ tạo nên những độc tố trong gan. Nếu đó là nước ép cà rốt, thì mọi việc càng nghiêm trọng hơn.

6. Sushi

Sushi thường có cá sống, rong biển, mè, đó là những thứ không nên kết hợp với rượu vang.

7. Thực phẩm chiên

Tuy không gây nguy hiểm nặng nề tức thì, nhưng thực phẩm chiên cũng được liệt vào hạng mục không nên dùng làm mồi nhậu. Theo một nghiên cứu, thực phẩm chiên khi dùng chung với rượu sẽ làm cơ thể sản sinh ra enzyme thúc đẩy hấp thu chất béo.

Đại Quang (tổng hợp)

9 LOẠI MẶT NẠ TỪ THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO DA

Không chỉ để ăn, những thực phẩm quen thuộc sau đây còn có thể dùng đắp mặt nạ rất tốt cho da. Trước và sau khi đắp nhớ rửa mặt sạch nhé!

Nho: Dằm nát nho hoặc thái lát mỏng rồi đắp lên mặt trong khoảng 20 phút, sẽ có tác dụng tốt với da bị mụn, viêm.

 

Dâu tây: Dâu tây rất bổ cho da, ngoài cách ăn dâu để đẹp da thì còn có thể xay nhuyễn rồi trộn với sữa chua không đường để đắp lên mặt, mỗi lần 20 phút.

: Xay hoặc dằm, nghiền bơ cho nát rồi pha với mật ong theo liều lượng: 50g bơ / 1 muỗng cafe mật ong. Đắp lên da trong thời gian 30 phút.

Nghệ: Nghệ là loại dược phẩm đầu tiên phải nhắc đến khi chăm sóc da, với tác dụng làm liền sẹo, mau lên da non, trắng da. Có thể dùng bột nghệ (hoặc nghệ tươi phơi cho khô rồi xay nhuyễn) đắp mặt. Công thức pha: 1 muỗng cafe bột mì, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 chút chanh, 1 muỗng canh sữa chua, 1 muỗng canh mật ong >>> Tất cả trộn đều rồi đắp lên da trong 15 phút.

Khoai tây: Khoai tây luộc chín, nghiền nhuyễn ra chén rồi đắp lên mặt trong vòng 20 phút. Nếu bận quá thì có thể xắt khoai tây tươi thành lát mỏng rồi đắp mặt. Làm vậy đều đặn, da bạn sẽ sáng lên trông thấy.

Rong biển: Rong biển mua loại chưa tẩm ướp, thấm nước lên mặt cho ướt rồi đắp từng miếng rong lên cho kín mặt, để vậy trong khoảng 30 phút.

Chuối: Chuối có thể làm đẹp da qua đường ăn uống, và cũng có thể đắp lên mặt. Bạn nghiền chuối cho nhuyễn ròi pha theo tỷ lệ: 1 trái chuối + 1 muỗng mật ong + 1 muỗng nước chanh. Đắp lên mặt trong 30 phút mỗi lần. Hỗn hợp này rất tốt cho da khô, da mụn.

Cà Chua: Xay nhuyễn hoặc đâm nát cà chua, sau đó trộn với ít mật ong rồi bôi lên mặt, đắp trong khoảng 30 phút. Cách này giúp da sạch, thoát, không bị dầu.

Đu đủ: Nghiền nát đu đủ rồi đắp lên mặt trong 20 phút, đu đủ có tác dụng tẩy tế bào chết làm mịn da hiệu quả.

Mỹ Lạo (tổng hợp)

CÁCH LÀM CHANH MẬT ONG ĐỂ DÀNH BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO GIA ĐÌNH

Chắc hẳn bạn đã nghe về khả năng phòng chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe của hỗn hợp chanh mật ong. Cách làm thứ thuốc ngon lành bổ dưỡng này rất đơn giản. Bạn có thể làm để dành trong nhà, uống vào mỗi sáng để tránh xa bệnh tật.

Hướng dẫn làm chanh mật ong

  • 1. Chanh tươi xắt lát, cho vào một cái lọ thủy tinh, rồi rót mật ong vào đầy lọ.
  • 2. Đậy kín lọ cho vào tủ lạnh. Để vài ngày là có thể dùng được.

Thông tin thêm:

– Chanh ngâm mật ong có vị chua ngọt thơm cay. Thỉnh thoảng khi bạn có cảm giác mệt mỏi, đau họng, đau đầu, bị cảm hoặc đơn giản hơn là bạn muốn có một ly trà ấm cho thơm miệng thì hãy chọn chanh mật ong. Bạn chỉ cần lấy lọ chanh mật ong trong tủ lạnh ra, cho một thìa vào cốc rồi rót đầy nước nóng, khuấy đều và nhâm nhi thưởng thức.

Đó là thứ hương vị tuyệt vời từ trái cây, từ mật ngọt tự nhiên khiến bạn có cảm giác ấm áp và khỏe khoắn. Loại nước này cũng giúp tăng sức đề kháng cơ thể, phòng ngừa bệnh rất tốt đặc biệt là các bệnh do thời tiết (nóng, lạnh).

