10 LOẠI THỰC PHẨM BỔ DƯỠNG NHƯNG KHÔNG NÊN ĂN QUÁ NHIỀU

“Ăn càng nhiều càng tốt” là một quan niệm sai lầm, thậm chí có những thực phẩm mà nếu bạn ăn nhiều, thì mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn. Danh sách sau đây chỉ bao gồm những thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người.

Các loại thực phẩm không nên ăn quá nhiều

Gan lợn

Là thực phẩm chứa nhiều cholesterol, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch, đồng thời đây là bộ phận chứa khá nhiều chất cặn bã và các ký sinh trùng gây bệnh không tốt cho sức khỏe, ông bà ta thường có cấu “thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan” là ở chỗ đó.

Cà phê

Có lẽ đây là thức uống được rất nhiều người ưa chuộng vì nó đem lại sự tỉnh táo và góp phần làm tăng huyết áp cơ thể, nhưng bạn không nên uống quá nhiều cà phê trong ngày bởi nó sẽ khiến thần kinh của bạn căng thẳng, huyết áp tăng quá nhanh, lượng a xit trong nước tiểu nhiều hơn và đặc biệt là làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ. Chính vì thế những người có tiền sử bệnh cao huyết áp, tim mạch và phụ nữ nên hạn chế uống cà phê để đảm bảo sức khỏe cho chính mình nhé.

Dứa (quả thơm)

Quả thơm (hay còn gọi là quả dứa): là loại trái cây rất được ưa chuộng mùa hè, bạn có thể ăn tươi hay ép làm nước uốngnđều rất ngon miệng nhưng thơm là loại quả có tính nóng, nếu bạn ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị tăng nhiệt gây nổi mụn, nổi mẩn ngứa dị ứng và làm đầu lưỡi có cảm giác chán ăn các món khác.

Cà rốt

Từ lâu cà rốt đã trở thành thực phẩm yêu thích của các bạn gái vì công dụng cung cấp các dưỡng chất làm đẹp của nó, tuy nhiên các bạn lại không biết, trong cà rốt có chứa rất nhiều chất carotenoid  có thể dẫn đến sự hoạt động không bình thường của buồng trứng và dẫn đến gây vô sinh. Sẽ thật nguy hiểm nếu các bạn gái cứ tin tưởng vào công dụng làm đẹp của nó và ăn quá nhiều cà rốt đấy.

Quả mít

Mít là món ăn vặt khá được yêu thích vì vị thơm. Vị ngon của nó nhưng cũng giống như thơm, mít có tính nóng rất cao nên sẽ khiến cơ thể bạn và đặc biệt là trẻ em nổi ôm, sảy, nhiệt miệng nếu bạn ăn nhiều.

Tỏi

Chắc hẳn ai cũng biết đến công dụng của loại gia vị này trong việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể, kháng viêm, phòng ngừa bệnh cảm cúm, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng tuy nhiên nó lại không tốt với cánh đàn ông vì trong tỏi có chất diệt tinh trùng và điều tất nhiên sẽ dân đến việc khó thụ thai. Chính vì thế đối với đàn ông trẻ tuổi thì nên hạn chế việc ăn tỏi nhé.

Rượu và đồ uống có cồn

Với thành phần chính là chất ethanol, đều gây ra những hiệu ứng không tốt cho sức khỏe sinh sản của nam và nữ, đặc biệt nếu trong giai đoạn chuẩn bị thụ thai mà vợ chồng uống nhiều rượu sẽ dẫn đến dị tật cho phôi thai sau này nữa đấy. Một điều nữa là nếu uống quá nhiều rượu và đồ uống có cồn bạn sẽ dễ mắc bệnh xơ gan, nguy hiểm nhất là nguy cơ ung thư gan luôn rình rập.

Bột ngọt (mì chính)

Đây là gia vị cần thiết để tạo độ ngon cho món ăn, có lẽ vì thế nên chúng ta thường sử dụng khá nhiều, tuy nhiên nếu bạn ăn nhiều quá sẽ khiến độ ngọt trong máu tăng lên dẫn đến việc hấp thu các khoáng chất cho cơ thể bị yếu đi, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Đặc biệt trong bột ngọt còn có chất khiến hệ xương của bạn yếu đi nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài.

Rau má

Đây là loại rau thường được sử dụng rộng rãi làm nước ép, ăn sống hay nấu canh đều rất ngon miệng và có tác dụng thanh nhiệt, giảm hẳn các vết thâm trên cơ thể nhưng không phải vì thế mà các bạn lại muốn ăn bao nhiều tùy thích đâu nhé, hãy ăn với một lượng vừa đủ bởi nếu bạn ăn quá nhiều rau má sẽ dẫn đến bị loãng máu, rất nguy hiểm.

Khổ qua (mướp đắng)

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng có vị hơi đắng nhưng có thể chế biến thành nhiều món ăn rất ngon, mát nên được chị em nội trợ rất tin dùng hàng ngày, tuy nhiên khổ qua là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đâu đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng sẽ tốt hơn. Trên đây là 10 loại thực phẩm không nên ăn quá nhiều mà các chị em nội trợ nên biết, hãy lưu ý để sử dụng chúng với một liều lượng vừa đủ nhằm phát huy công dụng và hạn chế những nguy cơ không tốt mà chúng có thể mang lại cho bạn và gia đình nhé!

 

Theo Sức khỏe 24h

NEM CÔNG CHẢ PHƯƠNG và “Bát trân” trong ẩm thực Vua Chúa xưa

Miếng ăn, thức uống của vua chúa không những phải ngon, đẹp, tinh, giàu chất dinh dưỡng mà còn mang tính chất y lý trong từng nguyên liệu sử dụng để đạt được sự trường thọ cho người ăn.

Bát trân là 8 món ăn quý hiếm mà xưa kia chỉ dành cho giới vua quan. Bao gồm:

1 – Nem công: Nem là món ăn đặc biệt của người Việt được chế biến không qua nấu nướng. Thực phẩm tự chín bằng sự lên men vi sinh do tác động của các gia vị có tính nóng (riềng, tỏi, tiêu…) phối hợp vào nguyên liệu chính là thịt đùi công được giã mịn.

mav129

Công là một loài chim có bộ lông đẹp, thường sống ở các cây cao hoặc gò cao. Đến mùa giao tình thường xòe cánh múa vũ điệu để gọi bạn. Con người rất thích thưởng ngoạn các vũ điệu ấy. Việc săn bắt công để cung cấp thịt hàng ngày phục vụ chế biến thức ăn không phải dễ dàng. Thịt công có tính giải độc. Khi ăn nem công, thịt công hấp thụ vào máu có khả năng giải các thứ độc tố mà người lỡ ăn phải. Chính đây là điều then chốt để hiểu vì sao nem công lại là món ăn quý.
Như trên đã nói, tính mạng của các bậc đế vương luôn được đặt hàng đầu. Việc tranh giành ngôi báu khiến con người cố sát, đầu độc nhau trong lịch sử của nhiều triều đại không phải là không có. Do đó, món ăn này được xem như “thần hộ mạng”.

2 – Chả phượng: Chim phượng là chim đực. Chim cái được gọi là hoàng. Loài chim phượng chỉ sống ở núi cao, ít người trông thấy. Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín. Cũng như chim công, thịt chim phụng vừa có chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng dược tính nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe.

Hiện nay, Nghệ nhân Ẩm thực Tôn Nữ Hà là người còn lưu giữ được bí quyết làm nem công, chả phụng dâng vua (Ảnh: Tôn Nữ Hà)

3 – Da tây ngưu: Loại thú tây ngưu hay còn gọi là tê ngưu chỉ sống ở trong các rừng sâu, ăn toàn loại cây cỏ có gai. Hình dạng tây ngưu rất xấu xí. Người xưa kể rằng, mỗi khi ra suối uống nước, tây ngưu nhìn xuống suối, thấy bộ dạng mình xấu xí quá, con vật hổ thẹn quậy cho nước thật đục rồi mới uống. Da tây ngưu cứng, dày, duy nhất ở nách có một đám da rất mỏng. Nếu biết bắn hay đâm vào điểm ấy mới làm con vật chết. Phần da nách ấy, ngâm nước cho mềm, nấu thành món ăn rất ngon và bổ dưỡng.

4 – Bàn tay gấu: Gấu đực gọi là bi, gấu cái gọi là hùng. Thú vật này có cổ dài, chân cao, đi được bằng hai chân. Gấu có sức mạnh, có thể dùng hai chân trước khuân cả tảng đá lớn. Chúng rất giỏi leo cây, thích ăn mật ong ở các tổ trên cành cao. Lúc đói hoặc lúc trú đông, gấu có thể ở trong hang không ra ngoài, không có thực phẩm thì chỉ liếm bàn tay (hai chân trước) để sống. Bàn tay gấu là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng.

5 – Gân nai: Loài nai lớn hơn loài hươu. Giống nai đực có gạc. Nai ưa xuống ở núi. Vào tiết hạ chí, nai đực thường rụng sừng. Sừng non của nai gọi là lộc nhung, là một vị thuốc tráng dương, bổ thận, tăng sinh lực, nhưng phải biết cách bào chế và sử dụng. Gân nai lại được dùng để chế biến món ăn, rất ngon.

Khi làm thịt, dùng lửa thui đùi nai, cạo sạch lông. Cho giò vào nước luộc mềm. Dùng dao nhọn xẻ tách gân ra khỏi phần bắp thịt. Cho gân nai vào phiêu trong nước có ít muối và dấm cho trắng. Khi gân đã mềm, cắt khúc, hầm chung gân nai với các nguyên liệu: tôm khô, măng củ đậu, chả lụa… trong nước hầm gà đã lọc trong veo. Nêm gia vị vừa ăn khi các nguyên liệu đã chín mềm.

6 – Môi đười ươi: Đười ươi là một giống khỉ lớn, có thể đi bằng hai chân như người. Theo sách An Nam chí thì đười ươi chỉ ưa sống trong hang núi, không bao giờ đi theo một đường nhất định. Muốn bắt được đười ươi, con người phải lừa đặt be rượu và các đôi dép da trên đường chúng đi qua. Giống đười ươi hay bắt chước nên uống rượu rồi mang dép như loài người mà nó đã từng thấy. Lúc này chúng vừa say vừa đi xiêu vẹo, người săn thú mới dễ dàng bắt được.

Môi đười ươi ngon, dùng chế biến các món sơn hào dâng vua chúa. Ngày nay, giống thú này rất quý hiếm, cần phải ra sức bảo vệ.

7 – Thịt chân voi: Voi là loài vật to nhất trong loài thú bốn chân. Nó rất thông minh, lanh lợi. Thịt voi rất nhạt nhẽo, người đời vẫn thường nói “mười voi không được bát nước xáo”. Khi voi chết, người ta thường chỉ lấy ngà voi. Ở bàn chân voi có một lớp thịt gân mềm, chế biến thành món ăn rất ngon. Nó là một thực phẩm rất khó kiếm nên chỉ dành dâng vua chúa thưởng thức.

8 – Yến sào: Là tổ của loài chim hải yến (én biển) là một thực phẩm cao cấp vô cùng quý giá: Việt Nam là một trong 8 quốc gia trên thế giới có yến sào.

Yến sào (Ảnh: Internet)

Yến sào có nhiều loại: yến huyết, quan địa, bài… mỗi loại đều có giá trị chất lượng khác nhau, nhưng tất cả đều có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế lớn.

Bản thân yến sào không phải là một món ăn ngon, mùi yến sào tanh tanh, vị nhạt nhạt nhưng ăn nó sẽ được bồi bổ thần kinh, gân cốt, chữa bệnh kiết, chống suy nhược và kéo dài tuổi thọ.

Yến sào có thể chế biến nhiều món ăn:
– Chè yến.
– Chè yến sào hạt sen.
– Yến thả.
– Bồ câu tiềm yến sào.

Ngày nay, trong 8 loại thực phẩm quý hiếm trên chỉ còn yến sào là vẫn dễ dàng tìm kiếm và được phép sử dụng. 7 thứ còn lại, một số loài đã tuyệt chủng hoặc nếu còn, đều thuộc danh mục các thú vật quý hiếm phải hết sức bảo vệ và gìn giữ. Nhưng chúng ta vẫn còn có thể tái hiện các tiệc cung đình bằng chính những nguyên liệu cao cấp mà nguồn tài nguyên phong phú của Việt Nam có thể cung cấp: yến sào, vi cá, bóng cá, hải sâm, cua gạch, tôm hùm, sò huyết, bào ngư để thu hút nguồn khách quốc tế khi họ đến với Việt Nam.

Theo Văn hóa Huế

Những món phải thử khi đi phượt ở Lai Châu

Cùng Phượt – Đến với Lai Châu để thưởng thức các món ăn ngon đậm chất núi, quyện hương rừng vào vương vất cái lạnh của miền cao.

(Ảnh – Ho Anh Vu)

Cái tên lợn “cắp nách” (một số nơi gọi là lợn lửng) là loại lợn đặc sản chỉ có ở vùng cao. Mỗi con chừng 10-15kg, con nào to cũng chỉ khoảng 20kg. Ăn thịt lợn “cắp nách” chẳng khác nào ăn thịt thú rừng mà không phạm pháp, bởi vì loài lợn này được thả vào trong rừng từ khi mới đẻ, tự kiếm ăn để sống.

Lợn “cắp nách” được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống chuyên thả rông chẳng phải nuôi dưỡng của đồng bào. Muốn có một đàn lợn “cắp nách” thì chỉ cần mua một đôi, gồm một con đực và một con cái, sau đó thả chúng vào khu rừng gần nhà mình. Đôi lợn đó sẽ luôn đi bên nhau, làm ổ trong rừng, tự kiếm ăn. Đến mùa sinh sản thì chúng giao phối và đẻ ra cả đàn lợn hàng chục con chỉ to hơn ngón chân cái.
Lợn cắp nách trong các phiên chợ vùng cao (Ảnh – Sabishii Osake)

Loài lợn này có sức chịu đựng rất giỏi, chúng tìm củ, rễ cây rừng nhai lá cây là có thể sống được. Lợn mới đẻ có thể chạy nhảy và kiếm ăn ngay được, chúng chỉ theo bố mẹ vài ngày rồi tự tách ra. Cả lũ lợn con đi kiếm ăn thành đàn đến khi nào trưởng thành, có thể sinh sản mới tự tách ra. Điều đặc biệt là loài lợn này tuy tự kiếm sống ở trong rừng, song chúng không bao giờ đi xa, chỉ quanh quẩn ở một khoảng cách nhất định. Có hộ thì tạo thói quen cho chúng tự về ổ do ông bà chủ làm sẵn ngay đằng sau nhà hay dưới gầm sàn. Còn những đàn lợn “ở ẩn” trong rừng thì chúng đã đánh dấu lãnh địa của mình. Muốn xem đàn lợn đã lớn chưa, người ta chỉ việc vào rừng tìm chúng hoặc ban đêm lần vào ổ của chúng để xem. Ổ được làm bằng những cành cây, lá cây khô. Muốn bắt chúng cũng rất dễ, người ta có những tiếng kêu đặc trưng để dụ chúng đến rồi bắt.

