UỐNG NƯỚC ÉP BÍ ĐỎ SỐNG: ĐẸP DA, PHÒNG CHỐNG NHIỀU LOẠI BỆNH

 

Bí đỏ (bí ngô, bí rợ) là loại thực phẩm quen thuộc của mọi người trên khắp thế giới. Nếu không nấu chín mà dùng như một loại hoa quả để làm nước ép, món này có thể mang lại những lợi ích trên cả mong đợi.

Trong bí ngô chứa nhiều vitamin B1, B2, B6, C, D, Beta carotene, lutein, zeaxanthin… ngoài ra trong loại quả này còn nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ cùng các chất khoáng như canxi, kẽm, đồng, sắt, kali.

Bí rợ có nhiều màu vỏ khác nhau, nhưng đều mang lại lợi ích quý giá cho cơ thể.

Nước ép bí ngô không chỉ là loại nước ép ưa thích trong truyện Harry Potter. Bạn có thể dùng nó để mang lại những tác dụng tuyệt vời sau cho cơ thể:

Đẹp da:

Nước ép bí rợ sẽ bổ sung những chất chống viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chứng viêm do côn trùng, môi trường thường gây ra mụn, mủ, sưng tấy. Sử dụng loại nước này đều đặn giúp cơ thể thanh lọc, qua đó giúp da khỏe mạnh. Vitamin C, E, A và kẽm trong loại nước này giúp da bạn mau lành các tổn thương do nóng trong.

Tăng cường miễn dịch

Trong nước ép bí ngô chứa nhiều khoáng chất, sinh tố C, giúp cơ thể bạn đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Nước ép bí đỏ rất ngon miệng và bổ dưỡng.

Ngăn xơ cứng động mạch

Động mạch sẽ lưu thông tốt hơn nếu bạn uống nước ép bí ngô. Sử dụng nước này đều đặn làm giảm nguy cơ đột quỵ hay các cơn đau tim.

Trị táo bón

Nếu bị táo bón do stress hay do ăn uống, hãy uống một ly nước ép bí ngô trước khi đi ngủ hoặc trước khi ăn sáng. Bí ngô giàu chất xơ, rất tốt cho tiêu hóa.

Ngăn loét dạ dày, tá tràng

Bí ngô giúp ruột tiêu hóa thực phẩm nhanh, loại bỏ chất động khỏi đường tiêu hóa, qua đó ngăn ngừa và chữa lành các vấn đề về dạ dày, tá tràng cũng như các nhiễm trùng trong ruột.

Làm mát cơ thể

Khi bị nóng, nhiệt, một cốc nước ép bí ngô là cách làm hạ nhiệt cơ thể hiệu quả vì tính mát của loại bí này.

Bổ gan

Gan cũng sẽ được bảo vệ, thanh lọc nếu bạn uống nửa cốc nước ép bí ngô mỗi ngày 3 lần.

Bổ mắt

Beta-carotene, lutein, zeaxanthin trong bí ngô rất có lợi cho sức khỏe cơ mắt cũng như hoạt động của dây thần kinh liên quan đến mắt. Đây là thực phẩm rất tốt để bảo vệ mắt không bị viêm nhiễm. Người lớn tuổi bị đục thủy tinh thể, loạn thị, thoái hóa điểm vàng là những đối tượng nên dùng loại nước ép này thường xuyên.

Bổ tim

Bí ngô giúp loại trừ cholesterol xấu, làm sạch động mạch, giúp kiểm soát huyết áp, làm trái tim hoạt động khỏe hơn. Đây là thực phẩm rất tốt cho người bị gặp các vấn đề về tim.

Sơ chế bí đỏ trước khi ép, xay

Tốt cho người hen suyễn dị ứng

Trong bí ngô có chất giảm đau và chất chống oxy hóa làm ngăn và giảm các chứng hen suyễn dị ứng.