– Nếu bạn thích có thể pha trà rồi thêm một thìa chanh mật ong này, trà sẽ thơm ngon hơn mà lại tốt cho sức khỏe.

– Chỉ mất 3 phút thôi bạn vừa có thức uống thơm ngon lại là thứ thuốc tự nhiên kỳ diệu

Bé Thúi  /MAV

CẢI THIỆN TRÍ NHỚ BẰNG CÁCH ĂN CÁ MỖI TUẦN

Các nhà dinh dưỡng thường khuyên bạn ăn cá thay vì ăn thịt, vì những tác dụng bổ ích cho cơ thể của loại thực phẩm này. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy cá rất tốt cho trí não, giúp bạn tránh khỏi các vấn đề về nhận thức như tình trạng suy giảm trí nhớ ở tuổi già.

Ăn bất kỳ loại cá (không độc) nào trong tuần cũng có thể cải thiện sức khỏe của não, bất kể hàm lượng axit béo omega-3 trong loại cá đó bao nhiêu.

Trước đây, các chuyên gia đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa của axit béo omega-3 có trong cá, các loại hạt và một số loại dầu. Chúng giúp cải thiện sức khỏe trí não.

Không những thế, nghiên cứu mới đây còn khẳng định ăn bất kỳ loại cá nào cũng đem lại lợi ích sức khỏe. Những người ăn cá thường xuyên có khối lượng não lớn hơn ở những vùng liên quan đến bộ nhớ và nhận thức. Phát hiện này đã thêm nhiều bằng chứng chứng minh rằng các yếu tố về lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của người.

Các nhà khoa học ước tính sẽ có 80 triệu người bị mất trí vào năm 2040. Vấn đề này có thể trở thành gánh nặng đáng kể cho gia đình và các cơ sở y tế. Tiến sĩ James Becker, giáo sư Tâm thần học, khoa Y, ĐH Pittsburgh nói: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người ăn nhiều cá nướng (hầu như không ăn cá chiên) có khối lượng não lớn hơn ở những vùng liên quan đến trí nhớ và nhận thức”.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ thông tin của 260 người về chế độ ăn uống của họ và tiến hành scan não với độ phân giải cao. Tất cả người này đều được cho là “có nhận thức bình thường” trong quá trình tham gia vào nghiên cứu y tế kéo dài 10 năm (bắt đầu từ năm 1989) để xác định các yếu tố gây bệnh tim ở những người trên 65 tuổi.

Những người tham gia đã trả lời các câu hỏi về thói quen ăn uống, cụ thể là ăn bao nhiêu cá và chế biến nó như thế nào. Cá nướng có chứa hàm lượng omega-3 cao hơn cá chiên. Các axit béo bị phá hủy ở nhiệt độ cao khi chiên.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người ăn cá nướng ít nhất một lần trong tuần có lượng chất xám nhiều hơn ở những vùng chịu trách nhiệm về bộ nhớ là 4% và nhận thức là 14%. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, trước đây không có mối liên kết nào được tìm thấy giữa sự khác biệt của não với hàm lượng omega-3 trong máu.

Tiến sĩ Becker giải thích: “Điều này cho thấy các yếu tố về lối sống (trong trường hợp này là ăn cá) góp phần chủ yếu vào sự thay đổi cấu trúc não chứ không phải các yếu tố sinh học. Sự hội tụ các yếu tố của lối sống hầu như chịu trách nhiệm về sự cải thiện não. Chúng có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn các vấn đề về nhận thức sau này”.

Dầu cá có thể ngăn chặn mù lòa khi tuổi già

Một thí nghiệm cho thấy, dầu cá có thể là chìa khóa bảo vệ thị giác từ tuổi về hưu. Lượng axit béo omega-3 dồi dào trong dầu cá ngăn chặn các vấn đề liên quan đến võng mạc. Phát hiện này có vai trò rất quan trọng bởi võng mạc bị phá hủy có thể dẫn đến hàng loạt tình trạng liên quan đến thị giác, bao gồm những trường hợp liên quan đến thoái hóa điểm vàng (AMD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mù lòa ở tuổi già…

Ngọc Diễm – VnExpress.net – Theo Health

Công thức làm BÚN THỊT NƯỚNG

Nếu miền Bắc có món Bún chả thì ở khu vực miền Trung và Nam bộ có món Bún thịt nướng. Đây là một món bún trộn hấp dẫn dễ ăn, và cách làm cũng đơn giản.

Nguyên liệu:

Thực hiện:

Chuẩn bị:

– Thịt heo mua về rửa sạch, xẻ dọc theo chiều dài thành miếng mỏng, rộng khoảng 4cm. Ướp với 1 muỗng cafe hành củ băm, 1 muỗng cafe tỏi băm, 1 muỗng cafe nước màu, nửa muỗng cafe tiêu, nửa muỗng canh đường, 1 muỗng cafe bột ngọt, nửa muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh xì dầu. Ướp trong 30 phút trở lên.

– Các loại rau rửa sạch, để ráo. Thái nhỏ vừa ăn tùy thích.

– Giá rửa sạch.

– Dưa leo xắt lát mỏng rồi thái ngang thành những cọng nhỏ.