Chính vì không được nuôi dưỡng nên lợn lửng thuộc loại siêu chậm lớn, mỗi năm chúng chỉ tăng tối đa là 10kg, sau đó hầu như không tăng nữa. Chính vì ăn cỏ cây, lại chậm lớn nên thịt chúng rất thơm ngon, hầu như không có mỡ, miếng nào có một tý mỡ thì cũng không ngấy.

Cá bống vùi gio

Cá bống chỉ chọn loại to bằng ngón tay

Cá bống nơi đây thường được bắt ở các con sông, con suối, con cá bống nào to lắm mới bằng ngón tay trỏ của người lớn. Để có được món cá bống vùi gio ngon và đẹp mắt phải trải qua khá nhiều bước tiến hành kì công, đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người chế biến. Điều đó được thể hiện khi chọn nguyên liệu để chế biến như: Cá bống phải chọn con đều nhau, các loại gia vị sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén … lá húng, và lá hom húng phải được băm nhỏ, lá dong phải là lá bánh tẻ, khổ to vừa không bị rách và rưả sạch để khô. Cá bống được sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp với các gia vị đã được chuẩn bị sẵn. Sau khi ướp được chừng 15- 30 phút, chúng ta sẽ khéo léo gói gọn trong lá dong và được vùi vào trong gio nóng, khoảng 30 phút lại lật lại 1 lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín.

Cá bống vùi tro (Ảnh – Lê Bích)

Khi thưởng thức món ăn ta sẽ  nhận thấy mùi thơm đặc biệt của các gia vị núi rừng được pha chộn 1 cách hoàn hảo, vị ngậy mà không béo cuả cá, và mùi thơm nhè nhẹ của lá dong nướng. Món này vừa có thể là món nhắm rượu, vừa có thể là món ăn cùng cơm nóng hoặc xôi.

Xôi tím

xoi-tim

Xôi tím được đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, Dáy… làm với những bí quyết riêng. Từ những hạt gạo nếp nương thơm dẻo, hạt to đều không lẫn tẻ, hương thơm ngọt, đem vo sạch rồi ngâm trong nước lã từ 6 – 8 giờ. Màu tím đặc trưng và hấp dẫn của xôi được nhuộm bằng loại cây có tên là Khẩu cắm (loại cây này chỉ có ở miền núi). Cây Khẩu cắm bẻ cả cành, lá rửa sạch, đem luộc. Luộc lá sôi chừng năm phút, khi thấy nước chuyển sang màu tím, sánh là được. Để nước lá nguội bớt rồi chút gạo nếp vào ngâm thêm 2 đến 3 giờ. Đồ xôi tím phải đồ bằng chõ gỗ được đục từ thân cây sung, lửa củi mới có được mùi vị thơm ngon hơn cả. Đồ đến khi hạt gạo chín nục, xới từng lớp xôi thấy màu tím tươi, bóng, hạt xôi dẻo mà không dính, có mùi thơm ngào ngạt là đã hoàn thành quy trình nấu xôi. Ngoài hương vị thơm ngon, ngậy mà không ngán, xôi tím còn hấp dẫn bởi màu sắc và chất của loại lá cây rừng. Theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc ở Lai Châu, cây Khẩu cắm dùng đồ xôi còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt.

Nếu có dịp đến với các phiên chợ như chợ Dào San, chợ Sìn Hồ, hay chợ San Thàng… du khách sẽ ấn tượng với hình ảnh những cô gái dân tộc gùi những gùi xôi xuống chợ bán, quanh mình tỏa ra mùi thơm dẻo của gạo nếp nương và đặc biệt là màu tím đặc trưng vô cùng hấp dẫn. Thư thái ngồi bên bếp lửa thưởng thức xôi tím với cá nướng Pa pỉnh tộp hay miếng chả quế, thực khách sẽ cảm nhận được cả dư vị của núi rừng

Thịt lợn hun khói

Thịt lợn hun khói là một món ăn truyền thống của một số dân tộc vùng cao nói chung và người Pu Nả nói riêng. Thịt lợn hun khói không phải lúc nào cũng làm được, mùa nào cũng làm được mà làm thịt hun khói có mùa và phải làm đúng mùa, vì nếu làm trái mùa thịt sẽ bị ôi. Mùa làm thịt hun khói tốt nhất ngon nhất là mùa đông.

Thịt hun khói trong một bữa ăn

Khi mổ xong con lợn, người ta phanh con lợn ra, rồi lấy bộ lòng dội nước rửa sạch con lợn, không để một tý tiết còn dính vào thịt. Sau đó lấy dao dọc thịt lợn theo xương sườn thành miếng dài. Cứ mỗi xương sườn một miếng. Các miếng thịt dọc ra trước khi ướp không được dính nước lã và ướp ngay khi thịt còn nóng. Khi ướp xong cho vào chảo to hoặc chiếc thùng gỗ để ướp từ 5 đến 7 ngày mới bỏ ra để treo lên gác bếp sấy. Sấy đến khi nào thấy miếng thịt thật khô và mỡ bắt đầu chảy xuống là được. Các hương vị và gia vị để ướp thịt gồm có: Muối biển rang khô; Ớt quả khô; Thảo quả khô, nướng; Hạt tiêu rừng “Lậc cheo”; Quả mắc khén phơi khô, tất cả đều phải giã nhỏ.

Măng nộm hoa ban

Nếu ai đã có dịp ghé qua các bản làng người Thái ở Lai Châu sẽ không chỉ biết đến một truyền thuyết đầy cảm động về Hoa Ban – Măng Đắng mà còn được thưởng thức một món ăn có chứa đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi của món Măng nộm hoa ban.

Măng có rất nhiều loại, loại nào cũng dùng làm nộm được nhưng ngon nhất thì có măng nứa và măng đắng. Măng đắng cần sắt nhỏ ngâm nước muối 30 phút sau đó luộc 2 lần rồi vớt ra để ráo, còn nếu là măng nứa đem luộc rồi tước nhỏ. Hoa ban cần chọn những bông tươi, ngắt lấy những cánh hoa dày để dùng. Tiếp theo cần chọn được một con cá suối tươi ngon, mình dày, đem nướng trên than củi, gỡ lấy thịt. Sau đó pha hỗn hợp nước trộn chanh, tỏi, ớt, rau húng và rau mùi đã thái nhỏ. Cuối cùng trộn nhẹ nhàng đều tay  măng, hoa ban, cá và nước trộn. Tất cả hoà quyện tạo nên một hương vị đặc trưng của núi rừng, gắp từng miếng nộm du khách cảm nhận được vị đậm đà, thơm nồng của cá nướng, vị bùi bùi, ngầy ngậy của hoa ban, và  vị đăng đắng của măng tươi.

Nộm rau dớn

Nộm rau dớn là món ăn đặc trưng của người Thái ở Lai Châu nói riêng và đồng bào Tây Bắc nói chung. Rau dớn người Thái gọi là “pắc cút”, loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá có màu xanh nhẵn. Loại cây này chỉ mọc ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm cao.

Để làm được món nộm rau dớn vừa ngon, vừa mang hương vị đặc trưng của dân tộc Thái, người ta thường chỉ hái những ngọn rau dớn cong non, là bánh tẻ, sau đó rửa sạch, phơi nắng cho tái. Tiếp đó cho rau dớn vào chõ xôi bằng gỗ để đồ, sau khoảng thời gian 20 phút. Để rau chín và giữ được màu xanh. Ở công đoạn này, nhất thiết rau dớn phải đồ chứ không nên luộc để giữ vị bùi bùi, ngọt ngọt của món nộm. Khi rau đã đồ chín, bỏ rau vào bát to, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính và muối trắng trộn đều. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào là có thể ăn ngay được. Món nộm rau dớn khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại rau, vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút vị cay của ớt.

Món ăn từ rêu đá

Rêu suối là món ăn quen thuộc của người Thái (Ảnh – hiepd79)

Rêu đá được chế biến thành nhiều món ăn truyền thống của đồng bào Thái Tây Bắc và nó trở nên đặc biệt hơn trong mâm rượu hứa hôn của các đôi trai gái. Để có được những món rêu ngon đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, trước tiên cần vớt rêu cho vào rổ, giặt qua nước sạch nhằm loại bỏ cát và các chất bẩn, bỏ lên một tảng đá to, hoặc thớt  rồi dùng một khúc gỗ to để đập, cứ làm như thế vài lần thì rêu mới sạch được như ý. Rêu đá khi đã qua sơ chế sẽ có màu xanh đậm, sờ vào mềm và mát. Qua những bước sơ chế cơ bản, rêu được chế biến thành nhiều món khác nhau như canh rêu đá, rêu nướng và rêu xào lá tỏi.

Rêu nộm thường lấy rêu non, cho vào chõ đồ xôi, đồ vừa chín tới, trộn cùng bột canh, mì chính và các gia vị, gừng, mùi, mắc khén, nếu thích ăn cay cho thêm quả ớt nướng giã nhỏ.

Canh rêu (Ảnh – Lê Bích)

Để làm món rêu nướng, sau khi sơ chế và vắt hết nước, đem tẩm với các gia vị như sả, gừng, bột ớt, hạt dổi, quả muối, hạt sẻn…rồi được gói vào lá dong và vùi trong tro nóng, bên trên phủ một lớp than hồng. Khi vùi than cần phủ đều để giữ sao cho rêu chín đều mà không bị cháy. Đợi đến khi lớp lá bên ngoài chuyển thành màu đen thì người ta mới lấy ra rồi bóc từng lớp lá. Mùi thơm của gia vị cùng mùi nồng nồng của rêu đá tạo nên một hương vị rất riêng, trông giống như tảo biển, mềm, ngậy ăn với cơm nóng thì ngon tuyệt. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rêu đá vùi than thường xuyên giúp cơ thể lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, hạ huyết áp và nhiều chứng bệnh mãn tính khác.

Canh tiết lá đắng

Ở Lai Châu có một đặc sản, đó là món canh tiết lá đắng. Phải thưởng thức món ăn này bạn mới có thể cảm nhận được nét độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực của vùng đất này. Trước kia, khi món ăn này chưa phổ biến, để tìm được lá đắng về làm canh không phải đơn giản, bởi thứ cây này chỉ mọc ở nơi ven rừng, khe suối. Thường thì chỉ khi có khách quý, chủ nhà mới đi lên rừng tìm lá về nấu canh như một sự thể hiện lòng thân tình, mến khách. Bây giờ, bà con vùng này đã mang cây về trồng tại vườn nhà, trên nương, trên rẫy, bạn có thể mua được lá vào mỗi dịp chợ phiên.

Nguyên liệu và cách nấu canh lá đắng cũng thật đơn giản. Chỉ cần ít phổi lợn băm nhỏ, một miếng tiết và vài thứ rau thơm cùng với nắm lá đắng (có thể lá tươi hoặc đã phơi khô) vò nát, sau đó đun nước sôi cho tất cả nguyên liệu vào nấu chín kỹ là bạn đã có một bát canh lá đắng thơm ngon để thưởng thức. Nếu ai lần đầu nếm món canh này sẽ cảm thấy khó ăn bởi vị đắng, chát tê đầu lưỡi, nhưng chính vị đắng đó lại đánh thức vị giác của bạn khiến bữa ăn ngon miệng hơn. Tiếp tục thưởng thức, canh lá đắng lại mang lại vị ngọt, bùi, thơm ngậy đến kỳ lạ. Không chỉ là một món ăn ngon, canh lá đắng còn có tác dụng giải rượu và chữa được bệnh về tiêu hóa.

Rượu ngô Sùng Phài

Nấu rượu ngô (Ảnh – Bien Nguyen)

Rượu Mông kê (Rượu Sùng Phài) một đặc sản độc đáo, đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc người Mông Thuộc tỉnh Lai Châu. Rượu Mông KÊ sản phẩn truyền thống chất lượng hảo hạng bởi: – 100% hạt ngô nếp được tuyển chọn và lên men bằng lá và hạt kê thuốc ( thực tế một loại hạt thuốc bắc nhìn giống hạt kê chuyên dùng để chữa trị xương khớp và đường tiêu hóa ) – Nguồn nước Sùng Phài, Lai Châu và phương thức bí truyền ngàn năm của đồng bào dân tộc người Mông tạo lên hương vị thơm ngon, êm dịu đặc trưng vô cùng khó quên của rượu Mông kê. – Quy trình sản xuất từ khâu chọn giống ngô, nguồn nước, quá trình ủ lên men và trưng cất đều đảm bảo tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc truyền thống bí truyền. – Sau khi được chưng cất, rượu được khử, lọc loại bỏ andehit, độc tố và các loại tạp chất trên dây truyền hiện đại sau đó hạ thổ từ 2 năm trở lên. – Vì vậy uống rượu Mông kê có tác dụng kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng, bồi bỏ xương khớp và lưu thông khí huyết. – Uống rượu Mông Kê không gây phản ứng đau đầu,không gây mệt mỏi sau khi uống, đặc biệt phù hợp với các bưa ăn, tiệc liên hoan có nhiều thức ăn chứa nhiều đạm và chất béo như các đồ hải sản, thịt chó, đồ lẩu, đồ nướng…

Món cá nướng của người Thái

Món cá nướng (Ảnh – break_away)

Từ xa xưa người Thái thường định cư ở các thung lũng, ven con sông, con suối nên cá và các loại thủy sản khác luôn là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu với đời sống hàng ngày.

Chính vì vậy tục ngữ Thái đã có câu: “Cáy măn mọk má ha, Báu to pa pỉnh tộp ma sú” nghĩa là: ”Gà tơ tần đem đến, không bằng cá Pỉnh Tộp đem cho”. Bởi đối với đồng bào dân tộc Thái thì cá không chỉ đơn thuần mang lại giá trị dinh dưỡng mà còn là biểu tượng của sự no đủ, sung túc và hạnh phúc.