Bổ thận

Nước ép bí ngô đã được chứng minh là rất tốt cho bệnh nhân thận. Với trường hợp sỏi thận nhẹ, người bị sỏi thận có thể khỏi mà không cần điều trị nếu uống một ly nước ép bí ngô hàng ngày cho đến khi hết sỏi. Nước ép bí cũng giúp loại bỏ độc tố khỏi thận, giúp thận khỏe mạnh.

Trị trầm cảm

Nếu bạn lúc nào cũng cảm thấy muốn sụp đổ, hãy thử dùng nước ép bí ngô. Bí ngô làm tăng mức L-tryptophan trong cơ thể giúp lấy lại cảm giác hạnh phúc, vực dậy tinh thần của bạn.

Trị mất ngủ

Khi ép nước ép bí ngô, cho thêm một nửa thìa mật ong, nó sẽ trở thành một liều thuốc giúp dễ ngủ, ngủ ngon.

CÁCH LÀM NƯỚC ÉP BÍ ĐỎ:

Bí ngô (bí đỏ, bí rợ) mua về gọt bỏ vỏ, lấy hạt ra để giành (vì hạt bí rất bổ không nên vứt), phần thịt bí ta thái nhỏ rồi đem cho vào máy ép trái cây ép lấy nước. Có thể pha nước này với sữa, sữa chua hay đường để dễ uống.

Bạn cũng có thể xay bí đỏ thành sinh tố cùng với sữa, đường.

Bảo Thoa (tổng hợp từ Boldsky.com, Health.com)

RAU LANG: MÓN NGON CHỮA ĐƯỢC NHIỀU BỆNH

 

Rau lang là món rau quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Không chỉ ngon, mát, rẻ tiền, đây còn là loại rau bổ dưỡng, có những tác dụng chữa bệnh.

Theo Đông y, rau khoai lang tính bình, không độc, vị cam, bổ hư tổn, tốt cho khí lực, giúp tì vị khỏe mạnh, tư thận âm. Rau lang chữa được chứng kén ăn, tỳ hư, thận âm không ổn định. Trong dân gian, rau lang còn được gọi là “sâm nam” vì tác dụng chữa bệnh của nó.

Sau đây là những tác dụng của rau lang với cơ thể:

Rau lang xào tỏi cũng ngon không kém gì rau muống (Ảnh: phunutoday)

Tốt cho người bị tiểu đường

Rau lang được khuyên nên dùng trong các bữa ăn của người bị tiểu đường do đặc tính làm giảm đường trong máu. Lưu ý là với người tiểu đường nên ăn rau lang chứ không ăn củ, vì trong củ có chứa tinh bột nhiều.

Ngọn rau lang non, màu đỏ có chứa chất gần giống insulin (chất này không có ở lá già), rất tốt cho người tiểu đường.

Chữa buồn nôn, ốm nghén, chán ăn

Vitamin B6 trong rau lang có thể làm giảm chứng buồn nôn ở phụ nữ ốm nghén khi mang thai giai đoạn đầu. Rau lang cũng giúp chữa kén ăn, làm ăn uống ngon miệng hơn.

Thanh nhiệt, giải độc

Bữa ăn rau lang thường được dân gian áp dụng để giải nhiệt cơ thể trong thời tiết nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt. Rau lang có thể thanh nhiệt, làm mát cơ thể và giải độc tố hiệu quả.

Chữa táo bón

Rau lang có nhiều chất xơ, vị ngọt, tính mát, đặc biệt có chất nhựa tẩy chừng 1,95% trong lá rau, nên ăn vào sẽ tốt cho tiêu hóa, nhuận trường.

LƯU Ý KHI ĂN RAU LANG:

– Rau lang kiêng kị với người bị tiêu chảy, thấp trệ, đường huyết thấp, viêm dạ dày đa toan.

– Không nên ăn rau lang (và cả khoai lang) khi quá đói, vì lúc này đường huyết đang thấp, ăn vào lại làm giảm đường huyết, khiến bạn dễ bị mệt đuối.

