MẸO TRỊ 13 LOẠI BỆNH BẰNG MUỐI ĂN

 

Muối là loại gia vị quen thuộc nhất trong bếp nhà bạn. Tuy vậy, không phải ai cũng biết những ứng dụng rất tốt của muối khi cơ thể gặp vấn đề.

Sau đây là 13 cách chữa bệnh bằng muối:

Chữa ù tai:
Rang 1 ít muối hột, bỏ vào 1 cái túi cho ấm, chườm quanh hai tai; khi muối nguội thì thay bằng muối khác; điều trị kiên trì.

Chữa táo bón: Mỗi sáng thức dậy khi bụng còn đói, các bạn uống 1 ly nước muối loãng (quá mặn sẽ ảnh hưởng xấu đến thận).

Chữa viêm họng, sưng đau họng: Súc miệng, khò họng bằng nước muối loãng vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa chảy máu chân răng: Sáng và tối dùng bột muối đánh răng.

Chữa bệnh trĩ: Muối tinh 120g, đường phèn trắng 120g nghiền thành bột cho vào bong bóng lợn hong khô, lại nghiền thành bột để dùng. Mỗi lần uống 15g, uống lúc đói với nước.

Ảnh minh họa

Chữa viêm chân lông: Lấy một ít muối tinh xát vào chỗ đau, thực hiện hàng ngày.

Chữa mụn nhọt, lở: Muối ăn 6g, phèn trắng 15g hòa tan trong nước nóng, rửa chỗ đau, ngày 2 lần.

Chữa viêm ngứa: Lấy nước nóng pha muối đặc ngâm hoặc lấy bông tẩm vào chỗ ngứa sẽ hết ngứa.

Chữa chân đau nhức sưng tấy: Nấu nước nóng già bỏ muối vào, ngâm chân tay hàng ngày 15-20 phút sẽ mau khỏi.

Chữa răng lung lay, lở lợi: Pha nước muối ngậm luôn 5 ngày liền.

Chữa ho, cảm: Cho muối vào múi chanh ngậm cho tan dần.

Chữa đau bụng: Lấy muối sao nóng, bọc vào miếng vải chườm vào rốn và lưng.

Chữa cổ họng sưng đỏ, đau: Ngậm muối hạt, tan hết lại lấy nước khác ngậm cho đến khi khỏi đau. (Không áp dụng với người bệnh thận, cao huyết áp).

Khánh An (http://suckhoegiadinh.com.vn/)

4 ĐIỀU NGƯỜI BỊ TRĨ THƯỜNG LÀM, BIẾT ĐỂ TRÁNH

 

Dân gian có câu “thập nhân cửu trĩ” cho thấy mức độ phổ biến của chứng bệnh này. Tuy vậy, khi bệnh trĩ trở nên nặng, ảnh hưởng ngày càng nhiều vào đời sống hàng ngày, thì nó trở thành nỗi ám ảnh không nhỏ.

Chứng bệnh gây đau đớn và mất tự tin này thường hình thành do những thói quen xấu kéo dài hàng năm liền. Hiểu rõ chúng, bạn hoàn toàn có thể ngừa bệnh.

Ngồi lâu

Theo các nghiên cứu về bệnh trĩ cho thấy, có tới 73% những người thường ngồi lâu khi làm việc sẽ bị mắc phải bệnh trĩ khi lớn tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ này ở những người thường xuyên đi lại và vận động nhiều chỉ khoảng 40-43%.

Các bác sĩ khuyên chúng ta đề phòng bệnh trĩ bằng cách thư giãn sau mỗi 1 giờ làm việc. Không cần đi lại quá nhiều, chỉ cần ít phút đi photo văn bản, lấy nước, đi vệ sinh… miễn là cứ 1 giờ lại có khoảng 5 phút đứng lên đi lại là nguy cơ mắc bệnh đã giảm xuống gần phân nửa

“Làm lơ” chứng táo bón

Nguyên nhân hàng đầu gây ra trĩ là bệnh táo bón kinh niên không được điều trị dứt điểm. Trong một thời gian dài bị táo bón, các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi bạn đi ngoài.

Đồng thời chúng có thể bị viêm nhiễm do quá trình đi ngoài khó khăn, không có sự hỗ trợ điều trị của thuốc thang phù hợp dẫn đến tình trạng giãn cơ hậu môn, cuối cùng là mắc phải bệnh trĩ. Vì vậy, nếu bị táo bón, bạn hãy cố gắng trị dứt điểm để tránh bệnh phát triển nặng thành trĩ.