Để làm được món cá suối nướng ngon thơm, người ta phải chọn loại cá suối tươi, béo nếu là cá chép thì càng tốt. Cá được cạo sạch vảy, không mổ đường bụng mà phải mổ sống lưng để khi nướng, úp cá lên sẽ mềm, dễ gắp. Sau khi lấy mật thì rửa sạch rồi ướp, nhồi gia vị. Cá suối thường chỉ ăn rêu, lá cây và các động vật giáp xác. Nên chúng rất sạch, cá mổ ra hầu như không có mùi tanh. Gia vị để ướp cá gồm mắc khén, rau thơm rừng, hạt sen, lá húng, củ sả, ớt, xúp, mì chính… Sau khi làm sạch vẩy, cá được mổ từ lưng để vứt bỏ mật và ruột. Mổ kiểu này khó hơn, không cẩn thận sẽ bị đứt tay nhưng khi gập cá lại để nướng, cá sẽ dai hơn và không bị vỡ, tạo thành hình đẹp.

Sau khi mổ phanh lấy dao khứa chéo phần thân ngoài cá và tẩm các gia vị chừng 4 phút rồi gập ngang cá lại rau thơm và gia vị tiếp tục nhồi vào giữa, dùng thanh tre tươi kẹp chặt và hơ nướng trên than tro củi nóng chừng 15 phút thì cá chín. Nướng cá cũng cần có kỹ thuật, không được vội vàng mà dí sát xuống than làm cháy lớp ngoài mà lớp trong chưa kịp chín thơm, phải kiên trì hơ cho chín dần, chín đều. Khi gỡ cá ra khỏi xiên chỉ cần dung sợi chỉ vuốt dọc mình cá theo chiều gắp thì miếng thịt cá còn nguyên mà không bị vỡ.

Thưởng thức miếng cá nướng vàng rộm, thơm lừng với cơm nếp xôi dẻo ta mới thấy hết cái vị ngọt béo của cá, vị cay của quả ớt đầu sàn nhà mẹ, qủa Mắc khén ven bản, màu xanh của hành, của rau thơm lẫn màu đỏ của ớt, màu vàng của cá nướng – tất cả màu sắc của bức tranh thiên nhiên ấy đã đi vào bữa ăn cụ thể của đồng bào Thái giản dị mà ngẫu nhiên.

Một số món ăn trong ngày Tết của người Dao ở Sìn Hồ

  1. Món tiết canh trộn với hạt dổi (pẹ oảng).
  2. Món gan lợn xào gừng (tùng han xáo xung). Món này nấu nhanh, ăn nóng, lửa cháy phải to để gan chín đều, chín tới mới ngon.
  3. Món lòng lợn nhồi gạo nếp (tùng càng nhảng). Món này trộn tiết sống lẫn với thảo quả giã nhỏ, luộc chín tới vớt ra ăn ngay hoặc để ăn dần trong mấy ngày tết. Ở Sìn Hồ tiết trời xuân se se lạnh, món này để lâu cũng không bị hỏng. Khi ăn luộc chín lại cho nóng.
  4. Món thịt lợn thăn thái nhỏ xào gừng (xéo xáo).
  5. Món thịt ba chỉ lợn thái dài một gang tay, khi nấu chín khía thành từng phần nhỏ nhưng vẫn để nguyên tảng nấu với rau cải (ò ớp). Rau cải không thái bằng dao mà phải vặn mới ngon.
  6. Món xương sống lợn băm nhỏ xào chín (ò búng).
  7. Món xương đầu lợn và chân giò chặt to ninh thật kỹ, ăn cả nước lẫn cái (ò nồm). Thường dùng vào sáng mùng một tết, khi ăn cho hạt tiêu ăn kèm.
  8. Món đậu phụ nhồi thịt lợn hoặc thịt gà băm nhỏ (tì pẩu nhảng). Món này cho thêm gia vị là hành tươi củ kiệu băm nhỏ, trộn đều với thịt, cắt đậu phụ đã rán để nhồi và om lại.
  9. Món thịt gà nấu canh (chè ò thong). Thịt gà chặt to hơn ngày thường, riêng các bộ phận cánh, ức, chân để nguyên không chặt nhỏ.
  10. Món canh thập cẩm (lài sùi đòng) gồm nước ninh xương, rau cải nấu chín, cơm rang trộn lẫn nhau đựng trong một cái chum hoặc xoong to, bữa cơm múc ra ăn.

Bên cạnh mười món ăn tiêu biểu trên, ngày tết người Dao thường làm những loại bánh sau:

  1. Bánh chưng đen (rùa chía). Bánh chưng của người Dao gói tròn, dài khoảng 30cm, có thể dùng gạo nếp trắng hoặc nếp cẩm để gói, khi gói bánh chưng người ta thường trộn than cây màng tang giã nhỏ để có vị thơm ngon đặc sắc. Nhân bánh là dải thịt mỡ thái dài dính với bột thảo quả, để khi bánh chín mỡ ngấm đều vào bánh khi ăn có vị béo ngậy rất ngon miệng.
  2. Bánh dày (rùa trông) cũng làm bằng gạo nếp, giống quy trình làm bánh dày của các dân tộc khác. Bánh dày khi giã trộn với vừng rang để khỏi dính cối và có vị thơm bùi. Bánh chưng và bánh dày dùng để thờ cúng tổ tiên: bánh chưng tám, bánh dày mười hai cái.
  3. Bánh mật (thiền pan) xay bột gạo nếp trộn lẫn với đường phên đồ chín, để nguội cắt thành từng miếng, ăn dần.
  4. Bánh bỏng (mí hoa). Nổ gạo nếp trộn với đường phên đã đun kỹ, rải đều lên mâm lấy chai lăn qua, lăn lại ép thành bánh, cắt miếng ăn dần.

Nguồn: Cungphuot.info (http://cungphuot.info/am-thuc-va-cac-mon-an-ngon-o-lai-chau-post4909.cp)

7 MÓN ĐẶC SẢN GẮN LIỀN VỚI MẢNH ĐẤT VĨNH LONG

Vĩnh Long là nơi sinh ra những món trái cây nổi tiếng khắp cả nước, ngoài ra, với những sản vật do con người nuôi dưỡng và thiên nhiên ban tặng, đất Vĩnh Long đã có được những món đặc sản làm say đắm lòng người.

Sau đây là 7 món ăn du khách không nên bỏ qua nếu đến với đất Vĩnh Long.

Ve sầu

Ve sầu chiên giòn lạ miệng. Ảnh: VnExpress.

Đến những vườn du lịch sinh thái ở Vĩnh Long mùa này, du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ve sầu rồi giăng võng nằm giữa vườn cây mát rượi, nghe ve sầu hát nỉ non trầm bổng. Đây cũng chính là “chiêu” độc của nhiều nhà vườn Vĩnh Long trong việc thu hút khách đến từ thành phố.

Theo Đông y, dùng xác ve sầu chữa sốt, kinh giật, kinh phong ở trẻ em, chân tay co quắp, ho cảm mất tiếng, viêm tai giữa… Gần đây, ve sầu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, rất được ưa chuộng ở Vĩnh Long.

Ve sầu nhặt đến đâu được quăng ngay vào chậu nước muối hoặc nước mắm pha loãng để chúng không mọc cánh thoát xác được, bà con nông dân nói vui là cho “ve sầu tắm biển”. Rồi được đem chế biến nhiều kiểu thứ như chiên bột, xào hành, nấu cháo và ngon nhất là chiên giòn. Thịt ve sầu non thơm hơn dế, cào cào; ít ngậy hơn con đuông. Ve sầu chiên giòn vừa mềm, có vị bùi, thơm lựng vừa giòn tan trong miệng.

Bưởi năm roi

Thả hồn dưới vòm lá xum xuê, mát rượi, tự tay chọn những trái ngon từ trên cây và tận hưởng ngay tại miệt vườn là đặc quyền của khách thăm nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long. Bưởi năm roi Vĩnh Long cũng như vậy.

Không cần quảng cáo nhiều, cái tên bưởi năm roi đã là sự đảm bảo quá tuyệt cho chất lượng dinh dưỡng của trái cây. Bưởi này đều quả, đều múi và hiếm khi bị khô.

Bưởi năm roi không ngọt hoàn toàn nhưng cũng không chua quá mà là sự kết hợp vừa phải giữa hai vị ấy làm người ăn vặt thích thú. Tách từng múi bưởi, chấm vào chén muối tôm Tây Ninh hay muối ớt cay đều ngon não nề, dễ dàng chinh phục mọi khách du lịch. Đây cũng là thứ quà tặng tiện dụng cho bạn bè, người thân.

 
Không cần quảng cáo nhiều, cái tên bưởi năm roi đã là sự đảm bảo quá tuyệt cho chất lượng dinh dưỡng của trái cây

Thanh trà

Thanh trà là loại trái cây khác thu hút không kém bưởi năm roi. Cứ nhìn những chùm quả tròn vàng ươm lúc tháng giêng, ba, khó người nào kìm lòng mà không mua vài ký.

Có hai loại thanh trà: chua và ngọt phục vụ khẩu vị từng người. Thanh trà chín chấm muối ớt chinh phục tất cả chị em phụ nữ như rất nhiều loại trái cây chua chua được ưa chuộng xưa nay.

 
Thanh trà chín chấm muối ớt chinh phục tất cả chị em phụ nữ như rất nhiều loại trái cây chua chua được ưa chuộng xưa nay

Trong khi đó, món thanh trà dầm đường đá là nước giải khát hữu hiệu. Đang nóng nảy giữa tiết trời nắng mà có ly thanh trà thì mát thơm tận sâu cõi lòng và khoan khoái ngay lập tức. Thanh trà làm mứt tuy có lích kích nhưng cũng là món ăn chơi khác được yêu thích. Vừa đọc sách, vừa tám chuyện thỉnh thoảng nhón miếng mứt ngọt lịm quyến rũ thì thú biết mấy.

Bên cạnh đó, vị chua của thanh trà khác với me hay cơm mẻ là sự đổi món khi các bà nội trợ thích tăng vị cho món canh chua (cá lóc, cá ngát, tép…) hay kho cá (cá rô, cá bông lau…).

Bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ

Những chiếc bánh tráng nem dẻo, dai của cù lao Lục Sĩ Thành, cù lao Mây. Ảnh: Bepnhata.

Ngoài cam xoàn, còn có bánh tráng nem ở cù lao Lục Sĩ Thành, cù lao Mây khách hay mua mang về làm quà. Sản xuất bánh tráng nem trước kia người ta chỉ dùng gạo lúa mùa, hiện nay được thay thế bằng loại gạo chất lượng cao.

Bánh tráng ở đây gồm nhiều loại khác nhau như: bánh tráng nem, bánh tráng nhúng, bánh tráng ngọt, bánh tráng nướng. Bánh được làm bằng tay với 100% bột gạo và không sử dụng hóa chất, bánh có hương vị đặc trưng khi ăn mềm dẻo, vị mặn vừa, gói với tôm, thịt, rau, bún, chấm nước mắm me hay tương xay ăn rất hấp dẫn, làm nên nét độc đáo của ẩm thực đồng bằng.

Khoai lang mắm sống

Bình thường, người ta chỉ ăn khoai lang luộc không nhưng người dân miền Nam lại sáng tạo ra món khoai luộc chấm với mắm sống rất tuyệt vời. Các nguyên liệu làm món dễ kiếm, đơn giản và gần gũi.

Chỉ cần khoai lang hấp hoặc luộc chín để nguội, xắt miếng nhỏ, dừa khô nạo cơm, thêm muối mè, đậu phộng, rau sống, rau thơm rửa sạch. Khoai lang mắm sống khi xưa là món nhà nghèo nhưng giờ lại thành đặc sản của vùng đất này.

 
Bình thường, người ta chỉ ăn khoai lang luộc không nhưng người dân miền Nam lại sáng tạo ra món khoai luộc chấm với mắm sống rất tuyệt vời

Khi ăn, dùng lá cách cuốn từng miếng khoai lang, dừa nạo, rau thơm và chấm cùng mắm. Món dân giã này đặc biệt và ngon khó tả. Hương vị bùi bùi, bở bở, ngọt thơm của khoai, và rau, vị béo dừa quyện với vị mắm mặn mang mùi đặc trưng khiến người ăn ăn hoài vẫn muốn thêm nữa. Ăn khoai lang mắm sống sẽ thấy đâu đó hương của nước, của đồng ruộng và của những tháng ngày lam lũ nhưng an hòa với thiên nhiên của người dân nơi đây.

Cá tai tượng

Cá tai tượng chiên xù nguyên con là món ăn người dân Vĩnh Long nào cũng biết. Cá tai tượng vừa từ chảo dầu vàng ruộm dọn ra cùng bánh tráng, bún tươi, rau sống và chén nước chấm chua ngọt khiến chỉ nhìn thôi cũng có thể chảy nước miếng.

Cá tai tượng thịt dai, thơm, rất lý tưởng cho món cuốn bánh tráng. Bóc tách lấy thịt cá, cho vào lát bánh tráng, xếp thêm rau thơm, bún, rau sống và cuộn thành từng cuộn rồi chấm vào chén nước chấm ngon giữa miệt vườn cây trái là cảm giác tuyệt vời nhất du khách có thể tưởng tượng trong chuyến du hí của mình.

 
Cá tai tượng thịt dai, thơm, rất lý tưởng cho món cuốn bánh tráng

Cái ngon ngọt của thịt loài cá to bẹt thỉnh thoảng còn da giòn kết hợp với rau các loại, bún tươi và nước chấm chanh tỏi ớt thơm đậm thật hoàn hảo. Món ăn này vừa bùi béo, vừa thanh lại khó ngán. Không phải tự nhiên bao nhiêu chuyến du lịch đến đây, thực khách đều được giới thiệu cá tai tượng như món đầu bảng danh sách dễ ăn, ăn ngon và phù hợp với nhiều người.

Cá cháy

Cá cháy sông Hậu là đặc sản của riêng vùng đất nhỏ tại xã Tích Thiện, vùng gặp nhau giữa nước trong và nước lợ. Cá cháy thịt rất ngon và có trứng bổ, béo hiếm thấy. Do vậy, người dân rất chịu khó chế biến cá cháy thành nhiều món dù nhỏ nhín, nhiều xương. Cá cháy mỗi lần ăn đều phải kiên nhẫn chọn lọc xương nhưng người ăn sẽ không phải thất vọng khi thưởng thức.

Cháo cá cháy thơm ngọt lắm. Múc một chén nhỏ, ăn với rau tần ô (cải cúc), rau đắng đất, xà lách, chút lá gừng non xắt nhuyễn thấy lòng thênh thang hơn, bụng dạ ấm áp hơn. Nếu có thời gian thì làm gỏi cá cháy. Tuy vất vả cho người làm nhưng chất lượng thì không chê vào đâu được.

