Cách làm GỎI SỨA TÔM THỊT

 

Gỏi sứa gây thích thú bởi miếng sứa giòn giòn mềm mềm cùng các nguyên liệu và gia vị hấp dẫn. Món này thích hợp đãi tiệc nhỏ hoặc để đổi khẩu vị trong bữa cơm gia đình. 

Món gỏi tuy nhiều công đoạn nhưng thực ra rất đơn giản không có gì cầu kì.

Nguyên liệu:

– 1 lạng sứa
– 2 lạng thịt đùi
– 3 lạng tôm đất
– 1 trái dưa leo
– 2 củ cà rốt
– 1kg su su
– Hành củ, hành lá, tỏi, mè trắng rang vàng, đậu phộng rang vàng giã nát
– Chanh, ớt sừng, rau cần, gừng tươi
– Đường, bột ngọt, muối, ngò, mắm tôm, rượu
– Mỡ nước hoặc dầu ăn

Thực hiện:

– Sứa ngâm nước 30p rồi bóc màng, rửa sạch, cuộn lại xắt miếng dày 5mm. Cho sứa vào tô.
– Giã nhỏ 1 mẩu gừng, chan 2 muỗng canh rượu trắng vào nhào lên vắt lấy nước. Chan nước này vào sứa, bóp kĩ rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
– Bắc nồi nấu một tô nước cho sôi rồi dội vào sứa, thấy sứa se thịt lại thì chắt nước đổ đi. Để sứa cho ráo.
– Thịt đùi trụng nước sôi rồi dội lại nước lạnh cho sạch. Luộc chín. Xắt thành sợi nhỏ.
– Tôm luộc chín, lột vỏ bỏ chỉ đen.
– Dưa leo chẻ dọc rồi cắt lát xéo mỏng, bóp với chút muối rồi rửa sạch, vắt ráo nước.
– Cà rốt bào mỏng, bóp chút muối, xả sạch, bóp cho ráo nước.
– Su su bào mỏng bóp muối, rửa lại bằng nước rồi vắt ráo.
– Cần tàu tỉa hoa hoặc xắt cọng. Ớt xắt sợi nhỏ.
– Hành củ xắt lát mỏng, tỏi băm nhỏ rồi bắc chảo phi vàng thơm cả 2 thứ. Trút ra chén.
– Cho sứa, thịt, tôm, dưa leo, cà rốt, su su, cần tàu, hành tỏi phi, ớt xắt sợi, mắm tôm, nêm thêm chanh đường bột ngọt trộn lên cho đều, nếm cho vừa miệng.
– Trộn thấy đều rồi thì gắp ra dĩa. Rắc đậu phộng & mè rang lên.

*** Nếu không ăn mắm tôm thì pha nước mắm chua ngọt để trộn gỏi. Xem hướng dẫn làm mắm chua ngọt trộn gỏi tại bài CÁCH LÀM GỎI NGÓ SEN

Bảo Tố

Cách làm KIM CHI CỦ CẢI

Nếu bạn thích ăn những món chua cay kích thích khẩu vị, ắt sẽ không thể bỏ qua Kim chi. Món Kim Chi củ cải sẽ mang đến cho gia đình bạn sự mới lạ và đảm bảo rằng nó sẽ rất đưa cơm.

Nguyên liệu:

  • – Củ cải: 1 ký
  • – Táo và Lê, mỗi thứ nửa trái.
  • – Muối
  • – Hẹ: 1 bó.

Nguyên liệu ướp:

  • – 5g muối, 15g đường, 50ml nước mắm, 15g bột nếp.
  • – Bột ớt của Hàn Quốc: 150g (mua ở siêu thị hoặc tiệm bán thực phẩm Hàn Quốc)
  • – Tôm khô loại nhỏ vị mặn: 15g.
  • – 2 mẩu gừng, 8 củ tỏi
  • – 150ml nước lọc.

 

 

Thực hiện:

– Củ cải rửa sạch, gọt vỏ, xắt lát dày khoảng 2mm, để ráo. Cho củ cải vào tô, ướp với 30g muối đến khi củ cải mềm (khoảng 20 phút). Sau đó đem ngâm củ cải vào nước nguội để loại bỏ vị mặn

 

– Táo, lê, tỏi, gừng bỏ vỏ, băm nhỏ. Tôm khô băm nhỏ. Hẹ cũng thái nhỏ.

Cho ớt bột và nước mắm vào một cái tô, khuấy lên cho đều rồi cho những thứ đã băm, thái nhỏ ở trên vào.

Bắc nồi cho 150ml nước và 15g bột nếp (tỉ lệ 10:1) vào đun lửa vừa trên bếp, vừa đun vừa quậy đều cho bột keo lại, nước sôi thì đổ ngay nồi này vào tô hỗn hợp băm thái nhuyễn ở trên, nêm đường muối rồi trộn lên cho đều thành hỗn hợp bắt mắt.

 

Cuối cùng trộn thật đều cải trắng với hỗn hợp nguyên liệu ướp ở trên.

 

 

 

 

Bây giờ bạn đã ăn được rồi.

 

 

Tòng Quế

Cách làm BÁNH MÌ TRỨNG KIỂU

Biến tấu với bánh mì sandwich trứng sẽ khiến cho bữa ăn sáng của bạn thêm hấp dẫn và cũng rất chất lượng.

