5 TRƯỜNG HỢP BỆNH CẦN KIÊNG TỎI

Tỏi là loại gia vị, đồng thời là loại dược liệu quý cho con người với khả năng phòng chống nhiều bệnh tật. Tuy vậy, không phải ai cũng thích hợp với loại nguyên liệu đặc biệt này.

Cho dù bạn không mắc bệnh đi nữa, thì ăn quá nhiều tỏi cũng không tốt. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn nhiều nhất 10g tỏi. 

Sau đây là những loại bệnh mà khi mắc phải, bạn cần hạn chế / tránh xa tỏi:

Tiêu chảy

Lúc bạn bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa đang bị tổn thương do vi khuẩn xâm nhập. Lúc này ăn tỏi sẽ gây kích ứng, càng dễ làm niêm mạc ruột tổn thương, xung huyết, nghẽn tắc những chất cần được tiêu hóa. Điều này làm bệnh càng trầm trọng hơn.


Bệnh về mắt

Tỏi có thể làm tổn thương mắt người bình thường nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài. Còn với người bị thị lực sút kém, hoa mắt, mắc các bệnh về mắt thì nên kiêng tỏi.

Viêm gan

Một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày gây kích thích mạnh, ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Nếu người ăn có bệnh gan thì điều này sẽ gây triệu chứng buồn nôn.

Hơn nữa, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.

Bệnh thận

Người mắc các bệnh về thận và đang uống thuốc điều trị cần kiêng tỏi vì tỏi làm mất hiệu quả của thuốc, hoặc làm xuất hiện tác dụng phụ của thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sức đề kháng yếu:

Ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu. Hơn nữa tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý hạn chế ăn tỏi.

Theo Trí Thức Trẻ

CÔNG DỤNG VÀ CÁCH LÀM ‘THẦN DƯỢC’ TỎI ĐEN

Tỏi đen là loại tỏi có màu đen sau quá trình lên men, trong chúng chứa nhiều thành phần hữu ích cho cơ thể. Loại tỏi này được dùng như một loại dược liệu giúp phòng ngừa ung thư và phòng chống nhiều bệnh cho cơ thể.

Tỏi có nhiều dược tính, đặc biệt là loại tỏi cô đơn của miền Trung. Theo các lương y, tỏi lên men thành tỏi đen thì công dụng càng tốt cho sức khỏe và có thể chế biến tại nhà.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM), các loại tỏi nói chung mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học quy mô lớn công nhận các hoạt chất trong tỏi có tác dụng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa truỵ tim mạch, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Để khắc phục mùi hôi cố hữu của tỏi, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp lên men tự nhiên để tạo ra tỏi đen mà vẫn bảo đảm dược tính của nó.

Tỏi đen sau khi lên men vừa không còn mùi khó chịu vừa tăng tác dụng chống ôxy hóa. Kết quả kiểm nghiệm ghi nhận trong thành phần của tỏi đen có rất nhiều hợp chất hữu ích như 18 axit amin, SOD enzin-polyphenol (chống ung thư), S-allyl cysteine (giảm mỡ máu)… Hiện nay trên thế giới, loại tỏi này được sử dụng phổ biến không chỉ làm thức ăn mà còn giúp chống lão hóa, giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng, phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường, ổn định huyết áp. Bác sĩ lưu ý: Khi ăn nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Chỉ nên ăn từ một đến 3 củ mỗi ngày, không dùng quá nhiều.

 

Tỏi đen. Ảnh: black garlic.

Ông Nguyễn Leo Long, nhà nghiên cứu quy trình lên men tỏi đen, cho biết, ở miền Trung nước ta có nhiều loại tỏi hiếm như tỏi cô đơn Lý Sơn, Phan Rang… được giới Đông y xếp loại là thảo dược quý. Hàm lượng dược chất trong tỏi cô đơn (còn gọi là tỏi một nhánh) cao hơn tỏi tép gấp 3-4 lần. Loại củ này sau khi lên men mang lại giá trị dược lý gấp 10 lần so với lúc còn tươi.

Theo ông Long, hiện nay có 2 cách làm tỏi đen phổ biến là lên men thủ công tại nhà và lên men công nghiệp quy mô lớn. Phương pháp công nghiệp có ưu điểm là lên men theo một quy trình khép kín ở nhiệt độ, độ ẩm và áp suất được lập trình tự động. Tuy nhiên vì phải đầu tư thiết bị hiện đại đắt tiền, cộng thêm giá tỏi cô đơn tươi mắc nên đội giá tỏi đen thành phẩm lên cao. Do vậy, không phải ai cũng có điều kiện mua dùng hàng ngày.

Để tiết kiệm, nhiều người làm tỏi đen tại nhà, đơn giản bằng nồi cơm điện, chỉ sau 25-30 ngày là dùngđược thay vì đúng quy trình từ 60 đến 65 ngày. Một số người còn dùng tỏi tép thay vì tỏi cô đơn để rút ngắn thời gian lên men.