Đơn giản hơn là kho cá cháy. Cứ cho vào niêu, tẩm gia vị rồi để cho đến khi xương cá mềm nhừ là được. Cá cháy kho ăn với cơm nóng thì nồi có lớn bao nhiêu cũng hết. Hoặc cũng có thể nấu canh chua cá cháy với các loại rau như bạc hà, đậu bắp, giá, bông điên điển hay rim cá với lớp mía ở đáy nồi. Món nào cũng hấp dẫn, món nào cũng ngon, món nào cũng đưa cơm vì lạ miệng.

(Theo Eva)

Những mẹo vặt bỏ túi cho người nội trợ (phần 7)

 

Sau đây là những mẹo vặt mà bà nội trợ nên biết để xử lý những tình huống thường gặp trong nhà bếp.

Muối dính phải dầu hôi: Lúc này cho vào chảo rang khô lên, dầu sẽ bay hết.

Nhào bột quá nhão: Lúc này, lấy một cái khăn sạch, khô, loại thấm nước, quấn bột trong vòng 10-30 phút tùy theo độ nhão. Có thể thay khăn khác nếu vẫn chưa hết nhão. Khăn sẽ hút nước khỏi bột hiệu quả.

Bảo quản mỡ: Bảo quản trong lọ thủy tinh, đậy kín, không cho nước vào. Khi cho mỡ vào lọ nên đổ đầy, không chừa chỗ cho không khí.

Bảo quản chanh, cam, bưởi: Chọn quả còn cuống, bôi vôi lên đầu cuống rồi cất chỗ thoáng mát.

Các chất khử mùi soong chảo: Chanh, bã cafe hoặc bã trà là chất khử mùi hôi soong nồi hiệu quả.

Đánh trứng nổi nhanh: Khi đánh, cho vào chút muối.

Dùng tỏi đúng cách: Để tỏi được phát huy hết tác dụng ẩm thực cũng như chữa bệnh của mình, nên giã nhuyễn rồi ăn chứ đừng xắt lát.

Lấy bánh bông lan khỏi khuôn cho dễ: Để khuôn bánh vào nước lạnh, rồi đậy lên bánh miếng khăn ẩm. Tầm 10 phút sau, bánh sẽ dễ lấy ra hơn.

Chiên bánh phồng tôm ngon. Muốn chiên bánh phồng tôm giòn, ngon, phải để dầu sôi, gần ăn rồi mới chiên. Nếu chiên sớm quá thì bỏ vào túi nilon cột kĩ lại.

Bé Thúi (MAV.vn)

Xem thêm:

 

Những ứng dụng bất ngờ của Tỏi (phần 1)

[MAV.vn] Tỏi không chỉ là một loại gia vị, thực phẩm bổ dưỡng. Bên cạnh công dụng ngăn ngừa và chữa được nhiều chứng bệnh, trong đó có cao huyết áp, ung thư… tỏi còn biết đến với rất nhiều “tài lẻ” khác.

Ngăn rụng tóc:

Trong tỏi có nhiều hợp chất allicin, có thể ngăn rụng tóc hiệu quả. Bạn chỉ cần xắt lát tỏi rồi chà lên da đầu, hoặc bôi nước tỏi ngâm dầu ăn lên.

Chữa lở loét

Với đặc tính kháng viêm đã được chứng minh, tỏi hoàn toàn có thể được coi là loại thuốc trị loét hiệu quả. Cách dùng: dán 1 lát tỏi lên chỗ loét, hoặc bôi nước cốt tỏi vào.

Đẩy lùi cơn đau răng

Hãy để một lát tỏi vào chỗ răng đau để làm dịu cơn đau răng.

Đuổi muỗi:

Muỗi thường bỏ trốn khi ngửi được những mùi hợp chất có hại cho chúng, và tỏi cũng thuộc dạng này. Bạn thử đặt một nhánh tỏi ở nơi thường có muỗi, hoặc bôi nước tỏi lên da.

Đuổi ve, bọ chéc

Ít ai biết rằng trong bếp nhà họ có một loại thuốc trị ve chó, bọ chéc và nhiều loại côn trùng hiệu quả. Bạn bôi tỏi lên thân thể, hoặc trộn vào thức ăn cho vật cưng, và cả con người, để phòng tránh côn trùng gây hại.

Trừ sâu

Sâu cũng là loại côn trùng có thể diệt bằng tỏi. Thậm chí thuốc trừ sâu từ tỏi hiệu quả chẳng kém bất cứ loại thuốc nào. Thử trộn tỏi sống, nước tỏi với tiệu và xà phòng để xịt trừ sâu.

Keo dính

Người Trung Quốc đôi khi dùng tỏi để dán màng địch tử (loại sáo trúc có màng), thậm chí là dán kính. Hãy thử nghiệm dùng nước tỏi để dán những vật dụng trong nhà bạn, bạn sẽ bất ngờ đấy!

Hút dằm, gai khỏi da thịt

Khi bạn bị dằm đâm vào da, nếu chưa đến mức phải đi bác sĩ, thì hãy ép một lát tỏi vào chỗ da đó rồi băng lại. Tỏi sẽ hút dằm, gai ra giúp bạn.

Hỗ trợ tình dục:

Đây là công dụng của tỏi thường được nói nhiều trong các tài liệu cổ cũng như trong dân gian. Hãy thêm tỏi vào bữa ăn của bạn để cải thiện đời sống sinh lý.

Làm tan băng

Một thị trấn ở Iowa, Hoa Kỳ đã dùng muối tỏi để làm tan băng đóng tên mặt đường vào mùa đông.

Bạnh Bư tổng hợp

Xem tiếp: NHỮNG ỨNG DỤNG BẤT NGỜ CỦA TỎI, PHẦN 2

Những mẹo vặt bỏ túi cho người nội trợ (phần 6)

Sau đây là những mẹo vặt mà bà nội trợ nên biết để xử lý những tình huống thường gặp trong nhà bếp.

Làm nước mắm, nước chấm ớt ngon mắt: Ớt xắt hoặc băm ra, đừng đập dập, cách này sẽ làm ớt nổi lên bề mặt nước chấm rất hấp dẫn.

Thái hành không bị cay: Thắp một cây nến gần thớt xắt hành.

Chữa canh mặn: Cho một lòng trắng trứng gà vào, chờ chín rồi vớt ra, đừng làm nát khó vớt. lòng trắng sẽ rút bớt vị mặn.

Luộc khoai môn, khoai mì, khoai sọ: Luộc những loại khoai này nên ngâm vài giờ trước khi luộc để bay hết chất độc. Riêng khoai mì, cắt bỏ 2 đầu rồi mới lột vỏ, ngâm nước. Luộc những loại khoai này nên luộc kĩ, đừng nên nướng.

Bảo quản bánh mì : Gói vào túi nilon cho kín, hút hết không khí đi, rồi bỏ vào ngăn đá. Cách này giữ bánh mì ngon được tầm 1 tháng.

Thử giấm: Nhúng miếng giấy thấm màu trắng vào giấm rồi lấy ra xem, nếu giấy ngả vàng là giấm tốt.

Giữ hương thơm của bơ: Không cho bơ vào xào nấu như dầu mỡ. Ta dùng dầu mỡ chiên xào, nhưng khi bày ra đĩa thì quét 1 lớp bơ vào mặt đĩa. Như vậy đồ chiên sẽ thơm mùi bơ.

Bảo quản dưa chuột: Cắm phần cuống dưa vào một bát nước, sao cho nước ngập 1/3 trái dưa. Thay nước hàng ngày.

Hầm đậu được mềm: Rửa đậu rồi ngâm nước. Rửa lại lần nữa, cho vào nồi, đổ nước ngập rồi bắt đầu nấu với lửa lớn. Khi sôi thì đậy nắp lại, nhỏ lửa. Từ lúc này không mở nồi hay khuấy đậu nữa.

Bảo quản khoai lang: Củ khoai muốn để lâu thì vùi xuống cát, tránh mưa nắng. Khoai đã thái lát, lót một lớp trấu rồi để khoai lên, dùng phên tre bọc quanh.

Bé Thúi (MAV.vn)

Xem thêm:

Những mẹo vặt bỏ túi cho người nội trợ (phần 5)

Sau đây là những mẹo vặt mà bà nội trợ nên biết để xử lý những tình huống thường gặp trong nhà bếp.

 

Khử mùi hành tỏi trong mồm: Nhai một ít bã trà là hết hôi.

Bắp chuối không bị thâm: Khi bào bắp chuối, xắt chuối xanh, nếu không muốn bị thâm xấu mắt thì chuẩn bị sẵn một thau nước, vắt một trái chanh vào đó để ngâm vào ngay sau khi gọt.

Xắt khoai tây thành lát không đứt, vỡ: Nhúng dao vào nước sôi rồi mới cắt

Nấu cháo sáng tiện nhất: Ban đêm vo gạo với nếp cho sạch, để ráo nước. Sau đó đổ vào bình thủy, đổ nước sôi vào, đậy lại. Sáng hôm sau bạn sẽ có nồi cháo nhừ ngon miệng.

Bóc hoa quả dễ hơn: Nhúng vào nước nóng rồi vớt ra ngay, lúc này móng tay mềm cách mấy cũng lột được dễ dàng.

Bớt vị chua của khế: Xắt lát khế, ngâm nước muối rồi vớt ra, cho vào chậu có pha tí bột nở. Sau đó rửa khế lại nhiều lần bằng nước.

Bảo quản chanh đã cắt: Lấy cái đĩa trải sẵn một ít dấm chua, rồi úp mặt cắt chanh vào.

Rán bánh không cháy: Cho vài lát khoai tây thái nhỏ vào chảo rán trước, rồi mới cho bánh vào rán.

Chiên khoai tây không cháy: Trước khi chiên, nhúng khoai vào nước muối pha loãng khoảng 3-5 phút. Nhớ là không ngâm khoai tây lâu vì sẽ làm mất vitamin C trong khoai.

Rán thức ăn được giòn: Muốn rán giòn khoai tây, cá, tôm, cua lăn bột, nên rán ngập dầu mỡ trên lửa nhỏ. Dầu mỡ sôi rồi mới thả vào rán.

Bé Thúi (MAV.vn)

Xem thêm:

9 LOẠI THỰC PHẨM “THẦN DƯỢC” KHI BỊ KHÓ NGỦ

Một giấc ngủ ngon thực sự phải là một giấc ngủ đủ giấc và đảm bảo độ sâu của nó. Sau một giấc ngủ ngon bạn sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, thoải mái, tràn trề sinh lực. Để có được một giấc ngủ ngon, ngoài những yếu tố về tâm lý, không gian ngủ thì yếu tố dinh dưỡng cơ thể cũng rất quan trọng, có nhiều loại thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với giấc ngủ. Dưới đây là 9 loại thực phẩm nên ăn giúp bạn ngủ ngon hơn.

Thực phẩm giúp ngủ ngon

1. Táo

Có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, an thần. Ăn táo đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tinh thần bạn thư giãn, thoải mái và ngủ ngon hơn rất nhiều.

2. Rau nhút

Có vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng bổ trung ích khí, đặc biệt nó có dưỡng chất giúp bạn dễ ngủ, mát dạ dày, tiêu hóa tốt. Có thể sử dụng để nấu canh chua, luộc, xào ăn hàng ngày đều rất ngon và bổ dưỡng.

3. Các thực phẩm từ cây sen giúp bạn ngủ ngon

  • Củ sen: là phần rể sen cắm sâu dưới bùn, nó có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tỳ. Thường được nấu canh để trị chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể.
  • Hạt sen: Có tác dụng an thần rất hiệu quả, được sử dụng để trị chứng mất ngủ, thần kinh suy nhược. Người ta thường nấu chè hạt sen hoặc cho hạt sen vào các món ăn vịt tiềm, gà tiềm, bao tử nhồi hay công phu hơn là  nhồi vào bụng chim bồ câu hầm thật nhừ để ăn, rất hiệu quả đấy nhé.
  • Tim sen: Có tác dụng khiến bạn ngủ sâu giấc và êm ái. Sử dụng trà tim sen uống thay nước mỗi ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả của nó trong việc cho bạn một giấc ngủ có chất lượng đấy.

4. Củ súng

Có vị ngọt mát, có tác dụng dưỡng tâm, bổ tỳ, ích thận dùng để trị mất ngủ, suy nhược thần kinh rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng củ súng để nấu canh hoặc làm rau ghém ăn với mắm kho, bún riêu cũng rất hấp dẫn và lạ miệng.

5. Sữa tươi giúp bạn ngủ ngon

Từ lâu chúng ta đều biết rằng sữa có tác dụng giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, vì thế trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ bạn hãy uống 1 ly sữa tươi ấm sẽ có tác dụng ru ngủ rất tốt và cho bạn một giấc ngủ sâu hơn.

6. Chuối

Trong chuối có chất setonin làm cơ thể thư giãn, giúp bộ não của bạn dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ, bạn có thể sử dụng chuối như một loại trái cây hàng ngày và để bổ sung dưỡng chất cho giấc ngủ, bạn nên ăn chuối trước khi đi ngủ 1-2 tiếng để nó phát huy tác dụng.

7. Mật ong giúp bạn ngủ ngon

Có tác dụng bổ trung ích khí, xua tan cảm giác mệt mỏi của cơ thể, có tác dụng tốt đối với giấc ngủ, cách tốt nhất để mật ong phát huy tác dụng là pha 2 thìa nhỏ mật ong với 1 ly nước sôi ấm (khoảng 300C) và uống hàng ngày.

8. Đậu bắp

Có chứa thành phần tryptophan là chất giúp bạn dễ dàng ngủ ngon hơn. Đây là loại thực phẩm thông dụng, bạn có thể nấu canh chua, luộc, xào, nướng đều rất ngon và bổ dưỡng.

9. Quả dâu tằm hoặc nước ép của nó

Có tác dụng giải trừ mệt mỏi cơ thể, cho bạn một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Bạn có thể ăn quả tươi mỗi ngày hoặc uống nước ép được chế từ nó cũng rất hiệu quả.

Trên đây là 9 loại thực phẩm nên ăn giúp bạn ngủ ngon hơn, có được một giấc ngủ sâu, chất lượng, đảm bảo một tinh thần sảng khoái, thoải mái sau khi thức dậy. Những thực phẩm này không độc hại, không có tác dụng phụ, dễ tìm kiếm, dễ chế biến, có thể sử dụng liên tục mà không bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe, rất đáng để chúng ta sử dụng phải không nào. Chúc các bạn luôn có một giấc ngủ ngon đều đặn mỗi ngày nhé.