 

Nguyên liệu (cho 1 người ăn):

– 2 lát bánh mì sandwichvuông

– 1 hột gà

– 1 miếng nhỏ jambon (hoặc giò chả, thịt xông khói nào tùy thích)

– 1 lát phô mai mỏng

– Gia vị: Tương ớt, mayonnaise, muối tiêu, mù tạt nếu thích

 

Thực hiện:

Dùng vật có miệng tròn ụp lên miếng bánh để khoét một lỗ tròn lên một lát bánh mì (lát kia để nguyên)

 

Lát còn lại, xịt mayonnaise lên rồi trét ra cho đều.

Ghép hai miếng chồng lại với nhau.

Tiếp tục vẽ sốt mayonnaise lên mặt trên miếng bánh, vừa để ngon vừa để làm điệu.

Rồi đập quả trứng gà nhẹ nhàng vô chỗ đã khoét. Rắc chút muối tiêu lên.

Jambon hoặc thịt nguội xếp lên miếng bánh. Xếp thế nào tùy bạn. Trong ảnh này là xếp kiểu quẻ âm dương cho đẹp

Bật lò sẵn 180 độ, nướng trong 20 phút trứng chín là được. Xịt tương ớt, mù tạt (không phải wasabi nhé! ) lên ăn nếu thích.

(Nguồn: mykoreankitchen)

Cách làm GỎI CHÂN GÀ NGÓ SEN

Nghe đến chân gà với ngó sen, các tín đồ ăn nhậu không khỏi háo hức khi tưởng tượng đến kết cấu giòn dai của chân gà, giòn rụm của ngó sen hòa trong nước trộn chua cay ngọt mặn cực kì hấp dẫn.

Đây cũng là một món rất đưa cơm cho gia đình bạn.

Chuẩn bị:

  • – Chân gà: 5 cái
  • – Ngó sen: 1 lạng rưỡi
  • – Cà rốt: 1 củ, gừng: 1 mẩu, rau thơm, rau răm
  • – Nước mắm loại ngon, chanh, ớt, tỏi, muối tinh, dấm trắng, đường.
  • – Đậu phộng rang giòn, giã dập

Thực hiện:

– Chân gà mua về bóp muối, gừng rồi rửa lại bằng nước nhiều lần cho sạch và hết hôi.

– Bắc nồi nước cho chân gà vào luộc, không đậy nắp, nước sôi chừng 10 phút thì tắt bếp, vớt chân gà ra ngâm ngay vào chậu nước có pha dấm và vài viên đá lạnh.

– Dùng dao nhọn rạch một đường dọc theo chân gà, dùng mũi dao tách xương ra vứt đi.

– Ngó sen và cà rốt rửa sạch, ngó sen xé sợi, cà rốt thái sợi nhỏ, sau đó cho vào tô trộn với chút dấm, đường, muối. Ướp chừng 20 phút rồi dùng tay vắt cho ra hết nước.

– Các loại rau răm, rau thơm thái nhỏ.

– Pha nước trộn: 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước lọc hòa tan với nhau, rồi cho tỏi ớt băm vào, nêm nếm lại cho  vừa miệng.

– Trộn gỏi: trộn ngó sen, cà rốt, chân gà, rau răm, rau thơm lại với nhau rồi châm nước trộn vào, đeo bao tay nilon rồi thò tay vào trộn lên cho kỹ đều, nêm nếm vừa miệng. Trước khi ăn vắt chút chanh vào cho thơm, rồi rắc đậu phộng lên, trộn đều.

theo Cún Khang

Cách làm MUỐI SẢ ĐẬU PHỘNG

Đậu phộng rang sả (muối sả đậu phộng) là món ăn ở các vùng quê miền Trung, tuy dân dã nhưng nó lại có hương vị cực kì hấp dẫn nhờ vào vị thơm kích thích của ớt, sả, cái giòn, bùi của đậu phộng, mằn mặn của nước mắm và muối. Có khi buổi sáng dậy chỉ cần ăn bát cơm nguội hâm lại với món đậu phộng rang sả này là ngon rồi.

Nguyên liệu:

– Sả xay nhuyễn: nửa chén

– Đậu phộng rang xát vỏ: 1 chén

– Muối, nước mắm, đường, dầu ăn, tỏi, ớt bột.

Cách làm:

Bước 1:

-Đậu phộng rang đem giã sơ

Bước 2:

 Bắc chảo cho vào 2 muỗng cafe dầu ăn đun nóng rồi cho tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho sả vào xào, vặn lửa thật nhỏ, rang tới khi sả chín đều, không bị sống và cứng.

Bước 3:

 Rang chừng 5-10 phút thì nêm vào chút muối, đường…Tiếp tục đảo đều tay chừng 10 phút cho tới khi sả khô, tơi ra.

Bước 4:

 Cuối cùng cho đậu phộng đã giã sơ vào rang chung, nêm ít nước mắm vào, vẫn đảo đều cho gia vị ngấm đều…Lúc này có thể nếm lại coi vừa khẩu vị chưa. Xong thì tắt bếp. Cho vô lọ kín ăn dần.

theo mẹ Cún Khang

Bí quyết XÀO RAU MUỐNG ngon, giòn, xanh

Rau muống xào tỏi là món ăn rất rẻ tiền và đơn giản nhưng lại có sức hấp dẫn lạ kì, đến mức nhiều du khách đến Việt Nam đã phải vô nhà hàng để tìm món này.