Công cụ lên men tỏi tại nhà thường rất đơn giản, chỉ cần một chiếc nồi cơm điện hoặc một thiết bị nấu có thể điều chỉnh nhiệt độ. Vì tất cả đều phải làm bằng tay, ngay cả việc điều chỉnh nhiệt độ cũng phải canh chỉnh rất công phu nên không phải ai cũng thực hiện được đầy đủ các bước như hướng dẫn. Một số người có kinh nghiệm cũng thừa nhận rất khó để đảm bảo đúng điều kiện về nhiệt độ, thời gian lên men như quy định. Hơn nữa cách lên men thủ công tiềm ẩn nhiều rủi ro như hỏng nồi cơm điện do phải đun liên tục cả tháng trời, có thể gây chập mạch, cháy nổ, chi phí điện năng nhiều mà công suất thấp.

Mặt khác, ông Leo Long lưu ý trong quá trình lên men tỏi bằng nồi cơm điện, nhiệt độ thường không được kiểm soát một cách đồng nhất có thể khiến quá trình phản ứng hóa học liên kết các đơn chất đang được hình thành như kháng sinh allicin bị phá vỡ, các thành phần hữu cơ bị đốt cháy trở thành hợp chất dioxit carbon độc hại. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Ông khuyên mọi người nếu cần lên men với số lượng lớn (từ 10 kg trở lên), nên sử dụng máy lên men với quy trình đã được lập trình sẵn sẽ đảm bảo về chất lượng tỏi thành phẩm, đồng thời hạn chế rủi ro.

Thực tế đã có nhiều người tự làm tỏi đen tại nhà và thành công, như anh Trung ở TP HCM là một. Anh thiết kế lại nồi cơm điện sao cho có thể điều chỉnh nhiệt độ ở một mức nhất định. Thay vì phải mất 60-65 ngày lên men như bình thường, sau 20 ngày anh Trung đã lên men thành công 3 kg tỏi đen thơm ngọt như trái cây sấy khô. Hiện mẻ thứ hai của anh đã lên men được hơn 10 ngày.

Còn chị Ngân ở TP HCM cũng thử nghiệm làm tỏi đen và đúc kết kinh nghiệm: “Một kg tỏi tươi sau khi lên men 15 ngày chỉ còn lại chưa đầy nửa kg tỏi đen”. Chị khuyên: “Mọi người nên dùng tỏi cô đơn sẽ ngon và tốt hơn, đừng ham tỏi Trung Quốc rẻ mà kém chất lượng”. Bà mẹ một con cho biết nhiều bạn bè đến nhờ hướng dẫn công thức lên men “thần dược”, chị sẵn sàng chia sẻ, thậm chí đăng cả trên trên mạng xã hội để ai cũng có thể tham khảo và tự làm cho gia đình mình.

Cách lên men tỏi tại nhà

Bước 1: Chọn tỏi tươi.

Để lên men được tỏi đen chất lượng cao thì khâu lựa chọn nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Tốt nhất nên chọn những củ to và tròn, không bị xây xát, các phần bên trong cũng phải đảm bảo chất lượng.

Bước 2: Bảo quản.

Sau khi đã chọn được tỏi tươi tốt, để làm cho tỏi không bị thối rữa và mọc mầm, bạn cần bảo quản tỏi sớm nhất có thể. Hãy đặt tỏi ở nơi lạnh, nhiệt độ thích hợp từ 0 đến -1 độ C, độ ẩm không khí 70%.

Bước 3: Rửa và làm sạch tỏi.

Sau khi rửa sạch tỏi bằng nước sạch, phải để cho tỏi thật khô sao cho không còn giọt nước nào đọng lại trên bề mặt củ. Hãy đặt tỏi trong môi trường khô thoáng từ 4 tới 6 tiếng trước khi lên men.

Bước 4: Lên men.

– Đầu tiên hãy chọn một chiếc nồi điện có thể điều chỉnh đun ở nhiệt độ thấp từ 55 đến 65 độ C. Cần đảm bảo chiếc nồi này không có thiết bị đếm thời gian tự ngắt.

– Mua một lượng tỏi tươi vừa đủ, không bóc bỏ, cho vào một chiếc hộp thủy tinh hoặc nhựa chịu nhiệt. Lưu ý: Cần chọn hộp với kích cỡ vừa để đảm bảo khi đặt vào nồi điện vẫn có một khe hở nhỏ giữa hộp và thành nồi.

– Cho một chiếc nhiệt kế vào trong hộp chứa tỏi rồi quấn kín hộp bằng một màng nhôm mỏng. Cần đảm bảo một đầu nhiệt kế thò ra ngoài để có thể quan sát được chỉ số nhiệt độ. Tốt nhất, hãy chọn chiếc nồi điện có vung bằng kính để dễ dàng nhìn thấy chỉ số nhiệt độ trong nồi mà không cần mở vung nhấc đầu nhiệt kế ra xem.