 

ST

6 món ngon nhưng có thể làm chết người

Hàu, cá ngừ, bạch tuộc tuy là những món ăn ngon thông dụng nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể gặp nhiều rắc rối với chúng.

Có những món ăn khá phổ biến và tưởng chừng như hoàn toàn vô hại nhưng chúng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Mặc dù vậy, bất chấp sự nguy hiểm đó, đa số những món ăn này đều được ưa chuộng ở các quốc gia vì hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng chúng mang lại.

1. Hàu

Hàu sống là món ăn được ưa thích ngay cả ở Việt Nam.

 

Trong bảng xếp hạng những món ăn mang lại nhiều rủi ro nhất do Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ khuyến cáo, hàu có thứ hạng khá cao về nguy cơ gây ra đột quỵ. Hai mầm bệnh thủ phạm chính chứa trong hàu là Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày và Vibrio, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu. Mặc dù vậy, hàu luôn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên cho những ai mê hải sản.

2. Nấm

Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại có mùi thơm, béo, mọc nhiều trong tự nhiên nên thường được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon trong thực đơn hằng ngày ở hầu khắp các quốc gia. Một số loại nấm lành thông dụng như nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm…


Tuy nhiên không phải loại nấm nào cũng có thể dùng làm thức ăn cho người được. Triệu chứng ngộ độc nấm thường là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, hôn mê. Một số loại nấm độc có thể khiến người ăn tử vong hay sau khi sử dụng. Do đó, bạn tuyệt đối không nên thử những loại nấm lạ trong rừng khi đi dã ngoại.

Cách phổ biến nhất để phân biệt nấm độc chính là bằng mắt thường bởi đa số các loại nấm độc có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt như vàng, trắng, xanh oliu, tím, đỏ cam… có cuống mập mạp.

3. Cá ngừ

Ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp chính là nguyên nhân khiến món ăn này (bao gồm cả cá ngừ đóng hộp) bị liệt vào danh sách những món ăn bị cấm cửa, khi gây ra một số bệnh nguy hiểm liên quan đến methylmercury như hội chứng chậm phát triển ở trẻ em.Cá ngừ là món ăn được yêu thích ở nhiều quốc gia, tuy nhiên việc ngày càng nhiều trường hợp nhập viện do ngộ độc cá ngừ khiến các thực khách tỏ ra ít nhiều nghi ngại.

Các tác nhân gây bệnh chính trong cá ngừ là scombrotoxin, được hình thành do việc xử lý cá sai quy trình từ khi mới được đánh bắt, gây ra hàng trăm ca bệnh mỗi năm. Các triệu chứng ban đầu thường là đau đầu đi kèm tiêu chảy, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù mắt.

Giải pháp an toàn nhất chính là luôn bảo quản cá ở nhiệt độ thích hợp và chỉ ăn ở những nhà hàng có uy tín.

4. Cá nóc

Mặc dù vậy, ở Nhật, người ta vẫn ăn cá nóc nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Chỉ những đầu bếp đã đủ điều kiện, được đào tạo bài bản và trải qua kỳ thi sát hạch nghiêm ngặt mới được chế biến loại cá kịch độc này để tránh tai nạn chết người do cá nóc gây ra.Fugu (tiếng Nhật: dùng để chỉ những món ăn làm từ cá nóc) có chứa một loại chất độc cực mạnh có tên là tetrodotoxin có thể gây ra suy hô hấp và tử vong cho người dùng. Chất độc này chủ yếu nằm ở buồng trứng, gan, ruột của con cá và chỉ cần một giọt nhỏ cũng có thể gây chết người. Ở nhiều quốc gia như Việt Nam, người dân được khuyến cáo không nên ăn loại cá này vì nguy cơ ngộ độc cao.

Fugu được dùng cho món sashimi và chirinabe. Phần gan cá ngon nhất nhưng cũng là độc nhất nên việc chế biến bộ phận này trong các nhà hàng bị cấm ở Nhật từ năm 1984. Mặc dù vậy, fugu vẫn là một trong những món ăn được ưa chuộng và nổi tiếng nhất của ẩm thực xứ phù tang.


5. Sannakji (Bạch tuộc sống)

Đây là một món ăn tươi sống độc đáo ở Hàn Quốc. Món này bao gồm một con bạch tuộc còn sống nhưng được cắt ra làm nhiều lát nhỏ và dùng trực tiếp, không qua chế biến và được ăn cùng dầu mè. Những chiếc xúc tu của con bạch tuộc sẽ liên tục cựa quậy trên đĩa khiến nhiều thực khách không khỏi hoảng sợ.Món ăn này “sát hại” trung bình 6 người mỗi năm ở Hàn Quốc, và chắc chắc khiến rất nhiều người phải nhập viện nhưng Sannakji, món bạch tuộc sống, vẫn khiến nhiều người mê mệt.

Nguy hiểm hơn, các xúc tu này có thể khiến bạn bị nghẹt thở, thậm chí tử vong nếu không nhai kỹ, để chúng “ngo ngoe”, chẹn ngang cổ họng của bạn. Giải pháp an toàn nhất chính là nhai 100 lần trước khi nuốt và không nên nói chuyện khi miệng còn đầy những miếng sannakji còn sống.


6. Ackee

 

Đây là một loại quả thuộc họ vải, được xem như là “quốc quả” của đất nước Jamaica. Tuy nhiên, trên lớp vỏ của loại quả này chứa những chất không mấy an toàn với sức khỏe nếu ăn khi chúng vẫn còn xanh.

Nếu lỡ may nhiễm độc từ chúng, bạn có thể bị nôn mửa, co giật, thậm chí là tử vong. Để có một chuyến đi trong mơ tới đất nước vùng Tây Phi xinh đẹp, bạn nên lưu tâm một chút tới loại quả ackee để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Giải pháp duy nhất cho những ai vẫn muốn nếm thử loại quả tử thần này chính là hãy kiên nhẫn. Để thưởng thức hương vị thơm ngon và bổ dưỡng của ackee, bạn nhất thiết phải chờ đợi cho đến khi quả chín, chuyển sang màu đỏ và lớp thịt quả tách ra khỏi hạt đen chứa độc tố ở bên trong. Sau đó, luộc chúng lên, nêm gia vị thích hợp và ăn cùng cá ướp muổi. Và thế là bạn đã có một món ăn truyền thống, mang đậm hương vị Jamaica.

Theo vietbao.vn

 

NHỮNG MÓN PHẢI KHÁM PHÁ NGAY KHI ĐẾN NGHỆ AN

Món ngon của Nghệ An mang chất riêng đặc biệt đến nỗi bất cứ ai có cơ hội được thưởng thức đều nhớ mãi không quên…

Nghệ An là mảnh đất non nước hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc. Vẻ đẹp kỳ thú pha lẫn chút nguyên sơ luôn làm say đắm bất cứ ai đã từng đi qua và dừng chân ghé lại nơi này. Không chỉ có thế, trên mảnh đất hồn hậu, địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều đặc sản mà ai “lỡ” nếm thử một lần cũng vương vấn mãi không thôi.

Cam xã Đoài

Cam Xã Đoài là một đặc sản của xã Nghi Diên còn có tên nôm là xã Đoài, thuộc huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Hương vị thơm ngon của cam Đoài gây nức lòng người thưởng thức đến nỗi nó đã trở thành một hình ảnh ngọt ngào của thơ ca.

“Cam xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong” (Phạm Tiến Duật)

Cam xã Đoài trở thành một đặc sản bởi hơn hết nó có vị đặc biệt thơm ngon, vỏ mỏng, rất nhiều nước. Khi trồng, người dân nơi đây phải lựa kỹ giống, cây giống được chọn lọc sạch, không sâu bệnh.

Nếu một lần đặt chân đến đây vào dịp tết Nguyên Đán, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi một thứ sắc màu tươi mới, trùng điệp bởi quả, bởi lá. Hương cam bay lan tỏa ra xung quanh, nửa như mời gọi nửa muốn níu chân người lữ khách.

Cam xã Đoài mọng nước, hương thơm ngọt ngào (Ảnh: Internet)

Cam khi mới chín có màu vàng rồi chuyển sang sẫm dần nhưng luôn giữ được vẻ tươi tắn, ngoài có lớp the mỏng, chỉ cần khẽ xây xát là đã thoát một mùi thơm ngây ngất. Khi bổ ra, cam có màu vàng óng, nước cam chảy ra nhìn sánh như những giọt mật ong óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Hơn thế nữa, khi thả miếng cam vào miệng, tưởng chừng như bao vị ngọt ngào của đất trời kết tinh trong đó.

Nhút Thanh Chương

Có lẽ, mít xanh là thứ quả gắn với tuổi thơ rong ruổi của rất nhiều người. Những quả mít non được hái xuống, rồi đem luộc, chấm với muối ớt, mặn chát, nghẹn trong cổ họng mà bao đứa trẻ vẫn khao khát và thích thú. Còn với người Thanh Chương xứ Nghệ, việc chế biến mít xanh thành món ăn như dưa muối lại là nghệ thuật vô cùng độc đáo. Món ăn làm từ mít xanh đó được gọi là nhút. Nhiều người còn coi nhút chính là một loại “kim chi” của xứ Nghệ này.

Những quả mít xanh được chế biến thành nhút (Ảnh: Internet)

Nghe nói, nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình. Nguyên liệu để làm nhút chỉ gồm có mít xanh và muối trắng và cách làm tương tự như nhiều món dưa muối khác ở Việt Nam.

Để làm nhút, người ta lựa những quả mít xanh, loại ương ương càng ngon rồi gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa sau đó bỏ vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Muối được cho vào, trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng mít được cho vào vại sành khoả đều trên bề mặt, đặc một chiếc vỉ lên trên, chèn đá cho nén xuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày là dùng được.

Nhút là món ăn hàng ngày giản dị nhưng lại trở thành đặc sản của xứ Nghệ (Ảnh: Internet)

Hàng ngày trong mỗi bữa cơm, người ta lấy ra bát nhút, hương vị chua chua giòn giòn, ăn thật thích thú. Nhút ăn với cơm rất hợp, chỉ cần chút nước mắm làm nước chấm là đủ.

Lươn Vinh

Lươn vốn là loại thủy sản nước ngọt có ở hầu hết đồng ruộng trên đất nước Việt Nam. Nhưng dưới bàn tay khéo léo cùng văn hóa ẩm thực đặc trưng của những người con xứ Nghệ, các món ngon từ lươn lần lượt ra đời và dần trở thành đặc sản, tinh hoa của mảnh đất này.

Để chế biến một món ăn ngon, khâu sơ chế lươn rất quan trọng. Người chế biến loại bỏ chất nhớt bằng nhiều kinh nghiệm khác nhau như dùng tro, giấm, nước sôi hoặc dùng một số lá có độ thô như lá tre để tuốt các chất nhờn trên da lươn. Tùy theo yêu cầu của món nấu mà có thể để nguyên con, rút xương hay cắt khúc. Khâu rút xương cũng có 2 phương pháp. Hoặc cắt khứa từ cổ rồi lạng dần xuống. Hoặc đặt thân lươn lên thớt, dùng chày gỗ dần lên, rồi lộn ngược bên trong, lạng bỏ phần xương.

Cháo lươn cũng là một đặc sản khó cưỡng.

Sau khi sơ chế xong, người ta chế biến lần lượt thành những món ăn mà món nào món nấy đều hút hồn thực khách đến nỗi phải quay lại quán biết bao nhiêu lần. Chẳng hạn như lươn om (om chuối, om lá ngải cứu, om rau ngổ, om lá lốt, om nồi đất…), cháo lươn, lươn nướng, súp lươn… Lươn nướng than hoa là một trong những món ăn được đặc biệt ưa chuông. Mùi thơm của lươn nướng bay tỏa trong không trung khiến chẳng ai có thể cầm lòng được.

Súp lươn cũng là món hấp dẫn không kém. Bát súp có lượng nước trong, ngọt, thơm, những miếng thịt lươn chín còn nguyên dạng, không nhũn nát, thấm vị và dậy lên hương đặc trưng của lươn quê. Hành lá, rau răm còn nguyên sắc xanh tươi thắm được cắt nhỏ, thả bồng bềnh trên mặt nước nóng hổi điểm nhẹ những giọt ớt đỏ. Hơi bay lên kéo theo mùi hương thơm, cay, nồng khiến chưa ăn miệng đã thấy thèm.

Tương Nam Đàn

Nếu như mảnh đất Hưng Yên nổi tiếng với thứ tương Bần thơm ngon, tinh khiết thì trên mảnh đất Nam Đàn xứ Nghệ, người ta cũng có quyền tự hào vì đã làm ra một loại tương hấp dẫn không kém.

Nguyên liệu chính để làm tương đều là những thứ gần gũi, thân thiết với cuộc sống hàng ngày nhu đậu nành, nếp hoặc ngô, muối và nước. Nếu vô tình hoặc cố ý cho thêm một thứ gì vào, chum tương sẽ bị hỏng. Để có được chum tương ngon, đòi hỏi ở người làm tương sự kỳ công, tỷ mẩn.

Nếu có dịp qua mảnh đất này, bạn hãy mang về cho mình, người thân hoặc bạn bè một chút hương vị tương giản dị này nhé!

Tương Nam Đàn lại có đủ hai loại: Mặn và ngọt. Tương mặn dùng để ăn hàng ngày, còn tương ngọt làm vào những chĩnh nhỏ chủ yếu để đãi khách và làm quà biếu. Nghe nói, tương Nam Đàn được làm bằng thứ đỗ tương xuân hè trồng trên chính đất Nam Đàn và hưởng khí, đất đai hậu thuận lợi. Có lẽ, được sản sinh từ mảnh đất phù sa màu mỡ mà đã cho ra đời thứ đậu tương hảo hạng.

Thế mới hiểu vì sao, ở xứ Nghệ, người ta hay truyền tai nhau rằng, muốn ăn nhút Thanh Chương thì trước tiên phải tìm được tương Nam Đàn. Hai thứ ấy kết hợp với nhau thì bữa cơm dù đạm bạc đến mấy vẫn ngon đến vô cùng.

Người Nam Đàn làm tương (Ảnh: Internet)

Trong một chai tương Nam Đàn có tới ba tầng khác nhau nếu nhìn từ ngoài vỏ. Tầng trên cùng là đậu hạt mới chỉ được dập vỡ làm đôi. Tầng giữa là nước tương có màu Hổ Phách, còn tầng dưới cùng là mốc tương có màu vàng thẫm. Nếu có dịp qua mảnh đất này, bạn hãy mang về cho mình, người thân hoặc bạn bè một chút hương vị tương giản dị này nhé!

