10 LỢI ÍCH KHIẾN BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA RAU MÙI TÂY

Rau MÙI tây rất ngon và chúng ta cũng biết nó có thể mang lại hơi thở thơm tho cho người sử dụng. Bên cạnh đó, có những tác dụng thật sự khiến rau mùi tây là một thực phẩm bổ dưỡng cần thiết trong bữa ăn gia đình.

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Những hợp chất hữu cơ như myristicin trong rau mùi tây làm ngăn sự hình thành khối u ở phổi đồng thời cân bằng các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá. Nó cũng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng. Trong rau mùi tây có nhiều vitamin C là chất giúp phá hủy các gốc tự do gây ung thư.

Chữa rối loạn dạ dày, giúp ngon miệng

Mùi tây là vị thuốc công hiệu để chữa rối loạn dạ dày. Nó cũng làm bạn ăn ngon hơn.

Chống viêm

Vitamin C, luteolin, flavonoid trong mùi tây đều là những chất làm tốt vai trò chống viêm. Chúng ngăn sự thoái hóa xương, giúp ta tránh được các chứng viêm xương, viêm khớp mãn tính.

Cải thiện hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ khỏe mạnh hơn nhờ vào vitamin C, A có trong loại rau này. Vitamin A bảo vệ đường ruột, hô hấp, tiết niệu, niêm mạc mắt đồng thời làm tăng sức đề kháng của các tế bào bạch cầu, giúp ngăn nhiễm trùng. Vitamin C giúp collagen phát triển tốt.

Giảm bệnh thấp khớp

Vitamin C trong rau giúp cơ thể hấp thụ sắt, nó cũng có chức năng lợi tiểu để loại bỏ nước thừa ra khỏi thân thể. Công dụng này giúp mùi tây có thể làm giảm bệnh thấp khớp.

Chắc xương

Vitamin K trong rau mùi tây giúp bạn có hệ thống xương chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ đau khớp, viêm khớp.

Bảo vệ tim

Mùi tây làm giảm cholesterol trong máu, giúp thanh lọc máu. Máu của bạn sẽ lưu thông dễ dàng hơn, điều này giúp tránh xa các triệu chứng về tim mạch.

 

Làm phục hồi vết thương

Rau mùi tây còn thuốc sát khuẩn. Hãy dán rau mùi tây lên vết thương, vết bầm trên da bạn. Bạn sẽ thấy đỡ đau hơn và vết thương sẽ mau hồi phục hơn.

Chữa nhiễm trùng tai

Rau mùi tây còn được dùng làm thuốc điều trị cho người bị điếc. Nó thật sự hiệu quả để trị các chứng do nhiễm trùng tai.

Ngăn thoái hóa điểm vàng

Quá trình lão hóa khiến cho mắt bạn dần mắt tầm nhìn đi, và rau mùi tây giúp ngăn cản điều này nhờ tính chống oxy hóa, ngăn tia cực tím của nó.

Ngăn thiếu máu

Trong rau mùi tây có nhiều chất sắt, rất thích hợp với người thiếu máu cũng như giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Thanh Huệ (tổng hợp)

RAU LANG: MÓN NGON CHỮA ĐƯỢC NHIỀU BỆNH

 

Rau lang là món rau quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Không chỉ ngon, mát, rẻ tiền, đây còn là loại rau bổ dưỡng, có những tác dụng chữa bệnh.

Theo Đông y, rau khoai lang tính bình, không độc, vị cam, bổ hư tổn, tốt cho khí lực, giúp tì vị khỏe mạnh, tư thận âm. Rau lang chữa được chứng kén ăn, tỳ hư, thận âm không ổn định. Trong dân gian, rau lang còn được gọi là “sâm nam” vì tác dụng chữa bệnh của nó.

Sau đây là những tác dụng của rau lang với cơ thể:

Rau lang xào tỏi cũng ngon không kém gì rau muống (Ảnh: phunutoday)

Tốt cho người bị tiểu đường

Rau lang được khuyên nên dùng trong các bữa ăn của người bị tiểu đường do đặc tính làm giảm đường trong máu. Lưu ý là với người tiểu đường nên ăn rau lang chứ không ăn củ, vì trong củ có chứa tinh bột nhiều.

Ngọn rau lang non, màu đỏ có chứa chất gần giống insulin (chất này không có ở lá già), rất tốt cho người tiểu đường.

Chữa buồn nôn, ốm nghén, chán ăn

Vitamin B6 trong rau lang có thể làm giảm chứng buồn nôn ở phụ nữ ốm nghén khi mang thai giai đoạn đầu. Rau lang cũng giúp chữa kén ăn, làm ăn uống ngon miệng hơn.