Gọi là đơn giản, nhưng cũng phải có một số bí quyết mới có được một dĩa rau muống xào giòn ngon như ý. Nhiều gia đình ăn rau muống xào thường ngày, nhưng đến khi vào hàng quán, họ vẫn gọi món rau muống xào, là bởi ở rau muống xào ở quán có độ giòn, thơm, xanh cực kì hấp dẫn, trong khi rau muống xào ở nhà hay bị thâm, dai, nhũn …các thứ nói chung là chỉ đủ để ăn chứ không đủ để sướng.

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn một số bí quyết để làm món rau muống xào ngon, xanh, giòn, thơm như nhà hàng:

1/ Chần rau muống trước khi xào:

– Nên chuẩn bị nồi nước sôi sùng sục, cho vào một muỗng muối, trụng (chần) phần rau muống định xào vào rồi vớt ra ngay, nhúng tiếp vào thau nước nguội có thả vài viên đá lạnh rồi lại vớt ra để ráo. Bước này để rau xanh, giòn.

– Rau vừa ráo nước thì đem xào ngay chứ đừng để lâu.

2/ Xào bằng chảo gang 

– Nếu nhà hay ăn xào, tốt nhất bạn nên sắm một cái chảo gang to như trong các hàng quán hay làm, vì loại chảo này giữ nhiệt tốt, giúp rau xào xanh rất ngon mắt.

3/ Xào trên lửa lớn: 

– Vặn lửa lớn, cho chảo thật nóng rồi mới cho dầu ăn vào (cho vừa đủ, đừng ít quá). Tiếp đó cho tỏi băm vào phi , tỏi sẽ thơm rất nhanh. Sau đó bạn cho rau vào xào và nêm nếm gia vị thật nhanh tay rồi tắt bếp (hoặc nhắc chảo xuống). Rắc tiếp phần tỏi băm còn lại vào trộn lên.

4/ Xào từng ít một:

– Một điều cần lưu ý nữa là món rau xào sẽ mất ngon (vì không chín đều) nếu bạn xào quá nhiều một lúc. Nghĩa là nếu phải chuẩn bị xào nhiều rau, bạn nên chia rau ra từng ít một (khoảng một hai đĩa) xào lần lượt.

Nếu nhớ đủ 4 điều trên đây khi xào rau muống, đảm bảo bạn sẽ có được dĩa rau muống xào tỏi giòn, ngon, xanh, thơm lừng hương tỏi.

Bé thúi

Cách nấu CANH NGAO RAU CẦN GỪNG HÀNH

Canh ngao với vị chua nhẹ của chanh, cay của ớt, thơm của gừng và hành… sẽ mang đến cho gia đình bạn một bữa ăn ngon lành, bổ dưỡng và đầy thỏa mãn.

Chuẩn bị:

  • Ngao: 1 kí
  • Cần tàu: 3-4 nhánh, xắt nhỏ
  • Hành lá: 2 tép: cắt hoa
  • Gừng: 1 mẩu cỡ lóng tay cái, xắt sợi nhỏ
  • Ớt: 1 trái, xắt khoanh
  • Chanh: 1 trái, vắt lấy nước cốt

Thực hiện:

Ngao lựa con kẹp miệng chặt là ngao tươi sống. Mua về ngâm nước có pha chút muối và ớt, ngâm chừng 2h cho ngao nhả chất bẩn bụi đất ra, rồi rửa sạch.

Bắc nồi đủ nấu canh. Cho khoảng 1 lít nước vô nồi đun sôi rồi thả ngao vào, nấu cho tới khi nước sôi lại, ngao chín.

Trong khi chờ ngao chín thì bắc chảo cho tí dầu, cho gừng và ớt vào phi thơm rồi tắt lửa. Ngó qua nồi bên kia thấy nao sôi há miệng vỏ ra hết thì ta trút chảo phi ớt gừng đó vào nồi canh. 

Cho tiếp rau cần vô rồi cuối cùng cho hành lá. Tắt lửa. Nêm đường, muối, nước mắm và đổ nước chanh khi nãy vào, nếm thử vừa miệng là được.

Rắc tiêu. Ăn nóng với cơm.

Bảo Tố

Cách nấu CANH CUA BIỂN

Canh cua biển khác hẳn canh cua đồng, vị ngon đặc trưng của thịt cua biển nấu trong nước chua dịu của khế, cà chua sẽ mang lại cho gia đình bạn một bữa ăn cực kì hấp dẫn.

Nguyên liệu:

  • Cua biển: 6 lạng
  • Mỡ nước: 1 muỗng canh
  • Khế chua: 3 trái
  • Cà chua: 1 lạng
  • Đậu bắp: 5-6 trái
  • Tôm he: 1 lạng rưỡi
  • Hành lá: vài cây
  • Hành củ: vài củ
  • Gia vị thông thường

Sơ chế:

Cua gỡ bỏ yếm, mai, rửa sạch, chặt làm bốn.

Tôm tươi mua về bỏ râu, cắt làm tôi, rửa sạch.

Khế rửa sạch, cắt bỏ rìa. Thái lát ngôi sao.

Cà chua bỏ hột, bổ làm 4-6

Đậu bắp rửa sạch, xắt nhỏ.