Bánh mướt

Thoạt nhìn, bánh mướt có vẻ giống với bánh cuốn ngoài Bắc nhưng nó lại có hương vị thơm ngon rất riêng.

Bánh mướt thường dài như ngón tay trỏ của người lớn, cuộn tròn, mềm, mịn, trắng trong. Bánh chỉ được làm bằng bột gạo tẻ – gạo được ngâm nước rất lâu sau đó được vớt ra xay nhuyễn và được ủ trong nhiều giờ liền. Bánh được làm vào những buổi sáng sớm tinh mơ. Người làm bánh phải thức dậy từ khi 2 – 3 giờ sáng để nổi nửa tráng bánh thì mới kịp bán cho khách.

Khi thưởng thức, chỉ cần chén nước mắm vắt chanh, đường vừa đủ, ớt cắt lát mỏng thế là có thể ăn đến no.

Bánh mướt thường dài như ngón tay trỏ của người lớn, cuộn tròn, mềm, mịn, trắng trong (Ảnh: Internet)

Chính người dân nơi đây cũng chẳng rõ bánh mướt có từ khi nào, chỉ biết rằng món ăn dân dã mà ngon đến lạ thường này vẫn luôn được người ta yêu mến từ thủa bé cho đến lúc trưởng thành hay già đi.

Bánh mướt vẫn luôn giữ được hồn quê dân dã (Ảnh: Internet)

Dẫu rằng chiếc bánh mướt theo thời gian đã được người ta cách điệu đi đôi phần như dùng máy để xay bột, dùng thịt heo, mộc nhĩ để làm thêm nhân… nhưng bánh mướt vẫn còn giữ được hồn quê dân dã đến kỳ lạ!

Bánh bèo Vinh

Nếu như bánh bèo Huế được làm từ bột gạo thì bánh bèo xứ Nghệ được làm từ bột lọc. Người ta phải nhào bột nhiều lần cho kỹ thì mới có thể có một mẻ bánh ngon. Để bánh trông đẹp hơn, người bán hàng thường nặn bánh cho giống cánh bèo.

Những con tôm làm nhân bánh không cần to quá nhưng phải được làm sạch chân, râu rồi phi thơm cùng hành mỡ. Được biết, tôm xào càng kỹ thì càng ngấm gia vị và khi ăn thì mới thấy thơm, thấy bùi.

Đĩa bánh bèo thường phải cho thêm hành khô và một ít rau mùi thì mới hoàn chỉnh. Với những ai thích ăn cay thì có thể cho thêm tương ớt chưng. Bỏ miếng bánh bèo vào miệng sẽ thấy được vị dai dai của bột lọc, vị bùi bùi của tôm thịt, vị giòn giòn của hành khô. Món bánh bèo Vình mới chỉ xuất hiện cách đây hơn chục năm nhưng nó đã trở thành một món ăn ngon, nổi tiếng của mảnh đất này.

Mực nháy nướng Cửa Lò

Món mực nháy nướng (“Mực nháy” có nơi còn gọi là mực nhảy, tên gọi này dùng để chỉ những con mực được ngư dân vừa bắt lên khỏi nước biển còn nguyên độ tươi và được đưa vào chế biến và thưởng thức ngay tại chỗ khi còn tươi nguyên) ở Cửa Lò từ lâu đã hấp dẫn du khách khi đến xứ biển. Mực ở đây tươi ngon, khi mới câu lên có màu trắng trong. Sau khi sơ chế, người ta cho những con mực tươi mới ấy lên bếp than hoa rực hồng rồi nướng. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã từng công bố 10 đặc sản hải sản Việt Nam trong hành trình tìm kiếm, quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam lần thứ 1/2012 trong đó có mực nháy.

Hương thơm lừng của món mực nháy nướng quyến rũ bất cứ ai thưởng thức (Ảnh: Internet)

Hãy cứ thử tưởng tượng, sau khi đắm mình trong làn nước biển xanh mát, bao la, tận hưởng những cơn gió mặn mòi của biển rồi nằm dài trên chiếc ghế ở một quán ven đường, hít hà mùi thơm của mực nướng, từ từ nhâm nhi những miếng mực giòn giòn chấm với gia vị, thậm chí chỉ cần tương ớt thôi đã là quá tuyệt. Cuộc sống dường như lắng lại để con người tận hưởng hết những tinh hoa của biển cả, chỉ có gió và sóng cứ ồn ào, xô mãi không thôi.

Ngoài ra, ở Nghệ An còn có nhiều món ăn ngon như mọc cua bể, ghẹ hấp me, cá giò bảy món, cháo nghêu (Cửa Lò), bánh ngào… Mỗi món ăn đều tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất này.

(Theo Eva.vn)

Nhà du hành ăn gì trong vũ trụ không trọng lực?

Bạn đã bao giờ thắc mắc, trong môi trường không trọng lực, việc ăn uống sẽ diễn ra như thế nào? Các nhà du hành vũ trụ có thể nuốt thức ăn trong tình trạng không trọng lượng? Liệu họ có bị nghẹn?

Trên thực tế, NASA có hẳn một tổ dự án có trách nhiệm nghiên cứu để cung cấp cho các phi hành đoàn làm việc trong không gian một hệ thống thực phẩn ăn toàn, dinh dưỡng và cân bằng. Trong hơn 50 năm qua, các phương pháp liên quan đến quá trình bảo quản đã phát triển đến mức từ việc phi hành gia chỉ có các loại hạt và bánh quy để ăn; hôm nay, họ đã có thể có tôm, thịt cùng các loại nước ép trái cây.

Các dạng thực phẩm và gia vị từ tự nhiên được sử dụng trong các tàu vũ trụ

Đồ uống

Đồ ăn có thể làm nóng

John Glenn là phi hành gia người Mỹ đầu tiên được thử ăn trong môi trường không trọng lực, ông đã ăn nước sốt táo và thấy dễ tiêu. Trước đó, người đàn ông đầu tiên trong vũ trụ- Yuri Gagarin đã từng trải nghiệm bằng cách cho thịt xay nhuyễn và socola vào 3 ống nhôm dạng tuýp kem đánh răng. Những ống thức ăn ban đầu không ngon nên các nhà du hành đều nhanh chóng bị sụt cân. Họ mong chờ những món đồ đông lạnh, dù trong môi trường không trọng lực, chúng dễ dàng bị vỡ vụn.

Đồ khô đông lạnh

Một khay đồ ăn trên tàu con thoi

Hộp đựng đồ ăn trên trạm vũ trụ Quốc tế ISS

Các vấn đề về thực phẩm đã phần nào được giải quyết trong chương trình Gemini(giai đoạn 1962-1966). Những đồ ăn nhỏ được bọc ngoài một lớp gelatin chống vỡ, và các thực phẩm đông lạnh được đặt trong các túi nhựa đặc biệt. Việc cải tiến bao bì đã cải thiện chất lượng thực phẩm. Các phi hành gia Gemini đã có thể chọn lựa giữa cocktail tôm, thịt gà và rau, bánh bơ đậu phộng, nước sốt táo…cho bữa ăn của mình.

Đồ ăn trên tàu Gemini (1961-1966)

Những phi hành gia trong chương trình Apollo(1961-1975) là người đầu tiên có nước nóng trên tàu, khiến cho việc rã đông thực phẩm dễ dàng, cải thiện hương vị dễ dàng hơn bao giờ hết. Họ cũng là những người đầu tiên có thể ăn bằng bát và thìa.

Thực phẩm trên tàu Apollo (1968-1972)

Việc ăn trong không gian lại tiến thêm một bước dài trong chương trình Skylab. Skylab là trạm không gian đầu tiên của Hoa Kỳ. Ngày 14/5/1973, Skylab đã được phóng vào không gian. Skylab quay quanh Trái Đất trong thời gian 1973-1979. Khu vực sống trên tàu Skylab đủ rộng để đặp một tủ lạnh và tủ cấp đông ngay trên tàu. Thậm chí, nơi đây còn có cả phòng ăn và bàn ăn.

Khay thức ăn trên tàu Skylab (1973-1974)

Ngày nay, hầu hết các bữa ăn trong không gian diễn ra trong trạm vũ trụ quốc tế ISS, nơi các nhà du hành được thưởng thức mọi thứ, từ bít tết đến bánh sôcôla. Nhưng do nhu cầu dinh dưỡng và kho chứa nên các nhà du hành không thể ăn ngay khi có nhu cầu. Trạm vũ trụ hoạt động với một vòng quay thực đơn 16 ngày và mỗi nhà du hành được cung cấp hai món tùy lựa chọn. Đôi khi NASA cũng gửi lên một món ăn đặc biệt như bánh sinh nhật.

Phi hành đoàn STS-110 ăn trên bàn ăn của trạm vũ trụ Quốc tế ISS

Phi hành gia Shane Kimbrough và Sandra Magnus,trong nhiệm vụ STS-126 chụp ảnh chung với trái cây tươi nổi tự do trên tàu con thoi Endeavour

Năm 2008, thành viên ISS Sandra Magnus trở thành người đầu tiên đã nấu nướng trên tàu vũ trụ. Phải mất hàng tiếng để là nóng thức ăn, nhưng cô đã tạo ra các món khoái khẩu thực sự.

(Theo Depplus)

Các loại thực phẩm giúp móng tay cứng, đẹp

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho bộ móng của bạn trở nên khỏe đẹp, không bị yếu và gãy.

Để có được bộ móng tay, móng chân khỏe, đẹp đòi hỏi bạn phải có sự chăm sóc tỉ mẩn. Ngoài việc bạn cần chú ý lựa chọn những loại mỹ phẩm phù hợp để tránh gây tổn hại cho móng thì chế độ ăn uống của bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho bộ móng của bạn trở nên khỏe đẹp, không bị yếu và gãy.

Nếu bạn đang băn khoăn tự hỏi, không biết loại thực phẩm nào thì có thể hỗ trợ tối đa cho bộ móng thêm chắc khỏe thì bạn có thể tìm được câu trả lời cho mình ở bài viết dưới đây.

Dầu dừa

Bên cạnh giúp cho bạn có mái tóc và làn da đẹp, dầu dừa còn có công dụng chăm sóc móng chân, móng tay rất tuyệt vời.

Bạn có thể ăn hoặc bôi dầu dừa lên móng để chăm sóc, nuôi dưỡng bộ móng của mình. Dầu dừa giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Các thành phần trong dầu dừa như vitaminh A, D, E, K đều đóng vai trò rất tốt trong việc giúp cho móng tay khỏe, đẹp.

Cá hồi

Không thể thiếu sự góp mặt trong việc giúp móng phát triển khỏe đẹp đó cá hồi.

Thịt cá hồi chứa rất nhiều kẽm và protein, giúp cơ thể hấp thụ protein tiêu thụ tốt hơn. Bên cạnh việc giúp bạn chăm sóc tóc, làm đẹp da thì cá hồi còn chứa rất nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, giúp hỗ trợ sản xuất collagen kích thích sự tăng trưởng của bộ móng.

Rau bina

Nếu bạn muốn có được bộ móng khỏe đẹp thì không nên bỏ qua loại rau tuyệt vời này.

Rau bina có công dụng rất tốt trong việc giúp bạn bảo vệ bộ móng khỏe, chắc nhờ lượng vitamin A, vitamin B, C và folate có trong rau. Không chỉ đem đến cho bạn bộ móng đẹp, chắc khỏe, rau bina còn là thực phẩm rất có lợi cho tổng thể sức khỏe của cơ thể. Do đó đừng bỏ quên loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng tuần của mình bạn nhé!

Trứng

Trứng chứa nhiều protein tốt cho móng, tóc

Lượng protein, kẽm phong phú có chứa trong trứng sẽ là chiếc chìa khóa giúp nuôi dưỡng, chăm sóc bộ móng tay, móng chân của bạn trở nên chắc khỏe. tăng sức đều kháng để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn cho móng.

Thịt gà

Thực phẩm không thể thiếu cho cơ thể để giúp tăng đề kháng cho cơ thể và tốt cho móng

Trong thịt gà có 3 chất dinh dưỡng phong phú rất tốt cho sự phát triển của móng đó là protein, vitamin B và đặc biệt là kẽm. Với món ăn này, 1 tuần bạn nên ăn 2 bữa để có được bộ móng chắc khỏe.

Bông cải xanh

Ngoài việc thường xuyên chăm sóc, bảo vệ bộ móng châm móng tay của mình để có được bộ móng khỏe mạnh, thì ăn bông cải xanh sẽ giúp cơ thể bạn cũng sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu protein tốt hơn để nuôi dưỡng móng nhờ acid amin cysteine có trong bông cải. Vì thế đừng bỏ qua loại thực phẩm này nếu có được bộ móng chắc đẹp.

Phụ Nữ Kiều Việt

10 MÓN ĂN VẶT PHẢI THỬ Ở SÀI GÒN

 Sài Gòn nổi tiếng là thành phố có nhiều món ăn ngon, phong phú về chủng loại. Tính riêng các món ăn vặt, Sài Gòn đã có một danh sách dài những món độc đáo được nhiều người ưa thích như Bột chiên, bánh tráng trộn, gỏi bò…

Một trong những niềm vui còn sót lại của dân Sài Gòn có lẽ là lúc nào cũng được ăn phủ phê những món ngon lành. Cứ ra đường phố Sài Gòn, bạn sẽ bắt gặp hằng hà sa số hàng quán bán đồ ăn. Món chính ngon, mà món vặt cũng ngon. Nếu là lần đầu tiên bạn đặt chân đến Sài Gòn, bạn nhất định phải thử qua những món trong danh sách dưới đây.

1. Ốc

Lê la mấy tiếng đồng hồ ở Sài Gòn vào đêm mà chưa một lần bước vào quán ốc, gọi cho mình thố nghêu hấp xả, sò điệp nướng phomai, càng ghẹ rang muối ớt, sò lông nướng mỡ hành… thì nghĩa là bạn chưa thật sự hiểu Sài Gòn. Ốc được xem là món ăn không thể thiếu của người Sài Gòn. Có hàng trăm quán ốc mọc lên như nấm ở Sài Gòn và quán nào cũng đông nghẹt khách. Mỗi quán đều có riêng cho mình thực đơn đa dạng. Ốc Sài Gòn tươi roi rói, nêm nếm đậm đà và ăn hoài không ngán.