– Đậu phộng rang với chút muối cho vàng. Rây hết vỏ. Giã sơ.

– Làm mỡ hành: Hành lá thái nhỏ, bắc cái chảo cho tí dầu vào đun sôi rồi cho hành vào xào qua.

Nướng thịt:

Ghim thịt vào que hoặc sắp vào vĩ nướng, nướng trên than với lửa yếu cho chín vàng đều. Thịt chín lấy ra bôi mỡ hành lên. Vậy là xong.

Trình bày:

Cho một phần bún, một phần dưa leo, một phần giá, một phần rau sống vào tô. Sắp thịt lên mặt trên, rắc đậu phộng, đồ chua lên sẵn. Khi nào ăn thì chan nước mắm chua ngọt. Link hướng dẫn làm đồ chua và nước mắm đã có ở trên.

Khi ăn trộn đều.

Bảo Tố

Cách làm CUA RANG ME

Hầu hết mọi người đều có thể bị quyến rũ bởi món ăn chua chua ngọt ngọt lại nồng nàn vị cua này.

  • Chuẩn bị:

Tùy theo ăn được bao nhiêu mà tăng thêm nguyên liệu nhé! Ở đây ăn 2 con thì…

  • 2 con cua thịt
  • 1 vắt me chua chín.
  • 1 củ hành tây
  • 5 tép tỏi
  • 1 muỗng cà phê bột năng hoặc bột bắp
  • Đường, muối, gia vị
  • Tiêu, gừng (miếng bằng đầu ngón út)
  • Đậu phộng (lạc) rang

Các loại rau ăn kèm & trang trí: Xà lách (rau diếp), cà chua, ớt sừng…tùy thích.

  • Sơ chế:

– Me cho vào cái chén, chế thêm nước nóng cho ngập rồi dùng cái muỗng dằm kỹ cho ra nước me. Vớt bỏ hột và bã.
– Hành tây xắt múi cau rồi gỡ ra từng miếng, hoặc thái quân cờ tùy ý.
– Tỏi, gừng băm nhuyễn
– Bột năng hòa vào nước lạnh cho tan.
– Đậu phộng giã sơ.

  • Làm cua:

– Cua mua về dùng bàn chải chà rửa cho sạch (đừng bỏ xà phòng nha!). Nếu cua còn sống thì lấy cái dao đâm ngược từ dưới đít nó lên cho nó duỗi hai hàng chân cẳng ra rồi thì xử lý tiếp, không là nó kẹp rất đau.
– Lật ngược con cua lên, dùng ngón tay cái bẻ yếm cua đem bỏ. Sau đó tách ngược mai cua ra, móc hết gạch cua cho ra riêng một cái chén.
– Phần thân cua dùng kéo cắt ra làm tư hay làm hai tùy theo con to hay nhỏ, cốt để dễ cho người ăn.
– Phần càng cua dùng vật cứng đập cho rạn, để dễ ăn và khỏi nổ khi chiên.
– Ướp cua và mai cua với 1 muỗng muối, 1/2 muỗng cafe bột ngọt, 1 muỗng cafe dầu ăn, 1/2 muỗng cafe tiêu trong 30 phút.

  • Rang gạch & cua:

– Bắc cái chảo khác, bật lửa nung cho nóng rồi đổ chút xíu dầu vào, phi tỏi thơm rồi đổ gạch cua vào xào chút cho chín, nêm chút nước mắm cho vừa miệng rồi trút hết ra cái chén.
– Cũng cái chảo đó, cho thêm dầu ăn vào (nhiều hơn khi nãy) rồi phi thơm tỏi. Sau đó bỏ cua và mai cua đã ướp vào chiên vài phút cho chín đỏ rồi vớt ra ngoài để ráo.

  • Làm Sốt me:

– Bắc một cái chảo khác nung nóng rồi cho dầu ăn vào, phi thơm tỏi băm, rồi trút hành tây + chén nước me + 1/2 muỗng cafe muối + 1 muỗng cafe bột ngọt + 3 muỗng canh đường cát trắng + 1 muỗng cafe bột năng + chút nước lọc vào, nấu sôi.
– Nhỏ lửa, nêm nếm lại cho chua chua ngọt ngọt, hơi mằn mặn là được, vừa nêm vừa quấy cho gia vị hòa đều.

***Phần nước sốt này làm sao cho hơi sánh là ngon, đừng lỏng hoặc sệt quá.

– Tiếp theo, cho cua và mai cua đã ráo và gừng băm vào nấu khoảng 8-10 phút, xóc cho nước sốt ngấm đều vào cua.

  • Trình bày:

– Xêp mấy miếng xà lách ở dưới đĩa.
– Cho cua lên trên xà lách, xếp hình thân con cua lại như cũ, rồi rưới một lớp nước sốt lên, sau đó úp mai vào, rưới tiếp nước sốt lên mai. Trang trí hành tây đã xào và một ít lát cà chua xắt mỏng xung quanh cho nó có nhiều màu. Rồi rắc đậu phộng giã sơ lên.
– Ăn nóng ngay sau khi làm xong.

Bé Thúi.

