Có những người uống tì tì mãi mà không có dấu hiệu say, trong khi một số người lại cảm thấy muốn nằm vật ra chỉ sau vài ngụm bia rượu. Hãy cùng nhau xem những lời giải thích cho hiện tượng này.
Thiếu ngủ
Nếu không được ngủ đủ giấc trong một thời gian, tửu lượng của bạn sẽ giảm đi trông thấy. Thiếu ngủ kéo theo sự mệt mỏi, trì trệ của hệ thống thần kinh, khiến bạn lừ đừ, suy nghĩ và phản ứng chậm chạp hơn, trong khi say xỉn thì lại nhanh hơn.
Đổi múi giờ
Việc di chuyển từ múi giờ này sang múi giờ khác khiến cho đồng hồ sinh học và quá trình trao đổi chất bị biến đổi theo. Việc này khiến gan của bạn làm việc kém hiệu quả hơn, khiến bạn mau say dù uống ít. Hiện tượng này sẽ mất sau một vài ngày, khi bạn đã quen với múi giờ mới.
Cảm sốt
Các chứng bệnh bởi virus hay chứng cảm lạnh khiến cho cơ thể bạn mất nước, gây nên hiện tượng thiếu chất lỏng để hóa giải rượu. Điều này khiến cho nồng độ cồn tăng nhanh trong máu. Một số loại thuốc cảm có chức năng chống buồn ngủ, nếu dùng với rượu chúng có thể khiến bạn choáng, dễ say hơn.
Lười vận động
Tập thể dục nhiều, cơ thể bạn sẽ tăng trưởng cơ bắp và dự trữ nước tốt hơn. Ngược lại, lười vận động khiến cho cơ thể bạn thiếu nước, không pha loãng rượu hiệu quả.
Sút ký
Việc sút ký kéo theo giảm lượng nước trong cơ thể. Và kết quả là giống như khi bạn bị cảm, lười vận động: dễ say rượu hơn.
Quá tuổi 25
Ở độ tuổi 25, bạn bắt đầu thấy cơ thể mình bớt khỏe mạnh đi. Bạn có thể nhận thấy điều này khi uống bia rượu: nó dễ say hơn bình thường.