Đậu nành / đỗ tương là loại đậu rất quen thuộc trong đời sống người Việt. Đậu nành là nguyên liệu chính cho những sản phẩm như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ, các loại tương, xì dầu… Ai cũng biết đậu nành bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng biết công dụng cụ thể của đậu nành với bệnh tật, sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.

Đậu nành còn có tên là đậu tương. Nguồn gốc cây này ở Trung Quốc, sau lan sang Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Châu Âu mới biết đến đậu nành từ thế kỷ 18. Từ cổ xưa, đậu nành dùng làm thực phẩm, nhưng gần đây y học thế giới phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh của nó.

Đây là kết luận được các chuyên gia Mỹ đưa ra trong hội nghị về khai thác giá trị dinh dưỡng từ đậu nành đối với sức khỏe con người tại Viện Dinh dưỡng thuộc Đại học Columbia (Mỹ).

1. Ngừa ung thư vú ở phụ nữ

Một cuộc khảo sát của các nhà khoa học thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho thấy bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, dùng 3 khẩu phần đậu nành mỗi ngày đem lại nhiều ích lợi cho phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.

Bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể.

2. Tác dụng trên tim mạch

Theo một cuộc khảo sát, bổ sung 20-133g protein từ đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 7-10% hàm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. “Dùng đậu nành là một phần của chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim”, Wahida Karmally – Giám đốc dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu Irving – nói.

Còn theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA), thêm 25g protein từ đậu nành mỗi ngày có tác dụng giảm lượng chất béo bão hòa, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học thuộc Hội mãn kinh ở Bắc Mỹ đã kết luận: Đậu nành và các chất chiết từ đậu nành có tác dụng giảm huyết áp tâm trương, giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (tức LDL-cholesterol), ngăn chặn sự tiến triển của các mãng xơ vữa, cải thiện tính đàn hồi của động mạch. Do đó, ở Mỹ, cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) từ năm 1999 đã cho phép dùng đậu nành để làm giảm nguy cơ động mạch vành.

3. Cung cấp đủ dưỡng chất

Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ khẳng định chế phẩm từ đậu nành rất giàu dinh dưỡng và ăn một khẩu phần đậu nành mỗi ngày giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất. “Đậu nành cung cấp nhiều chất quan trọng như kali, ma-giê, chất xơ, chất chống ô-xy hóa”, hãng tin New Kerala dẫn lời chuyên gia Katherine Tucker cho biết.

4. Điều trị chứng mãn kinh

Triệu chứng của mãn kinh khởi đầu từ 3-5 năm trước khi mãn kinh thực sự, tiếp tục tăng vào tuổi mãn kinh và 4-5 năm sau mãn kinh, chỉ ngừng khi cơ thể thích nghi với cân bằng hormon mới.Các triệu chứng thường thấy là bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ, trầm cảm, đái dầm, lão hóa da, rụng tóc, bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức…

Liệu pháp thay thế hormon có hiệu lực cao nhưng cũng có nhiều tai biến (rối loạn nội tiết, ung thư…) nên không kéo dài quá 5 năm. Phụ nữ phương Đông, so với các nước phương Tây, ít phàn nàn về các rối loạn của mãn kinh. Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy các dân tộc phương Đông dùng nhiều đậu nành với nhiều cách chế biến khác nhau.

Gần đây, người ta phát hiện thấy trong hạt đậu nành có isoflarm còn gọi là estrogen thực vật (phytoestrogen); hoạt chất này góp phần làm cân bằng hormon ở phụ nữ mãn kinh, cải thiện rõ rệt các triệu chứng khác của tuổi mãn kinh như: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, trầm cảm, khô âm đạo…

5. Tác dụng chuyển hoá xương

Thống kê dịch tễ học cho thấy: Tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ châu Á thấp hơn rõ rệt so với phụ nữ ở các nước phương Tây. Kết quả này có liên quan tới sử dụng nhiều thức ăn chế biến từ đậu nành. SI (isoflarm của đậu nành) làm tăng mật độ khoáng tại các đốt sống 1,2 đến 1,4 lần (so sánh với phụ nữ dùng thức ăn ít có đậu nành). Ở chuột thực nghiệm, SI làm giảm nguy cơ loãng xương do ức chế hoạt tính của hủy cốt bào, nên có tác dụng hiệp đồng chống tiêu xương.