– Cuối cùng, đặt hộp đựng tỏi vào nồi điện, cắm điện và bật chế độ nấu ở nhiệt độ khoảng 55 độ C. Để trong vòng 40 ngày, tỏi tươi sẽ tự lên men thành tỏi đen. Tỏi đen thành phẩm có thể bóc vỏ ăn ngay.

Thụy Ân (VNexpress.net)

Nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh-duong/lam-than-duoc-toi-den-tai-nha-3256014.html

NHỮNG MẸO NÊN BIẾT KHI SỬ DỤNG TỎI

 Tỏi là một gia vị, nguyên liệu và cũng là một vị thuốc chữa bệnh rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Để sử dụng tỏi một cách hợp lý, hiệu quả, không gì cần thiết hơn là tìm hiểu thêm về các đặc tính của chúng.

Chọn lựa và lưu trữ
Khi mua tỏi, bạn nên lựa những củ tỏi có vỏ bám chặt vào nhánh, không chọn củ có vỏ xốp, rời rạc. Cần tránh những củ tỏi đã lên mầm xanh.
Khi bảo quản,  nếu tỏi bị lên mầm, bạn có thể cắt bỏ mầm đi để sử dụng. Mầm tỏi có thể gây vị đắng khó chịu cho món ăn.
Lưu trữ tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không khí ẩm sẽ khiến tỏi mọc mầm hoặc bị thối, mốc.
– Tỏi xắt lát có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tới 5 tuần với điều kiện bạn cho chúng vào hộp đậy kín; điều này cũng đúng với tỏi đã bóc vỏ.
 
Chế biến tỏi
 
Trong các công thức nấu ăn, nếu bạn thấy 1 thìa cà phê tỏi bằm có nghĩa là 1 nhánh tỏi cỡ trung bình được bằm nhỏ; và 1 thìa canh tỏi bằm tương đương với 3 nhánh tỏi cỡ trung bình.
– Nếu muốn món ăn dậy mùi tỏi, bạn nên bằm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn tỏi trong dụng cụ ép thay vì xắt lát chúng.
– Có một lớp vỏ tỏi mỏng dính sát với lõi của tỏi; nếu dùng dụng cụ ép tỏi bạn không cần thiết phải loại bỏ lớp vỏ mỏng này trước khi ép tỏi.
– Khi phi thơm tỏi, tốt nhất bạn nên cho tỏi vào chảo dầu khi chảo còn chưa nóng và để tỏi nóng dần lên theo nhiệt độ của chảo; việc này tránh cho tỏi khỏi bị cháy – khiến cho món ăn có vị đắng.
Mùi vị của tỏi trở nên dịu hơn khi tỏi được nấu với các món súp, hầm; thời gian nấu càng lâu thì mùi tỏi càng dễ chịu.
– Muốn làm dịu mùi tỏi trong các món trộn, gỏi hay nước chấm, bạn có thể chần tỏi đã bóc qua nước sôi rồi mới tiếp tục bằm nhỏ hoặc xắt lát.
– Để khử hết mùi tỏi ra khỏi hơi thở của bạn, có thể nhai một lá mùi tây hoặc một hạt cà phê.
– Nếu sau khi chế biến đồ ăn mà tay bạn bị bám đầy mùi tỏi, hãy rửa tay với ít nước cốt chanh; hoặc đơn giản hơn – hãy cọ xát tay bạn vào đáy một chiếc thìa inox dưới vòi nước đang chảy một lúc, mùi tỏi sẽ được khử sạch hoàn toàn.


Theo Emily – MASK Online

CÁCH LÀM RƯỢU TỎI UỐNG ĐỂ CHỐNG UNG THƯ VÀ NHIỀU BỆNH KHÁC

CÁCH LÀM RƯỢU TỎI SAU ĐÂY DO Bác sĩ Ngô Văn Tuấn HƯỚNG DẪN. Bấm vào đây để xem công dụng của rượu tỏi: RƯỢU TỎI PHÒNG CHỮA UNG THƯ, NGỪA ĐƯỢC NHIỀU BỆNH 

Nguyên liệu:

  • – Tỏi già khô: 2 lạng
  • – Rượu trắng 45 độ: 400ml
  • – Lọ sạch

Thực hiện:

1. Tỏi bóc vỏ, xắt nhỏ rồi đập nát, sau đó đem ngâm vào rượu trắng trong lọ sạch.

2. Đậy nắp lọ cho kín, để chỗ thoáng mát. Độ 10 ngày là có rượu tỏi uống.

Cách sử dụng:

– Mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn sáng và trước khi ngủ, mỗi lần uống 40 giọt rượu tỏi pha cùng 5ml nước sôi để nguội.

– Sau một thời gian dài (1 năm trở đi), rượu cho thấy hiệu quả tốt.