Yêu bằng “cửa sau”

Dù là lần đầu tiên yêu bằng cửa sau hay đã quen với việc này thì nguy cơ mắc bệnh trĩ sau mỗi lần yêu đều rất cao. Vốn dĩ “cửa sau” không được tạo hóa thiết kế phù hợp cho quan hệ gối chăn nên việc bị xước, thủng, rách niêm mạc là điều thường xuyên xảy ra. Nếu khu vực này bị viêm nhiễm, hậu quả sẽ viêm xương chậu, thậm chí cả bệnh trĩ.

Ăn uống có hại

mav051

Những món ăn gây ra bệnh trĩ bao gồm thức uống có cồn như bia, rượu và những loại thực phẩm nêm nhiều gia vị, ướp nhiều hương liệu. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, ăn nhiều thực phẩm cay và dùng bia rượu có thể dẫn đến táo bón kinh niên, gây tắc nghẽn hậu môn, chảy máu khi đi ngoài, viêm nhiễm và dẫn đến bệnh trĩ.

Những thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ theo Đông y cũng là một trong những thực phẩm gây nóng và là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Để phòng bệnh, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, những loại hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ như táo, dưa hấu, các loại khoai như khoai lang hay các hạt giàu chất béo có lợi như hạnh nhân.

(Theo SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG)

10 THỰC PHẨM GIÚP ĐẨY LÙI TRĨ

Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến ở mọi người. Nguyên nhân của bệnh này phần lớn do ăn uống thiếu điều độ, hợp lý. Trong khi có những thực phẩm gây nguy cơ trĩ và làm nặng thêm căn bệnh, thì cũng có những thực phẩm giúp đẩy lùi căn bệnh này.

Sau đây là một số thực phẩm thân thiện nhất với người bị trĩ:

Việt quất luôn là một trong những thức ăn tốt, đặc biệt là những người mắc trĩ.
Vì giàu chất sắc, việt quất có thể giúp phục hồi những tổn hại trong thành mạch máu và tăng cường sức khoẻ tổng thể của hệ thống mạch.
Rau chân vịt tốt cho bộ máy tiêu hóa, hữu ích cho hoạt động của ruột. Loài rau giàu dưỡng chất này là một thức ăn quý hoá cho những ai phập phồng vì mắc trĩ.
Rau chân vịt tốt cho toàn bộ máy tiêu hóa, và được xem là hiệu quả trong việc làm sạch và phục hồi ruột. Thành phần magie trong rau rất hữu ích cho hoạt động của ruột.
Dân gian có câu thập nhân cửu trĩ cho thấy mức độ phổ biến của căn bệnh này. Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam được nhiều người lựa chọn là món canh bông lý: Bông lý 150g, tôm sú lột vỏ 50g, đậu hũ 50g thêm hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
Nếu bệnh trĩ đi cầu phân táo cứng, người nóng, tốt nhất nên chọn món ăn bài thuốc có tác dụng bổ mát, nhuận trường, tiêu viêm. Món ngon từ cháo lươn rau ngổ: Lươn 1 – 2 con 100g làm sạch, gạo ngon 100g, đậu xanh 100g, rau ngổ 30g, mùi tàu 50g, gia vị nấu cháo ăn.
Củ cải đỏ là loài chống táo bón và trĩ cực tốt. Lượng chất xơ giàu có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra khỏi ruột dễ dàng hơn.
Ngoài việc giúp cho chuyển động của ruột tốt, củ cải còn chứa một số dưỡng chất rất tốt cho ruột kết. Betacyanin, thành phần làm nên màu đỏ tía của củ cải được chứng minh là có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bạn đang khổ sở vì bệnh trĩ mà không muốn đốt búi trĩ bằng laser, bạn cũng có thể dùng đu đủ.
Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh: Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thỉ bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng. Phương pháp này áp dụng tới khi người bệnh thấy búi trĩ biến mất thì ngừng sử dụng. Lưu ý, nên chọn đu đủ xanh còn tươi và có nhiều nhựa.
Hay một món sinh tố trái cây để chữa trĩ đơn giản: Đu đủ chín 50g, hồng xiêm chín 50g, dâu tây 50 xay sinh tố uống ngày 1 – 2 lần. Ngoài ra, tăng cường ăn các món khác chế biến chủ yếu có nhiều rau như dấp cá, rau diếp, rau đắng, giá đậu, mồng tơi, rau đay, rau lang, đậu bắp và trái cây tươi đều tốt.
Canh mướp hương chữa trĩ hiệu quả: Mướp hương 100g, rau đay 100g, rau bát 50g, thịt cua đồng 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần.
Khi bị trĩ thấy đau nhức hãy dùng rau diếp cá nấu nước, lúc nước sôi già thì đổ ra chậu để xông, khi nước còn ấm, ngâm và rửa kỹ hậu môn. Lại giã diếp cá tươi đắp vào chỗ đau.
Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), …
Sung là một loại quả có tác dụng chữa nhiều bệnh như một số bệnh ung thư, viêm loét dạ dày, sỏi mật và còn có tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng.Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)…
Phương pháp xông hoặc rửa bằng sung: Dùng 10 quả sung hoặc có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5 – 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, dùng khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 37độC – 38độC) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8 – 10 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Bạn dùng quả sung vẫn còn xanh khoảng 15-20 quả, nấu canh cùng với một đoạn lòng lợn để ăn. Món canh này có tác dụng khá tốt đối với người mắc bệnh trĩ và có thể ăn liên tục cho tới khi khỏi bệnh thì thôi.