Genistein trong đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào, và chất ức chế Protease BowmanBirk có trong Protein đậu nành,

6. Tác dụng trên các khối u phụ thuộc và hormon

Thống kê dịch tễ học cũng cho thấy một số loại khối u phụ thuộc vào hormon (ở màng trong tử cung, ở vú, buồng trứng…) có tỷ lệ rất thấp ở phụ nữ châu Á. Nhận xét này có liên quan tới chế độ ăn giàu đậu nành ở công dân châu Á. Kết quả nghiên cứu về thực nghiệm và lâm sàng cho thấy SI (isoflarm ở đậu nành) có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư ở tử cung, vú và buồng trứng. Hướng nghiên cứu này đang được tiếp tục.

7. Ung thư

Genistein trong đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào, và chất ức chế Protease BowmanBirk có trong Protein đậu nành cũng có thể ức chế sự khởi phát ung thư. Chất Daidzein trong Protein đậu nành, nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, để phá hủy những chất có hại cho cơ thể, do đó có tác động lên việc giảm nguy cơ bị ung thư.

8. Xương khớp

Xương muốn chắc khỏe phải nhờ Calcium, nhưng điều quan trọng không phải là lượng Calcium đưa vào cơ thể, mà là cơ thể có giữ được Calcium lại đủ để làm cho xương chắc khỏe không?

Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng những phụ nữ dùng nhiều đạm động vật sẽ gây mất Calcium qua nước tiểu, do đó sẽ có nguy cơ gãy xương nhiều hơn là những phụ nữ dùng Protein thực vật. Nghiên cứu cho thấy rằng dùng Protein đậu nành, đặc biệt là Isoflavones có thể có tác động tốt lên đậm độ khoáng trong xương ở những phụ nữ mãn kinh mà không dùng Ostrogen thay thế.

9. Đậu nành dùng trong dinh dưỡng và công nghiệp

Trong dinh dưỡng bột đậu nành trộn với bột ngũ cốc, dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh đái tháo đường, bệnh gút… Trong công nghiệp dược, bột đậu nành dùng trong môi trường nuôi cấy kháng sinh. Thống kê cho thấy trong 100 ngàn tấn acid glutamic dùng trên thế giới, 1/3 do thủy phân đậu nành.

Do có sự cân bằng giữa tác dụng điều trị và độ an toàn, lại dễ sử dụng nên physoestrogen của đậu nành được xếp vào loại “chất bổ dinh dưỡng”, không cần đơn kê của thầy thuốc.

P.L (th)

NẤU SỮA ĐẬU NÀNH NGON CHỈ TRONG 30 PHÚT

Sữa đậu nành thường đứng hàng đầu trong danh sách những thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy vậy không phải ai cũng dễ dàng mua được sữa đậu nành ngon và an toàn, hay mua một máy làm sữa đậu nành. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn làm sữa đậu nành một cách dễ dàng chỉ cần 30 phút.
Nguyên liệu:
140g đậu nành, 2 lít nước sôi để nguội, máy xay sinh tố, xoong nồi, vải màn, ly.

Đầu tiên là ngâm đậu nành trong nước sôi để nguội từ 6-12 tiếng (qua đêm)

.

Ngâm xong thì xả đậu qua nước lạnh vài lần cho sạch và không còn mùi chua.

Sau đó cho đậu vào máy xay, châm nước rồi xay trong 3 phút cho nát.

Trộn đậu lên cho đều rồi châm thêm 1 lít nước lạnh, xay 3 phút cho mịn.

Dùng vải thưa trải lên một cái thau rồi chế đậu nành vào để lọc lấy nước.

Nước sữa lọc ra rồi thì đem đun sôi rồi chờ tiếp 5 phút cho đậu nành chín hẳn, không còn chất độc.

Bây giờ bạn đã có thể pha sữa với đường hoặc sữa tươi, lá dứa, nước cốt dừa để uống, bổ sung dinh dưỡng cho một ngày làm việc.

Dưỡng sắc, bổ da với CANH THỊT BÒ NẤU DỪA, ĐẬU NÀNH

Món canh này kết hợp những loại thực phẩm giúp dưỡng sắc, bổ da, lại có hương vị ngon miệng, dễ ăn.