Theo công thức của Bác sĩ Ngô Văn Tuấn – Sức khỏe và đời sống

LÝ DO ĐỂ GIA ĐÌNH NÀO CŨNG NÊN NGÂM MỘT HŨ RƯỢU TỎI

Chúng ta đã biết đến tỏi như một loại gia vị, đồng thời cũng là một loại dược liệu rất có tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh tật nguy hiểm. Nhưng tỏi không phải lúc nào cũng dễ ăn và dễ hấp thu. Có một cách để “đưa tỏi vào người” tốt và hiệu quả đó là sử dụng rượu tỏi.

Tỏi có chứa allicin, liallyl sunfid, ajoen, vitamin C, B6, mangan, canxi, phốt pho, selen,… là những chất quý giá, cần thiết cho cơ thể, trong đó allicin được coi là chất kháng sinh tự nhiên mạnh hơn cả penicillin. Theo bác sĩ Ngô Văn Tuấn, rượu tỏi giúp  dễ dàng dẫn các hoạt chất cần thiết của tỏi vào cơ thể tốt hơn. Sau đây là những tác dụng chính của rượu tỏi:

– Diệt khuẩn: Rượu tỏi có thể làm kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn trong những bệnh do vi khuẩn gây nên như thương hàn, viêm phổi, viêm màng não, lỵ trực trùng…

Ngừa ung thư: Trong rượu tỏi có chất chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn hình thành và phát triển của khối u ác tính, và làm trung hòa các gốc tự do (nguyên nhân làm hư hại tế bào). Germanium trong tỏi đang được các nhà khoa học nghiên cứu như một tác nhân hóa trị liệu chống lại ung thư. Chất này cũng giúp tăng cường miễn dịch ở các bệnh nhân ung thư.

– Giảm mỡ trong máu: Tác dụng làm giảm sự hấp thu Cholesterol xấu qua niêm mạc ruột và tăng cường sự đào thải Cholesterol, giảm cholesterol bên trong cũng như trên thành mạch máu, khiến cho rượu tỏi trở thành phương thuốc giảm mỡ máu có hiệu quả mạnh. Rượu tỏi cũng có thể ngăn ngừa cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực hay đột quỵ.

– Ngăn chặn huyết khối: Tác dụng ngăn chặn hình thành huyết khối, ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim của rượu tỏi có được, là nhờ tinh dầu của tỏi có thể chống sự kết dính tiểu cầu.

– Bảo vệ tim mạch: Rượu tỏi có chất tương tự như prostagladin I2 (prostacyclin) có khả năng ức chế sự kết tập tiểu cầu, lại giúp giãn mạch mạnh. Nhờ vậy ngăn được hiện tượng nghẽn mạch do tiểu cầu, giúp hạ huyết áp, giảm đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ajoen trong rượu tỏi làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu, giúp tránh nguy cơ nghẽn mạch. Rượu tỏi với những chất chống oxy hóa cực mạch còn giúp ngăn chặn tình trạng hình thành xơ vữa động mạch, cứng động mạch do mảng bám…

– Ngừa nhiều bệnh: Rượu tỏi rất tốt để điều trị ung thư da, ung thư dạ dày, chữa viêm khớp, giúp cơ thể trẻ đẹp, tăng cường tuổi thọ.

Bấm vào đây để xem cách làm rượu tỏi: CÁCH LÀM RƯỢU TỎI

 


Theo công thức của Bác sĩ Ngô Văn Tuấn – Sức khỏe và đời sống

Tuyệt chiêu trị mụn thịt nhanh chóng với tỏi tươi

 Những mẩu mụn thịt xấu xí nổi lên quanh mắt là nỗi “thù ghét” của nhiều người. Có nhiều cách để xóa bỏ chúng, trong đó, tỏi được coi là cách hữu hiệu và dễ dùng.

Trị mụn thịt bằng tỏi tươi

Nước ép tỏi

Tỏi với các tinh chất diệt khuẩn, kháng viêm từ xưa đã được coi là loại thuốc kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả. Rất đơn giản, bạn cắt vài lát tỏi tươi, chà đi chà lại lên nốt mụn cơm, hoặc có thể giã nát tỏi, đắp lên mụn cóc 5-10 phút.

Trị mụn thịt bằng tỏi và mật ong

Tỏi và mật ong. Cho 6 nhánh tỏi vào một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời từ 2-3 tháng. Dùng hỗn hợp này đắp mặt thay mặt nạ dưỡng da sẽ làm da luôn sạch sẽ và trắng mịn màng.

Trị mụn thịt bằng tỏi và dấm

Rửa sạch 2 củ tỏi tươi, bóc sạch vỏ rồi cho vào cối nhỏ, giã nát. Bạn nên tránh để cho nước tỏi dây vào mắt trong quá trình thực hiện.

Đổ nước ép tỏi tươi vừa giã ra chén nhỏ, sau đó cho một thìa cà phê dấm đảo đều lên

Sau đó, bạn dùng bông gòn sạch chấm đều lên các nốt mụn thịt. Cứ sau khoảng vài phút, bạn thực hiện lặp lại động tác này. Chờ khoảng 20 phút, bạn hãy rửa lại bằng nước ấm.

