Cách làm GỎI KHẾ TÔM THỊT

Một món gỏi chua nhẹ của khế kết hợp với tôm thịt sẽ luôn khiến mọi người không ngừng đũa.

Nguyên liệu:

  • – Khế chua: 1 trái
  • – Dưa leo: 1 trái
  • – Thịt ba rọi: 2 lạng
  • – Tôm: 3 lạng
  • – Quế, gia vị.

Cách làm:

Bước 1:

– Thịt mua về rửa sạch, luộc chín với tí muối rồi để thịt nguồi, xắt sợi nhỏ.

Bước 2:

– Tôm rửa sạch cắt râu, luộc chín, vớt ra dĩa để ráo.

Bước 3:

– Khế cắt bỏ phần diềm (cạnh), xắt cọng nhỏ rồi xếp thành bó, bóp cho ra bớt chất chua.

– Dưa leo rửa sạch, gọt bớt vỏ rồi xắt sợi. Rắc vô dưa leo một ít muối, để 15 phút rồi vắt cho dưa leo ráo nước.

Bước 4:

– Pha nước trộn gỏi gồm: 2 muỗng súp nước mắm + 2 muỗng súp đường + 2 muỗng súp nước lọc + ớt bột, hòa tan, nêm nếm vừa khẩu vị.

– Trộn dưa, khế, thịt, tôm vào tô to, thêm nước trộn vào cùng với rau quế thái nhỏ, trộn cho thật đều, nêm nếm tùy sở thích.

– Ăn ngay sau khi trộn xong mới ngon.

theo Cún Khang

Cách làm LÒNG GÀ XÀO DỨA

Lòng gà xào dứa là món ăn ngon miệng và hấp dẫn. Bạn có thể tận dụng nguyên liệu từ bộ lòng gà hay mua nguyên liệu ngoài chợ. Món này rất dễ làm và lại còn nhanh nữa.

Nguyên liệu:

  • – Lòng gà: 2 bộ
  • – Dứa: 1 trái (lựa trái còn hơi xanh)
  • – Dưa leo: 2 trái
  • – Hành củ, hành lá, ớt to
  • – Dầu hào, nước mắm, hột tiêu.

Chuẩn bị

– Lòng gà bóp muối kỹ để rửa cho sạch, sau đó cho vào nồi với chút gừng đập dập, luộc chín, xắt lát nhỏ vừa ăn.

– Dưa leo bỏ ruột, dứa bỏ mắt gọt vỏ, hai thứ này xắt miếng nhỏ vừa ăn (đồng cỡ với lòng gà)

– Hành lá xắt khúc, hành củ băm nhỏ, ớt sừng bỏ hột xắt sợi.

Thực hiện:

– Làm nóng chảo dầu, cho hành củ băm vào phim thơm rồi trút lòng gà vào xào kỹ, cho thêm 1 muỗng cafe nước mắm. Lòng chín thì trút ngược ra dĩa.

– Tiếp tục cho chút dầu ăn vô chảo, làm nóng lại rồi cho dứa vào xào chín mềm, nêm thêm 1 muỗng cafe dầu hào. Dứa chín thì trút dưa chuột vô xào cùng tới khi dưa leo vừa chín.

– Trút lòng gà vào lại chảo để xào tiếp cho nóng. Nêm nếm lại gia vị vừa miệng rồi rắc hành lá xắt nhỏ vào đảo tới khi hành lá vừa ngấm thì tắt bếp.

– Cho ra dĩa, rắc tí tiêu, ăn với cơm nóng.

Bảo Tố

Tác hại khi dùng dưa chuột sai cách

Quả dưa chuột là loại thực phẩm giàu vitamin C và các khoáng chất rất tốt cho sức khoẻ và làm đẹp. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, dưa chuột hoàn toàn có thể gây chết người.

Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.

Một tác hại lớn của việc ăn quá nhiều dưa chuột là bạn sẽ có nguy cơ mất nước và mất cân bằng cơ thể.

Hạt dưa chuột chứa cucurbitin và dầu béo có đặc tính lợi tiểu nhẹ. Việc ăn quá nhiều dưa chuột sẽ gây ra tình trạng lợi tiểu quá liều, và có thể dẫn đến mất nước và chất điện từ cơ thể, gây ra sự mất cân bằng, và thậm chí mất nước trong trường hợp nặng.

Phần lõi dưa chuột rất giàu vitamin C hay acid caffeic. Khi tiêu thu quá nhiều dưa chuột sẽ gây thừa vitamin C, nó sẽ chuyển hóa thành một chất pro-oxy hóa thúc đẩy sự phát triển của các gốc tự do và các tế bào gây tổn hại cơ thể trong điều kiện nhất định.

Hàm lượng nước trong dưa leo lên tới 90%. Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn. Lương nước dư thừa này có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.

Trong dưa chuột có nhiều kali,  lượng kali quá nhiều sẽ gây tăng kali trong máu – một điều kiện dẫn đến giảm chức năng thận. Đồng thời, nó có thể gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng.

