Những mẹo vặt bỏ túi cho người nội trợ (phần 6)

Sau đây là những mẹo vặt mà bà nội trợ nên biết để xử lý những tình huống thường gặp trong nhà bếp.

Làm nước mắm, nước chấm ớt ngon mắt: Ớt xắt hoặc băm ra, đừng đập dập, cách này sẽ làm ớt nổi lên bề mặt nước chấm rất hấp dẫn.

Thái hành không bị cay: Thắp một cây nến gần thớt xắt hành.

Chữa canh mặn: Cho một lòng trắng trứng gà vào, chờ chín rồi vớt ra, đừng làm nát khó vớt. lòng trắng sẽ rút bớt vị mặn.

Luộc khoai môn, khoai mì, khoai sọ: Luộc những loại khoai này nên ngâm vài giờ trước khi luộc để bay hết chất độc. Riêng khoai mì, cắt bỏ 2 đầu rồi mới lột vỏ, ngâm nước. Luộc những loại khoai này nên luộc kĩ, đừng nên nướng.

Bảo quản bánh mì : Gói vào túi nilon cho kín, hút hết không khí đi, rồi bỏ vào ngăn đá. Cách này giữ bánh mì ngon được tầm 1 tháng.

Thử giấm: Nhúng miếng giấy thấm màu trắng vào giấm rồi lấy ra xem, nếu giấy ngả vàng là giấm tốt.

Giữ hương thơm của bơ: Không cho bơ vào xào nấu như dầu mỡ. Ta dùng dầu mỡ chiên xào, nhưng khi bày ra đĩa thì quét 1 lớp bơ vào mặt đĩa. Như vậy đồ chiên sẽ thơm mùi bơ.

Bảo quản dưa chuột: Cắm phần cuống dưa vào một bát nước, sao cho nước ngập 1/3 trái dưa. Thay nước hàng ngày.

Hầm đậu được mềm: Rửa đậu rồi ngâm nước. Rửa lại lần nữa, cho vào nồi, đổ nước ngập rồi bắt đầu nấu với lửa lớn. Khi sôi thì đậy nắp lại, nhỏ lửa. Từ lúc này không mở nồi hay khuấy đậu nữa.

Bảo quản khoai lang: Củ khoai muốn để lâu thì vùi xuống cát, tránh mưa nắng. Khoai đã thái lát, lót một lớp trấu rồi để khoai lên, dùng phên tre bọc quanh.

Bé Thúi (MAV.vn)

Xem thêm:



You Might Also Like