10 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ LÁ HẸ

Rau hẹ là một thực phẩm, gia vị dễ ăn, ngoài ra từ lâu nó cũng được cho là vị thuốc chữa bách bệnh. Trong đó, ngoài tác dụng nổi tiếng là bổ thận, tráng dương, hẹ còn rất nhiều tính năng rất quý giá khác. Sau đây là 10 bài thuốc đơn giản từ lá hẹ để điều trị một số bệnh phổ biến:

Viêm tai giữa: Lá hẹ rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi nhỏ vào lỗ tai bị thối mỗi ngày vài lần đến khi khỏi. Nếu côn trùng chui vào tai cũng dùng cách này để đuổi ra.

Nam yếu sinh lý, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh: Hẹ tươi giã nát, vắt lấy nước rồi uống ngày 2 lần trong 1 tuần.

Trị chứng đau ngang thắt lưng, dương suy, thận lạnh: Lấy 2 lạng lá hẹ, 30 gram thịt trái hồ đào, xào chín bằng dầu mè. Mỗi ngày ăn một lần, sau 1 tháng sẽ thấy kết quả.

Đau họng: Huơ nóng một nắm hẹ, đem đắp vào phần trước cổ rồi lấy đồ băng lại. Khi hẹ nguội thì huơ tiếp 1 nắm hẹ khác thay vào. Làm nhiều lần sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. Có thể làm cách khác là giã nát lá và củ hẹ đắp vào cổ (không cần huơ nóng), băng lại cho khỏi rớt. Trong lúc đắp thì nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt những ngụm nước.

Tiểu ra máu, chảy máu cam: Giã nát 1 ký hẹ, vắt lấy nước, cho nửa ký sinh địa xắt nhỏ vào nước này ngâm, rồi phơi ngoài nắng to cho tới khi sinh địa chuyển qua màu đen, nước hẹ khô đi thì đem vào nhà, giã nhuyễn bằng cối, rồi se lại thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần 2 viên. Dùng với canh củ cải trắng hiệu quả rõ rệt.

Suyễn: Lá hẹ giã nát lấy nước uống, hoặc sắc lên uống.

Đau răng: Lấy 1 nhúm rau hẹ (còn rễ), rửa sạch rồi giã nhuyễn, đắp vào chỗ đau. Mỗi lần đắp cách nhau 2 giờ.

Bệnh trĩ: Khi búi trĩ lòi ra ngoài không co lại được, ta dùng khoảng 200gr hẹ sống thái nhỏ, thêm tí giấm vào xào lên cho nóng. Sau đó bọc vào vải sạch, lăn vào chỗ trĩ đến khi nguội thì thôi. Cứ làm vậy thời gian sẽ thấy hiệu quả.

Cồn cào, buồn ói: 70g hẹ giã nhuyễn, vắt lấy nước, 20g gừng sống giã nhuyễn, vắt lấy nước, đem 2 thứ này hòa vào sữa tươi, hâm lên cho nóng rồi uống sẽ thấy kết quả ngay.

Ho, cảm mạo do lạnh: Lấy 2 lạng hẹ, kèm theo 0,2 lạng gừng tươi và 1 ít đường, đem trộn lên rồi hấp chín, ăn cả nước lẫn cái sẽ thấy giảm bệnh.

Táo bón: Lấy hạt rau hẹ rang lên cho vàng, hòa 5gr uống với nước sôi, ngày 3 lần sẽ sớm khỏi.

Mỹ Mạnh (MAV.vn)