Nguyên liệu:

– Cơm Dừa già: 1 trái
– Đậu nành: 150g
– Thịt bò: 200g
– Táo đỏ: 4 quả
– Gừng: 2 lát
– Muối

Thực hiện:

1. Cơm dừa xắt thành cọng mỏng. Đậu nành ngâm rửa sạch. Táo đỏ bỏ hạt, rửa sạch.
2. Thịt bò rửa sạch, chần qua nước sôi rồi lấy ra xả lại nước lạnh cho sạch lần nữa.
3. Bắc nồi nước nấu sôi rồi cho dừa, đậu nành, thịt bò, táo đỏ, gừng vào nấu cho sôi.
4. Nước sôi thì vặn lửa vừa, nấu khoảng 2 giờ cho thịt chín mềm, sau đó nêm muối vào cho vừa miệng.

Tản Nhân

ĐẬU NÀNH KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE SINH LÝ NAM

Đậu nành rất lành mạnh, có lợi cho sức khỏe nhưng một số nam giới ngại dùng vì nghĩ là thực phẩm dành cho phái nữ, sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản tham gia hội thảo quốc tế “Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới” vừa được tổ chức tại TP HCM, hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm về giá trị của đậu nành đối với nam giới và những quan niệm này vẫn tiếp tục được nhiều người đồn thổi một cách thiếu kiểm chứng khoa học.

Thông tin truyền miệng đậu nành ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nam giới xuất phát từ yếu tố đậu nành là thực phẩm giàu Isoflavones hay còn biết dưới tên gọi phytoestrogen có cấu trúc gần giống estrogen của nữ nên bị lầm tưởng sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam, nhưng thực chất Isoflavones không phải là estrogen.

Tiến sĩ Mark Messina khẳng định việc uống đậu nành không khiến nam giới bị nữ tính hóa, đậu nành là thực phẩm tốt cho cả nam lẫn nữ.

Tại hội thảo, Tiến sĩ Mark Messina đến từ Đại học Loma Linda (California, Mỹ) đồng thời là Giám đốc Viện Dinh dưỡng Đậu nành Mỹ đã công bố một số kết quả phân tích tổng hợp các nghiên cứu khẳng định đậu nành và thực phẩm cung cấp Isoflavones đều không làm thay đổi nồng độ Testosterone khả dụng ở nam giới.

“Điều này này có nghĩa dùng Isoflavones đậu nành không gây nữ hóa ở nam giới bởi không có bằng chứng nào cho thấy tiêu thụ Isoflavones tác động đến nồng độ estrogen tuần hoàn ở nam giới. Những nghiên cứu can thiệp ở nhóm nam giới trong độ tuổi từ 18-35 cho thấy Isoflavones không tác động lên tinh trùng và tinh dịch ở cả 5 khía cạnh gồm lượng xuất tinh, mật độ tinh trùng, số lượng tinh trùng, tinh trùng di động và hình thái tinh trùng”, ông Mark Messina nhấn mạnh.

Đáng chú ý, trong một nghiên cứu điều trị trên cặp vợ chồng vô sinh bị tinh trùng ít do suy giảm một phần tinh trùng trưởng thành, kết quả cho thấy Isoflavones có vai trò trong việc điều trị chứng tinh trùng ít. Đây là một tín hiệu mới để khoa học tiếp tục nghiên cứu lợi ích của đậu nành trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị vô sinh.

Ông Mark Messina cũng cho rằng thực phẩm từ đậu nành sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ phát triển 4 trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam là ung thư, đột quỵ, tim mạch và tiểu đường.

Hàm lượng tinh bột thấp trong đậu nành phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường đang cần hạn chế hấp thu tinh bột. Chất béo trong đậu nành rất có lợi cho tim nhờ hàm lượng chất béo bão hòa thấp và giàu chất béo không bão hòa đa vốn giúp giảm nồng độ cholesterol máu. Đạm đậu nành giúp giảm trực tiếp nồng độ cholesterol máu và giảm huyết áp. Một phân tích các nghiên cứu dịch tễ học châu Á phát hiện mức tiêu thụ đậu nành cao giúp giảm đến 48% nguy cơ phát triển ung thư tiền liệt tuyến.