10 THỰC PHẨM ĐỘC HẠI DU KHÁCH NÊN CẢNH GIÁC

 Khám phá ẩm thực là thú vui không thể bỏ qua trên chặng đường du lịch. Tuy vậy, không phải vì vui mà chúng ta có thể lơ là việc bảo vệ bản thân. Sau đây là những thực phẩm phổ biến ở một số nước, nhưng có lẽ chúng ta phải tìm hiểu kĩ thay vì tự ý chế biến và sử dụng.

Theo Conde Nast Traveler thì sắn, hạt điều thô, cá nóc, sò huyết là những thực phẩm có thể khiến du khách tử vong nếu không được sử dụng đúng cách.

Sắn

Sắn là loại cây trồng phổ biến ở Nam Mỹ, châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, Cơ quan Tiêu chuẩn về thực phẩm của Australia và New Zealand (FSANZ) cảnh báo, chất cyanogenic glycoside trong sắn có thể gây chết người. Do đó để an toàn, du khách cần chắc chắn ăn sắn khi đã bỏ vỏ và luộc hoặc nướng thật kỹ.

Cá nóc

Nếu không được sơ chế đúng cách, chất tetrodotoxin trong cá nóc có thể gây ngứa, tê liệt cảm giác, dẫn đến liệt cơ, suy hô hấp và tử vong cho người ăn phải. Tại Nhật, đây lại là món ăn yêu thích của nhiều thực khách. Do đó, các đầu bếp trước khi phục vụ món cá phải trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt trong nhiều năm trước khi nhận chứng chỉ cho phép họ hành nghề.

 Casu Marzu (pho mát thối)

Là món ăn truyền thống trên đảo Sardinia, Italy, Casu Marzu (hay pho mát thối) được làm từ pho mát để ngoài trời, không che đậy cho ruồi đẻ trứng bên trong rồi nở thành giòi và lên men. Tuy không gây chết người ngay lập tức nhưng món ăn này có thể làm hỏng niêm mạc ruột. Bởi vậy, pho mát thối đã bị cấm ở châu Âu.

Hakarl

Hakarl là món ăn truyền thống của Iceland, chế biến từ cá mập Greenland không có đường tiết niệu khiến chất thải tích tụ nên thịt rất độc. Do đó, các đầu bếp buộc phải lên men cá mập và treo khô trong vòng 6 tháng để loại bỏ chất thải trước khi sử dụng.

Ackee

Không chỉ là một loại trái cây phổ biến ở Tây Phi, Ackee còn được coi là quốc quả của Jamaica. Tuy nhiên, nếu ăn Ackee khi chưa chín (tức là vỏ chưa chuyển sang màu đỏ và lộ lớp thịt vàng), bạn có thể sẽ bị nôn mửa, hôn mê, thậm chí tử vong.

Hạt điều

Hạt điều thô có chứa urushiol gây tử vong nếu ăn nhiều. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng khi mua hạt điều thô ở các siêu thị bởi chúng đã được hấp để loại bỏ độc tố urushiol.

Ễnh ương

Ễnh ương là một món ăn quen thuộc ở châu Phi, đặc biệt là Namibia. Tuy nhiên để có thể thưởng thức như một người bản địa, du khách cần biết chính xác thời điểm nên ăn. Trước khi chúng đến mùa giao phối, da và nội tạng ễnh ương chứa nhiều độc tố, có thể gây suy thận.

Quả cơm cháy

Bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ vấn đề gì nếu ăn quả cơm cháy chín với màu tím đặc trưng, thậm chí hoa của chúng còn được sử dụng để điều trị vết thương trên da và cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu ăn phải lá, cành hoặc hạt của quả cơm cháy, bạn có thể cảm thấy buồn nôn và thậm chí là tiêu chảy, co giật.

Bạch tuộc

Bạch tuộc sống là món ăn rất được yêu thích ở Hàn Quốc với tên gọi Sannakji. Vốn là loài động vật thân mềm với các xúc tu chứa tế bào thần kinh nên đến khi đã cắt rời và trộn với dầu mè, chúng vẫn có thể ngoe nguẩy ngay trên đĩa. Dù nhai thật kỹ và liên tục, nhiều thực khách vẫn phải đối mặt với tử thần do các xúc tu bám vào cổ hong gây nghẹt thở.

Sò huyết

Dù được coi là món ăn bổ dưỡng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng những con sò huyết ở khu vực Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và vịnh Mexico được cảnh báo là chứa virus hoặc vi khuẩn gây bệnh như viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ… Sò huyết ở vùng biển Trung Quốc cũng từng được ghi nhận là nguyên nhân bùng phát bệnh viêm gan.

Vy An, vnexpress.net (theo CNTrevaller)

Đây đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp giảm cân, tăng sức đề kháng cho cơ thể… và những đặc tính này vẫn được giữ nguyên khi bạn pha vào nước uống.

– Chúng ta đều biết rằng để khỏe mạnh ta phải uống đủ nước hằng ngày. Uống nước giúp da mịn màng, không bị khô và tránh mụn. Nhưng đôi khi thật khó để uống đủ 8 ly nước một ngày.