Càng ghẹ rang muối ớt, sò lông mỡ hành, sò huyết xào me hay chem chép nướng đều là những món không thể bỏ qua khi ngồi vào quán ốc. Ảnh: Đan Thảo

Giá ốc cũng dao động từ 20.000 đồng một đĩa dành cho quán bình dân đến 150.000 đồng một đĩa cho quán có tiếng hơn. Bạn có thể tham khảo một số quán ốc như ốc Xuân Hón trên Lê Thị Bạch Cát, quận 11; ốc Thành Long trên Trương Định, quận 3; những quán ốc ở quận 4 và quận 8.

2. Bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn, bánh tráng nướng là ba món bánh tráng khoái khẩu của giới trẻ Sài Gòn. Có giá dao động từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng, bánh tráng trộn được bán dọc những con đường Sài Gòn. Những chỗ bán ngon và có tiếng thường rất đông người mua.

Bên cạnh bánh tráng trộn, bạn còn có thể ăn bánh tráng cuốn chấm sốt me, bánh tráng nướng thơm ngon. Ảnh: Đan Thảo

Bánh tráng được xé nhỏ, cho thêm hành phi, sa tế, mỡ hành, đậu phộng, trứng cút, khô bò, xoài và rau răm, trộn đều lên trong bịch. Mỗi nơi bán sẽ có cách biến tấu riêng, mang vị đặc biệt. Bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn có thể được mua mang đi, còn bánh tráng nướng thường được ăn tại chỗ để giữ độ nóng giòn.

3. Gỏi khô bò

Với vị ngọt của nước bò, giòn của đu đủ, gỏi khô bò cũng là món yêu thích của người Sài Gòn. Có giá khoảng 15.000 đồng đến 18.000 đồng một đĩa, nhiều bạn trẻ khi nhạt miệng thường kéo nhau đi ăn gỏi khô bò. Nơi bán gỏi khô bò ngon nổi tiếng nhất có lẽ là ở công viên Lê Văn Tám, quận 3.

Nhờ sợi đu đủ xắt nhỏ, nước chấm chua ngọt đậm đà và bánh phồng giòn rụm mà gỏi khô bò ở công viên Lê Văn Tám lúc nào cũng đông khách. Ảnh: hcmc

Khi đến nơi, sẽ có người mang ra một miếng lót để bạn ngồi quanh gốc cây. Sau khi gọi món, một người sẽ mang đĩa gỏi khô bò ra cho bạn. Gỏi khô bò ở công viên Lê Văn Tám chỉ là quán vỉa hè nhưng đã tồn tại chục năm. Ở đây người bán cho thêm vài miếng bánh phồng giòn lên trên đĩa khô bò nên vị lạ không lẫn vào đâu được.

4. Phá lấu

Đối tượng thích món này nhất ở Sài Gòn phải kể đến những bạn sinh viên – học sinh và giới trẻ nói chung. Phá lấu có nhiều loại như phá lấu heo, gà vịt, phá lấu bò. Tuy nhiên, phá lấu bò là món được ưa chuộng hơn cả. Một chén phá lấu bò gồm lá sách, khăn lông, lách, gân…

Khi đói bụng mà được ăn một chén phá lấu nóng hổi cùng với ổ bánh mì vàng giòn thì không điều gì thích bằng. Ảnh: Đan Thảo

Thông thường ăn phá lấu sẽ kèm với bánh mì chấm, hoặc mì gói. Giá một chén phá lấu, mì phá lấu ngon tầm 15.000 đồng đến 30.000 đồng. Bạn có thể ăn phá lấu ở phá lấu Xóm Chiếu, quận 4; bánh mì phá lấu nổi tiếng khu quận 4 nằm ngay ngã tư Hoàng Diệu và Lê Quốc Hưng.

5. Trà sữa

Khắp ngóc ngách Sài Gòn, nơi nào cũng bán trà sữa. Mỗi tiệm trà sữa lại có một vị nước pha riêng. Bạn bè đi cùng nhau ngại vào quán ngồi thường ghé vào quán trà sữa chọn lấy một ly và cầm theo. Trà sữa phổ biến nhất hiện nay ở Sài Gòn là trà sữa Phúc Long. Với vị thế thoáng mát, nhiều người thường ra ngồi gần bến Bạch Đằng, gọi một ly trà sữa và uống với bạn bè. Trà sữa có vị trà đặc, uống khi bụng đói có thể dễ bị say, nhưng lại là vị yêu thích của nhiều người trẻ Sài Gòn.

Uống trà sữa cùng với bạn bè thân thiết là lựa chọn quen thuộc của giới trẻ Sài Gòn. Ảnh: Đan Thảo

6. Vú dê nướng

Ở Sài Gòn muốn ăn các món liên quan đến dê, đặc biệt là vú dê nướng và lẩu dê, mọi người thường tìm đến khu Trung Sơn, quận 7. Vú dê nướng thơm chấm với chao, ăn thêm một chén mì chan nước lẩu mới đúng điệu.

Vú dê nướng thường ăn cùng rau muống, đậu bắp. Khi miếng vú dê chuyển sang màu vàng sẫm, bạn sẽ gắp ra chấm chao và cho vào miệng. Ảnh: Linh Lê

Vú dê mềm, giòn giòn, được ướp gia vị đậm đà và được chủ quán mang ra kèm với một vỉ nướng. Bạn có thể tự nướng, khi hương thơm bốc lên và chín đều thì gắp cho vào chén. Đặc biệt chao chấm phải được pha ngon, không quá mặn cũng không quá ngọt, cho thêm chút sa tế cay vào. Món này là món khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt vào những lúc trời mát.

7. Xiên que

Món ăn vặt quen thuộc của nhiều người Sài Gòn, được bán ở vỉa hè hoặc trên những xe đẩy. Những xiên que này có thể gồm cá viên chiên, bò viên chiên, há cảo, trứng cút, đậu bắp hoặc đậu đũa cuộn… Thông thường, bạn có thể ngồi ăn xiên chiên ở công viên, cạnh bờ sông, quán vỉa hè trên đường Sương Nguyệt Ánh, quận 3. Một xiên có giá khoảng 7.000 đồng đến 10.000 đồng tùy nơi.

Cá viên chiên vàng giòn, nóng hổi được ăn kèm với đồ chua hoặc đu đủ chua để tăng vị. Ảnh: Linh Lê

8. Sủi cảo

Vốn là món ăn của người Hoa, nhưng trở nên phổ biến ở Sài Gòn. Con đường bán sủi cảo ngon nhất phải nói đến đường Hà Tôn Quyền, quận 5. Món này hơi giống hoành thánh, nhưng bên trong có thêm tôm và thịt nạc xay. Bạn dùng nĩa ghim sủi cảo rồi chấm vào tương đen pha tương đỏ. Một tô sủi cảo còn có thêm bong bóng cá, da heo, mựa… Đến quán sủi cảo, bạn còn có thể thử qua món sủi cảo chiên hoặc mì sủi cảo. Giá một tô sủi cảo dao động từ 35.000 đồng đến 40.000 đồng.

Sủi cảo Hà Tôn Quyền nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn. Bạn sẽ phải chờ vài phút mới được ăn vào giờ cao điểm. Ảnh: Đan Thảo

9. Bột chiên

Vào những lúc đói bụng nhưng cảm thấy khó chịu trong người, bạn có thể ăn qua món bột chiên. Bột chiên được cắt thành những khối vuông hoặc chữ nhật, chiên trên chảo phẳng, đập thêm một quả trứng gà, rắc thêm hành lá lên trên và múc ra cho vào đĩa. Một đĩa bột chiên ngon phụ thuộc nhiều vào bột và nước chấm. Món này vừa ăn vặt được, lại vừa có thể ăn no. Ngoài bột chiên, bạn có thể ăn thêm nuôi chiên, khoai môn chiên có vị cũng khá lạ. Một đĩa bột chiên thường có giá 15.000 đồng đến 20.000 đồng.

Một số nơi bán bột chiên còn có thêm đu đủ xắt sợi rải phía trên khá ngon. Ảnh:vietnamcayda

10. Kem nhãn

Chỉ với một viên kem, đậu phộng rắc bên trên, nhưng kem nhãn là một trong những món vặt mang đến cảm giác mát mẻ cho giới trẻ Sài Gòn. Ai đã ăn kem nhãn thì không thể dừng lại ở một ly, mà phải gọi thêm hai hoặc ba ly nữa. Giá một ly kem nhãn khoảng 6.000 đồng. Nổi tiếng về món kem này ở Sài Gòn là kem nhãn Chú Tám nằm trên đường Trương Hán Siêu, quận 1 hoặc đường Sư Vạn Hạnh, quận 10.

Múc một muỗng kem nhỏ, thêm hai hạt đậu phộng và ăn, bạn sẽ thấy kem tan mát rượi trong miệng. Ảnh: Linh Lê

Thảo Nghi (VNexpress.net)

LÀM ĐẸP HIỆU QUẢ VỚI ‘CHUYÊN GIA’ RAU MÁ

Rau má là loại rau quen thuộc với người Việt. Trong đời sống, chúng ta thường dùng rau má để nấu canh, làm gỏi, làm nước uống… với nhiều lợi ích cho cơ thể. Không những vậy, rau má còn được dùng để làm đẹp như một loại mỹ phẩm rẻ tiền mà hiệu nghiệm.

Rau má rất lành, có thể ăn hằng ngày. Nhưng rau má không chỉ là một loại rau mà còn là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu tiện…Đây là loại rau có tác dụng sát trùng, giải độc, thanh nhiệt, cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng cao chứa nhiều khoáng chất. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da của họ.

Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ… Không chỉ giúp ích cho quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da. Rau má vừa rẻ tiền lại rất phổ biến, vậy thì tại sao chị em chùng mình không khai thác triệt để những tính năng mà nó mang lại cho da nhỉ?

Dưỡng ẩm cho da

Bạn có thể dùng rau má để dưỡng da kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Bạn có thể dùng từ 30-40g rau má tươi mỗi ngày. Rau má khi mua về, bạn rửa sạch, giã nát hoặc xay nát, lọc lấy nước. Cho thêm một ít đường vào cho dễ uống. Sau đó bạn có thể lấy bã rau má dùng đắp mặt hoặc rửa mặt bằng nước rau má tươi.

Trị mụn

Nhiều người nghiên cứu cho thấy hoạt chất của rau má là những Saponin ( Axit Asiatic, Axit brahmic ) có tác dụng giúp các mô liên kết tái tạo nhanh chóng làm tổn thương mau lành và lên da non, giúp trị mụn hiệu quả.Ngày nay có nhiều loại thuốc trị mụn viên nang được chiết suất từ tinh chất rau má.

Làm liền sẹo trên da

Cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da. Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ của bạn.

Dù hơi khó tin nhưng thực sự nếu bạn chịu khó giã nát rau má dùng đắp lên vết sẹo hằng ngày sẽ có tác dụng làm mờ vết sẹo dù lâu năm.

Nền y học hiện đại đã chiết xuất lấy hoạt chất từ rau má làm thuốc chống sẹo lồi, làm vết thương mau lành, giảm bớt chứng giãn tĩnh mạch chi dưới …

Cần lưu ý là các hoạt chất nằm ở trong chất xơ (cellulose) của rau má, nếu chúng ta chỉ giã vắt lấy nước thì sẽ mất đi các hoạt chất này. Một số công trình nghiên cứu cho thấy các chất xơ có thể “kéo” cholesterol ra khỏi cơ thể, vì vậy nếu ăn các loại rau có nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể đào thải dần lượng cholesterol ra khỏi cơ thể.

Orchid (TH)

http://phunutoday.vn/dep/lam-dep-da-bang-rau-ma-43533.html

Hai chàng Tây làm clip ca ngợi Mỳ Quảng

Ca khúc “The Mì Quảng song” kết hợp giữa pop và rap của hai chàng trai tây cùng một số người bạn Việt Nam làm ở Đà Nẵng, sau 1 tuần đăng lên facebook đã thu hút 175 ngàn người xem và con số cũng tiếp tục tăng nhanh mỗi ngày.

Ca khúc do hai chàng Tây trong clip, Jake Schofield và Ashlin Aronin sáng tác, với nội dung bằng tiếng Anh, thỉnh thoảng có vài câu tiếng Việt: đói quá!, cơm, “mì quảng”, chợ, nước mắm, đi ăn sáng phải là mì Quảng ở chợ Phước Mỹ…

Ca khúc, bằng một giọng điệu đầy tinh nghịch, đã ca ngợi món Mỳ Quảng của đất Quảng Nam như một món ăn sáng tuyệt vời, bá đạo, thần thánh nhất nhưng cũng rất rẻ bèo (15 ngàn), dưới góc nhìn của người phương Tây “sành sỏi” các món ăn, nguyên liệu Việt vốn không dễ làm quen.

Tuy nhiên video clip cũng nhận được nhiều chỉ trích khi phần cuối clip, các bạn trêu đùa nhau bằng món ăn và các ý kiến cho rằng điều đó là “lãng phí”, “thô thiển”, thậm chí là “xúc phạm” sợi mì Quảng. Ý kiến phê phán phần cuối clip của Ryan Duy Hùng, một ca sĩ người Mỹ khá nổi tiếng trong cộng đồng youtube, đã nhận được nhiều like đồng tình.

Bên cạnh đó, có những bạn gửi lời cảm ơn đến tác giả ca khúc đã góp phần quảng bá món Mỳ Quảng đến với thế giới.

Mời các bạn cùng xem để đánh giá “The Mì Quảng Song”, có lẽ là ca khúc đầu tiên về món mì nổi tiếng của xứ Quảng:

Bé Thúi (MAV.vn)

Tác hại khi dùng dưa chuột sai cách

Quả dưa chuột là loại thực phẩm giàu vitamin C và các khoáng chất rất tốt cho sức khoẻ và làm đẹp. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, dưa chuột hoàn toàn có thể gây chết người.

Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.

Một tác hại lớn của việc ăn quá nhiều dưa chuột là bạn sẽ có nguy cơ mất nước và mất cân bằng cơ thể.

Hạt dưa chuột chứa cucurbitin và dầu béo có đặc tính lợi tiểu nhẹ. Việc ăn quá nhiều dưa chuột sẽ gây ra tình trạng lợi tiểu quá liều, và có thể dẫn đến mất nước và chất điện từ cơ thể, gây ra sự mất cân bằng, và thậm chí mất nước trong trường hợp nặng.

Phần lõi dưa chuột rất giàu vitamin C hay acid caffeic. Khi tiêu thu quá nhiều dưa chuột sẽ gây thừa vitamin C, nó sẽ chuyển hóa thành một chất pro-oxy hóa thúc đẩy sự phát triển của các gốc tự do và các tế bào gây tổn hại cơ thể trong điều kiện nhất định.