Thực hiện:

Bắc nồi cho mỡ vô, nấu cho nóng mỡ rồi cho hành củ băm vào phi thơm, sau đó trút cà chua vô xào chín.

Tiếp theo trút tôm, cua vô xào cho săn.

Cho khế vào, trút nước sôi vào nấu tiếp tới khi nào nguyên liệu chín đều. Cho đậu bắp vào cuối cùng nếu thích ăn giòn.

Nêm lại đường, mắm, muối, hột nêm cho vừa miệng. Rắc hành lá xắt nhỏ lên. Ăn nóng với cơm.

Bảo Tố

Cách nấu CANH SƯỜN NẤM RAU CỦ

Món sườn sẽ khó ngán hơn nếu được hầm cùng rau củ. Kết cấu giòn giòn của nấm tuyết cũng giúp cho món ăn thêm hấp dẫn.

Nguyên liệu

  • – 3 lạng sườn heo
  • – 1 tai nấm tuyết
  • – 5 lạng hột sen tươi
  • – Táo đỏ: 1 lạng
  • – Cà rốt: nửa lạng
  • – 1 lít nước
  • – Rau ngò
  • – 1/2 muỗng cafe tiêu
  • – Hột nêm

Cách làm:

 Sườn heo mua về chần sơ qua nước sôi, rửa lại bằng nước lạnh rồi chặt miếng vừa ăn. Ướp sườn với 1 muỗng cafe hột nêm.

 Cà rốt xắt miếng vừa ăn (tỉa hoa nếu thích). Nấm ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn.

 Bắc nồi nước đủ nấu canh đun sôi rồi cho thịt sườn vô nấu với lửa vừa cho sôi rồi vặn lửa liu riu hầm sườn. Trong khi hầm nhớ hớt bọt cho sạch.

 Sườn gần mềm thì ta cho cà rốt, táo, hột sen vào nấu cho thịt và các loại rau củ chín mềm.

 Cuối cùng mới cho nấm tuyết vào, nêm lại gia vị vừa miệng là được.

 

Cách làm CANH GIÒ HẦM KIM CHI

Món canh chua cay giò heo là lựa chọn hợp lý trong những ngày mưa, lạnh. Món canh có màu đỏ bắt mắt, kim chi giòn cay ăn với đậu hũ và giò heo beo béo sẽ rất tuyệt vời.

Nguyên liệu:

– Giò heo: nửa kí, chặt khúc vừa ăn

– 2 lạng kim chi

– 2 cây tàu hũ non Nhật bản, hoặc 3 miếng tàu hũ non bình thường.

Cách làm:

– Giò mua về rửa sạch, bắc nồi nước nấu sôi chừng 2 phút. Đổ bỏ nước đi, rửa giò lại cho sạch, rồi lại đổ nước mới hầm giò trong 30 phút.

– Đậu hũ non xắt miếng vừa ăn cho vào nồi canh giò hầm.

– Nước sôi lại, cuối cùng ta cho kim chi vào nồi, nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.  Ăn nóng với cơm.


Theo Khánh Hòa (VNexpress.net)

CÁCH LÀM KIM CHI HẸ

Như chúng ta đã biết, hẹ là loại rau gia  vị đồng thời là loại thảo dược chữa yếu sinh lý hiệu quả, đồng thời có nhiều tác dụng rất tốt khác. Để bổ sung vào thực đơn bao gồm loại thực phẩm bổ dưỡng này, mời các bạn tham khảo thêm công thức làm Kim chi hẹ.

Nguyên liệu:

  • – Khoảng 450- 500g hẹ.
  • – 4 thìa súp ớt bột Hàn Quốc (gia giảm tùy khẩu vị)
  • – 3 thìa súp nước mắm
  • – 1 thìa súp tôm muối Hàn Quốc (còn gọi là tép Hàn, có vị mặn và thơm, nếu không có ta có thể tăng lượng nước mắm)
  • – 1 thìa súp đường
  • – 1 thìa súp bột nếp
  • – 1 thìa cafe mè

Cách làm:

Bột gạo nếp trộn với 1/2 chén nước, đun cho nóng, vừa đun vừa quậy đều tới khi bột dày lên thành dạng hồ và đặc lại, đợi nguội.

Hẹ mua về lặt rửa sạch, để ráo, cắt mỗi cọng hẹ ra làm 2-3 khúc theo chiều dài.

Trộn đều bột nếp cùng các loại gia vị còn lại với 1/2 bát con nước. Sau đó cho hẹ vào trộn nhẹ nhàng cho gia vị bám vào lá hẹ. Để đó khoảng 2-4 tiếng.

Sau đó chuẩn bị lọ sạch, cho tất cả hẹ và nước ngâm vào rồi cất vào tủ lạnh. Kim chi hẹ có thể ăn ngay lúc này, nhưng nên để 2-3 ngày cho ngon hơn. Bảo quản được 2-3 tuần.

Bảo Trợ

Cách làm THỊT BA RỌI KHO TIÊU

Món THỊT KHO TIÊU đơn giản mà hấp dẫn. Chỉ cần nấu thêm một món canh thanh mát như canh bí đao, canh dưa leo, là đủ cho một bữa cơm chất lượng.

Gọi là thịt kho tiêu nhưng tiêu chỉ rắc ở giai đoạn sau cùng trước khi ăn để tránh những tác hại khi nấu tiêu quá lâu.