Do đó bạn sẽ muốn biết thêm những cách để tăng hương vị cho cốc nước mát hằng ngày. Tin vui là có một số loại rau và trái cây mà bạn có thể pha với nước để cốc nước nhạt nhẽo trở nên thơm ngon hơn. Dưới đây là 9 loại rau và trái cây tốt nhất mà bạn có thể cho vào nước để bảo đảm uống đủ lượng nước mỗi ngày.

 

 

 

1. Bưởi

Bạn đã bao giờ thử thêm bưởi vào nước chưa? Không phải ai cũng biết là bưởi giúp nước uống trở nên thơm ngon hơn.

Nếu bạn đang cố giảm cân thì bạn nên thử pha bưởi với nước lọc, vì bưởi có ít calo và có tính axit cao. Có nghĩa là bạn có thể thoải mái thưởng thức hương vị của bưởi mà không lo về lượng calo.

Hơn nữa trong bưởi có rất nhiều dưỡng chất như lycopen, beta carotene, vitamin A,C và chất chống ô xi hóa.

2. Nho

Nho giàu chất chống oxi hóa bảo vệ sức khỏe như flavonoid và resveratrol.

Bạn nên đông lạnh nho thành những viên đá nhỏ và cho vào nước. Làm cách này hương vị của nho sẽ trở nên nổi bật hơn và bạn có thể thưởng thức một cốc nước vị nho với ít calo.

 

 

 

3. Chanh tây

Mặc dù chanh tây không phổ biến như chanh ta, nhưng đây cũng là loại trái cây rất tốt để pha nước. Quả chanh tây có lượng calo thấp và uống nước chanh tây thậm chí có thể giúp bạn giảm đi vài cân.

Hãy thêm vài lát chanh tây vào cốc nước và tận hưởng cảm giác sảng khoái mà nó mang lại mà không phải lo về đường và calo.

Hơn nữa, uống nước chanh tây còn giúp tăng cường hệ miễn dịch

 

4. Dâu tây

Dâu tây sẽ biến cốc nước vô vị trở nên thơm ngọt mà mang lại cảm giác sảng khoái. Nếu bạn thích dùng dâu tây trong món tráng miệng, sinh tố, salát hoa quả và sữa chua, chắc chắn bạn sẽ thích thêm trái cây này vào nước uống.

Dâu tây là loại trái cây “siêu lành mạnh”. Nó giúp ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường, táo bón, rụng tóc, cải thiện trí nhớ, và thậm chí có thể chống ung thư.

Vì dâu tây giàu chất chống oxi hóa và vitamin C, nên cũng còn giúp làm chậm quá trình lão hóa và giữ da mịn màng, tránh khỏi những nếp nhăn.

 

 

 

5. Mâm xôi

Quả mâm xôi giàu chất xơ, chất chất ôxi hóa và vitamin với vô số các lợi ích đối với sức khỏe. Loại quả mọng này giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa các bệnh về tim.

Tin tốt là bạn có thể dùng quả mâm xôi đông lạnh nếu không có quả tươi.

Thêm một chút mâm xôi vào nước và và bạn có thể thưởng thức một món đồ uống tốt cho sức khỏe vào bất cứ lúc nào.

 

6. Dưa chuột

 

Dưa chuột rất giàu nước và chúng chứa các vitamin B cũng như các thành phần chống ung thư như a xít caffeic, lutein, và fisetin.

Có lẽ bạn chưa từng nghĩ tới việc thêm bất cứ loại rau nào vào nước uống, nhưng có một vài loại rau có thể cải thiện hương vị của nước và dưa chuột là một trong số đó. Thêm vài lát dưa chuột vào và bạn sẽ có một cốc nước uống thơm mát.

Hãy xắt dưa chuột thành những lát càng mỏng càng tốt.

 

 

 

7. Chanh

 

Một trong những loại quả phổ biến nhất để pha nước là chanh.

Chanh có thể tăng hương vị cho một cốc nước lọc bình thường. Nó sẽ cho bạn vị hương chanh và thậm chí bạn có thể kết hợp chanh tây với chanh ta và cho ra một hương vị độc đáo.

Hãy cho vài lát chanh hoặc đơn giàn là vắt ít nước chanh vào nước, thật đơn giản, lành mạnh và ngon tuyệt.

 

8. Bạc hà

Mặc dù bạc hà thực ra là một vị thuốc nhưng nó vẫn rất tuyệt khi cho và nước. Hãy cho vài lá bạc hà tươi thơm ngát vào cốc nước và thận hưởng hương vị tươi mát mà nó mang lại.

Đặt cốc nước vào tủ lạnh vài phút và bạn đã có một thức uống mát lạnh và ít calo cho ngày hè nóng nực.

 

 


9. Cam

Cam sẽ làm tăng hương vị cho cốc nước nhạt nhẽo và khiến nó trở nên thơm ngon hơn. Thực ra cam cũng tương tự như bưởi nhưng có vị ngọt hơn.

Nếu bạn khoái nước cam vắt nhưng đang muốn giảm cân thì hãy thêm một vài lát cam vào cốc nước và bạn sẽ cảm thấy giống như đang uống nước cam.

Cam là nguồn vitamin C tuyệt vời và nó có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch.