Hàm lượng nước trong dưa leo lên tới 90%. Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn. Lương nước dư thừa này có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.

Trong dưa chuột có nhiều kali,  lượng kali quá nhiều sẽ gây tăng kali trong máu – một điều kiện dẫn đến giảm chức năng thận. Đồng thời, nó có thể gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng.

Ngoài ra, bạn cần phải biết một thông tin rằng trong dưa chuột có chất độc, đó là vị đắng mà bạn đã từng ăn.

Các phần này chứa chất triterpenoids tetracyclic cực kỳ độc hại hay còn gọi là hợp chất cucurbitacins. Tiêu thụ quá nhiều chất này có thể gây ra nguy cơ tử vong.

Nước ép dưa chuột sẽ trở nên độc hại hơn nếu có vị đắng này, vì vậy, tốt nhất là nên tránh uống nước ép dưa chuột đắng.

Một số lưu ý khi ăn dưa chuột:

– Không kết hợp cùng đậu phộng: Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn đậu phộng luộc hay rang vàng. Đây là món ăn lạnh, nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.

– Không ăn lúc đói: Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.

– Không kết hợp dưa chuột + cần tây hay dưa chuột + ớt: Các enzyme trong dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể . Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh… không nên ăn cùng với dưa chuột.

Xem thêm:

Thoa Nguyễn 

Tổng hợp/Theo Nguoiduatin

8 LOẠI QUẢ CÓ THỂ DÙNG THAY MỸ PHẨM DƯỠNG DA

Ai cũng biết ăn hoa quả rất tốt nhưng loại hoa quả nào có tác dụng như loại mỹ phẩm để dưỡng da thì không phải ai cũng biết. Theo nghiên cứu thì 8 loại quả dưới đây, có hiệu quả tích cực đối với làn da đó là dâu tây, cam, chanh, dứa, táo, quả đào, anh đào.

1. Dâu tây

Hàm lượng đường trong quả dâu tây rất cao và còn giàu vitamin C và A, kali, axit và các loại khoáng chất. Vì thế ăn dâu tây cung cấp thêm nhiều chất cần thiết cho cơ thể và tăng cường các chất có tác dụng tích cực với làn da, giúp da tươi trẻ, trắng và mịn màng. Ngoài ra, dâu tây còn có công dụnglàm cho tóc  khỏe mạnh.



Nếu mỗi ngày bạn ăn 1 – 2 quả dâu tây còn có tác dụng làm trắng răng và thơm miệng.

Công dụng như mỹ phẩm, có tác dụng làm sạch da và tóc.

2. Quả cam


Trong cam rất giàu axit trái cây, nếu uống nước cam ép thì có lượng vitamin C cao hơn cả táo và nho. Cam có đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp da giữ ẩm, chống lão hóa da. Ngoài ra, còn thúc đẩy và tăng cường tính linh hoạt trong quá trình hoạt động của làn da.

 



Có công dụng như một loại mỹ phẩm, có khả năng hồi phục lại làn da khô, giữ da tươi trẻ.

3. Quả đào



Loại quả này chứa rất nhiều axit amin và có chất dinh dưỡng tự nhiên như: inositol, vitamin C, có tác dụng đẹp da, có hiệu quả làm trắng da,loại bỏ mụn, cũng có khả năng chống lão hóa cho làn da.

Ngoài ra, các chất trong quả đào có tác dụng trong việc hình thành bề mặt của tóc, giúp tóc phát triển.

4. Quả táo



Táo được mệnh danh là “vua của trái cây”. Táo ngoài công dụng đặc biệt với sức khỏe của phụ nữ. Ngoài ra, táo còn được coi như là một loại mỹ phẩm cực kỳ có giá trị.

Trong táo có các chất như caroten, magiê, acid và pectin và các chất dinh dưỡng và rất giàu vitamin C. Các chất trong táo có khả năng làm chậm lại quá trình “xuống cấp” của làn da, giúp chống lão hóa.

Trong táo có lượng nước lớn nên có tác dụng giữ độ ẩm cho làn da.

Nếu bạn muốn giảm cân hãy ăn táo.

5. Quả chanh

Các chất trong quả chanh giúp cho da của bạn trông thật tự nhiên vì thế loại quả này được chiết xuất để bào chế thành các loại mỹ phẩm có tác dụng trắng da.



Trong quả chanh giàu vitamin C, vitamin A, B1, B2 và PP cũng như các axit hữu cơ, axit citric, axit,….Vì thể không chỉ có tác dụng làm trắng da mà còn tăng tính linh hoạt trong việc làn da phải “đối mặt” với môi trường.

Quả chanh có tác dụng loại bỏ tế bào chết, chống lão hóa có công dụng như một loại mỹ phẩm.

6. Quả dứa


Dứa thuộc loại trái cây nhiệt đới, rất giàu các loại vitamin và có hiệu quả các loại bỏ da chết, thúc đẩy quá trình tái tạo da, có khả năng làm mềm da.



Ngoài ra, dứa cũng chứa một chất gọi là dứa enzyme, có tác dụng tích cực với quá trình làm sạch răng, trắng răng.

7.  Quả anh đào



Loại quả này không chỉ giàu vitamin C, mà còn giàu chất sắt và caroten, axit trái cây, khoáng chất và kali cao. Vì thế có tác dụng rất nhiều đến việc làm đẹp cho da giúp da trắng mịn, làm chậm lại quá trình lão hóa của da.

8. Cà chua



Cà chua có lượng calo thấp  nhưng giàu vitamin, khoáng chất, carbohydrates, protein và axit hữu cơ, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao,  được biết đến như ” kho chứa Vitamin C”. Vì thế quả cà chua có tác dụng  cân bằng da, chống lão hóa cho da.

Theo amthuc365

 

Những tác dụng không ai muốn của dưa leo

PNO – Dưa leo (dưa chuột) là loại rau được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích cho sức khỏe như giải nhiệt, lợi tiểu, thông ruột, giải độc…, dưa leo còn mang lại nhiều tác dụng phụ không tốt.

 Do đó, để sử dụng dưa leo hiệu quả hơn, bạn cần nắm rõ những tác dụng phụ của chúng dưới đây.

1. Dưa leo có chứa độc tố

Sự hiện diện của một số loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid trong thực phẩm này khiến nhiều người e ngại khi sử dụng.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh những độc tố này là nguyên nhân tạo ra vị đắng trong dưa leo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc tiêu thụ dưa leo ở mức vừa phải sẽ không gây hại đến sức khỏe.

2. Kích thích bài tiết lượng nước trong cơ thể

Hạt dưa leo có chứa nhiều cucurbitin, chất được cho là có tác dụng lợi tiểu. Mặc dù khả năng lợi tiểu tự nhiên này chỉ ở mức độ nhẹ nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Khi được tiêu hóa với số lượng lớn, thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, ảnh hưởng đến sự cân bằng các chất điện phân và là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.

3. Dư thừa vitamin C

Vitamin C là chất giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và là một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Vitamin C khi được tiêu thụ với lượng quá lớn sẽ hoạt động giống như một pro-oxidant ngăn cản trở lại chính quá trình ô-xy hóa tự nhiên của chúng. Điều này tạo cơ hội cho sự phát triển và lan rộng của các gốc tự do. Sự phát tán của các gốc gốc tự trong cơ thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, mụn, lão hóa hớm…

4. Gây hại cho thận

Tình trạng gia tăng lượng kali trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rắc rối như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, những rắc rối này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.

Chính vì vậy, thói quen ăn quá nhiều dưa leo có thể khiến thận bị tổn thương theo thời gian.

5. Ảnh hưởng tới tim

Hàm lượng nước trong dưa leo lên tới 90%. Lượng nước dư thừa dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại rau này.

Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.

Lượng nước dư thừa còn có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.

6. Đầy hơi và phù

Chất cucurbitacin trong dưa leo rất khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải các độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.

Do đó, nếu đã từng bị đầy hơi khi ăn những thực phẩm như hành, bắp cải, bông cải xanh…, bạn cần hạn chế tiêu thụ dưa leo vì có nguy cơ gây rắc rối cho dạ dày.

7. Dị ứng ở da và niêm mạc miệng

Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ về các phản ứng dị ứng của dưa leo trên cơ thể con người cho thấy những người bị dị ứng với chuối, trà hoa cúc, hạt hướng dương hay các loại dưa cũng có xu hướng bị dị ứng với dưa leo.

Ngay cả khi được nấu chín hay xay nhuyễn thì những triệu chứng dị ứng vẫn có thể xuất hiện. Do đó, cách tốt nhất là không nên dùng dưa leo nếu như bạn đã từng bị dị ứng với chúng.

8. Có thể gây viêm xoang

Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác cũng không nên ăn dưa leo.

Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.

9. Đối với phụ nữ đang mang thai

Mặc dù việc tiêu thụ dưa leo trong thời kỳ bầu bí vẫn được xem là an toàn, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ.

– Tác dụng lợi tiểu tự nhiên của dưa leo sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn.

– Do có nhiều chất xơ nên dưa leo sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.

Bí quyết phòng tránh tác dụng của dưa leo– Rửa sạch dưa leo dưới vòi nước đang chảy.- Gọt bỏ vỏ vì phần lớn lượng độc tố đều nằm trong lớp vỏ của loại rau này.- Thay vì ăn sống, hãy sử dụng dưa leo để chế biến thành những món ăn thường ngày mà bạn vẫn thích. Sau khi được nấu chín, lượng độc tố trong dưa leo cũng sẽ bị tiêu hao.

Xem thêm:

Hồng Xuân, http://phunuonline.com.vn/ (Theo Stylecraze.com)

NHỮNG MÓN “ĐỘC” ĐANG CHỜ BẠN KHÁM PHÁ Ở AN GIANG

   An Giang là xứ giáp biên, nơi hội tụ nhiều tập quán văn hóa khác nhau từ nhiều nước, điều đó tạo cho ẩm thực An giang nhiều nét độc đáo, thú vị mà không nơi nào có.

Khi đến với An Giang, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn đáng nhớ.

 

1. Gỏi sầu đâu

   Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi – An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím.

   Lá sầu đâu được chế biến thành nhiều món ăn, phổ biến nhất là sầu đâu chấm cá kho, thịt kho hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng, từng được coi là món ngon hiếm có trên đời. Chính vị mặn nồng của mắm hòa hợp với vị đăng đắng, hậu ngọt của lá sầu đâu sẽ làm cho vị giác lâng lâng khó tả, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu. Nhưng thực đơn nổi tiếng nhất ở An Giang xưa nay vẫn là món gỏi sầu đâu. Từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo.

   Vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá quyện với nhau càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào.

   2. Mắm ruột

   An Giang nổi tiếng về mắm và mắm ruột là món ăn làm từ ruột cá ngon, trộn với thính gạo lứt để chừng ba tháng. Mắm ngấu chao với đường thốt nốt lên vị rất ngon.

   Mắm sống ra ăn kèm với rau thơm, ớt “sừng trâu”. Người cầu kỳ ham thích đậm đà hương vị thì cho mắm chưng với thịt ba rọi, hột vịt, rắc chút hành tiêu, vài lát gừng xắt mỏng. Người ta thích ăn nóng hôi hổi, thoang thoảng hơi cay của sả ớt thì chọn mắm kho ăn kèm mớ rau đồng xanh mơn mởn.

   3. Xôi phồng chợ Mới

   Chợ Mới được phù sa bồi đắp quanh năm nên cây nếp bản địa chất lượng cao, hạt tròn, đẹp. Nếp kết hợp với đậu trồng trên đất rẫy cho ra món xôi dẻo thơm. Xôi chiên có màu vàng ươm, thơm, ăn rất ngon.

   Ăn xôi chiên phồng Chợ Mới có thể chấm với tương ớt, xì dầu hoặc ăn không vẫn “bắt”. Khách đến Chợ Mới, cù lao Giêng có thể thưởng thức xôi chiên với gà quay. Gà được nuôi thả vườn nên thịt dai và ngọt, được quay thủ công nên giữ được vị thơm của gà và mùi vị đặc trưng. Xôi phồng Kim Hương của bà Hồng Thu ở thị trấn Chợ Mới được nhiều người biết đến nhất.

   4. Tung lò mò

   “Tung lò mò″ chính là một tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là món ngon độc đáo của người Chăm ở An Giang. Từ lâu, người Kinh cũng ưa thích và chế biến món lạp xưởng bò gần giống như của người Chăm và hiện phổ biến rộng rãi ở phường Núi Sam, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn.

   Khác lạp xưởng lợn, lạp xưởng bò sau khi làm xong chỉ cần phơi cho khô là có thể đem chiên hoặc nướng. Hấp dẫn nhất là lạp xưởng nướng trên bếp than hồng. Khi nướng chín xong cắt ra thành viên có màu đỏ hồng, hương bay thơm phức không còn mùi mỡ bò.

   “Tung lò mò” nướng nên chín tới đâu, ăn tới đó. Bạn sẽ thấy vị ngọt bùi của thịt và mỡ bò, vị chua chua của cơm nguội lên men hòa cùng gia vị cay của ớt, lại ăn kèm với rau sống, rau cần tươi, vị chua của khế, vị chát của chuối sống. Lạp xưởng bò khi ăn phải chấm muối tiêu chanh hoặc tương ớt. Hấp dẫn hơn là có ăn kèm rau sống và ăn chung với bún hoặc bánh mì.

   5. Bánh phồng Phú Mỹ

   Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hình thành, tồn tại và phát triển gần 70 năm nay, có 50 cơ sở sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động. Trong đó, các gia đình nổi tiếng có truyền thống làm bánh như gia đình cụ Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm…

   Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng… tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi.

   6. Gà hấp lá trúc

   Đây là món ngon trên núi Cấm (Châu Đốc, An Giang). Trúc là loại cây có múi, mọc ở núi Cấm, hương vị độc đáo. Gà để hấp phải là gà thả vườn có trọng lượng 0,8-1kg, để nguyên con ướp sơ với muối, gia vị… rồi mang đi hấp cách thuỷ khoảng 20 phút. Thịt gà vừa chín tới dùng dao bén chặt thành miếng to cỡ 2 ngón tay, lá trúc xắt nhuyễn rải lên. Món ăn này mang đến cho thực khách cảm nhận được vị ngọt mềm của thịt, vị béo dai của da gà tơ hoà quyện với hương vị nồng the của lá trúc, ngọt chát của bắp chuối, cay cay của muối ớt…

Nguồn: Cẩm nang du lịch iVIVU.com