– Rau lang luộc chín có tác dụng nhuận trường, chữa táo bón, trong khi rau lang sống lại khiến bạn bị táo bón. Nên lưu ý điều này.

– Để cân bằng dưỡng chất, nên ăn rau lang với nước mắm, mắm, hoặc chất đạm động thực vật.

– Nếu dùng nước rau lang, nên dùng nước thứ hai, vì nước đầu hay bị chát, hăng.

– Rau lang chứa nhiều calci, nếu ăn quá thường xuyên có thể sinh sỏi thận.

Bảo Hòa (tổng hợp)

10 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ LÁ HẸ

Rau hẹ là một thực phẩm, gia vị dễ ăn, ngoài ra từ lâu nó cũng được cho là vị thuốc chữa bách bệnh. Trong đó, ngoài tác dụng nổi tiếng là bổ thận, tráng dương, hẹ còn rất nhiều tính năng rất quý giá khác. Sau đây là 10 bài thuốc đơn giản từ lá hẹ để điều trị một số bệnh phổ biến:

Viêm tai giữa: Lá hẹ rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi nhỏ vào lỗ tai bị thối mỗi ngày vài lần đến khi khỏi. Nếu côn trùng chui vào tai cũng dùng cách này để đuổi ra.

Nam yếu sinh lý, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh: Hẹ tươi giã nát, vắt lấy nước rồi uống ngày 2 lần trong 1 tuần.

Trị chứng đau ngang thắt lưng, dương suy, thận lạnh: Lấy 2 lạng lá hẹ, 30 gram thịt trái hồ đào, xào chín bằng dầu mè. Mỗi ngày ăn một lần, sau 1 tháng sẽ thấy kết quả.

Đau họng: Huơ nóng một nắm hẹ, đem đắp vào phần trước cổ rồi lấy đồ băng lại. Khi hẹ nguội thì huơ tiếp 1 nắm hẹ khác thay vào. Làm nhiều lần sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. Có thể làm cách khác là giã nát lá và củ hẹ đắp vào cổ (không cần huơ nóng), băng lại cho khỏi rớt. Trong lúc đắp thì nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt những ngụm nước.

Tiểu ra máu, chảy máu cam: Giã nát 1 ký hẹ, vắt lấy nước, cho nửa ký sinh địa xắt nhỏ vào nước này ngâm, rồi phơi ngoài nắng to cho tới khi sinh địa chuyển qua màu đen, nước hẹ khô đi thì đem vào nhà, giã nhuyễn bằng cối, rồi se lại thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần 2 viên. Dùng với canh củ cải trắng hiệu quả rõ rệt.

Suyễn: Lá hẹ giã nát lấy nước uống, hoặc sắc lên uống.

Đau răng: Lấy 1 nhúm rau hẹ (còn rễ), rửa sạch rồi giã nhuyễn, đắp vào chỗ đau. Mỗi lần đắp cách nhau 2 giờ.

Bệnh trĩ: Khi búi trĩ lòi ra ngoài không co lại được, ta dùng khoảng 200gr hẹ sống thái nhỏ, thêm tí giấm vào xào lên cho nóng. Sau đó bọc vào vải sạch, lăn vào chỗ trĩ đến khi nguội thì thôi. Cứ làm vậy thời gian sẽ thấy hiệu quả.

Cồn cào, buồn ói: 70g hẹ giã nhuyễn, vắt lấy nước, 20g gừng sống giã nhuyễn, vắt lấy nước, đem 2 thứ này hòa vào sữa tươi, hâm lên cho nóng rồi uống sẽ thấy kết quả ngay.

Ho, cảm mạo do lạnh: Lấy 2 lạng hẹ, kèm theo 0,2 lạng gừng tươi và 1 ít đường, đem trộn lên rồi hấp chín, ăn cả nước lẫn cái sẽ thấy giảm bệnh.

Táo bón: Lấy hạt rau hẹ rang lên cho vàng, hòa 5gr uống với nước sôi, ngày 3 lần sẽ sớm khỏi.

Mỹ Mạnh (MAV.vn)