 

Cẩm Tú

Dantri.com.vn, Theo Amerikank

Bên cạnh phở Việt truyền thống, du khách còn có cơ hội thưởng thức phở sốt vang, phở chiên phồng hay phở trộn…

Đúng như nhà văn Băng Sơn từng nói “Phở là món quà thật riêng biệt”, nên dù đi tới bất kỳ nơi nào trên dải đất hình chữ S cũng tìm thấy được quán phở. Không chỉ có phở nước truyền thống, những quán phở biến tấu cũng mọc lên khá nhiều. Dưới đây là 6 loại du khách nên tìm thưởng thức.

1. Phở sốt vang

Bát phở thơm từ nước dùng, hành lá và đậm vị thịt bò sốt vang

Sợi phở trắng từ châu Á, miếng thịt bò nấu theo phong cách châu Âu, những tưởng hai nền ẩm thực khác biệt sẽ chẳng thể kết hợp nhưng dưới đôi bàn tay tài hoa của người nội trợ, bát phở sốt vang vẫn chiếm được cảm tình của nhiều người. Không như phở truyền thống khá phong phú với phở tái, tái chín, tái gầu,…phở sốt vang chỉ có một loại. Thế nhưng chẳng ai lấy đó làm phiền, khách vẫn gọi món và thưởng thức ngon lành. Phở sốt vang vì thế càng được thêm yêu thích.

2. Phở chiên phồng

Bánh phở cắt miếng vuông rồi thả vào chảo dầu sôi để có độ chiên phồng. Tuy nhiên, điểm đặc biệt còn nằm ở công đoạn xào thịt bò cùng rau cải. Thịt bò chọn loại ngon, nêm nếm gia vị cẩn thận sau đó cho xào cùng rau cải ngọt. Khi tới chín sẽ múc ra đĩa rồi mới đặt những miếng phở chiên phồng còn nóng lên trên. Phở chiên trong chảo dầu sôi dễ bị ngấy nhưng khi kết hợp cùng rau cải xào thịt bò thì vị ngấy cũng mất hẳn. Thế mới biết sự kết hợp nào cũng đều có ngụ ý cả.

3. Phở xào

Phở xào ăn cùng dưa chuột dầm chống ngấy.

Phở xào dễ ăn và dễ gọi, điều mà nhiều người sành phở nắm rõ như lòng bàn tay. Cũng vẫn đôi ba nguyên liệu quen thuộc như thịt bò, rau cải, hành tây… nhưng món ngon này mang đến cho thực khách nhiều dư vị khác biệt cứ khiến phải trầm trồ. Đó ắt hẳn từ bánh phở dai kết hợp cùng rau cải xanh giòn và thịt bò thơm mùi tiêu tỏi. Tuy nhiên không phải vì thế mà phở xào không có nhược điểm. Một số cửa hàng bán phở xào có phục vụ thêm dưa chuột dầm và rau sống để chống ngấy. Thế nhưng để cân bằng hơn nữa, khách có thể gọi thêm cho mình một tách trà.

4. Phở chiên trứng

Nếu như phở chiên phồng được cắt miếng vuông, bản lớn thì phở chiên trứng được thái sợi nhỏ hơn sau đó mới thả vào chảo dầu nóng. Tới lúc phở gần chín, người làm mới đổ trứng đã đánh bông vào để sợi phở dính và bám được lấy nhau. Phở chiên trứng cũng được ăn cùng thịt bò xào rau cải để giảm độ ngấy. Món ngon khi ấy là sự kết hợp của rau xào đậm vị và phở chiên giòn, khá hấp dẫn và đáng để thưởng thức.

5. Phở trộn

Vẫn có món phở trộn cùng thịt bò cho du khách khó tính.

Trong khi phở nước truyền thống nổi tiếng nhất với thịt bò thì người anh em của nó là phở trộn lại nức tiếng nhờ thịt gà. Có không ít hàng phở trộn mọc lên trên khắp thành phố, đủ khiến khách thèm thuồng, băn khoăn chọn lựa. Phở trộn được làm từ bánh phở, thịt gà luộc xé nhỏ, lạc rang, hành khô, giá,… Tùy vào từng cửa hàng mà gia vị gia giảm sẽ có nhiều sự thay đổi nhưng chính sự khác nhau này lại khiến món phở trộn mỗi vùng trở nên đặc biệt.

Cùng một nhánh khác của phở trộn là phở chua, món ăn thực khách có thể bắt gặp tại Lạng Sơn, Cao Bằng. Về cơ bản cách làm của hai món ăn này khá giống nhau chỉ khác về nước dùng cho thêm. Nếu phở trộn sử dụng xì dầu và nước dùng thì phở chua lại cho thêm nước sốt chua ngọt àm từ nhiều ớt, cà chua, dấm, đường,….