Một số lưu ý khi trị mụn thịt bằng tỏi

– Không nên sử dụng tỏi để trị mụn lâu dài, trị mụn thịt bằng tỏi trong thời gian dài sẽ khiến da bị kích ứng đặc biệt là da nhạy cảm

– Không dùng tỏi bôi lên mặt quá 3 lần/ngày, quá 3 lần/tuần vì có thể gây hại cho da

– Chống nắng kỹ càng cho da trước khi ra ngoài vì tỏi khiến cho da dễ bắt nắng

– Ngừng áp dụng ngay khi da có dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa rát…

Trên thực tế, tỏi chỉ giúp hạn chế tình trạng mụn thịt ở mức độ nhẹ, nếu mụn thịt quá dày, sâu và rộng thì bạn phải sử dụng đến giải pháp khác hữu hiệu hơn.

Theo Khỏe&Đẹp

NGƯỜI ĂN NHIỀU HÀNH TỎI: ÍT BỊ UNG THƯ

Hành tỏi từ lâu đã được coi là vị thuốc quý đối với sức khỏe. Một số nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng những người có  thói quen ăn hành tỏi sẽ tránh được nguy cơ mắc một số ung thư phổ biến.

Tỷ lệ mắc ung thư thực quản, tử cung và vòm họng ở những người cao tuổi có thói quen ăn hành thường xuyên thấp hơn nhiều so với mức trung bình của xã hội, Viện Nghiên cứu dược lý Mario Negri (Italy) khẳng định.

Một số nghiên cứu trước đây đã đưa ra kết luận tương tự, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi. Họ cho rằng đối tượng tham gia nghiên cứu là người Trung Quốc nên không thể chắc chắn rằng hành, tỏi có thể giúp ngăn ngừa ung thư ở người phương Tây. Với phát hiện này, có thể khẳng định rằng người phương Tây cũng được hưởng lợi từ tác dụng chống ung thư của hành, tỏi.

Theo tiến sĩ Carlotta Galeone, trưởng nhóm nghiên cứu, thì chưa thể khẳng định rằng hành, tỏi trực tiếp ngăn chặn ung thư. Ông cho rằng có thể những người thích hành, tỏi theo đuổi chế độ ăn nhiều rau quả và chính điều đó giúp họ giảm được nguy cơ mắc ung thư.

Mặc khác, những nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với tế bào ung thư cho thấy, các hợp chất có trong hành, tỏi có thể kìm hãm sự phát triển của các khối u. Chẳng hạn, những hợp chất của sulfur trong tỏi và flavonoid, tác nhân chống ôxy hóa trong hành, là một trong những chất có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của ung thư.

Phát hiện của Galeone và các cộng sự là kết quả phân tích 8 công trình nghiên cứu về tác dụng của tỏi, hành được tiến hành ở Italy và Thụy Sỹ. Các công trình này so sánh mức độ dùng tỏi trong khẩu phần giữa những người khỏe mạnh cao tuổi với những người mắc ít nhất một dạng ung thư. Các nhà nghiên cứu đã hỏi những người tham gia về chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thói quen khác của họ.

Đối với ung thư thực quản, nhóm của Galeone phát hiện ra rằng phụ nữ và nam giới ăn hành 7 lần trở lên trong tuần giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh so với những người không ưa rau. Tương tự, những người ăn tỏi ít nhất 7 lần trong tuần có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn những người không bao giờ dùng tỏi trong khẩu phần khoảng 25%. Những người thích tỏi và hành cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng, miệng, thận và tử cung thấp hơn.

Theo Galeone, với những gì đã biết về các đặc tính sinh hóa của các hợp chất có trong hành và tỏi, sẽ là một ý tưởng hay nếu bạn thêm hai thứ rau này vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cách khôn ngoan nhất là trộn chúng với nhiều loại rau khác.

Một số nghiên cứu trước đây khẳng định rằng tỏi và cà chua có tác dụng chống ung thư, Galeone cho biết. Ông nhấn mạnh rằng, nói chung, các chuyên gia đều khuyên mọi người ăn nhiều loại rau quả khác nhau trong khẩu phần ăn hằng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

Việt Linh – VNexpress.net (theo Reuters)

Những ứng dụng bất ngờ của Tỏi (phần 2)

[MAV.vn] Tỏi không chỉ là một loại gia vị, thực phẩm bổ dưỡng. Bên cạnh công dụng ngăn ngừa và chữa được nhiều chứng bệnh, trong đó có cao huyết áp, ung thư… tỏi còn biết đến với rất nhiều “tài lẻ” khác.