Ngoài ra, bạn cần phải biết một thông tin rằng trong dưa chuột có chất độc, đó là vị đắng mà bạn đã từng ăn.

Các phần này chứa chất triterpenoids tetracyclic cực kỳ độc hại hay còn gọi là hợp chất cucurbitacins. Tiêu thụ quá nhiều chất này có thể gây ra nguy cơ tử vong.

Nước ép dưa chuột sẽ trở nên độc hại hơn nếu có vị đắng này, vì vậy, tốt nhất là nên tránh uống nước ép dưa chuột đắng.

Một số lưu ý khi ăn dưa chuột:

– Không kết hợp cùng đậu phộng: Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn đậu phộng luộc hay rang vàng. Đây là món ăn lạnh, nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.

– Không ăn lúc đói: Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.

– Không kết hợp dưa chuột + cần tây hay dưa chuột + ớt: Các enzyme trong dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể . Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh… không nên ăn cùng với dưa chuột.

Xem thêm:

Thoa Nguyễn 

Tổng hợp/Theo Nguoiduatin

Những tác dụng không ai muốn của dưa leo

PNO – Dưa leo (dưa chuột) là loại rau được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích cho sức khỏe như giải nhiệt, lợi tiểu, thông ruột, giải độc…, dưa leo còn mang lại nhiều tác dụng phụ không tốt.

 Do đó, để sử dụng dưa leo hiệu quả hơn, bạn cần nắm rõ những tác dụng phụ của chúng dưới đây.

1. Dưa leo có chứa độc tố

Sự hiện diện của một số loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid trong thực phẩm này khiến nhiều người e ngại khi sử dụng.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh những độc tố này là nguyên nhân tạo ra vị đắng trong dưa leo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc tiêu thụ dưa leo ở mức vừa phải sẽ không gây hại đến sức khỏe.

2. Kích thích bài tiết lượng nước trong cơ thể

Hạt dưa leo có chứa nhiều cucurbitin, chất được cho là có tác dụng lợi tiểu. Mặc dù khả năng lợi tiểu tự nhiên này chỉ ở mức độ nhẹ nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Khi được tiêu hóa với số lượng lớn, thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, ảnh hưởng đến sự cân bằng các chất điện phân và là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.

3. Dư thừa vitamin C

Vitamin C là chất giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và là một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Vitamin C khi được tiêu thụ với lượng quá lớn sẽ hoạt động giống như một pro-oxidant ngăn cản trở lại chính quá trình ô-xy hóa tự nhiên của chúng. Điều này tạo cơ hội cho sự phát triển và lan rộng của các gốc tự do. Sự phát tán của các gốc gốc tự trong cơ thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, mụn, lão hóa hớm…

4. Gây hại cho thận

Tình trạng gia tăng lượng kali trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rắc rối như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, những rắc rối này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.

Chính vì vậy, thói quen ăn quá nhiều dưa leo có thể khiến thận bị tổn thương theo thời gian.

5. Ảnh hưởng tới tim

Hàm lượng nước trong dưa leo lên tới 90%. Lượng nước dư thừa dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại rau này.

Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.

Lượng nước dư thừa còn có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.

6. Đầy hơi và phù

Chất cucurbitacin trong dưa leo rất khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải các độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.

Do đó, nếu đã từng bị đầy hơi khi ăn những thực phẩm như hành, bắp cải, bông cải xanh…, bạn cần hạn chế tiêu thụ dưa leo vì có nguy cơ gây rắc rối cho dạ dày.

7. Dị ứng ở da và niêm mạc miệng

Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ về các phản ứng dị ứng của dưa leo trên cơ thể con người cho thấy những người bị dị ứng với chuối, trà hoa cúc, hạt hướng dương hay các loại dưa cũng có xu hướng bị dị ứng với dưa leo.

Ngay cả khi được nấu chín hay xay nhuyễn thì những triệu chứng dị ứng vẫn có thể xuất hiện. Do đó, cách tốt nhất là không nên dùng dưa leo nếu như bạn đã từng bị dị ứng với chúng.

8. Có thể gây viêm xoang

Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác cũng không nên ăn dưa leo.

Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.

9. Đối với phụ nữ đang mang thai

Mặc dù việc tiêu thụ dưa leo trong thời kỳ bầu bí vẫn được xem là an toàn, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ.

– Tác dụng lợi tiểu tự nhiên của dưa leo sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn.

– Do có nhiều chất xơ nên dưa leo sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.

Bí quyết phòng tránh tác dụng của dưa leo– Rửa sạch dưa leo dưới vòi nước đang chảy.- Gọt bỏ vỏ vì phần lớn lượng độc tố đều nằm trong lớp vỏ của loại rau này.- Thay vì ăn sống, hãy sử dụng dưa leo để chế biến thành những món ăn thường ngày mà bạn vẫn thích. Sau khi được nấu chín, lượng độc tố trong dưa leo cũng sẽ bị tiêu hao.

Xem thêm:

Hồng Xuân, http://phunuonline.com.vn/ (Theo Stylecraze.com)