Nguyên liệu

  •  Thịt ba chỉ: 3 lạng
  • Dầu hào: 2 thìa cf
  • Đường: 1 thìa cf
  • Nước mắm: 1 thìa cf
  • Nước hàng: 1 thìa cf
  • Bột ngọt: 1/2 thìa cf.
  • Tỏi: 2 tép, đập dập
  • Ớt tươi, tiêu xay

Cách làm:

Thịt bạ chỉ mua về thấm khô, xát muối cho đỡ hôi rồi rửa sạch. Chần sơ qua nước sôi tầm 3 phút rồi vớt ra, rửa lại bằng nước sạch. Để ráo.  Xắt thịt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Bắc nồi kho, cho chút dầu ăn rồi trút thịt vào xào, bỏ thêm tỏi đập dập, ớt đỏ và nước hàng vào kho cùng thịt. Kho tới khi mỡ tan bớt, thịt săn vàng thì nêm tiếp nước mắm, dầu hào, đường vào trộn lên rồi kho tầm 5 phút.

Châm khoảng 300ml nước vào thịt, nấu lửa riu riu tới khi nước còn 1/3 nhớ nếm lại coi có bị mặn không – kho tiếp tới khi nào nước cạn queo (nhớ coi chừng cháy). Tắt bếp, rắc tiêu lên nữa là ăn được.

Ăn nóng với cơm.

Bảo Tố

Cách làm 5 MÓN DƯA MUỐI giòn ngon

Tiết trời nóng nực sẽ là lúc mà người ta muốn ăn những món đơn giản nhất, và món dưa muối của Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn: giòn, ngon và đầy kích thích. Sau đây là cách làm 5 món dưa muối giòn ngon thường gặp ở mọi gia đình Việt.

DƯA CẢI CHUA

2013-04-25.01.36.52-c5

Cùng xem qua cách làm dưa cải muối dưới đây để giành sẵn cho gia đình một hũ dưa chua sạch sẽ, tiện lợi nhé!

Nguyên liệu:

  • 1 ký cải xanh, ra chợ hỏi loại cải lá to để muối dưa
  • 1/2 lít nước vo gạo
  • Nước
  • Muối hột, đường
  • Hành củ, hành lá (số lượng tùy thích)

(Có thể cho thêm ớt, tỏi vào muối nếu bạn thích ăn cay và thích mùi tỏi)

Cách làm:

Cà muối

Cà muối (dưa cà) ăn với mắm tôm là món ăn độc đáo của Việt Nam. Món ăn hấp dẫn từ vẻ ngoài cho đến kết cấu, hương vị, món ăn cũng tốt cho tiêu hóa nữa. Vào những ngày hè nóng nực, chỉ cần bát cà pháo, tô canh với chén mắm tôm hoặc nước mắm pha là đủ cho một bữa ăn hoàn thiện.

Nguyên liệu:

  • Cà pháo: 1 ký (chỉ nên muối tầm 1kg  ăn hết muối tiếp không nên để lâu)
  • Tỏi đập dập, 1 mẩu riềng
  • Muối hột (không phải muối iot)

Cách làm:

 

DƯA RAU MUỐNG

mav130

Dưa rau muống (RAU MUỐNG MUỐI CHUA) là món ăn không xa lạ ở nhiều vùng quê. Món dưa rất ngon với kết cấu giòn dai đặc trưng của rau muống và sự hấp dẫn của vị chua mặn lên men.

Nguyên liệu:

  • Rau muống (chọn loại cọng to, rỗng)
  • Dấm, đường, muối, tỏi, ớt.

Cách làm:

Cách làm Dưa cà rốt ớt chuông

mav002

Món dưa xổi này có những thành phần chính khá là đặc biệt như ớt chuông, hành tây, cà rốt… Nhưng nhờ sự đa dạng đó món ăn trở nên hấp dẫn và thú vị, rất đưa cơm. Cách làm rất đơn giản.

Nguyên liệu:

  • Ớt Đà Lạt xanh: 6 trái, xắt lát nhỏ, bỏ hột
  • Cà rốt: 1 củ, gọt vỏ, xắt thành miếng dày tầm 0,5cm
  • Hành tây: 1 củ, lột vỏ, xắt khoanh
  • Tỏi: 6 củ, bóc vỏ, đập dập.
  • Giấm trắng: nửa chén
  • Nước lọc: nửa chén
  • Quế: 1 lá
  • Muối: 2 muỗng canh
  • Mật ong: 2 muỗng cf
  • Ớt bột: 2 muỗng cf

Cách làm:

 

Cách làm dưa rau cần

Món dưa cần được ưa thích trên nhiều vùng quê vì vị ngon, chua thơm và giòn rụm. Không những vậy, dưa cần còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • Rau cần: 500g, bỏ rễ, lá héo rồi rửa sạch, để ráo, thái khúc vừa ăn.
  • – Đường, muối, giấm

mav003

Cách làm:

BÉ THÚI (tổng hợp)

Cách làm LÒNG GÀ XÀO DỨA

Lòng gà xào dứa là món ăn ngon miệng và hấp dẫn. Bạn có thể tận dụng nguyên liệu từ bộ lòng gà hay mua nguyên liệu ngoài chợ. Món này rất dễ làm và lại còn nhanh nữa.