Thanh nhiệt, giải độc

Bữa ăn rau lang thường được dân gian áp dụng để giải nhiệt cơ thể trong thời tiết nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt. Rau lang có thể thanh nhiệt, làm mát cơ thể và giải độc tố hiệu quả.

Chữa táo bón

Rau lang có nhiều chất xơ, vị ngọt, tính mát, đặc biệt có chất nhựa tẩy chừng 1,95% trong lá rau, nên ăn vào sẽ tốt cho tiêu hóa, nhuận trường.

LƯU Ý KHI ĂN RAU LANG:

– Rau lang kiêng kị với người bị tiêu chảy, thấp trệ, đường huyết thấp, viêm dạ dày đa toan.

– Không nên ăn rau lang (và cả khoai lang) khi quá đói, vì lúc này đường huyết đang thấp, ăn vào lại làm giảm đường huyết, khiến bạn dễ bị mệt đuối.

– Rau lang luộc chín có tác dụng nhuận trường, chữa táo bón, trong khi rau lang sống lại khiến bạn bị táo bón. Nên lưu ý điều này.

– Để cân bằng dưỡng chất, nên ăn rau lang với nước mắm, mắm, hoặc chất đạm động thực vật.

– Nếu dùng nước rau lang, nên dùng nước thứ hai, vì nước đầu hay bị chát, hăng.

– Rau lang chứa nhiều calci, nếu ăn quá thường xuyên có thể sinh sỏi thận.

Bảo Hòa (tổng hợp)

CHỮA VIÊM XOANG BẰNG RAU KINH GIỚI VÀ MẬT ONG

Viêm xoang – hiện tượng viêm nhiễm các xoang cạnh mũi, là một bệnh rất phổ biến. Viêm xoang có những triệu chứng như đau các vùng mặt, chảy dịch, nghẹt mũi… rất khó chịu. Viêm xoang nặng thậm chí còn dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. 

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm xoang bằng Đông Y lẫn Tây Y, trong đó, cách chữa viêm xoang bằng rau kinh giới được coi là hiệu quả và dễ dàng.

Trong rau kinh giới có những chất giúp giảm đau, chống viêm rất hiệu quả cho người bị các vấn đề về hô hấp nói chung, trong đó có viêm xoang.

Sau đây là phương pháp trị viêm xoang bằng rau kinh giới và mật ong:

Chuẩn bị: 

– Rau kinh giới

– Mật ong

Thực hiện:

– Lá kinh giới mua về rửa sạch, nhặt lá hỏng, đem thái nhỏ, phơi cho thật khô.

– Dùng 1 thìa nhỏ lá kinh giới đã phơi khô, đem sắc với nước cho sôi 15 phút, lúc này tinh dầu trong lá kinh giới sẽ hòa vào nước.

– Dùng nước vừa sắc, đem pha với một chút mật ong cho có vị ngọt (lưu ý không dùng đường).

– Nếu thấy khó uống, có thể pha với chút nước cốt chanh.

– Ngày uống 2-3 cốc nước rau kinh giới, duy trì đều đặn trong một thời gian sẽ thấy ngay hiệu quả.

Thần Ân (tổng hợp)

Cách nấu CANH SƯỜN NẤM RAU CỦ

Món sườn sẽ khó ngán hơn nếu được hầm cùng rau củ. Kết cấu giòn giòn của nấm tuyết cũng giúp cho món ăn thêm hấp dẫn.

Nguyên liệu

  • – 3 lạng sườn heo
  • – 1 tai nấm tuyết
  • – 5 lạng hột sen tươi
  • – Táo đỏ: 1 lạng
  • – Cà rốt: nửa lạng
  • – 1 lít nước
  • – Rau ngò
  • – 1/2 muỗng cafe tiêu
  • – Hột nêm

Cách làm:

 Sườn heo mua về chần sơ qua nước sôi, rửa lại bằng nước lạnh rồi chặt miếng vừa ăn. Ướp sườn với 1 muỗng cafe hột nêm.

 Cà rốt xắt miếng vừa ăn (tỉa hoa nếu thích). Nấm ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn.

 Bắc nồi nước đủ nấu canh đun sôi rồi cho thịt sườn vô nấu với lửa vừa cho sôi rồi vặn lửa liu riu hầm sườn. Trong khi hầm nhớ hớt bọt cho sạch.

 Sườn gần mềm thì ta cho cà rốt, táo, hột sen vào nấu cho thịt và các loại rau củ chín mềm.

 Cuối cùng mới cho nấm tuyết vào, nêm lại gia vị vừa miệng là được.