Trị mụn trứng cá:

Tỏi có thể dùng như một loại mỹ phẩm hỗ trợ trị mụn trứng cá nhờ khả năng thanh lọc máu cộng với tính kháng khuẩn của nó. Bạn có thể chà nhẹ mặt cắt tỏi sống lên mặt để trị mụn. Hoặc nghiền nát tỏi lấy nước để thoa vào chỗ mụn.

Kháng sinh

Tỏi nghiền được coi là một loại kháng sinh mạnh có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn. Nếu bạn bị thương trong trường hợp chưa thể đi đến bác sĩ, hãy thử bôi tỏi lên vết thương để ngăn nhiễm trùng.

Câu cá

Thật là kỳ lạ là cá lại thích mùi hương của cái món thường được nấu chung với chúng. Hãy thêm chút hương tỏi vào mồi câu cá xem, hiệu quả bất ngờ đấy!

Đẩy nhanh hồi phục vết thương:

Bổ sung tỏi vào bữa ăn của bạn sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình làm lành vết thương

Trị rộp môi:

Nếu bạn bị rộp môi, hãy bôi một ít tỏi sống nghiền nát vào môi. Đây là cách dân gian rất hữu hiêu.

Giảm cân:

Những người cần giảm cân thường được các bác sĩ khuyên tăng lượng tỏi vào khẩu phần hàng ngày. Các nghiên cứu cho thấy những con chuột ăn nhiều tỏi sẽ giảm trọng lượng và chất béo dự trữ trong thân thể.

Chữa ngứa bàn chân

Nếu bị nấm ngứa ở bàn chân, thay vì gãi mãi không được, bạn hãy ngâm chân vào chậu nước ấm có nước cốt tỏi hoặc vài miếng tỏi dập.

Chữa đau họng:

Nấu tỏi sống trong một lượng nước nhỏ, thêm mật ong và đường, vậy là bạn đã có 1 chai siro tỏi chữa đau họng hiệu quả nhờ vào tính kháng khuẩn mạnh của tỏi. Nếu muốn đơn giản hơn, bạn chỉ cần ngâm tỏi trong nước rồi uống.

Bạnh Bư tổng hợp.

Xem tiếp: NHỮNG ỨNG DỤNG BẤT NGỜ CỦA TỎI, PHẦN 1 

NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT KHI NÊM NẾM GIA VỊ

Hành, tỏi, đường, muối, tiêu… là những gia vị hết sức quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Sử dụng gia vị đúng cách sẽ giúp cho các món ăn ngon miệng và bổ dưỡng hơn, bớt đi độc tính, bảo vệ sức khỏe của bạn.

DẦU ĂN: Dầu ăn là thành phần không thể thiếu của hầu hết các món ăn. Tuy vậy, hãy nhớ nếu dầu quá nóng, trên 200 độ C sẽ tạo ra một loại khí độc hại là acrolein, làm tạo ra một lượng lớn peroxide có thể gây ung thư. Dầu quá nóng còn làm mất chất dinh dưỡng của món ăn. Vậy, với các món chiên xào, nên cho thức ăn vào khi dầu vừa bắt đầu nóng.

ĐƯỜNG: Đường giúp tăng hương vị của các món chiên, nướng. Tuy vậy, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ, vì đường có thể dễ dàng làm món ăn bị cháy khét. Đường cháy còn mang đến vị đắng cho món ăn.

BỘT NGỌT: Bột ngọt (mì chính) chỉ nên nêm khi thức ăn đã chế biến gần xong. Nếu là món trộn, nên hòa tan bột ngọt rồi mới cho vào trộn. Nếu nêm bột ngọt trong nước nóng quá sớm, bột ngọt sẽ tạo ra vị nhẫn đắng, lại còn không tốt cho sức khỏe.

NƯỚC MẮM: Nước mắm để lại một hương vị tuyệt hảo, nhưng chỉ nên nêm khi món ăn sắp hoàn thành, vì vị của nước mắm dễ bị biến đổi khi nấu lâu trong nhiệt độ cao, ngoài ra lượng đạm và các vitamin trong nước mắm cũng dễ bị hao hụt nếu nấu lâu trên bếp.

XÌ DẦU: Xì dầu hay nước tương cũng mang lại hương vị khác lạ cho món ăn, nhưng cũng như nước mắm, không nên nấu lâu ở nhiệt độ cao để giữ chất dinh dưỡng và không biến đổi hương vị.

BỘT CÀ RI: Không cần phải nấu cà ri mới dùng bột này. Ướp thịt (lợn, bò, gà, vịt) với chút cà ri sẽ giúp hương vị món ăn thêm đậm đà hấp dẫn.

TIÊU: Nên hạn chế ướp tiêu ngay từ đầu, vì khi tiêu tiếp xúc với nhiệt độ cao, sẽ dễ dàng sản sinh ra độc tố gây ung thư. Nên rắc tiêu sau khi món ăn đã hoàn tất.

GỪNG: Ướp gừng trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển) giúp tăng hương vị cho món ăn. Ngoài ra chất phân giải protein trong gừng còn có tác dụng hóa giải độc tố và khả năng gây dị ứng của thực phẩm. Gừng cũng giúp làm thịt mau mềm.