6. Phở cuốn

Món phở cuối cùng không thể không nhắc đến chính là phở cuốn. Điểm đặc biệt của món này ở chỗ người ăn có thể sử dụng cả tay hoặc đũa để thưởng thức. Từng miếng bánh phở thoạt nhìn như miếng gỏi cuốn với nhân thịt bò xào, rau xà lách, rau mùi, được chấm cùng nước chấm chua ngọt có thả thêm đu đủ, cà rốt. Người ăn cứ thế tách từng miếng phở cuốn xếp đầy đặn trên đĩa để cảm nhận hương vị thơm ngon đang quyện lại trong miệng. Chính vì có vẻ ngoài bắt mắt cùng hương vị ấn tượng mà phở cuốn được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích.

Đỗ Huyền (vnexpress.net)

Đến với vùng đất Kontum, nơi có “ngã ba biên giới”, vùng đất núi rừng còn mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc, bạn đừng quên tìm hiểu những món ăn độc đáo chỉ có ở nơi đây, mà xôi măng là một ví dụ.

Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người  Kontum.

Với nhiều người sinh sống và làm việc tại Kon Tum, xôi măng quen thuộc bao nhiêu thì với những khách đường xa lần đầu đặt chân tới, xôi măng lại trở thành món ăn lạ lẫm bấy nhiêu. Có lẽ phần vì đã quen thuộc với những loại xôi truyền thống như xôi ngô, xôi xéo, xôi đậu xanh… nên khi nghe tới xôi măng ai nấy đều cảm thấy tò mò.

Xôi măng được nấu từ gạo nếp thơm và măng tươi lấy từ rừng. Thế nên mỗi bát xôi măng nhìn khá đơn giản, chỉ bao gồm xôi đồ chín và măng xào bên trên. Người Kon Tum thích ăn cay nên mỗi bát còn có thêm một quả ớt đỏ, không cầu kỳ nhưng bắt mắt và hấp dẫn. Theo nhiều người dân tại Kon Tum, cả thành phố chỉ có hai hàng xôi, quán của bà mẹ người Huế bán đã được hơn 30 năm nay và quán của người con gái mới mở. Mặc dù không cùng một người chế biến nhưng món xôi măng ở cả hai hàng ngon chẳng kém nhau, khiến ai nấy đều thích thú và hài lòng.

Một phần xôi măng hấp dẫn.

Cách làm xôi măng khá đơn giản và chẳng mấy cầu kỳ. Măng tươi sau khi được đào trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Qua công đoạn sơ chế để làm mất mùi ngái, măng được đem xào qua với gia vị để trở nên đậm đà. Gạo nếp chọn loại ngon đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu khoảng 8 tiếng thì mang ra đồ chín.

Sáng sớm, người bán đặt cạnh mẹt xôi lớn còn nóng nồi măng xào cùng mấy tập lá chuối tươi để gói cho khách có nhu cầu mang đi. Người đến mua chỉ cần bỏ ra 7.000 đồng, ai ăn nhiều thì mua chừng 10.000 đồng là có bữa sáng lót dạ vừa rẻ vừa ngon. Tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì món xôi măng ở Kon Tum vẫn chưa đủ để hấp dẫn. Bên cạnh măng xào, người bán còn khéo léo chế biến thêm cá kho và cháo măng cho thêm phần đa dạng. Vậy là hàng xôi có thêm thực đơn để khách tha hồ lựa chọn. Người thích ăn chay thì chọn xôi măng, thích thập cẩm thì gọi thêm cá kho cùng măng hay trẻ nhỏ có thể điểm tâm sáng bằng cháo măng cùng bố mẹ.

Một hàng xôi măng Kontum ở Sài Gòn

Vào những ngày rằm hay ngày ăn chay, cá kho được thay thế bằng đậu phụ. Khách đến có thể gọi xôi măng cùng đậu hay cháo đậu để đổi vị cũng ngon và không kém phần hấp dẫn. Nếu như vị giòn giòn của măng quyện cùng vị dẻo của xôi, vị ngậy của cá kho đã đủ để quyến rũ thực khách thì khi thay cá bằng đậu, hương vị ấy lại trở nên lạ lẫm hơn nữa. Chẳng thế mà khoảng 7 giờ sáng hàng ngày, xôi đã hết, chỉ còn lại cháo măng. Và món ngon này cũng chỉ bán thêm chừng một tiếng đồng hồ nữa. Khi ấy ai muốn thử lại phải chờ sang ngày hôm sau.

Mang nét đặc trưng riêng trong vẻ quyến rũ của màu sắc với đôi chút vàng tươi của măng rừng, đặt trên bát xôi nếp màu nghệ, xôi măng hấp dẫn người qua lại bằng cả mùi thơm đặc biệt, khiến biết bao người đều nán lại chỉ để mua cho được gói xôi kịp giờ đi làm. Vô tình món ngon ấy trở thành thứ để níu chân người một lần qua phố núi Tây Nguyên.

Đỗ Huyền (vnexpress.net)

15 món quà vặt từ thế kỷ trước có thể khiến bạn xúc động (phần 1)

Tuổi thơ học đường với những túi quà màu sắc, nhỏ nhỏ xinh xinh là những ký ức không thể quên đối với nhiều thế hệ, nhất là thế hệ được lớn lên trước khi thời đại internet, xã hội ảo đã lan rộng. Nhiều người thuộc thế hệ 8x, đầu 9x sẽ xúc động nếu bắt gặp lại những hình ảnh, hương vị của một thời đã xa.