Nguyên liệu:

  • – Lòng gà: 2 bộ
  • – Dứa: 1 trái (lựa trái còn hơi xanh)
  • – Dưa leo: 2 trái
  • – Hành củ, hành lá, ớt to
  • – Dầu hào, nước mắm, hột tiêu.

Chuẩn bị

– Lòng gà bóp muối kỹ để rửa cho sạch, sau đó cho vào nồi với chút gừng đập dập, luộc chín, xắt lát nhỏ vừa ăn.

– Dưa leo bỏ ruột, dứa bỏ mắt gọt vỏ, hai thứ này xắt miếng nhỏ vừa ăn (đồng cỡ với lòng gà)

– Hành lá xắt khúc, hành củ băm nhỏ, ớt sừng bỏ hột xắt sợi.

Thực hiện:

– Làm nóng chảo dầu, cho hành củ băm vào phim thơm rồi trút lòng gà vào xào kỹ, cho thêm 1 muỗng cafe nước mắm. Lòng chín thì trút ngược ra dĩa.

– Tiếp tục cho chút dầu ăn vô chảo, làm nóng lại rồi cho dứa vào xào chín mềm, nêm thêm 1 muỗng cafe dầu hào. Dứa chín thì trút dưa chuột vô xào cùng tới khi dưa leo vừa chín.

– Trút lòng gà vào lại chảo để xào tiếp cho nóng. Nêm nếm lại gia vị vừa miệng rồi rắc hành lá xắt nhỏ vào đảo tới khi hành lá vừa ngấm thì tắt bếp.

– Cho ra dĩa, rắc tí tiêu, ăn với cơm nóng.

Bảo Tố

3 cách làm MỠ HÀNH ngon – gọn – lẹ

Mỡ hành tuy là một phụ liệu nhưng rất ảnh hưởng đến vị ngon của nhiều món ăn như CƠM TẤM, BÚN THỊT NƯỚNG, BÁNH HỎI, BẮP NƯỚNG, NGAO SÒ NƯỚNG…Cách làm mỡ hành thật đơn giản.

Chuẩn bị:

  • Hành lá
  • Mỡ heo (hoặc dầu thực vật)
  • Gia vị (muối, đường, hạt nêm, có thể thêm tóp mỡ, tỏi phi vào cho thơm)

Cách làm:

– Làm mỡ hành là cốt cho hành lá chín trong dầu ăn, mà hành lá không khô, cháy, giữ được màu xanh. Có ba cách làm mỡ hành thường thấy:

1. Hành lá thái nhỏ, cho vào chén (có thể nêm thêm ít gia vị tùy thích). Đun một ít dầu ăn trong chảo cho sôi già rồi trút dầu ăn đang sôi này vào chén hành. Hành sẽ chín và khi đó ta có món mỡ hành.

2. Hành lá thái nhỏ (có thể nêm thêm gia vị). Bắc chảo cho vào tí dầu nấu sôi rồi trút hành vào chảo xào cho tới khi nào hành chín vừa ý là được. Cách này bạn có thể kiểm soát được độ chín tới hay chín già của hành.

3. Cũng xắt nhỏ hành lá cho vào chén, nêm gia vị, rồi chế dầu mỡ vào cho ngập hành lá, sau đó cho vào lò vi sóng quay trong 1 phút cho hành chín là được.

Bé Thúi

 

 

Cách làm DƯA RAU MUỐNG

Dưa rau muống (RAU MUỐNG MUỐI CHUA) là món ăn không xa lạ ở nhiều vùng quê. Món dưa rất ngon với kết cấu giòn dai đặc trưng của rau muống và sự hấp dẫn của vị chua mặn lên men.

Nguyên liệu:

  • Rau muống (chọn loại cọng to, rỗng)
  • Dấm, đường, muối, tỏi, ớt.

Chuẩn bị:

–  Tỏi, ớt xắt lát rồi đập dập sơ.

– Rau muống bỏ hết lá và cuống lá, chỉ dùng phần cọng. Đem ngâm muối rồi rửa sạch nhiều lần cho ra hết chất bẩn.

Thực hiện:

– Đun nồi nước sôi, cho vào một ít muối & đường rồi trút rau muống vào trụng sơ qua rồi thả ngay vào thau nước nguội có sẵn vài viên đá lạnh (bước này để cho rau muống xanh giòn). Sau đó vớt rau muống ra ngoài, để ráo.

– Sắp rau muống lại ngay ngắn thành hàng rồi cắt thành từng đoạn vừa ăn (7-10cm).

– Pha nước ngâm rau muống theo tỷ lệ: 4 chén (bát con) nước lọc + 4 muỗng súp dấm + 50g đường + 1 muỗng cafe muối. Pha một lượng nước đủ để ngâm ngập rau muống là được.

– Chuẩn bị keo thủy tinh sạch, tráng qua nước sôi rồi xắp rau muống cùng với tỏi, ớt vào. Sau đó trút nước ngâm vào ngập mặt rau muống. Dùng nan tre gài lại (hoặc dùng bịch nilon nước cột túm lại đè lên) cho rau muống chìm hẳn dưới nước ngâm.

– Ngâm khoảng 1-2 ngày là ăn được.

Bé Thúi

Cách nấu CANH SƯỜN BẮP MỸ

BẮP MỸ (ngô ngọt) kết hợp với thịt sườn thì sao nhỉ? Thật ra đây là cách nấu ăn quen thuộc ở các nước xứ lạnh, và cũng rất ngon miệng đấy!