“Một điều lý thú là với những người đàn ông muốn tăng cơ khi tập gym thì đạm đậu nành là một lựa chọn tốt. Một nghiên cứu trên những người đàn ông lớn tuổi cho thấy sự tăng cơ tốt hơn trong nhóm có chế độ ăn có 60% đạm đậu nành so với nhóm có 60% đạm thịt bò. Còn ở những người đàn ông trẻ, bổ sung thêm đạm đậu nành vào đạm sữa giúp tăng cơ tốt hơn so với chỉ dùng đơn thuần đạm sữa. Tất cả nam giới nên dùng ít nhất hai khẩu phần thực phẩm đậu nành mỗi ngày”, Tiến sĩ Mark Messina chia sẻ.

Bác sĩ Chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM.

Còn Bác sĩ Chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần có cả 3 loại chất dinh dưỡng sinh năng lượng là protein, lipid, glucid. Hàm lượng protein trong đậu nành cao và có đến 18 loại acid amin, trong đó có đủ tất cả các loại acid amin thiết yếu.

Lipid trong đậu nành chủ yếu là acid béo không no nhiều nối đôi, không có cholesterol. Đậu nành có nhiều vitamin nhóm B, E, K cùng chất khoáng như K, Ca, P, Sắt, Mg, Mn, Zn, Cu, Se. Một số loại chất khoáng có rất cần thiết cho sức khỏe thần kinh, xương và tim mạch như Mn, Ca, sắt đạt hàm lượng cao trong đậu nành.

“Tiêu thụ đậu nành giúp chống lão hóa, bảo vệ da, kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, giảm nguy cơ bệnh tim mạch như xơ mỡ động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, giảm nguy cơ loãng xương. Đậu nành hoàn toàn không gây tác động đến chức năng sinh dục của nam giới”, bác sĩ Ngọc Diệp khẳng định.

Tiến sĩ Bác sĩ Chisato Nagata trình báo cáo tại hội thảo khoa học quốc tế cho biết tiêu thụ đậu nành không ảnh hưởng đến nội tiết tố nam giới.

Tiến sĩ Bác sĩ Chisato Nagata đến từ Khoa Dịch tễ và Y tế Dự phòng Đại học Y khoa Gifu, Nhật Bản cũng đưa ra nhiều nghiên cứu có ý nghĩa tích cực về việc sử dụng đậu nành với sức khỏe nam giới tại đất nước mặt trời mọc.

Người Nhật dùng nhiều thực phẩm từ đậu nành có chứa Isoflavones, đàn ông từ 15 tuổi trở lên tiêu thụ khoảng 76mg mỗi ngày. Thai nhi Nhật Bản sớm được tiếp xúc với lượng Isoflavones cao trong hệ tuần hoàn của mẹ. Trẻ nhũ nhi tại đây được cai sữa, tập làm quen với các sản phẩm đậu nành từ 6-12 tháng tuổi. Kể từ đó mức tiêu thụ của chúng tiếp tục tăng dần, đạt mức bình thường ở người trưởng thành.

Tiến sĩ Chisato Nagata cho biết đến nay đã có hai nghiên cứu về tác động của đậu nành lên nồng độ hormone sinh sản ở nam giới Nhật Bản và kết quả không gây ảnh hưởng gì lên nồng độ estradiol và testosterone trong máu. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tiêu thụ đậu nành không liên quan đến việc chưa có con. Nếu tiêu thụ đậu nành có thể làm giảm sinh tinh, vậy có nhiều khả năng số lượng tinh trùng hoặc chất lượng tinh dịch ở nam giới Nhật Bản sẽ thấp hơn so với các nhóm dân số khác.

“Tuy nhiên, đàn ông Nhật Bản lại có số lượng tinh trùng tương đương hoặc cao hơn so với đàn ông Bắc Âu. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy nồng độ testosterone ở nam giới Nhật Bản cũng tương tự như nam giới Mỹ. Nhìn chung, không có bất kỳ bằng chứng gì về tác dụng phụ của đậu nành đối với sức khỏe sinh sản ở nam giới đất nước chúng tôi”, Tiến sĩ Chisato Nagata dẫn chứng.

Các nghiên cứu đã chứng minh rõ Isoflavones không ảnh hưởng đến nội tiết tố của nam giới mà còn góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe. Từ đó các nhà khoa học tham dự hội thảo mong muốn cộng đồng hãy chia sẻ thông tin theo nghiên cứu khoa học thay vì truyền miệng thông tin không chính xác để tất cả mọi người được thụ hưởng giá trị dinh dưỡng tốt đậu nành.