TỎI: Tỏi là gia vị tốt cho sức khỏe. Tuy vậy không nên cho quá nhiều vào thức ăn vì vị tỏi rất mạnh, có thể lấn át hương vị của nguyên liệu, nhất là gà, vịt. Khi xào tỏi với rau, không nên xào từ đầu để tránh khỏi bị cháy khét.

HÀNH: Hành củ thái nhỏ có thể cho vào nồi kho từ giai đoạn đầu. Với món cá hấp, lót hành dưới rồi xếp cá lên, sẽ làm cho cá thơm hơn nhiều.

MUỐI: Muối là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực. Khi nấu thịt, nên cho muối từ đầu để thịt được đậm đà. Còn khi nấu canh, muốn cho canh có vị ngọt của xương thì nên nấu xương cho nhừ rồi mới nêm muối. Khi xào thức ăn, cho muối vào từ đầu cùng với dầu, bạn đợi khoảng 1 phút sau rồi mới cho thức ăn vào xào nấu, như thế có thể loại bỏ hầu hết các chất độc aflatoxin trong muối.

DẤM: Giấm có tác dụng khử béo, khử tanh, tăng hương vị cho món ăn. Dấm còn có tác dụng làm mềm chất xơ trong rau củ, ngăn chặn sự hòa lẫn vitamin trong nguyên liệu khi nấu ở nhiệt độ cao, vì vậy với món có sử dụng giấm, nên ướp ngay từ đầu.

TRÀ: Trà xanh và trà đen ngoài việc tạo hương vị đặc biệt cho món ăn, trong chúng đều có chất làm mềm tự nhiên, thích hợp để làm mềm thịt. Pha trà thật đậm đặc, chờ nguội rồi ướp với thịt ngay từ đầu cùng với các loại gia vị khác, thịt khi nấu sẽ mềm thơm, tốt cho sức khỏe.

Bé Thúi tổng hợp (MAV.vn)

Những ứng dụng bất ngờ của Tỏi (phần 1)

[MAV.vn] Tỏi không chỉ là một loại gia vị, thực phẩm bổ dưỡng. Bên cạnh công dụng ngăn ngừa và chữa được nhiều chứng bệnh, trong đó có cao huyết áp, ung thư… tỏi còn biết đến với rất nhiều “tài lẻ” khác.

Ngăn rụng tóc:

Trong tỏi có nhiều hợp chất allicin, có thể ngăn rụng tóc hiệu quả. Bạn chỉ cần xắt lát tỏi rồi chà lên da đầu, hoặc bôi nước tỏi ngâm dầu ăn lên.

Chữa lở loét

Với đặc tính kháng viêm đã được chứng minh, tỏi hoàn toàn có thể được coi là loại thuốc trị loét hiệu quả. Cách dùng: dán 1 lát tỏi lên chỗ loét, hoặc bôi nước cốt tỏi vào.

Đẩy lùi cơn đau răng

Hãy để một lát tỏi vào chỗ răng đau để làm dịu cơn đau răng.

Đuổi muỗi:

Muỗi thường bỏ trốn khi ngửi được những mùi hợp chất có hại cho chúng, và tỏi cũng thuộc dạng này. Bạn thử đặt một nhánh tỏi ở nơi thường có muỗi, hoặc bôi nước tỏi lên da.

Đuổi ve, bọ chéc

Ít ai biết rằng trong bếp nhà họ có một loại thuốc trị ve chó, bọ chéc và nhiều loại côn trùng hiệu quả. Bạn bôi tỏi lên thân thể, hoặc trộn vào thức ăn cho vật cưng, và cả con người, để phòng tránh côn trùng gây hại.

Trừ sâu

Sâu cũng là loại côn trùng có thể diệt bằng tỏi. Thậm chí thuốc trừ sâu từ tỏi hiệu quả chẳng kém bất cứ loại thuốc nào. Thử trộn tỏi sống, nước tỏi với tiệu và xà phòng để xịt trừ sâu.

Keo dính

Người Trung Quốc đôi khi dùng tỏi để dán màng địch tử (loại sáo trúc có màng), thậm chí là dán kính. Hãy thử nghiệm dùng nước tỏi để dán những vật dụng trong nhà bạn, bạn sẽ bất ngờ đấy!

Hút dằm, gai khỏi da thịt

Khi bạn bị dằm đâm vào da, nếu chưa đến mức phải đi bác sĩ, thì hãy ép một lát tỏi vào chỗ da đó rồi băng lại. Tỏi sẽ hút dằm, gai ra giúp bạn.

Hỗ trợ tình dục:

Đây là công dụng của tỏi thường được nói nhiều trong các tài liệu cổ cũng như trong dân gian. Hãy thêm tỏi vào bữa ăn của bạn để cải thiện đời sống sinh lý.