 

BÁT CANH MỒNG TƠI CÓ THỂ CHỮA NHỮNG BỆNH NÀO?

Rau mồng tơi tính hàn, vị ngọt rất được nhiều người ưa chuộng trong những ngày thời tiết nóng nực. Tuy vậy không phải ai cũng biết đây là loại rau rất tốt cho cơ thể với tác dụng chữa được nhiều bệnh.

– Trong trường hợp xuất tinh quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng.

Trị bệnh trĩ

Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.

Giảm chất béo, cholesterol

Rau mồng tơi được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng

Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm thân trọng nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.

Tốt cho người tiểu đường

Rau mồng tơi giúp thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao.

Trị hơi thở nóng khó chịu

Nếu bị chứng mũi thở phì phò ra hơi nóng rất khó chịu thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát lọc bã ăn vào các buổi trưa, cách này rất công hiệu lại mát bổ.

Chữa yếu sinh lý

Trong trường hợp xuất tinh quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.

Giảm chất béo, cholesterol

Rau mồng tơi giúp giảm chất béo trong cơ thể

Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol: cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.

Trị táo bón, nóng ruột

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng rất thích hợp để trị táo bón

Tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Ngoài giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe mồng tơi còn có tác dụng làm da hồng hào, tóc đen mượt.

Canh rau mồng tơi giúp lợi sữa

Làm đẹp da

Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

Làm lành vết thương, tốt cho xương khớp

Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp

Theo Khoe & Dep

10 CÁCH “ĐỐI XỬ” SAI LẦM THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI RAU CỦ

Rau củ là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho bảo đảm dinh dưỡng và an toàn. Sau đây là những sai lầm thường gặp  khi sử dụng rau xanh:

Xào nấu lâu trên lửa nhỏ: Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng, thay vì nấu rau ở lửa nhỏ trong thời gian dài, thì bạn nên bật lửa lớn và xào nấu nhanh chóng. Như vậy sẽ tránh việc các sinh tố trong rau bị phân hủy hết.

Không nấu ngay sau khi sơ chế: Các vitamin trong rau sẽ bị oxy hóa dần từ khi bạn cắt, lặt rau. Nên hãy nấu ngay sau khi sơ chế và ăn ngay sau khi nấu.

Nấu xong chưa ăn ngay: Đây cũng là một bước để làm thất thoát chất dinh dưỡng trong rau trước khi cho vào cơ thể. Tốt nhất là cá tiến trình sau nên làm liên tục: rửa > cắt > nấu > gắp ra khỏi chảo > ăn ngay và luôn.

Bỏ phần lá: Phần lá rau cũng nhiều vitamin như các phần khác, không nên bỏ đi.

Gọt hết vỏ rau củ: Nhiều người cho rằng gọt sạch láng vỏ rau củ là an toàn, và nghĩ rằng phần vỏ chẳng có giá trị gì. Nhưng ở nhiều loại rau củ, sự thật thì phần vỏ còn bổ hơn phần ruột, ví dụ bí đỏ, củ cải, cà dái dê, cà rốt…. Vậy trừ khi vỏ nó quá dày, bạn không cần phải gọt hết vỏ mà chỉ cần rửa sạch trước khi chế biến.

Ăn cái bỏ nước: Nước rau khi xào nấu, tuy đôi khi nhạt nhẽo nhưng luôn chứa đa phần các chất dinh dưỡng trong rau. Nếu ăn rau mà bỏ nước rau thì thật là quá phí.

Thái rau rồi mới rửa: BẠn nên làm ngược lại, vì rửa rau sau khi cắt cũng là rửa bớt chất dinh dưỡng trong rau.

Trữ lâu ngày: Mua sẵn rau xanh để trong tủ lạnh rồi dùng dần trong tuần là sai lầm nhiều người mắc phải. Lý do là chất dinh dưỡng sẽ thất thoát nhanh chóng từ khi rau xanh được nhổ khỏi mặt đất. Ví dụ, sau 24 giờ, các loại rau như rau ngót, rau cải sẽ mất tới 84% lượng sinh tố C nếu trữ trong nhiệt độ 20 độ C.

Nấu rau lâu: Không chỉ làm mất chất dinh dưỡng, nấu rau quá lâu còn khiến cho nitrate trong rau biến thành nitrit nitrat, dễ gây ngộ độc ở trẻ em.

Trụng rau rồi mới nấu: Không cần phải trụng rau rồi mới nấu, nếu bạn không muốn một lượng chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất phòng chống ung thư có trong rau bị thất thoát sau khi trụng.

Bạnh Bư (tổng hợp)