Minh Trí (VNexpress.net)

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/dan-ong/dau-nanh-khong-anh-huong-suc-khoe-sinh-ly-nam-3221860.html

Những thực phẩm kỵ với trứng gà

Trứng gà là loại thực phẩm bổ dưỡng, ngon lành và gần như là quen thuộc nhất thế giới. Tuy vậy, không có nghĩa là ăn trứng gà lúc nào cũng an toàn. Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí nguy hiểm, bắt nguồn từ việc ăn trứng gà sai cách.

Ngoài lượng protein rất dồi dào cùng, trong trứng gà chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể như Magie, Canxi, kẽm và sắt…các acid tốt cho hệ miễn dịch và một lượng đáng kể các sinh tố A, B1, B6, B12, D, E… Lòng trắng trứng còn có tác dụng hỗ trợ cơ bắp, chống lão hóa cho cơ thể. Trong trứng có lecithin hỗ trợ tiêu hóa, các hoạt động của gan và làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch do Cholesterol. Với lượng Vitamin D, loại vi chất quan trọng giúp hấp thu Canxi, trứng cũng đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa loãng xương.

Cùng với đó, các chất sunfur, khoáng chất, vitamin trong trứng giúp cho tóc và móng tay trở nên chắc khỏe. Lòng đỏ trứng dồi dào axetylcholin giúp tăng trí nhớ, bổ trợ trí não rất tốt cho người làm việc trí óc, cũng như trẻ em đang phát triển.

Đó là lợi ích của trứng gà, nhưng ở những khía cạnh khác, chúng ta cần lưu ý khi ăn trứng gà với các loại thực phẩm khác để không biến trứng thành loại thực phẩm có hại. Danh sách sau đây là những thực phẩm không nên ăn cùng lúc hoặc gần với lúc ăn trứng gà.

Không ăn với thịt rùa:

Thịt rùa và trứng nếu ăn chung có thể gây ngộ độc. Đặc biệt người thể trạng yếu, phụ nữ mang thai càng nên tránh kiểu ăn này.

Không ăn với đường trắng:

Trứng gà chấm đường có lẽ hợp khẩu vị với nhiều người, nhưng chính bọn chúng lại không hợp nhau và làm cho cơ thể khó hấp thu.

Không ăn với thịt thỏ:

Theo “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân: “Trứng gà ăn với thịt thỏ sẽ tiêu chảy”. Vì thịt thỏ cam hàn xoan lãnh “Trứng gà ăn cùng thịt thỏ sẽ bị tiêu chảy”. Đó là vì thịt thỏ có vị cam, hàn, chua lạnh, trứng gà vị cam bình hơi hàn. Hai thứ này ăn chung gây kích thích lên hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.

Không ăn với sữa đậu nành:

Đập một quả trứng vào sữa đậu nành là thói quen của một số người, nhưng thói quen này đã cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể, do sự kết hợp giữa trypsin trong sữa và protein trong trứng gây ra.

Không ăn với óc heo:

Dùng hai thứ này với nhau sẽ gây tăng Cholesterol trong máu, làm người ăn tăng huyết áp động mạch, có thể nguy hiểm tánh mạng.

Không ăn với Trà:

Sau khi ăn trứng, nhiều người làm ngay một cốc trà chống ngấy, tuy vậy nếu việc này được lặp lại thường xuyên, sẽ có hại. Acid tannic trong lá trà khi gặp protein trong trứng sẽ tạo thành protein acid tannic làm cản trở hoạt động của nhu động ruột, làm phân trữ trong ruột lâu hơn, sinh ra táo bón.

Không ăn với hồng:

Ăn hồng tráng miệng sau bữa cơm nhiều trứng gà là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính, tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm nặng. Nếu bị nôn sau một bữa ăn như thế, cần uống nước muối nóng hoặc nước gừng ấm, nếu nặng quá có thể phải dùng thuốc xổ, nhưng tốt nhất là đi bác sĩ.

Không ăn khi sử dụng thuốc tiêu viêm:

Lượng protein cao trong trứng có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, làm giảm công hiệu của thuốc. Cho nên không được uống thuốc sau khi mới ăn trứng gà xong.

Mỹ Lạo tổng hợp.