Nguyên liệu: 

  • Sườn heo: 700g
  • 2 trái bắp Mỹ (lựa quả non)
  • 2 củ cà rốt
  • Hạt nêm
  • Hành xanh thái nhỏ, vài lát gừng

Chuẩn bị:

+ Xương sườn chặt khúc vừa ăn, cho vào chần qua nước sôi cho ra hết bọt bẩn.Đổ sườn ra rửa lại bằng nước lạnh

+ Bắp Mỹ rửa sạch cắt làm 3 – 4 khúc.

+ Cà rốt cạo vỏ thái miếng

Thực hiện:

1. Cho tất cả sườn, cà rốt và bắp vào, đổ nước ngập nguyên liệu, cho vài lát gừng và mấy cọng hành vào cho thơm.

2. Bật bếp đun sôi, vớt bọt bỏ đi. Nêm 3 thìa hạt nêm, nếm cho vừa ăn. Vặn lửa nhỏ đun âm ỉ cho sườn nhừ.

3. Khi sườn chín, cà rốt mềm thì tắt bếp, rắc chút hành xanh thái nhỏ. Múc canh ra bát.

CÁCH LÀM 7 MÓN CANH NGON GIÚP GIẢI CẢM

Thời tiết giao mùa khiến nhiều người bị mắc cảm mạo, cảm cúm. Tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng cảm luôn gây nhiều khó chịu cho người mắc. Để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh cảm, có thể thêm vào thực đơn những món canh sau đây:

1. Canh khổ qua nấu tôm

Nguyên liệu: Mướp đắng bỏ ruột, cắt lát mỏng (3 trái); tôm bạc (50gr) hoặc thịt nghêu hấp (100gr); gia vị (gừng già tươi thát lát, hành hương, hai tép tỏi, nửa muỗng cà phê muối).

Cách nấu: Cho 350ml nước vào nồi, đun sôi bỏ mướp đắng + các nguyên liệu khác vào nấu trong vòng 10 phút. Ăn nóng 3 lần/ ngày, ăn liệu trong 2 ngày. Tác dụng: giúp xuất mồ hôi, thanh nhiệt, trừ khát, lợi tiểu hết viêm họng.

2. Canh trứng cà chua

Nguyên liệu: thăn heo (100gr); cà chua (1 quả); nấm đông cô (10gr); trứng (1 quả trứng); 2 muỗng canh nước tinh bột (dùng 1 muỗng canh nước hòa tan với 1 muỗng canh bột năng), ¼ muỗng cà phê dầu mè; gia vị (hành, mùi tàu, thì là. ¼ muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê đường, 1/8 muỗng xà phê tiêu xay)

Cách nấu: Thịt thái miếng mỏng, ướp với muối, dầu mè và 1 thìa cà phê nước tinh bột khoảng 15 phút. Xào nấm và cà chua, nêm nếm gia vị, thêm nước tùy lượng và đun sôi rồi cho thịt vào nấu cùng. Khi nước sôi lại, cho phần nước tinh bột vào. Nước sánh thì rót trứng đã đánh vào, dùng đũa khuấy nhẹ và thêm ít dầu mè, rắc tiêu lên rồi tắt bếp.

3. Canh gừng

Nguyên liệu: Gừng tươi giã nhỏ hoặc thái chỉ (10 – 20gr); nấm hương hoặc nấm rơm, nấm mỡ (10gr); gia vị (hành, muối…).

Cách nấu: Đun nước sôi, cho nấm + gừng nấu chừng 5 – 10 phút. Nhấc xuống nêm nếm gia vị. Ăn khi canh còn nóng, có thể mỗi bữa ăn một bát nhỏ khai vị. Dùng cho người bị cảm hàn với các triệu chứng như gai rét, sợ lạnh, chân tay lạnh, ho khan, ho có đờm trong, nhức đầu, đau mình mẩy, chảy nước mũi, ngạt mũi…

Lưu ý: Món ăn, bài thuốc này có tác dụng giải cảm hàn, chỉ khái (giảm ho), nâng cao miễn dịch…

4. Canh bầu

Nguyên liệu: Bầu (nửa trái); ngải cứu (50gr); tép bạc bỏ đầu đuôi (50gr) hoặc cá lóc (100gr); gia vịhành tím, đập giập; tiêu hạt đen.

Cách nấu: Bầu để vỏ, thái khoanh 3cm nướng vàng 2 mặt trên than hồng. Cho nước vào nồi, nấu sôi rồi cho tất cả nguyên liệu vào nấu chừng 10 phút, nhấc xuống nêm nếm gia vị. Ăn khi còn nóng 3 lần/ ngày, ăn liền 3 – 4 ngày. Tác dụng: món canh này giúp cơ thể hết nóng, giải độc, giải cảm….

5. Canh bí

Nguyên liệu: bí rợ vàng (150gr); nghêu thịt hoặc sò, chem chép (200gr). Có thể dùng thịt gà ác càng tốt. 5gr gừng già thái lát; gia vị (bột nêm, hành củ…).