Làm tan băng

Một thị trấn ở Iowa, Hoa Kỳ đã dùng muối tỏi để làm tan băng đóng tên mặt đường vào mùa đông.

Bạnh Bư tổng hợp

Xem tiếp: NHỮNG ỨNG DỤNG BẤT NGỜ CỦA TỎI, PHẦN 2

Sử dụng gia vị đúng cách

Không nên nêm mì chính vào lúc thức ăn đang sôi ở nhiệt độ cao, chỉ tầm 70 – 80 độ C là vừa phải.

Tỏi, hành

Đây là gia vị có mùi hăng nên bạn cần cẩn thận về liều lượng khi dùng. Nếu ướp hành, tỏi quá tay bạn sẽ làm mất mùi vị đặc trưng của thực phẩm.

Khi rán trứng với hành, các bà nội trợ thường trộn đều hành với trứng rồi đổ cùng lúc vào chảo rán. Thói quen này sẽ không tận dụng được mùi thơm của hành, làm trứng và hành chín không đều. Cách làm đúng là cho hành, tỏi vào dầu trước, xào đến khi hành tỏa mùi thơm rồi cho trứng vào sau.

Không nên dùng hành tây, tỏi tây để trang trí món ăn. Chỉ dùng nấu chung với các nguyên liệu khác để tận dụng hết mùi thơm.

Giấm

Giấm giúp khử mùi và tăng hương vị cho món ăn. Một số người làm món sườn xào chua ngọt hay cho giấm vào sớm. Như thế, mùi giấm sẽ át mất vị ngọt, thơm đặc trưng của thịt và đường khi rán vàng. Chỉ pha giấm với nước sốt cà và rưới lên sườn đã chín vàng, đun sôi vài phút, nhấc xuống.

Khi chế biến các món nộm gỏi, trộn có thịt, bạn nên dùng chanh thay giấm.

Quế và hồi

Khi dùng dạng cây, bạn cho chúng vào lúc ướp nguyên liệu và lúc nấu để tận dụng hết hương thơm. Nếu dùng dạng bột, bạn nên hòa với một ít nước.

Không cho quế, hồi vào dầu đang nóng vì sẽ gây cháy, món ăn có mùi hăng và vị đắng.

Hạt tiêu

Các bà nội trợ hay ướp tiêu vào thức ăn trước khi chế biến để tạo mùi thơm. Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất mùi thơm đặc trưng. Tốt nhất, chúng ta chỉ nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.

Ngoài ra, trong hạt tiêu có một lượng dầu rất nhỏ để giữ hương thơm. Tiêu xay sẵn sử dụng tiện lợi nhưng sẽ bị mất mùi nhanh chóng. Do đó, các bà nội trợ muốn giữ tiêu dùng lâu dài nên để nguyên hạt, cất nơi khô thoáng. Khi cần dùng mới lấy tiêu ra xay nhuyễn. Như vậy, tiêu sẽ đảm bảo thơm ngon.

Mật ong

Trong mật ong có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như carbohydrate, chất chống ôxy hóa, axít béo, axít amin, các vitamin và khoáng chất. Các chất này dễ bị phân hủy khi ta đun nóng, chưng cất mật ong ở nhiệt độ cao. Chỉ nên pha mật ong vào nước ấm, trà hoặc sữa ở khoảng 40 độ C trở xuống.

Khi bảo quản mật ong, nên để trong lọ thủy tinh, nơi tránh nắng. Không nên để trong lọ kim loại vì dễ bị biến chất và có thể gây ngộ độc khi dùng. Khi thấy trong lọ mật có nhiều bọt khí nghĩa là đã biến chất, nên bỏ đi.

Gừng

Gừng thường được dùng để ướp thịt, cá và khử mùi tanh. Trong gừng có chứa men zingibai làm thịt mau mềm. Khi sử dụng, bạn nên rửa sạch và để cả vỏ vì có tác dụng chữa bệnh và tăng hương vị.

Không nên dùng những củ gừng để lâu vì có chứa độc tố lưu huỳnh gây hại cho gan.

Mù tạt

Gia vị này giúp khử mùi tanh của thủy hải sản và kích thích vị giác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì chất enzyme tạo mùi của mù tạt rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Bạn không nên dùng mù tạt thay ớt khô hoặc ớt bột trong các món lẩu cay.

Đường, mì chính (bột ngọt)

Khi thực hiện các món rán và nướng, bạn chỉ nên dùng ít đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu gây mất thẩm mỹ và có vị đắng.

Khi nêm mì chính, chúng ta không nên cho vào lúc thức ăn đang sôi ở nhiệt độ cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chỉ nên cho mì chính vào khi thức ăn để khoảng 70 – 80 độ C. Đồng thời, người nội trợ nên nêm một lượng nhỏ mì chính vừa đủ để kích thích vị giác. Không nên cho quá nhiều loại gia vị này vào thức ăn vì một số người dị ứng với bột ngọt có thể bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí bị ngộ độc.

NS