Không chỉ ngày xưa, mà bây giờ nhiều 8x, 9x vẫn còn mê mẩn khi nhớ lại hương vị của những hộp “bột giải khát” rất dễ thương này.

 

Túi ô mai màu đỏ, thường gọi là Ô mai cứt chuột, có vị thơm dịu, vừa mặn, những hạt nhỏ tí rất hấp dẫn đối với học trò. Còn hộp C trái tim này thơm và đẹp, cho nên ăn cũng ngon hơn hẳn các loại Vitamin C viên khác.

Thạch hồ lô, đôi khi mang hình các loại trái cây quen thuộc, có lẽ nhiều người còn nhớ.

Thời còn phổ biến ở các trường học, kẹo kéo có giá 200 đồng, rồi 500đ, 1000đ… Đến nay nó không còn phổ biến như trước nữa. Những xe kẹo kéo hiếm hoi được tìm thấy ở các…quán nhậu là nơi để người ta ôn lại hương vị rất ngon lành của tuổi học trò.

Mạch nha thì còn hiếm thấy hơn. Có lẽ vì bây giờ đời sống đầy đủ, trẻ em đã không còn “thiếu ngọt” như trước.

Sữa chua túi, hay là các loại sinh tố đóng bịch…Từng là một nguyên do gây…sâu răng của rất nhiều bạn. Nhưng bây giờ mà thấy lại, chắc hẳn ai cũng muốn gặm thủng 1 đầu rồi ngấu nghiến ăn…để ôn lại cái vị ngon hấp dẫn lạ kỳ ngày ấy.

Mì trẻ em là một biến tấu tưởng đâu là …tào lao  của mì gói, nhưng kỳ lạ là nó đã rất hấp dẫn đối với tuổi thơ. Có lẽ để làm được món mì này, nơi sản xuất cũng có tuyệt chiêu hòa trộn gói bột canh với mì vụn, sao cho ra một hương vị mặn ngọt êm ái, khó quên nhất.

Đây gọi là kẹo su con vẹt của Thái Lan, nguyên nhân gây đau răng của rất nhiều cô cậu học trò. Kẹo này rất phổ biến trước khi big Babol xuất hiện, nhưng nay thì gần như tuyệt tích. Nhiều bạn không nghiện kẹo này, nhưng vẫn cứ mua…để lấy cái hình vẽ ở trong miếng giấy lót kẹo.

Trẻ em bây giờ sẽ bất ngờ khi biết rằng những chiếc lá và miếng vỏ Quế lại là thứ quà vặt “cao cấp” của trẻ em ngày xưa. Một nguyên nhân dẫn đến…sứt đầu, mẻ trán vì trèo cây hái trộm và vì…giành nhau.

Big Babol nổi đình nổi đám đã hoán chỗ cho kẹo su con vẹt. Đặc điểm của Big babol là có vị thơm trái cây quyến rũ khó quên và miếng kẹo sau khi nhai vẫn còn to, dễ dàng thổi …Nhưng nay thì  có vẻ cũng rất khó tìm ra một thanh Big Babol như thế.

C vuông và cốm đầy màu sắc là những món được đưa từ quầy thuốc tây xuống với vỉa hè trường học. Và hương vị của chúng đã gây ấn tượng không kém bất cứ loại quà vặt chính thống nào khác.

Xí muội vỏ quýt cũng là một loại quà vặt dễ nhớ. Thiết kế của vỏ xí muội này khiến nó không thể lọt khỏi ánh mắt của các bạn học trò mê ăn vặt, dù có nằm ở trong hộc bàn hay trong cặp.

“Hồ lô”, “bòn bon”, “kem ống” là những từ được dùng cho loại kem đá này. Có bạn còn dùng nó để…đánh nhau, như kiểu côn nhị khúc nữa.

Còn đây là loại kẹo dẻo luôn có mặt trong cặp của học sinh thời 8x. Có người còn nói ngay được  tên của vỏ hộp nữa: Kim Yến.

Bảo Tố tổng hợp

Rã đông là công việc gần như hàng ngày của người làm bếp ở thành phố. 

Khi rã đông thực phẩm, phải để quá trình này diễn ra từ từ vì thực phẩm đông lạnh dễ bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị thực phẩm.

Theo bác sĩ Nguyễn Phúc Hoàng, Viện Vệ sinh Y tế công cộng, Để chất lượng thực phẩm trong quá trình bảo quản được tươi tốt nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:
1. Nguyên liệu phải bảo đảm sạch sẽ, tươi tốt, nguyên vẹn, để tránh ô nhiễm vi sinh vật khi trữ lạnh.
2. Làm lạnh nhanh chóng, đối với thịt sau khi giết mổ phải để thịt giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 6-8 độ C trước khi đưa vào bảo quản lạnh, để tránh hiện tượng phân giải.
3. Thực phẩm tươi sống không để chung với thực phẩm đã nấu chín.
4. Trước khi đưa vào sử dụng phải giải đông từ từ.
5. Tùy theo loại thức ăn và mục đích sử dụng, người ta có quy định nhiệt độ, phương pháp bảo quản, thời gian dự trữ