Cách nấu: Bí rợ vàng gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, thái miếng 3cm. Nấu trong 350ml cho sôi sau đó cho nguyên liệu vào. Ăn 2 lần trong ngày. Trị khó tiêu đầy hơi, khó thở, giúp xoa dịu thần kinh não, hết nhức đầu, dễ ngủ…

6. Canh mướp

Nguyên liệu: lá dâu tằm (150gr); lá sen non (5 lá); mướp hương (150gr); chùm bao non (10gr); gừng thái lát (5gr); gia vị

Cách nấu: Mướp hương để cả vỏ, nướng vàng. Nấu nước sôi, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nấu chừng 15 – 20 phút. Ăn 3 lần/ ngày. Tác dụng: chống thiếu máu, lọc máu, cổ họng ngứa gây khạc nhổ, tắt giọng…

7. Canh sườn non củ cải

Nguyên liệu: sườn heo non (300gr); củ cải trắng (1 củ); táo tàu (100gr); gia vị (hành, gừng…)

Cách nấu: Sườn heo chặt khúc nhỏ, rửa sạch. Đun nước sôi, cho sườn vào nấu chừng 20 phút và liên tục vớt bọt để nước trong và thơm hơn. Sau đó cho gừng, hành, táo tàu vào đun tiếp chừng nửa tiếng, tiếp tục cho củ cải trắng vào nấu thêm 20 phút nữa. Nhấc xuống, nêm nếm gia vị, ăn nóng. Tác dụng phòng và chữa viêm đường hô hấp.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Cách làm GỎI RAU MUỐNG THỊT BÒ

Rau muống với kết cấu giòn giòn kết hợp với thịt bò dai dai và nước sốt chua ngọt sẽ chinh phục khẩu vị của tất cả mọi người.

Nguyên liệu:

  • Rau muống: 1 bó
  • Hành tây: 1 củ
  • 250g thịt bò xắt lát mỏng
  • Nước mắm ngon, giấm, chanh đường, tỏi băm, ớt băm
  • Rau thơm, đậu phộng rang giã sơ.

Cách Làm:

1. Rau muống bỏ phần lá xanh và khúc rau muống già cứng, chẻ nhỏ sau đó ngâm rửa qua nước muối cho sạch.

2. Hành tây xắt lát mỏng ngâm qua nước giấm đường cho bớt mùi hăng.

3. Thịt bò ướp với 1 muỗng cafe tỏi băm, 1/2 muỗng cafe tiêu, 1 muỗng cafe nước mắm.

4. Pha nước trộn gỏi theo tỉ lệ 1 muỗng canh nước chanh thì pha với 1 muỗng canh đường + 1 muỗng canh nước mắm + 1 muỗng cafe dấm. Cho thêm tỏi ớt băm vào quậy lên rồi nếm thấy mặn ngọt chua vừa phải là được. Nước mắm nhớ cho từ từ vào sau cùng để dễ kiểm soát vị mặn.

5. Bắc chảo lên bếp cho chút dầu ăn rồi cho thịt bò vào xào vừa chín tới (đừng xào kỹ kẻo dai), thì trút thịt bò ra ngoài.

6. Rau muống chẻ và hành tây sau khi ngâm nước thì vớt ra để ráo. Cuối cùng trộn rau muống, hành tây, rau thơm các thứ với 1 phần nước gỏi, nếm lại lần nữa coi vừa miệng không. Sau đó trút ra dĩa, xếp thịt bò lên trên rồi rưới phần nước mắm trộn gỏi còn lại vào. Cuối cùng rắc đậu phộng rang sơ lên.

7. Trộn đều trước khi ăn.

Bé Thúi

Cách làm CANH ĐẦU CÁ HỒI NẤU CẢI CHUA

Thịt cá hồi hấp dẫn nhiều người bởi vị ngọt và béo ngon. Trong đó, cá hồi nấu canh chua có vẻ là được nhiều người ưa chuộng hơn cả khi vị chua đã giúp thịt cá béo bớt ngán. 

Nguyên liệu:

  • Cá hồi tùy lượng ăn (thịt đầu thì béo hơn thân)
  • Dưa chua: 3 lạng. Xem CÁCH LÀM DƯA CHUA 
  • Cà chua: 2 trái chín
  • Hành lá, hành củ, muối, tiêu, đường, nước mắm.

Cách làm:

1. Hành củ băm nhuyễn, hành lá xắt cọng vừa, cà chua bổ múi cau, ớt thái nhỏ

2. Cải chua rửa qua nước cho bớt chua rồi xắt khúc nhỏ vừa ăn.

3. Cá hồi rửa sạch, xắt nhỏ, nếu dùng đầu thì chặt dọc theo đầu cá thành 4-5 miếng vừa ăn. Ướp với 1 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe tiêu, 1 muỗng cafe hành tím băm trong 20 phút.

4. Bắc nồi cho chút dầu phi thơm hành tím, sau đó cho đầu cá đã ướp vào xào thơm. Tiếp theo trút 2 lít nước vào nồi, đun sôi, nêm chút muối.

5. Trút cải chua vào nấu cho tới khi ngấm, nếm lại rồi cho đường vào tùy độ chua. Trút tiếp cà chua vào nấu cho chín cà chua. Nêm nếm lại lần nữa kẻo chua quá. Nếm sao thấy hơi hơi lạt nhưng vẫn đủ vị chua ngọt.

6. Tắt bếp, nêm vào nồi 1-2 muỗng canh nước mắm và ớt cho vừa đủ chua cay mặn ngọt. Ăn nóng với cơm.

Bảo Tố